1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhập siêu của việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

5 211 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 265,16 KB

Nội dung

Nhập siêu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Nguyễn Thị Lê Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01 Người hướng dẫn: PGS.TS Phạm Thị Thanh Bình Năm bảo vệ: 2011 Abstract: Làm rõ khái niệm nhập siêu, hội nhập kinh tế quốc tế và tác động của hội nhập kinh tế đến cân bằng cán cân thương mại ở Việt Nam. Trình bày kinh nghiệm kiềm nhập siêu của một số quốc gia. Phân tích thực trạng nhập siêu của Việt Nam từ thập kỷ 90 đến nay. Phân tích nguyên nhân của tình trạng nhập siêu và một số chính sách liên quan đến kiềm chế nhập siêu ở Việt Nam. Đưa ra một số giải pháp kiềm chế nhập siêu của Việt Nam trong thời gian tới. Keywords: Nhập siêu; Cán cân thương mại; Việt Nam; Kinh tế quốc tế Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhập siêu là một trong những lĩnh vực kinh tế được quan tâm hàng đầu của Chính Phủ Việt Nam. Trong những năm gần đây, cân bằng cán cân thương mại của Việt Nam mặc dù đã có nhiều cải thiện đáng kể song nhập siêu vẫn ở mức cao và đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt từ sau cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ năm 2007. Từ khi Việt Nam gia nhập WTO tháng 11 năm 2006 thì việc kiềm chế nhập siêu trở thành một thách thức rất lớn. Để hạn chế lạm phát, kiềm chế nhập siêu, giữ vững tính ổn định của thị trường và tăng trưởng bền vững của nền kinh tế vĩ mô đòi hỏi Chính phủ phải đổi mới cách thức quản lý, thay đổi cơ chế chính sách phù hợp quy định chung của WTO nhằm bình ổn giá, kích thích sản xuất trong nước phát triển, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Với mong muốn nghiên cứu nhằm làm rõ vấn đề nhập siêu, thực trạng và nguyên nhân nhập siêu và trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp kiềm chế tình trạng nhập siêu ở Việt Nam, tác giả lựa chọn đề tài “Nhập siêu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Tình hình nghiên cứu 2 Ở trong nước: Những năm gần đây, đặc biệt từ khi Việt Nam tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề nhập siêu được rất nhiều các chuyên gia kinh tế ở các viện nghiên cứu quan tâm. Đã có một số bài viết, bài báo cáo, tham luận được đăng trên báo Thời báo Kinh tế Việt Nam (Viet Nam Economic Times), các tạp chí của Viện kinh tế và chính trị Thế giới, Viện Kinh tế Việt Nam như : Tiến sỹ Nguyễn Trần Quế (Viện Kinh tế và Chính trị thế giới) với bài viết: “Kiểm soát chặt nhập siêu để kiềm chế nhập siêu ở Việt Nam”; PGS.TS Nguyễn Văn Công, “Chính sách tỷ giá hối đoái và tiến trình hội nhập kinh tế của Việt Nam”, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2004; PGS, TS Nguyễn Văn Lịch với công trình “Cán cân thương mại trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam ”, nhà xuất bản Lao động Hà Nội, năm 2004. Trong các công trình, bài viết, báo cáo của mình, các chuyên gia kinh tế đã đề cập và phân tích rõ được thực trạng và nguyên nhân của tình trạng nhập siêu ở Việt Nam, đó là do giá và lượng của một số mặt hàng nguyên nhiên liệu nhập khẩu tăng, do tốc độ tăng xuất khẩu thấp hơn tốc độ tăng nhập khẩu, do ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế quan, Những phân tích của các chuyên gia kinh tế rất sâu sát với thực tiễn, phản ánh được tình hình và thực trạng về nhập siêu của Việt Nam. Tuy nhiên, từ sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO (11/2006), tình trạng nhập siêu của Việt Nam càng trở nên trầm trọng. Đáng chú ý, trong năm 2007 Việt Nam nhập siêu tới 