1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần công trình đường thủy Vinawaco

98 540 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 807 KB

Nội dung

Kể từ khi nước ta bắt đầu công cuộc đổi mới nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường thì tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có nhiều thay đổi.

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Kể từ khi nước ta bắt đầu công cuộc đổi mới nền kinh tế từ cơ chế kế hoạchhóa tập trung sang nền kinh tế thị trường thì tình hình hoạt động sản xuất kinhdoanh của các doanh nghiệp có nhiều thay đổi Trong thời gian đầu, các doanhnghiệp nói riêng và cả nền kinh tế nói chung đã loại bỏ hoàn toàn công tác kế hoạchhóa ra ngoài, phủ nhận hoàn toàn vai trò của kế hoạch hóa trong nền kinh tế vàtrong từng doanh nghiệp Họ coi kế hoạch hóa là sản phẩm của cơ chế cũ và nókhông còn phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường, họ coi thị trường là yếu tố quyếtđịnh còn kế hoạch thì không có vai trò gì cả

Nhưng trong thực tế của những năm qua và kinh nghiệm của các doanhnghiệp lớn trên thế giới đã cho thấy rằng dù ở trong nền kinh tế thị trường phát triểnthì các doanh nghiệp vẫn phải có chiến lược và kế hoạch kinh doanh Doanh nghiệpnào có chiến lược và kế hoạch hợp lý thì doanh nghiệp đó hoạt động càng hiệu quả

và ngày càng phát triển Kế hoạch, chiến lược đóng vai trò như một kim chỉ namhướng doanh nghiệp tới các mục tiêu, nhiệm vụ cần đạt được trong tương tai Dovậy, trong nền kinh tế thị trường thì kế hoạch hóa trong doanh nghiệp vẫn có vai tròrất quan trọng

Trong môi trường kinh tế cạnh tranh quyết liệt như hiện nay, một doanhnghiệp muốn tồn tại thì không phải chỉ đề ra kế hoạch mà còn phải luôn đổi mới vàhoàn thiện nó sao cho phù hợp với thị trường, đảm bảo tính cạnh tranh Vấn đề quantrọng là phải đổi mới những yếu tố nào trong công tác kế hoạch hóa và phải đổi mớinhư thế nào? Điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào cơ cấu tổ chức, đặc điểm kinh tế

kỹ thuật cũng như đặc trưng công tác kế hoạch hóa của công ty

Chính vì vậy, trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần công trình đườngthủy Vinawaco, tôi đã tìm hiểu về công tác kế hoạch hóa tại Công ty và chọn đề tài

tốt nghiệp: “ Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa sản xuất kinh doanh tại Công ty

cổ phần công trình đường thủy Vinawaco”

Nội dung của đề tài được chia thành ba chương:

Chương I: Những vấn đề lý luận về kế hoạch sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp

Chương II: Thực trạng kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần công trình đường thủy Vinawaco

Trang 2

Chương III:Giải pháp hoàn thiện quy trình lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần công trình đường thủy Vinawaco

Trong thời gian thực tập và hoàn thiện đề tài của mình, tôi xin chân thànhcảm ơn PGS.TS Phan Thị Nhiệm người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành đề tàinày và các thầy cô giáo khác trong khoa Kế hoạch và Phát triển đã cung cấp cho tôinhững kiến thức quý báu tạo điều kiện cho tôi thực hiện tốt đề tài này

Tôi cũng xin cảm ơn tập thể cán bộ công nhân viên của Công ty cổ phầncông trình đường thủy, đặc biệt là các cô chú, anh chị trong phòng kinh doanh đãtận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực tập

Vì thời gian cũng như kiến thức còn hạn chế nên bài viết của tôi không thểtránh khỏi những sai sót Do đó tôi mong được sự góp ý của các thầy cô giáo và các

cô chú trong Công ty cổ phần công trình đường thủy để tôi có thể hoàn thiện chuyên

đề thực tập của mình

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP

1.1 Tổng quan về công tác kế hoạch.

1.1.1 Khái niệm kế hoạch.

Kế hoạch hóa từ lâu đã được coi như là một công cụ để thiết lập cũng nhưthực hiện các quyết định chiến lược Tuy nhiên, vai trò này không phải lúc nào cũngđược thừa nhận một cách nhất quán, nó có thể là công cụ quản lý không thể thiếuđược đối với đối tượng này, nhưng lại là thủ phạm của sự cứng nhắc đối với đốitượng khác Kế hoạch hóa có nhiều ý kiến khác nhau và từng là chủ đề của nhiều ýkiến trái ngược, cho dù là nó liên quan đến doanh nghiệp hay là đến nền kinh tếquốc dân

Hiểu một cách tổng quát nhất, kế hoạch là một phương thức quản lý theomục tiêu, nó “là hoạt động của con người trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quyluật tự nhiên và xã hội, đặc biệt là các quy luật kinh tế- kỹ thuật, các ngành, các lĩnhvực hoặc toàn bộ nền sản xuất xã hội theo những mục tiêu thống nhất”

