1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hỗ trợ sinh kế cho hộ gia đình bị thu hồi đất ở tỉnh ninh bình

10 461 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 289,27 KB

Nội dung

Hỗ trợ sinh kế cho hộ gia đình bị thu hồi đất ở tỉnh Ninh Bình Đỗ Hải Vinh Trường Đại học Kinh tế. Luận văn ThS. Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Xuân Dũng Năm bảo vệ: 2014 Abstract. Luận văn được viết dưới góc độ là người trong lĩnh vực quản lý nhà nước tại Ninh Bình, mục tiêu quản lý nguồn lực công, đầu tư sao đạt hiệu quả cao nhất cho lợi ích người dân. Thế nhưng, thực tế lại cho thấy, các chính sách của tỉnh chưa thực sự hiệu quả đối với sinh kế hộ gia đình sau thu hồi đất, người dân chưa thực sự được hưởng lợi nhiều từ việc xây dựng khu công nghiệp. Điều này phần nào được lý giải bởi sự quản lý nhà nước còn lúng túng, thực hiện công tác hỗ trợ, định hướng chuyển đổi nghê nghiệp và tạo cơ hội cho người lao động sau thu hồi đất chưa thực sự đẩm bảo và hiệu quả. Nhận thức tầm quan trọng của việc giải quyết sinh kế hộ gia đình sau thu hồi đất, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Ninh Bình cần nâng cao hơn nữa tầm quan trọng của mình. Chú trọng tuyên truyền đi đôi với xây dựng đồng bộ hạ tầng, tạo điều kiện về chuyển đổi nghề, định hướng nghề , đáp ứng yêu cầu cấp bách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh để tồn tại và phát triển, tận dụng mọi tiềm năng sẵn có để sinh kế hộ gia đình sau thu hồi đất tại Ninh Bình được đảm bảo. Để đạt được điều này, cần phải có sự nỗ lực rất lớn của hệ thống chính trị, và chính từ những người dân quê hương Ninh Bình. Đã có nhiều nghiên cứu, đánh giá của các chuyên gia, nghiên cứu khoa học về lĩnh vực phát triển, lao động, việc làm, sinh kế trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, tôi chỉ mong muốn đóng góp một phần nhỏ công sức của mình để giải quyết sinh kế hộ gia đình sau thu hồi đất ở tầm vĩ mô, tạo ra cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân trên chính mảnh đất quê hương mình. Keywords. Kinh tế chính trị; Hỗ trợ sinh kế; Đất đai Content. 1. Tính cấp thiết của đề tài Quá trình CNH - HĐH và đô thị hoá diễn ra như một quy luật tất yếu khách quan, đặc biệt dưới tác động của xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra hiện nay. Quá trình phát triển KCN đã mang lại nhiều kết quả tốt, giúp nhiều địa phương có điều kiện phát triển công nghiệp, dịch vụ. Tuy nhiên cùng với đó là việc thu hồi đất sản xuất đã có tác động đến đời sống của hàng ngàn hộ gia đình. Các hộ bị thu hồi đất phần lớn là những hộ sản xuất nông nghiệp. Tỉnh Ninh Bình nằm trong khu vực ảnh hưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, có vị trí địa lý và giao thông thuận tiện, có nhiều tiềm năng về du lịch và cách Hà Nội không xa, cho nên có nhiều lợi thế, cơ hội để phát triển. Trong quá trình tiến hành CNH – HĐH, việc hình thành các KCN, các khu đô thị, đường giao thông là một tất yếu khách quan và để có tiền đề về vị trí, đất đai xây dựng các KCN, khu đô thị, đường giao thông này Chính quyền địa phương đã thực hiện thu hồi khá nhiều diện tích đất, đặc biệt là đất nông nghiệp. Sau khi bị thu hồi đất, có nhiều hộ đã được tạo điều kiện chuyển đổi sang các ngành nghề khác, nhưng cũng có rất nhiều hộ phải đối mặt với mất việc làm. Hàng năm có khoảng 6 – 8 nghìn ha đất nông nghiệp được chuyển sang mục đích phi nông nghiệp, tương ứng với khoảng 1.5 lao động/hộ bị mất việc làm.Việc thu hồi đất không chỉ làm các hộ nông dân mất đi tài sản sinh kế đặc biệt quan trọng là đất đai mà còn làm mất đi địa vị, các cơ hội, nguồn thực phẩm, thu nhập của hộ gia đình và cộng đồng, gây ra sự xáo trộn xã