12,4 tỷ USD, năm 2008 là 18 tỷ USD và 10 tháng đầu năm 2009 đã nhập siêu 8,9 tỷ USD. Ở nước ngoài : Hầu như chưa có chuyên gia nước ngoài nào đi sâu nghiên cứu vấn đề nhập siêu của Việt Nam, ngoại trừ một số giáo sư người Úc, Philippines đã từng có công trình viết về kinh tế Việt Nam như Prof. Melanie Beresford (Wollongong University, Úc); Giáo sư Bruce McFarlane (Newcastle University, Úc); Giáo sư Rene.E.Ofreneo (School of Labour Industrial Relations SOLAIR, Philippines). Khi nghiên cứu kinh tế Việt Nam, các giáo sư chỉ đề cập đến thực trạng nhập siêu của Việt Nam, chứ không đi sâu phân tích nguyên nhân cũng như đề cập đến vấn đề nhập siêu một cách tổng thể, bao quát. Hơn nữa, các thông tin ít được cập nhật mới. Vì vậy, “Nhập siêu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” cần được nghiên cứu, xem xét một cách toàn diện và hệ thống lôgic hơn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu a. Mục đích nghiên cứu: - Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về nhập siêu và hội nhập kinh tế quốc tế. 3 - Phân tích thực trạng nhập siêu của Việt Nam trong thời gian qua, nguyên nhân nhập siêu nhằm đưa ra các giải pháp kiềm chế nhập siêu cho phù hợp với tình hình mới của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. b. Nhiệm vụ nghiên cứu : Để làm rõ mục tiêu nghiên cứu, đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau: - Làm rõ khái niệm nhập siêu, hội nhập kinh tế quốc tế và tác động của hội nhập kinh tế đến cân bằng cán cân thương mại ở Việt Nam. - Kinh nghiệm kiềm nhập siêu của một số quốc gia. - Phân tích thực trạng nhập siêu của Việt Nam từ thập kỷ 90 đến nay. - Phân tích nguyên nhân của tình trạng nhập siêu và một số chính sách liên quan đến kiềm chế nhập siêu ở Việt Nam. - Đưa ra một số giải pháp kiềm chế nhập siêu trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng của đề tài là nghiên cứu thực trạng nhập siêu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, phân tích những nguyên nhân gây ra tình trạng nhập siêu, từ đó đề xuất ra những giải pháp nhằm kiềm chế tình trạng nhập siêu trong thời gian tới. - Phạm vi nghiên cứu, đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng nhập siêu của Việt Nam từ thập kỷ 90 đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: - Phương pháp duy vật biện chứng (DVBC) và duy vật lịch sử (DVLS) của chủ nghĩa Mác - Lê Nin trên cơ sở vận dụng những quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế được đề ra tại Đại hội Đảng lần thứ VIII, thứ IX và thứ X. - Sưu tầm tài liệu, khảo sát thực tiễn, thống kê, phương pháp mô tả - khái quát, phương pháp diễn giải quy nạp, phương pháp phân tích tổng hợp và phương pháp đối chiếu so sánh. 6. Những đóng góp mới của luận văn Góp phần phân tích thực trạng nhập siêu của Việt Nam, chỉ rõ những thành tựu và hạn chế của xuất nhập khẩu ở Việt Nam, nguyên nhân nhập siêu, trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số giải pháp kiềm chế nhập siêu. Ngoài ra, luận văn đề xuất một số kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước nhằm góp phần kiềm chế nhập siêu. 7. Bố cục của luận văn 4 Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Luận văn gồm 3 Chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của nhập siêu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Chương 2: Cán cân thương mại, nguyên nhân nhập siêu và chính sách liên quan đến nhập siêu của Việt Nam Chương 3: Một số giải pháp kiềm chế nhập siêu của Việt Nam References 1. Phạm Minh Anh (2001), “Định hướng điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Tài chính Ngân hàng, (số 5/2001). 