Theo cách hiểu trên, kế hoạch hóa được thực hiện ở nhiều quy mô và phạm

vi khác nhau như: kế hoạch hóa kinh tế quốc dân, kế hoạch hóa theo vùng, địaphương, kế hoạch hóa ngành, lĩnh vực, kế hoạch hóa doanh nghiệp Kế hoạch hóahoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (gọi tắt là kế hoạch hóa doanhnghiệp) được xác định là một phương thức quản lý doanh nghiệp theo mục tiêu, nóbao gồm toàn bộ các hành vi can thiệp một cách có chủ định của các nhà lãnh đạo

và quản lý doanh nghiệp vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của đơn vị mìnhnhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra Hay nói một cách khác, kế hoạch hóadoanh nghiệp là một quy trình ra quyết định cho phép xây dựng một hình ảnh mongmuốn về tương lai của doanh nghiệp và quá trình tổ chức triển khai thực hiện mongmuốn đó

Như vậy, kế hoạch hóa trong doanh nghiệp là thể hiện kỹ năng tiên đoánmục tiêu phát triển và tổ chức quá trình thực hiện mục tiêu đặt ra Do vậy, kế hoạch

là công cụ hiệu quả trong công tác quản lý của doanh nghiệp

Trang 4

1.1.2 Quy trình kế hoạch và công tác lập kế hoạch.

Có nhiều cách tiếp cận về quy trình kế hoạch hóa trong doanh nghiệp, songnói một cách chung nhất, quy trình kế hoạch hóa bao gồm các bước tuần tự, chophép vạch ra các mục tiêu tại những thời điểm khác nhau trong tương lai, dự tínhcác phương tiện cần thiết và tổ chức triển khai sử dụng các phương tiện nhằm đạtcác mục tiêu Một trong những quy trình được áp dụng rộng rãi tại các doanhnghiệp ở các nước kinh tế thị trường phát triển, và đặc biệt được ưa chuộng tại NhậtBản, có tên là quy trình PDCA (Plan, Do, Check, Act) Các hoạt động liên quan đến

kế hoạch hóa doanh nghiệp (theo quy trình này) được chia làm một số giai đoạn cơbản thể hiện qua sơ đồ sau:

Hình 1.1 Quy trình kế hoạch hóa PDCA

Theo sơ đồ này, quy trình kế hoạch hóa trong doanh nghiệp bao gồm cácbước sau đây:

Bước 1: Soạn lập kế hoạch, đây là giai đoạn đầu tiên trong quy trình kế

hoạch hóa với nội dung chủ yếu là xác định các nhiệm vụ, mục tiêu chiến lược, cácchương trình và các chỉ tiêu kế hoạch tác nghiệp, soạn lập ngân quỹ cũng như cácchính sách, biện pháp áp dụng trong thời kỳ kế hoạch của doanh nghiệp để thựchiện các mục tiêu đặt ra Trong điều kiện kinh tế thị trường, soạn lập kế hoạchthường phải là quá trình xây dựng nhiều phương án khác nhau, trên cơ sở đó đưa ra

Thực hiện các

điều chỉnh cần thiết

Xác định mục tiêu vàqui trình cần thiết đểthực hiện mục tiêu

Đánh giá và phân tích

quá trình thực hiện

Tổ chức thực hiện quytrình đã dự định

Trang 5

các sự lựa chọn chiến lược và các chương trình hành động, nhằm mục đích đảm bảo

sự thực hiện các lựa chọn này Kế hoạch sẽ chỉ có nghĩa khi chúng ta tính đến mộttổng thể gồm nhiều vấn đề ràng buộc lẫn nhau

Bước 2: Các hoạt động triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch Kết quả hoạt

động của quá trình này được thể hiện bằng những chỉ tiêu thực tế của hoạt độngdoanh nghiệp Đây là khâu mang tính quyết định đến việc thực hiện những chỉ tiêuđặt ra trong các kế hoạch Nội dung của quá trình này bao gồm việc thiết lập và tổchức các yếu tố nguồn lực cần thiết, sử dụng các chính sách, các biện pháp cũngnhư các đòn bẩy quan trọng tác động trực tiếp đến các cấp thực hiện nhiệm vụ sảnxuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm bảo đảm các yêu cầu tiến độ đặt ra trongcác kế hoạch tác nghiệp cụ thể kể cả về thời gian, quy mô và chất lượng công việc

Bước 3: Tổ chức công tác theo dõi, giám sát thực hiện kế hoạch Nhiệm vụ

của quá trình này là thúc đẩy thực hiện các mục tiêu đặt ra và theo dõi, phát hiệnnhững phát sinh không phù hợp với mục tiêu Khi phát hiện những phát sinh khôngphù hợp, điều quan trọng là cần phải tìm được các nguyên nhân dẫn đến vấn đề đó.Những nguyên nhân này có thể thuộc về các cấp thực hiện kế hoạch, ý thức chủquan của các nhà lãnh đạo, quản lý hay là những phát sinh đột xuất nảy sinh trongquá trình triển khai kế hoạch

