Hà Văn Hội Năm bảo vệ: 2010 Abstract: Phân tích và làm sáng tỏ vấn đề lý luận về phát triển ngành viễn thông trong điều kiện Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế.. Đề xuất các kiến nghị
Trang 1Phát triển ngành viễn thông Việt Nam trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Nguyễn Thị Thu Trang
Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ngành: Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 07 Người hướng dẫn: PGS.TS Hà Văn Hội
Năm bảo vệ: 2010
Abstract: Phân tích và làm sáng tỏ vấn đề lý luận về phát triển ngành viễn thông trong
điều kiện Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế Đánh giá hiện trạng phát triển của ngành Viễn thông Việt Nam, rút ra những đánh giá đối với với sự phát triển của ngành Viễn thông Việt Nam trong thời gian qua Đề xuất các kiến nghị biện pháp nhằm góp phần phát triển ngành Viễn thông Việt Nam trong điều kiện Việt Nam hội nhập kinh tế quốc
tế
Keywords: Hội nhập kinh tế quốc tế; Viễn thông; Việt Nam
Content
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để phát triển nhưng cũng ẩn chứa rất nhiều thách thức đối với mọi nền kinh tế, đặc biệt là ở những quốc gia đang phát triển Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO) sẽ đem lại cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa cho các doanh nghiệp trong nước Tuy nhiên, khi mở cửa thị trường theo các cam kết gia nhập WTO thì những ngành sản xuất, dịch vụ trong nước sẽ phải đối mặt với một áp lực cạnh tranh rất lớn Sau 20 năm đổi mới toàn diện, bên cạnh những thành tựu quan trọng của đất nước trên mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin Việt Nam đã có bước tiến vượt bậc, tăng nhanh năng lực, không ngừng được hiện đại hóa, rút ngắn khoảng cách phát triển hàng thập kỷ so với các nước trong khu vực và trên thế giới, tạo điều kiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, đảm bảo an ninh, quốc phòng và phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Viễn thông là một trong những ngành dịch vụ lớn nhất và phát triển nhanh nhất, đóng vai trò vừa là một dịch vụ liên lạc, vừa là một phương tiện nền tảng để chuyển tải nhiều loại hình dịch vụ khác Đây là ngành đặc biệt quan trọng đối với mọi
Trang 2nhà xuất khẩu dịch vụ liên quan đến dịch vụ này trong quá trình sản xuất và cung cấp các loại hình dịch vụ của họ
Trong thời gian qua, ngành viễn thông đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, mạng lưới viễn thông đã được mở rộng trong cả nước, mức độ tăng trưởng thuê bao đạt tốc độ cao,
cơ chế pháp lý ngày một hoàn thiện theo hướng mở cửa thị trường Bên cạnh đó, còn một số điểm ngành viễn thông cần phải cố gắng hoàn thiện hơn như: Tạo môi trường cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ viễn thông, đa dạng hóa dịch vụ giá trị gia tăng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực và đầu tư nghiên cứu phát triển công nghệ Để khắc phục những hạn chế đang tồn tại nhất là trong giai đoạn Việt Nam vừa gia nhập WTO về lĩnh vực viễn thông, ngành viễn thông Việt Nam cần có những biện phát phát triển mới Sự thành công của việc phát triển ngành viễn thông Việt Nam là rất quan trọng Đây có thể được xem là một trong những nền tảng đầu tiên để thực hiện hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh
tế bền vững ở Việt Nam Đặc biệt, khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO, với những cam kết mở cửa thị trường, dịch vụ viễn thông sẽ phải đối mặt với những cạnh tranh gay gắt với các nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu trên thế giới Đó là những thách thức lớn lao
mà các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông của Việt Nam phải tìm cách vượt qua
Trong bối cảnh đó, nghiên cứu vấn đề Phát triển ngành viễn thông Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sẽ có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn
2 Tình hình nghiên cứu
Cùng với xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập, nhiều quốc gia đã tiến hành cải tổ và chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế Đi liền với tiến trình chuyển đổi và hội nhập quốc tế, các quốc gia đều hoạch định chiến lược phát triển cho các ngành kinh tế trong nước, đặc biệt
là các ngành kinh tế mũi nhọn Ngành Bưu chính Viễn thông, (đặc biệt là ngành Viễn thông) của một số nước ở Trung và Đông Âu như Pháp, CHLB Đức, các nước ở châu Á như: Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam cũng được chú trọng đầu tư phát triển thành một trong các ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước Chính vì vậy, cải cách và phát triển ngành viễn thông đã được các nhà hoạch định chính sách và giới nghiên cứu chính sách quan tâm