hội. Với trình độ dân trí có hạn, quen lao động chân tay, người nông dân đã xoay xở như thế nào với cuộc sống mới? Có nhiều người phải đổ ra thành thị để kiếm việc làm và đối mặt với rủi ro của cuộc sống nơi đô thị, một số ít lao động trẻ được tuyển dụng vào làm việc trong khu công nghiệp, một số lao động tìm kiếm việc làm tại các địa phương khác hoặc mở các dịch vụ (mở quán nước, xây dựng nhà ở cho thuê ). Bên cạnh đó những nông dân không bị thu hồi đất cũng bị tác động đến sản xuất của mình, một phần lao động trong gia đình chuyển sang làm việc trong nhà máy hoặc dịch vụ trong khu công nghiệp. Ninh Bình đã có nhiều biện pháp tác động nhằm ổn định đời sống cho người dân sau khi bị thu hồi đất như: Chính sách định cư, chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi nghề… Mặc dù thế vấn đề sinh kế của người dân mất đất sản xuất nông nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn, rất cần sự trợ giúp của các cấp, ngành và của địa phương để họ ổn định với cuộc sống mới. Xuất phát từ ý nghĩa lý luận và thực tiễn của vấn đề, tôi chọn đề tài: “Hỗ trợ sinh kế cho hộ gia đình bị thu hồi đất ở tỉnh Ninh Bình” làm luận văn thạc sĩ của mình. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài là: Ninh Bình đã hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân sau thu hồi đất như thế nào? Những kết quả đạt được? Những hạn chế và nguyên nhân của tình hình là gì? Cần có những giải pháp nào để tăng cường hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân sau thu hồi đất tại Ninh Bình? 2. Tình hình nghiên cứu Trong những năm gần đây, việc xây dựng các KCN diễn ra ngày càng nhiều. Vấn đề giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, đảm bảo sinh kế cho người nông dân, đặc biệt là những hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp đang là vấn đề bức xúc được các cấp ngành và nhiều người quan tâm. Ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu vấn đề sinh tế hộ nông dân, cụ thể là sinh kế của hộ nông dân sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp như: - Sinh kế của hộ nông dân sau khi mất đất sản xuất nông nghiệp do xây dựng KCN ở xã Nghĩa Hiệp, Yên Mỹ, Hưng Yên. ThS. Nguyễn Trọng Đắc – ThS. Nguyễn Thị Minh Thu – ThS. Nguyễn Viết Đăng. 2007. - Nghiên cứu sinh kế của hộ nông dân sau thu hồi đất nông nghiệp tại thôn Thọ Đa, xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội. Đỗ Thị Nâng, Nguyễn Văn Ga. 2008. - Sinh kế của người dân ven KCN Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh - Thực trạng và giải pháp. Luận văn thạc sỹ, năm 2008, Nguyễn Duy Hoàn. - Ảnh hưởng của xây dựng KCN đến sinh kế của người dân ven khu công nghiệp Nam Sách - Hải Dương. Luận văn Thạc sỹ, năm 2008, Đỗ Thị Dung. - Ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp đến sản xuất và đời sống của các hộ nông dân xã Tứ Minh – thành phố Hải Phòng. Luận văn Thạc sỹ, năm 2005, Vũ Tiến Quang. - Nghiên cứu ảnh hưởng của mất đất nông nghiệp do xây dựng KCN Bắc Phú Cát đến sinh kế của nông dân xã Phú Cát, Quốc Oai, Hà Tây. Luận văn Thạc sỹ, năm 2008, Ngô Văn Hoàng. - Nghiên cứu ảnh hưởng của việc thu hồi đất do xây dựng khu công nghiệp tập trung đến đời sống kinh tế - xã hội của nông dân xã Phương Liễu - Quế Võ - Bắc Ninh. Luận văn Thạc sỹ, năm 2005, Trần Thị Thoa. - Tác động của thu hồi đất nông nghiệp đến sản xuất và đời sống của hộ dân xã Yên Sơn - Quốc Oai – Hà Tây. Luận văn Thạc sỹ, năm 2006, Nguyễn Thị Xuân. Các nghiên cứu này đều tìm hiểu sinh kế của người dân sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp, ứng xử của họ. Nói lên ảnh hưởng của việc thu hồi đất hay ảnh hưởng của KCN đến sinh kế của người dân. Hầu hết các nghiên cứu cho rằng việc thu hồi đất để xây dựng KCN có ảnh hưởng đến sinh kế của người dân, mặc dù nó tạo cơ hội việc làm mới cho nông dân nhưng do trình độ của người dân thấp nên không thể đáp ứng được nhu cầu lao động chất lượng cao của nhà máy, xí nghiệp. Dẫn đến tình trạng thất nghiệp và khả năng kiếm sống của họ bị đe doạ. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục tiêu Nghiên cứu sinh kế của hộ nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Ninh Bình sau khi thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để xây dựng khu công nghiệp, đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo sinh kế cho hộ nông dân xã Ninh Phúc - thành phố Ninh Bình - tỉnh Ninh Bình. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài là: - Làm rõ những vấn đề lý luận về sinh kế của hộ nông dân sau thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để xây dựng khu công nghiệp. - Nghiên cứu một số kinh nghiệm về sinh kế của hộ nông dân sau thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để xây dựng khu công nghiệp ở một số tỉnh, thành phố. - Nghiên cứu thực trạng giải quyết về sinh kế của hộ nông dân sau thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để xây dựng khu công nghiệp trong thời gian qua của tỉnh Ninh Bình nói chung và xã Ninh Phúc, thành phố Ninh Bình nói riêng. - Đề xuất một số giải pháp giải quyết về sinh kế của hộ nông dân sau thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để xây dựng khu công nghiệp của tỉnh Ninh Bình. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân sau thu hồi đất ở Ninh Bình. Những cơ chế, chính sách hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân của nhà nước các cấp là đối tượng nghiên cứu của đề tài. 4.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài *Phạm vi không gian: Nghiên cứu những hoạt động hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân sau thu hồi đất ở Ninh Bình. * Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu giai đoạn từ 2011 – 2013). 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập, xử lý và phân tích stài liệu Tài liệu thứ cấp Tài liệu thứ cấp là những thông tin có sẵn được thu thập từ các nguồn sách báo, trang Web, các báo cáo tổng kết của Ninh Bình. Thông tin Nguồn thu thập - Báo cáo phát triển kinh tế xã hội 2011, 2012, 2013 - Kế hoạch phát triển kinh tế XH của xã - Tình hình dân số, lao động, việc làm, CSHT trong 3 năm 2011 – 2013 - Tình hình thu hồi đất để xây dựng KCN tại ở Ninh Bình. - Quyết định phê duyệt xây dựng KCN Khánh Phú - Tình hình đền bù và hỗ trợ học nghề sau thu hồi đất Cục thống kê tỉnh Ninh Bình - Bản đồ hành chính đất đai - Tình hình quy hoạch đất đai trên địa bàn xã Sở Tài nguyên - MT tỉnh Ninh Bình - Những lý luận có liên quan đến khu công nghiệp, sinh kế, những kinh nghiệm về giải quyết vấn đề sinh kế Các bài báo (tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tạp chí kinh tế và phát triển ) Các trang Web Nguồn: Thu thập thông tin của tác giả Tài liệu sơ cấp Tài liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra. Dựa trên nội dung nghiên cứu của đề tài, thiết kế bảng hỏi điều tra. Sau đó tiến hành phỏng vấn các hộ theo tiêu chí đã phân loại hộ. Để tiến hành thu thập số liệu chúng tôi sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA). - Nội dung điều tra: Thông tin chung về hộ như tên chủ hộ, địa chỉ, số nhân khẩu, lao động, diện tích đất đai, vốn và tài sản của hộ. Nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản), thu từ ngành nghề, dịch vụ. Các khoản chi, chi cho sản xuất nông nghiệp, chi phục vụ đời sống, chi cho giáo dục, văn hoá, xã hội, chữa bệnh. - Phương pháp điều tra: Phỏng vấn chủ hộ trực tiếp