Bước 4: Điều chỉnh thực hiện kế hoạch Từ những phân tích về hiện tượng

không phù hợp với mục tiêu, các nhà kế hoạch đưa ra các quyết định điều chỉnh cầnthiết và kịp thời Các quyết định điều chỉnh đó có thể:

Một là, thay đổi nội dung của hệ thống tổ chức Với cách điều chỉnh này, hệthống các mục tiêu đặt ra ban đầu trong kế hoạch không bị thay đổi Trên cơ sởphân tích đánh giá các khâu, các bộ phận có liên quan đến hệ thống quản lý và bịquản lý, đối chiếu với mục tiêu, một số bộ phận trong hệ thống tổ chức sẽ được điềuchỉnh, nhằm thực hiện mục tiêu kế hoạch đặt ra Có thể nói điều chỉnh tổ chức làhình thức điều chỉnh tích cực nhất vì nó không ảnh hưởng đến mục tiêu của doanhnghiệp và những nhu cầu sản phẩm và dịch vụ vẫn được đáp ứng đầy đủ trên thịtrường

Hai là, thực hiện sự thay đổi một số mục tiêu bộ phận trong hệ thống mụctiêu đặt ra ban đầu Hình thức điều chỉnh thứ hai này chỉ nên áp dụng khi không thểthực hiện được sự thay đổi tổ chức hoặc chi phí của quá trình thay đổi tổ chức quálớn, không bảo đảm được yêu cầu hiệu quả kinh tế

Trang 6

Ba là, quyết định chuyển hướng sản xuất kinh doanh trong những điều kiệnbất khả kháng Các hướng chuyển đổi thường là những phương án dự phòng màdoanh nghiệp đã xác định trong quá trình lập kế hoạch.

Quy trình kế hoạch hóa nêu trên không phải là một trình tự tác nghiệp đơngiản mang tính chất tuần tự mà nó được thực hiện đan xen nhau, tác động hỗ trợnhau, trong đó khâu lập kế hoạch là quan trọng nhất Quá trình này đòi hỏi tính linhhoạt và nghệ thuật quản lý rất lớn Nếu như một khâu nhất định của quá trình khôngphù hợp với mục tiêu đề ra thì nó có thể dẫn tới những hậu quả mang tính dâychuyền không lường trước được

1.2 Tổng quan về kế hoạch sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.

1.2.1 Hoạt động kinh doanh.

* Khái niệm:

Hoạt động kinh doanh, theo luật định, là việc thực hiện một, một số hoặc tất

cả các công đoạn của quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiệndịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi

Như vậy, hoạt động kinh doanh không chỉ bao gồm các hoạt động thươngmại (theo cách hiểu truyền thống) mà còn có nội dung rất rộng, bao gồm: đầu tư,sản xuất, chế biến, các hoạt động thương mại gắn liền với sản xuất và chế biến, cáchoạt động thương mại thuần túy và các hoạt động cung cấp dịch vụ

Hoạt động kinh doanh có thể được tiếp cận theo nhiều cách khác nhau, chẳnghạn:

- Theo tính chất của hoạt động, chúng ta có hoạt động sản xuất (sản phẩmhoặc dịch vụ) và hoạt động thương mại

- Theo bản chất kinh tế, chúng ta có thể có các doanh nghiệp công nghiệp,thương nghiệp, nông nghiệp, tài chính…

* Nhiệm vụ của hoạt động kinh doanh:

Hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích tạo ra của cải vật chất cho xãhội và tạo ra lợi nhuận cho các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh Bản chất củahoạt động kinh doanh là tạo ra giá trị cho các loại sản phẩm hoặc dịch vụ Giá trịcủa sản phẩm và dịch vụ được tạo ra nhờ vào các giá trị sử dụng cho phép thỏa mãnnhu cầu khác nhau của khách hàng Những nhu cầu này có thể mang tính hữu hình(làm sạch quần áo, vận chuyển hàng hóa từ địa điểm này tới địa điểm khác…) và

Trang 7

cũng có thể là vô hình (mang lại danh tiếng cho người sử dụng sản phẩm hoặc dịchvụ…) Dù cho hoạt động kinh doanh có phục vụ nhu cầu nào của khách hàng đichăng nữa, thì nhiệm vụ của các đơn vi sản xuất kinh doanh là phải gia tăng thêmgiá trị cho sản phẩm và dịch vụ Bởi vì giá trị gia tăng (đạt được khi giá trị đầu ralớn hơn giá trị đầu vào) là nguồn gốc của mọi của cải vật chất xã hội.