2. Đỗ Đức Bình, “Những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong đầu tư nước ngoài: kinh nghiệm ở Trung Quốc và thực tiễn Việt Nam”, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 3. Báo cáo thường niên qua các năm của Ngân hàng Nhà nước từ 1989 đến 2009. 4. Bộ kế hoạch đầu tư - NCEIF (2007), “Bản tin kinh tế - xã hội (NCEIF)”, năm 2004, 2005, 2006, 2007. 5. Bộ kế hoạch đầu tư (2005), “Chuyên đề phân tích khả năng đạt tăng trưởng cao của nền kinh tế Việt Nam”, tháng 9 năm 2005. 6. Bộ kế hoạch đầu tư (2006), “Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010”, Hà Nội. 7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007), Chuyên đề Đánh giá khả năng thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế năm 2007 trong quý II và dự báo thực hiện nhiệm vụ quý 3/2007, Hà Nội. 8. Bộ Thương Mại (2001), “Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2001- 2010”, Hà Nội. 9. Bộ Thương Mại (2006), Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006-2010, Hà Nội. 10. Bộ Thương Mại (2005), Tài liệu Định hướng xây dựng chiến lược xuất khẩu quốc gia của Việt Nam, Hà Nội, tháng 9/2005. 11. Nguyễn Văn Công (2004), “Chính sách tỷ giá hối đoái và tiến trình hội nhập kinh tế của Việt Nam”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 12. Đỗ Văn Huân (2009), “Nhập siêu không thể coi thường”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, (số 16/2009). 13. Nguyễn Văn Lịch (2006), “Cán cân thương mại trong sự nghiệp Công nghiệp hoá , hiện đại hoá ở Việt Nam”, Nxb Lao động Hà Nội. 14. Lê Quốc Lý (2005), “Lạm phát- hành trình và giải pháp chống lạm phát ở Việt Nam”, Nxb Tài chính, Hà Nội. 15. Nguyễn Công Nghiệp & Lê Hải Mơ (1996), “Tỷ giá hối đoái- Phương pháp tiếp cận và nghệ thuật điều chỉnh”, Nxb Tài chính, Hà Nội. 5 16. Niên giám thống kê năm từ năm 1999 đến năm 2010. 17. “Luật thương mại Việt Nam năm 2005”, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2005. 18. Phạm Chí Quang (2004), “Vai trò của tỷ giá trong quá trình điều chỉnh cán cân thanh toán của Việt Nam”, Hội thảo cơ chế quản lý ngoại hối phù hợp tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. 19. Nguyễn Thị Quy (2007), “Phân tích ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá ngoại tệ (đồng USD, EUR) đối với xuất khẩu của Việt Nam”, Bài tham gia hội thảo “Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế Quốc tế” tại Viện kinh tế và chính trị thế giới, Tháng 11 năm 2007. 20. Võ Thanh Thu (2010), “Quan hệ kinh tế quốc tế”, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội. 21. Nguyễn Hữu Tuấn (2010), “Làm thế nào để kiểm soát nhập siêu”, Tạp chí Tài chính, (số tháng 7/2010). 22. Nhật Trung (2008), “Khả năng chịu đựng thâm hụt cán cân tương lai của Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, (số 14/2008). 23. “Tình hình xuất nhập khẩu, cán cân thương mại, 1991-2004”, Thời báo kinh tế Việt Nam, năm 2005. CÁC WEBSITES: 24. www.wto.org 25. www.economy.com.vn 26. www.vnexpress.net 27. www.vnn.vn . Làm rõ khái niệm nhập siêu, hội nhập kinh tế quốc tế và tác động của hội nhập kinh tế đến cân bằng cán cân thương mại ở Việt Nam. Trình bày kinh nghiệm kiềm nhập siêu của một số quốc gia. Phân. kinh tế quốc tế và tác động của hội nhập kinh tế đến cân bằng cán cân thương mại ở Việt Nam. - Kinh nghiệm kiềm nhập siêu của một số quốc gia. - Phân tích thực trạng nhập siêu của Việt Nam. luận và thực tiễn của nhập siêu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Chương 2: Cán cân thương mại, nguyên nhân nhập siêu và chính sách liên quan đến nhập siêu của Việt Nam Chương 3: Một

Ngày đăng: 24/08/2015, 20:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w