1) Cuốn sách đầu tiên viết về quá trình cải cách ngành bưu điện là của GS.TS ILIJA
STOANOVIC – Bungari với tiêu đề “cải tổ cơ cấu ngành bưu điện ở Trung và Đông Âu” đã đề
cập những vấn đề quản lý mang tính chiến lược của công cuộc cải cách ngành bưu điện của các nước Trung và Đông Âu Tuy nhiên, cuốn sách này chỉ mới dừng lại ở mức là mô tả sự cần thiết phải chuyển đổi cơ cấu ngành Bưu điện (bao gồm cả Bưu chính và Viễn thông) chứ chưa đưa ra được chính sách và mô hình phát triển cho riêng lĩnh vực Viễn thông
Trang 3dịch, nhà xuất bản bưu điện ấn hành 9.2001 chủ yếu đề cập đến một số xu hướng mở cửa thị trường viễn thông cho cạnh tranh, xu hướng mở rộng quyền sở hữu, cấp phép viễn thông và các vấn đề về truy cập công ích, kết nối, định giá dịch vụ Tuy nhiên nội dung cuốn sách này chủ yếu chỉ đề cập đến những nội dung trên mang tính xu hướng trên cơ sở mô tả các nội dung cải tổ trong lĩnh vực viễn thông ở một số nước mà không đi sâu vào phân tích, đánh giá cụ thể những nội dung phát triển viễn thông ở một số quốc gia cụ thể, nên chưa xây dựng được mô hình phát triển Viễn thông
3) Cuốn sách một số kinh nghiệm phát triển bưu điện Trung Quốc, do KS Lê Đức Niệm và
KS Chu Doanh biên dịch, Nxb Bưu điện ấn hành 1998, đã đưa ra những bài học kinh nghiệm và chiến lược cụ thể mang tính thực tiễn của con đường phát triển sự nghiệp thông tin bưu điện xã hội chủ nghĩa Song, nó hoàn toàn mang màu sắc của đất nước Trung Quốc nên đối với nước ta cần phải nghiên cứu và chọn lọc các kinh nghiệm kỹ
4) Cuốn sách Kinh tế Bưu điện trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường do TS
Nguyễn Xuân Vinh - Viện Kinh tế Bưu điện chủ biên, Nhà xuất bản Bưu điện ấn hành năm 2000 Cuốn sách này đã trình bày những quan niệm về quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường nói chung và của Việt nam nói riêng, đồng thời, nhấn mạnh đến những vấn đề cần giải quyết đối với ngành BCVT trong bối cảnh Việt nam thực hiện chuyển đổi và hội nhập kinh tế quốc tế Tuy nhiên, nội dung cuốn sách chưa đề cập đến việc xây dựng một chiến lược tổng thể cho việc phát triển ngành BCVT nói chung và ngành viễn thông nói riêng Đồng thời, do xuất bản từ năm 2000, nên chưa cập nhật được những thông tin liên quan đến quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam
5) Cuốn sách: Cạnh tranh trong viễn thông do KS Mai Thế Nhượng và nhóm tác giả của
Viện Kinh tế Bưu điện biên dịch - Nhà xuất bản Bưu điện ấn hành năm 2001 Cuốn sách chỉ đề cập đến một phần nhỏ về xu hướng phát triển ngành viễn thông thế giới, còn phần lớn nội dung đi vào phân tích cạnh tranh trong viễn thông
6) Cuốn sách: Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT): Vai trò trong chiến lược phát
triển quốc gia và kinh nghiệm của một số nước Viện Chiến lược Bưu chính, Viễn thông và
Công nghệ thông tin giới thiệu, chủ yếu trình bày việc tạo động lực phát triển từ ICT, bao gồm: cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, chính sách, doanh nghiệp, ứng dụng, hiệp ước của chiến lược và chương trình hành động, chưa đi vào lĩnh vực cụ thể là Viễn thông
7) Bên cạnh đó có một số bài viết trên các tạp chí của ngành BCVT như: Khuyến khích phát
triển điện thoại cố định- thu hẹp khoảng cách số giữa thành thị và nông thôn- đăng trên Tạp chí:
thông tin KHKT&Kinh tế Bưu điện số tháng 4,5/2007; Bài “Thị trường viễn thông Việt Nam sau
một năm gia nhập WTO” của TS Phan Thảo Nguyên, đăng trên Tạp chí Bưu chính viễn thông
số tháng 3/2008…
Trang 4Nhìn chung, ở Việt Nam hiện nay, chưa có một công trình nghiên cứu mang tính hệ thống nào đưa ra được các lý thuyết và mô hình về phát triển ngành bưu chính viễn thông trong bối cảnh Việt Nam thực hiện chuyển đổi và hội nhập kinh tế quốc tế
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Hiện trạng và xu hướng phát triển ngành viễn thông Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Về thời gian: Luận văn tập trung phân tích hiện trạng phát triển của ngành viễn thông
Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1996 đến nay vì đây là năm đánh dấu sự thống nhất trong quan điểm về thực hiện chuyển đổi cơ chế kinh tế và hội nhập của Việt Nam
Về nội dung: Hiện nay Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý hoạt động ba ngành Bưu