Giá trị gia tăng cho phép doanh nghiệp trả thù lao cho người lao động, yếu

tố quan trọng hàng đầu để tạo lên một xã hội Giá trị gia tăng cũng cho phép doanhnghiệp bù đắp những hao mòn (hữu hình và vô hình) của các máy móc thiết bị và tàisản cố định mà nó sử dụng, qua đó bảo toàn năng lực sản xuất của doanh nghiệp vàrộng hơn là của toàn bộ nền kinh tế Giá trị gia tăng cũng cho phép doanh nghiệpthực hiện các nghĩa vụ khác nhau đối với Nhà nước, thông qua các đóng góp vềthuế và các hình thức khác theo luật định Cuối cùng, người chủ doanh nghiệp sẽkhông thể có lợi nhuận (mục tiêu hàng đầu của nhà đầu tư) nếu như doanh nghiệpcủa họ không tạo ra được giá trị, hay ngược lại là phá hủy giá trị

Do vậy, nhiệm vụ hàng đầu, nếu không muốn nói là duy nhất của hoạt độngsản xuất kinh doanh là phải tạo ra giá trị cho sản phẩm và dịch vụ Một doanhnghiệp sản xuất kinh doanh mà không tạo ra giá trị thì sẽ không có lý do để tồn tại.Hay nói một cách khác, tạo ra giá trị là nhiệm vụ sống còn của mọi hoạt động sảnxuất kinh doanh

1.2.2 Kế hoạch sản xuất kinh doanh.

1.2.2.1 Khái niệm.

Đứng trên góc độ người quản lý, lập kế hoạch là việc xác định cần làm gì vàlàm như thế nào, vì vậy nó trở thành việc lựa chọn những cơ hội về lâu dài cần phảibiết phân tích cơ hội và lựa chọn ra cơ hội tốt nhất Ví dụ, cần phải quyết định chàobán những chủng loại sản phẩm nào, giá bán, phương pháp sản xuất sẽ sử dụng,mức lương sẽ trả và nhiều vấn đề khác…

Một định nghĩa kế hoạch kinh doanh được đưa ra là: Đó là việc đưa ra mụctiêu mà doanh nghiệp cần đạt tới và những phương thức thực hiện để đạt mục tiêuđó

Dù trong bất kỳ thời kỳ nào thì kế hoạch kinh doanh cũng được hiểu theonghĩa như trên nhưng khác nhau ở mục tiêu và phương thức thực hiện Nếu nhưtrong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, mục tiêu của doanh nghiệp

là sản xuất đúng và đủ theo yêu cầu của cấp trên giao; còn trong thời kỳ kinh tế thịtrường, mục tiêu của doanh nghiệp là sản xuất sao cho tạo ra lợi nhuận tối đa Chính

Trang 8

sự đối lập trong mục tiêu dẫn đến nghịch lý trong phương thức thực hiện Sự ấu trĩcủa cơ chế cũ được thể hiện trong điều này, họ sản xuất hàng hóa mà không quantâm tới sở thích của khách hàng, chính vì vậy vấn đề cửa quyền mệnh lệnh đã làmcho xã hội đi xuống Vì vậy chuyển sang nền kinh tế thị trường là điều tất yếu.

Như vậy, kế hoạch kinh doanh là một công cụ quản lý trong doanh nghiệp, làsản phẩm mang tính chủ quan có ý thức của con người trên cơ sở khoa học nhằmxác định mục tiêu và phương tiện cần thiết giúp đạt được các mục tiêu đó trong mộtthời gian nhất định

Bản kế hoạch doanh nghiệp được hình thành thông qua những câu hỏi mangtính bản chất của nó như sau:Trạng thái của doanh nghiệp hiện tại, kết quả và nhữngđiều kiện hoạt động kinh doanh? Doanh nghiệp muốn được phát triển như thế nào(hướng phát triển của doanh nghiệp)? Làm thế nào để sử dụng có hiệu quả nguồnlực của doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra?

1.2.2.2 Hệ thống kế hoạch của doanh nghiệp.

Đứng trên mỗi góc độ khác nhau, hệ thống kế hoạch của doanh nghiệp đượcphân chia thành những bộ phận khác nhau, theo những tiêu thức khác nhau

a Theo góc độ thời gian

Đây là thể hiện việc phân đoạn kế hoạch theo thời gian cần thiết để thực hiệnchỉ tiêu đặt ra Theo góc độ này, kế hoạch doanh nghiệp bao gồm ba bộ phận cấuthành:

- Kế hoạch dài hạn: bao trùm lên khoảng thời gian dài khoảng 10 năm.Quátrình soạn lập kế hoạch dài hạn được đặc trưng bởi: thứ nhất là môi trường liên quanđược hạn chế bởi thị trường mà doanh nghiệp đã có mặt; thứ hai là dự báo trên cơ

sở ngoại suy từ quá khứ, bao gồm xu hướng dự tính của nhu cầu, giá cả và hành vicạnh tranh; thứ ba là chủ yếu nhấn mạnh các ràng buộc về tài chính; thứ tư là sửdụng rộng rãi các phương pháp kinh tế lượng để dự báo Kế hoạch dài hạn khôngđồng nghĩa với kế hoạch chiến lược vì kế hoạch chiến lược bao trùm nội dung kháckhông phải chỉ đứng trên góc độ thời gian