dựa trên phiếu điều tra đã được chuẩn bị sẵn, các câu hỏi xung quanh chủ đề kinh tế hộ, sinh kế và thay đổi sinh kế của người dân và của vùng. Sau khi thu thập số liệu điều tra các hộ, tiến hành xử lý số liệu bằng công cụ: Máy tính cá nhân, sử dụng chương trình Microsoft Excel trên máy vi tính. Phương pháp thống kê mô tả Được sử dụng để mô tả lại thực trạng sinh kế và thay đổi sinh kế của người dân trong xã, cũng như các hoạt động trong đời sống kinh tế của người dân trong xã thông qua thu thập tài liệu, thông qua điều tra chọn mẫu. Các số liệu thống kê mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển về thu nhập, chi tiêu, chi phí, cũng như mọi hoạt động của người dân. Các công cụ của phương pháp: Số trung bình, phần trăm, hay số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân. Phương pháp so sánh Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất nhằm thấy rõ được sự khác biệt về đời sống và sinh kế của hộ dân giữa các thời điểm hoặc giữa các nhóm hộ dân. Có nhiều phương pháp so sánh: so sánh trước - sau, theo thời gian, theo không gian, so sánh giữa các mục tiêu nghiên cứu. Phương pháp phân tích SWOT Nhằm thấy rõ được điểm mạnh (Strenghs), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities) và thách thức (Threats) đối với địa bàn nghiên cứu, đối với từng nhóm hộ nhằm đề ra những giải pháp tác động tích cực. Cơ hội (O) Thách thức (T) Điểm mạnh (S) Tận dụng cơ hội để phát huy thế mạnh (O/S) Tận dụng mặt mạnh để giảm thiểu nguy cơ (S/T) Điểm yếu (W) Nắm bắt cơ hội để khắc phục mặt yếu (O/W) Giảm thiểu mặt yêú để ngăn chặn nguy cơ (W/T) Phương pháp điều tra, khảo sát Chọn hộ nghiên cứu: Chọn 60 hộ nông dân dựa trên phương pháp phân tổ thống kê. Tiêu chí phân tổ là diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi. Theo tiêu chí này có 3 nhóm hộ sau: + Nhóm 1: Nhóm hộ bị mất nhiều đất: là hộ có diện tích đất bị thu hồi lớn trên 70% tổng diện tích đất canh tác được giao. + Nhóm 2: Nhóm hộ bị mất ít đất: là hộ có diện tích đất bị thu hồi dưới 70% tổng diện tích đất canh tác được giao. + Nhóm 3: Nhóm hộ không bị mất đất: là hộ không có diện tích đất đuợc giao nằm trong khu đất bị thu hồi để xây dựng khu công nghiệp. Mẫu điều tra Diễn giải SL (hộ) Cơ cấu (%) Điều tra (hộ) 1. Tổng số hộ trong thôn 200 100 60 2. Số hộ mất trên 70% DT 86 43 26 3. Số hộ mất dưới 70% DT 52 26 15 4. Số hộ không bị mất đất 62 31 19 Chọn 3 nhóm hộ trên để xem xét bối cảnh dễ gây tổn thương đối với hộ, tình trạng và sự dịch chuyển các nguồn lực sinh kế của hộ, sự thay đổi chiến lược và mô hình sinh kế của hộ, kết quả sinh kế của từng nhóm hộ, những khó khăn về sinh kế của hộ nông dân sau khi bị thu hồi đất 6. Những đóng góp của luận văn - Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về sinh kế của hộ nông dân sau thu hồi đất để xây dựng khu công nghiệp. - Phân tích đặc điểm và tình hình giải quyết sinh kế của hộ nông dân sau thu hồi đất để xây dựng khu công nghiệp ở xã Ninh Phúc, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. - Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp sinh kế của hộ nông dân sau thu hồi đất để xây dựng khu công nghiệp ở xã Ninh Phúc, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo. Nội dung chính gồm 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về hỗ trợ sinh kế của hộ nông dân sau thu hồi đất Chương 2: Thực trạng hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân sau thu hồi đất ở Ninh Bình Chương 3: Quan điểm và giải pháp tăng cường hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân sau thu hồi đất ở Ninh Bình References. *Tiếng Việt 1. Đỗ Kim Chung (2008), Giáo trình kinh tế nông nghiệp, NXB Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội. 2. Đỗ Thị Dung (2008), Ảnh hưởng của xây dựng KCN đến sinh kế của người dân ven khu công nghiệp Nam Sách - Hải Dương. Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 3. Nguyễn Trọng Đắc, Nguyễn Thị Minh Thu, Nguyễn Viết Đăng (2007), Sinh kế của hộ nông dân sau khi mất đất sản xuất nông nghiệp do xây dựng KCN ở xã Nghĩa Hiệp, Yên Mỹ, Hưng Yên, Tạp chí kinh tế và phát triển. Số 125. Trang 38 – 41. 4. Hoàng Văn Đại (2008) Nghiên cứu sinh kế của người dân xã Đông Sơn, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 5. Phạm Văn Hùng (2008), Bài giảng phương pháp nghiên cứu kinh tế. 6. Nguyễn Duy Hoàn (2008), Sinh kế của người dân ven KCN Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh – Thực trạng và giải pháp. Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 7. Ngô Văn Hoàng (2008), Nghiên cứu ảnh hưởng của mất đất nông nghiệp do xây dựng KCN Bắc Phú Cát đến sinh kế của nông dân xã Phú Cát, Quốc Oai, Hà Tây. Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 8. Đỗ Thị Nâng, Nguyễn Văn Ga (2008), Nghiên cứu sinh kế của hộ nông dân sau thu hồi đất nông nghiệp tại thôn Thọ Đa, xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội. Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn. Số 5. Trang 10 – 15. 9. Vũ Tiến Quang (2005), Ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp đến sản xuất và đời sống của các hộ nông dân xã Tứ Minh – thành phố Hải Phòng. Luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. 10. Nguyễn Phúc Thọ, Lương Xuân Chính, Vũ Thanh Hương. Giáo trình quan hệ kinh tế quốc tế (2006), NXB Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội 11. Lê Trọng (2003), Phát triển bền vững kinh tế hộ nông dân gắn liền kế hoạch với hạch toán kinh doanh, NXB Văn hoá dân tộc. 12. Trần Thị Thoa (2005), Nghiên cứu ảnh hưởng của việc thu hồi đất do xây dựng khu công nghiệp tập trung đến đời sống kinh tế - xã hội của nông dân xã Phương Liễu – Quế Võ – Bắc Ninh. Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. 13. UBND xã Ninh Phúc (2010), Báo cáo tình hình phát triển KT – XH năm 2010, phương hướng nhiệm vụ phát triển KT – XH năm 2011, Ninh Bình 14. UBND xã Ninh Phúc (2011), Báo cáo tình hình phát triển KT – XH năm 2011, phương hướng nhiệm vụ phát triển KT – XH năm 2012, Ninh Bình 15. UBND xã Ninh Phúc (2012), Báo cáo tình hình phát triển KT – XH năm 2012, phương hướng nhiệm vụ phát triển KT – XH năm 2013, Ninh Bình 16. UBND xã Ninh Phúc (2012), Báo cáo về việc quản lý sử dụng đất đai năm 2012 và phương hướng biện pháp thực hiện, Ninh Bình 17. Nguyễn Thị Xuân (2006), Tác động của thu hồi đất nông nghiệp đến sản xuất và đời sống của hộ dân xã Yên Sơn – Quốc Oai – Hà Tây. Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. *Webside http://vietnamnet.vn http://www.tapchicongsan.org.vn http://www.vnexpress.net http://tnmtvinhphuc.gov.vn http://www.dangcongsan.vn . Hỗ trợ sinh kế cho hộ gia đình bị thu hồi đất ở tỉnh Ninh Bình làm luận văn thạc sĩ của mình. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài là: Ninh Bình đã hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân sau thu hồi đất. Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về hỗ trợ sinh kế của hộ nông dân sau thu hồi đất Chương 2: Thực trạng hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân sau thu hồi đất ở Ninh Bình Chương. sinh kế của hộ nông dân sau thu hồi đất để xây dựng khu công nghiệp ở xã Ninh Phúc, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. - Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp sinh kế của hộ nông dân sau thu

Ngày đăng: 24/08/2015, 20:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w