chính, Viễn thông và CNTT Đây là những lĩnh vực có liên quan rất mật thíet với nhau Tuy nhiên Luận văn không nghiên cứu cả ba lĩnh vực nói trên mà chỉ tập trung nghiên cứu về chính sách phát triển cho ngành Viễn thông
4 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích hiện trạng phát triển ngành Viễn thông Việt Nam trong thời gian qua, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm phát triển ngành Viễn thông Việt Nam, trong điều kiện Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO
5 Phương pháp nghiên cứu
Trước hết luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng để phân tích sự hình thành
và phát triển của ngành viễn thông Việt Nam
Bên cạnh đó, phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn giải quy nạp được sử dụng nhằm nêu rõ quá trình phát triển của ngành viễn thông Việt Nam nhất là trong giai đoạn hội nhập Các phương pháp so sánh cũng được luận văn sử dụng để làm nổi bật tính đặc thù của ngành viễn thông tại Việt Nam Đồng thời, phương pháp thống kê được sử dụng như là một công cụ phân tích số liệu để minh chứng cho các vấn đề nghiên cứu
6 Những đóng góp mới của luận văn
- Phân tích và làm sáng tỏ vấn đề lý luận về phát triển ngành viễn thông trong điều kiện Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế
- Đánh giá hiện trạng phát triển của ngành Viễn thông Việt Nam, rút ra những đánh giá đối với với sự phát triển của ngành Viễn thông Việt Nam trong thời gian qua
Trang 5- Đề xuất các kiến nghị biện pháp nhằm góp phần phát triển ngành Viễn thông Việt Nam trong điều kiện Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế
7 Kết cấu nội dung của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được chia làm 3 chương
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về phát triển ngành viễn thông trong điều kiện Việt Nam gia nhập kinh tế quốc tế
Chương 2: Phát triển ngành viễn thông Việt Nam giai đoạn 1996 đến nay
Chương 3 Các giải pháp nhằm phát triển ngành viễn thông Việt Nam
References
1 Vũ Đức Đam (1996), Phát triển viễn thông trong nền kinh tế hiện đại, NXB Khoa học
xã hội, Hà Nội
2 Nguyễn Duy Gia (2000), Chiến lược phát triển kinh tế xã hội, Đề tài nghiên cứu khoa
học, Trường Đại học Kinh tế TP HCM
3 Hệ thống các văn bản pháp luật về Bưu chính Viễn thông, Nhà xuất bản Lao động
4 Hà Văn Hội (2003), “Các nguyên tắc cơ bản của Hiệp định thương mại Việt Mỹ áp
dụng trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông”, Tạp chí BCVT & Hội tin học TP.HCM,
Báo cáo toàn cảnh công nghệ thông tin Việt Nam CNTT 2003
5 David W.Pearce (1999), Từ điển kinh tế học hiện đại, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà
Nội
6 Michael E.Porter (1996), Pháp lệnh Bưu chính viễn thông, Hà Nội
7 Tạp chí Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin (2008)
8 Thời báo kinh tế Việt Nam
9 Thủ tướng chính phủ (2005), Quyết định số 58/2005 QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án
thí điểm hình thành Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Hà Nội
10 Thủ tướng chính phủ (2006), Quyết định số 60/2006 QĐ-TTg ngày 09/01/2006 về
việc thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam, Hà Nội
11 Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam, Các số liệu thống kê, website:
www.vnpt.com, Hà Nội
12 Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam (2005), Viễn thông Internet Việt Nam:
đến 2010, phục vụ hiệu quả trong nước, mở rộng ra thị trường thế giới, website:
www.vnpt.com.vn, Hà Nội
13 Tổng cục thống kê, Dân số và mật độ dân số năm 2007, website: www.gso.gov.vn,
Hà Nội
Trang 614 Trường đại học Kinh tế quốc dân, Kinh tế phát triển, NXB Thống kê, Hà Nội
15 Viện chiến lược phát triển – Bộ Kế hoạch đầu tư (2002), Một số vấn đề lý luận,
phương pháp luận xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế Việt Nam,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
16 Viện Chiến lược BCVT&CNTT – Bộ Bưu chính Viễn thông (2005), Dự thảo chiến
lược phát triển ngành viễn thông Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020,
Hà Nội
17 Ngô Doãn Vịnh (2003), Nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội
ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội
Các websites
18 http://www.mobifone.com.vn/news
19 http://www.tin247.com
20 http://www.vietbao.vn
21 http://www.viettel.com.vn/news
22 http://www.vinaphone.com.vn/news
23 http://www.vnpt.com.vn
24 http://www.vtf.vn
25 http://www.zing.vn/news