- Kế hoạch trung hạn cụ thể hóa những định hướng của kế hoạch dài hạn racác khoảng thời gian ngắn hơn, thường là 3 hoặc 5 năm

- Kế hoạch ngắn hạn: thường là các kế hoạch hàng năm và các kế hoạch tiến

độ, hành động có thời hạn dưới một năm như: kế hoạch quý, tháng… Kế hoạchngắn hạn bao gồm các phương pháp cụ thể sử dụng nguồn lực của các doanh nghiệpcần thiết để đạt được mục tiêu trong kế hoạch trung và dài hạn

Trang 9

Tuy nhiên việc phân chia thời hạn của các kế hoạch chỉ mang tính tương đối,nhất là đối với những điều kiện thị trường hiện nay thay đổi với tốc độ nhanh hơnnhiều so với cách đây vài thập kỷ Do vậy, trong những lĩnh vực mà điều kiện thịtrường biến động nhiều (chu kỳ thay đổi công nghệ ngày càng nhanh, vòng đời sảnphẩm ngày càng ngắn…) thì những kế hoạch từ 3 đến 5 năm cũng có thể coi là rấtdài hạn.

Ba loại kế hoạch ngắn, trung và dài hạn cần phải được liên kết chặt chẽ vớinhau và không được phủ nhận lẫn nhau Cần thiết phải nhấn mạnh đến tầm quantrọng của việc giải quyết mối quan hệ giữa các loại kế hoạch theo thời gian vì trênthực tế, đã nảy sinh nhiều lãng phí từ các quyết định theo những tình huống trướcmắt mà không đánh giá được ảnh hưởng của các quyết định này đối với các mụctiêu dài hạn hơn Nhiều kế hoạch ngắn hạn đã không những không đóng góp gì chomột kế hoạch dài hạn mà còn gây nhiều trở ngại, hay có những đòi hỏi nhiều đối vớicác kế hoạch dài hạn

Để thực hiện được mối quan hệ giữa kế hoạch dài hạn, trung và ngắn hạn,các nhà lãnh đạo chủ chốt các doanh nghiệp nên thường xuyên xem xét và sửa đổicác quyết định trước mắt xem chúng có phục vụ các chương trình dài hạn haykhông và các nhà quản lý cấp dưới nên được thông báo một cách thường xuyên về

kế hoạch dài hạn của doanh nghiệp sao cho các quyết định của họ phù hợp với cácmục tiêu dài hạn của doanh nghiệp

b Đứng trên góc độ nội dung, tính chất hay cấp độ của kế hoạch:

Chúng ta có thể chia hệ thống kế hoạch doanh nghiệp làm hai bộ phận: kếhoạch chiến lược và kế hoạch chiến thuật (tác nghiệp)

- Kế hoạch chiến lược:

Khái niệm chiến lược xuất phát từ tiếng Hy Lạp và xuất hiện đầu tiên tronglĩnh vực quân sự Chiến lược có nghĩa là “nghệ thuật của tướng lĩnh” để tìm ra conđường đúng đắn nhất giành chiến thắng Lập kế hoạch chiến lược cho doanh nghiệpphổ biến vào những năm 1960 đối với các doanh nghiệp lớn khi mà hoạt động củachúng trở nên phức tạp hơn, đồng thời cạnh tranh gay gắt hơn, đa dạng hơn trongkhi các tiến bộ về khoa học công nghệ trở nên tăng tốc hơn khiến cho các doanhnghiệp khó khăn trong việc lựa chọn mục tiêu công nghệ và sản phẩm mới, thâmnhập thị trường, lựa chọn các phương thức phát triển…

Kế hoạch chiến lược áp dụng trong các doanh nghiệp là định hướng lớn chophép doanh nghiệp thay đổi, cải thiện, củng cố vị thế cạnh tranh của mình và những

Trang 10

phương pháp cơ bản để đạt được mục tiêu đó Soạn lập kế hoạch chiến lược khôngphải từ những kỳ vọng mà doanh nghiệp muốn đạt tới mà là xuất phát từ khả năngthực tế của doanh nghiệp và như vậy nó là thể hiện sự phản ứng của doanh nghiệpđối với hoàn cảnh khách quan bên trong và bên ngoài của hoạt động doanh nghiệp.Thường thì kế hoạch chiến lược được soạn thảo cho thời gian dài, tuy vậy nó khôngđồng nghĩa với kế hoạch dài hạn Nhiều doanh nghiệp đã dựa vào những kế hoạchchiến lược ngắn hạn Nói đến kế hoạch chiến lược không phải là nói đến góc độ thờigian của chiến lược mà nói đến tính chất định hướng của kế hoạch và bao gồm toàn

bộ mục tiêu tổng thể phát triển doanh nghiệp Trách nhiệm soạn thảo kế hoạchchiến lược trước hết là của nhà lãnh đạo doanh nghiệp, vì kế hoạch chiến lược đòihỏi trách nhiệm rất cao, quy mô hoạt động rộng lớn của các nhà quản lý

- Kế hoạch chiến thuật (tác nghiệp)

Là công cụ cho phép chuyển các định hướng chiến lược thành các chươngtrình áp dụng cho các bộ phận của doanh nghiệp trong khuôn khổ các hoạt động củadoanh nghiệp, nhằm thực hiện được các mục tiêu của kế hoạch chiến lược Kếhoạch tác nghiệp được thể hiện cụ thể ở những bộ phận kế hoạch riêng biệt trongtổng thể hoạt động kinh doanh như: kế hoạch sản xuất, kế hoạch marketing, kếhoạch tài chính, nhân sự của doanh nghiệp

Kế hoạch chiến lược tập trung vào các lĩnh vực có liên quan trực tiếp đếntương lai của doanh nghiệp, trong khi đó kế hoạch tác nghiệp liên quan đến tất cảcác lĩnh vực và tất cả các bộ phận của doanh nghiệp, quy trình kế hoạch hóa chiếnlược đòi hỏi chủ yếu là sự tham gia của các nhà lãnh đạo trong khi kế hoạch hóa tácnghiệp huy động tất cả các cán bộ phụ trách bộ phận

1.2.2.3 Vai trò của kế hoạch sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp thường xuyên phải đối mặtvới các quy luật của thị trường, vì vậy những dấu hiệu thị trường là cơ sở để cácdoanh nghiệp thực hiện hành vi sản xuất, kinh doanh của mình Tuy vậy, kế hoạchhóa vẫn là cơ chế quản lý cần thiết, hữu hiệu của các doanh nghiệp Lập luận về sựtồn tại và phát triển của kế hoạch hóa doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trườngxuất phát từ vai trò của nó trong quản lý doanh nghiệp Những vai trò chính đượcthể hiện như sau:

Trang 11

a Tập trung sự chú ý của các hoạt động trong doanh nghiệp vào các mục tiêu.

Kế hoạch hóa là nhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp, cho nênchính các hoạt động của công tác kế hoạch hóa là tập trung sự chú ý vào những mụctiêu Lập kế hoạch – khâu đầu tiên và quan trọng nhất của quy trình kế hoạch hóa làcông việc duy nhất có liên quan tới việc thiết lập các mục tiêu cần thiết cho sự phấnđấu của tập thể Thị trường bản thân nó rất linh hoạt và thường xuyên biến động, kếhoạch và quản lý bằng kế hoạch giúp các doanh nghiệp dự kiến được những cơ hội,thách thức có thể xảy ra để quyết định nên làm cái gì, làm như thế nào, khi nào làm

và ai làm trong một thời kỳ nhất định Mặc dù chúng ta ít khi tiên đoán chính xácđược tương lai và mặc dù các yếu tố nằm ngoài kiểm soát của doanh nghiệp có thểphá vỡ cả những kế hoạch tốt nhất đã có, nhưng nếu không thể có kế hoạch và tổchức quá trình hoạt động thông qua các mục tiêu định lập trước thì có nghĩa làchúng ta đã để cho các sự kiện có liên quan đến sinh mệnh sống của doanh nghiệpmình diễn ra một cách ngẫu nhiên và tính rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp

c Công tác kế hoạch hóa với việc tạo khả năng tác nghiệp kinh tế trong doanh nghiệp.

Công tác kế hoạch hóa thường hướng tới cực tiểu hóa chi phí vì nó chú trọngvào các hoạt động hiệu quả và bảo đảm tính phù hợp Kế hoạch thay thế sự hoạt

Trang 12

động manh mún, không được phối hợp bằng sự nỗ lực có định hướng chung, thaythế luồng hoạt động thất thường bởi một luồng đều đặn, và thay thế những phán xétvội vàng bằng những quyết định có cân nhắc kỹ lưỡng Ở phạm vi doanh nghiệp,tác dụng của kế hoạch hóa với các tác nghiệp kinh tế càng rõ nét hơn Không một ai

đã từng ngắm từng bộ phận lắp ráp ô tô trong một nhà máy lớn mà lại không ấntượng về cách thức và các dây chuyền phụ ghép nối với nhau Từ hệ thống băng tảichính hình thành thân xe và các bộ phận khác nhau được hình thành từ các dâychuyền khác Động cơ, bộ truyền lực và các phụ kiện được đặt vào chỗ một cáchchính xác đúng vào thời điểm đã định Ví dụ trên cho thấy, quá trình sản xuất sảnphẩm và dịch vụ thường được chia thành nhiều công đoạn, nhiều chi tiết có liênquan chặt chẽ, mang tính dây chuyền với nhau Quá trình đó cần phải được phânchia thành các tác nghiệp kinh tế, kỹ thuật chi tiết theo thời gian và không gian.Công tác kế hoạch hóa doanh nghiệp tạo cơ sở cho việc nhìn nhận logic các nộidung hoạt động có liên quan chặt chẽ với nhau trong quá trình tiến tới mục tiêu sảnxuất sản phẩm và dịch vụ cuối cùng Trên nền tảng đó, các nhà quản lý thực hànhcác phân công, điều độ, tổ chức các hành động cụ thể, chi tiết theo đúng trình tự,bảo đảm cho sản xuất sẽ không bị rối loạn và ít bị tốn kém

1.2.3 Phương pháp luận hoạch định, triển khai và đánh giá kế hoạch sản xuất kinh doanh.

1.2.3.1 Phương pháp luận hoạch định kế hoạch kinh doanh.

1.2.3.1.1 Xác lập các căn cứ để hoạch định kế hoạch kinh doanh.

Hoạch định kế hoạch là một phương pháp tiếp cận hợp lý để đạt các mục tiêukinh doanh Quá trình thực hiện lại diễn ra trong tương lai, trong sự tác động qua lạigiữa hai yếu tố: sự phát triển của doanh nghiệp với thời gian và các tiền đề, căn cứxây dựng và thực hiện Tương lai thường là không chắc chắn, nếu thời gian của kỳ

kế hoạch càng dài thì các tiền đề, căn cứ có thể càng không rõ ràng, các mục tiêucàng khó xác lập và những vấn đề phức tạp khác của việc lập kế hoạch có thể tănglên Vì vậy, trong công tác hoạch định ngoài việc xác định hợp lý thời gian của kỳ

kế hoạch còn phải xác lập các tiền đề và căn cứ vững chắc

Các căn cứ chủ yếu trong hoạch định kế hoạch thường là:

a Các định hướng phát triển, các chính sách chế độ của Nhà nước Trong

công tác hoạch định về nguyên tắc các doanh nghiệp được quyền tự chủ Song giớihạn và phạm vi của việc phát huy quyền tự chủ là pháp luật, chính sách… về quản

Trang 13

lý Nhà nước Căn cứ này góp phần làm cho các phương án kinh doanh của doanhnghiệp hợp pháp đúng hướng.

b Kết quả điều tra, nghiên cứu nhu cầu thị trường và các hợp đồng kinh tế

đã ký kết Yêu cầu của công tác hoạch định là phải xác định được quy mô, cơ cấu

nhu cầu đối với từng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, có tính đến sự tácđộng của các nhân tố làm tăng hoặc giảm nhu cầu Kết quả nghiên cứu nhu cầu cóthể tập hợp theo mức giá để định hướng mục tiêu kinh doanh phù hợp với phânđoạn thị trường hoặc theo khách hàng để đảm bảo sự gắn bó giữa sản xuất với cácyếu tố hỗ trợ

c Kết quả phân tích và dự báo về tình hình sản xuất kinh doanh, về các khả năng và nguồn lực có thể khai thác Kết quả phân tích hoạt động kinh tế thời kỳ qua

và dự báo khả năng tương lai ứng với các nguồn lực có thể sẽ góp phần làm tăngtính khả thi của các phương án kế hoạch Trọng tâm phân tích cần tập trung vào cácchỉ tiêu chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh

d Hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật.

Hệ thống định mức, tiêu chuẩn luôn là cơ sở quan trọng của công tác hoạchđịnh Do sự biến đổi mau lẹ của môi trường kinh doanh đòi hỏi hệ thống này cầnđược soát xét và hoàn thiện lại cho phù hợp sau mỗi kỳ kinh doanh Hệ thống địnhmức của doanh nghiệp phải gắn bó và phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn và định mứccủa ngành và nền kinh tế quốc dân

e Kết quả nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu của tiến bộ khoa học kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất.

Kết quả nghiên cứu, ứng dụng là căn cứ hàng đầu cho hoạch định nghiên cứu

- triển khai, xác định phương án sản phẩm, hoạch định dự trữ và nâng cao hiệu quảkinh doanh… Các kết quả nghiên cứu ứng dụng có liên quan tới đổi mới công nghệthường gắn với phương án đầu tư phát triển sản phẩm trong thời kỳ dài Mặt khác,đổi mới cũng có tác động khác nhau đối với sự biến động của nhu cầu thị trường,điều đó cần được tính đến trong hoạch định sản xuất về mặt hiện vật

1.2.3.1.2 Nguyên tắc của việc hoạch định kế hoạch kinh doanh.

Nguyên tắc kế hoạch hóa xác định tính chất và nội dung hoạt động kế hoạchtrong đơn vị kinh tế Tuân thủ đúng đắn các nguyên tắc của kế hoạch hóa tạo ra điềukiện tiền đề cho việc nâng cao hiệu quả và giảm thiểu các tiêu cực có thể có tronghoạt động của doanh nghiệp Những nguyên tắc sau đây được xem như là cơ bảnnhất đối với công tác kế hoạch hóa doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

Trang 14

a Nguyên tắc thống nhất

Tính thống nhất là một yêu cầu của công tác quản lý Doanh nghiệp được cấuthành bởi hệ thống khá phức tạp, bao gồm các mối quan hệ dọc và mối quan hệngang Hệ thống dọc bao gồm mối quan hệ giữa các cấp với nhau trong hệ thốngtuyến quản lý như: giám đốc – quản đốc phân xưởng – tổ trưởng sản xuất – côngnhân Mối quan hệ ngang là sự tác động mang tính chức năng giữa các phòng banvới nhau trong một cấp quản lý

Nguyên tắc thống nhất yêu cầu bảo đảm sự phân chia và phối hợp chặt chẽtrong quá trình xây dựng, triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch giữa các cấp, cácphòng ban chức năng trong một doanh nghiệp thống nhất Nội dung của nguyên tắcnày thể hiện:

- Trong doanh nghiệp, tồn tại nhiều quá trình kế hoạch hóa riêng biệt, cónghĩa là có các tiểu hệ thống kế hoạch hóa Các kế hoạch bộ phận đi vào giải quyếtnhững mảng công việc mang tính chức năng, đặc thù riêng, với các mục tiêu và tổchức thực hiện khác biệt Vì vậy cần phải có sự phân định chức năng rõ ràng giữacác bộ phận, các phòng ban trong công tác kế hoạch hóa

- Tuy vậy, mỗi tiểu hệ thống kế hoạch đều đi từ chiến lược chung của toàndoanh nghiệp và thực hiện một mục tiêu chung Các kế hoạch được hình thànhtrong doanh nghiệp không chỉ đơn giản là phép cộng hay sự lắp ghép thuần túy các

kế hoạch bộ phận mà còn là hệ thống các kế hoạch có liên quan chặt chẽ đến nhau.Hoạt động của một phần doanh nghiệp không thể hiệu quả nếu kế hoạch hóa củaphần này không liên quan đến công việc kế hoạch hóa của phần khác Một thay đổibất kỳ nào trong kế hoạch của một bộ phận phòng ban chức năng cũng cần phảithực hiện ở trong kế hoạch của các bộ phận chức năng khác

Tính thống nhất trong công tác kế hoạch hóa doanh nghiệp nhằm mục tiêuhướng tới mục đích chung của doanh nghiệp cũng như vì sự phát triển của từng bộphận cấu thành

b Nguyên tắc tham gia

Nguyên tắc tham gia có liên quan mật thiết với nguyên tắc thống nhất.Nguyên tắc này có nghĩa là mỗi thành viên của doanh nghiệp đều tham gia nhữnghoạt động cụ thể trong công tác kế hoạch hóa, không phụ thuộc vào nhiệm vụ vàchức năng của họ

Công tác kế hoạch hóa có sự tham gia của mọi thành phần trong doanhnghiệp sẽ mang lại những lợi ích sau:

Trang 15

Một là: Mỗi thành viên của doanh nghiệp có hiểu biết sâu sắc hơn về doanh

nghiệp của mình, biết được những mặt khác của doanh nghiệp ngoài lĩnh vực hoạtđộng của mình Vì vậy nếu tham gia trong công tác kế hoạch hóa, họ sẽ nhận đượcthông tin một cách chủ động hơn và việc trao đổi thông tin sẽ dễ dàng hơn

Hai là: Sự tham gia của các thành viên trong doanh nghiệp trong quá trình kế

hoạch hóa dẫn đến việc kế hoạch của doanh nghiệp trở thành kế hoạch của chínhngười lao động Người lao động tham gia vào việc thực hiện các mục tiêu chungcủa kế hoạch chính là đem lại sự thỏa mãn nhu cầu riêng cho chính bản thân họ

Ba là: Sử dụng nguyên tắc tham gia cho phép người trực tiếp tham gia vào

công việc kế hoạch hóa phát huy được tính chủ động của mình đối với hoạt độngcủa doanh nghiệp Mỗi người tham gia sẽ xuất hiện những động cơ mới để lao động

có hiệu quả hơn Họ có thêm những thói quen, những hiểu biết mới làm tăng cườngkhả năng của họ, có nghĩa là doanh nghiệp có thêm nguồn lực để giải quyết nhữngnhiệm vụ trong tương lai

Nội dung của nguyên tắc tham gia được thể hiện trong việc hình thành nhữngthể chế, những mô hình nhằm thu hút được đông đảo quần chúng và các tổ chứcquần chúng trong doanh nghiệp tham gia trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạchcủa doanh nghiệp, như: phương thức ký kết hợp đồng tập thể trong đơn vị kinh tế;những phương án sản xuất, phân phối thu nhập từ phía công đoàn, các đề xuất, cácchương trình, công trình từ phía thanh niên…

c Nguyên tắc linh hoạt

Do những bất định trong tương lai và sai lầm có thể có ngay cả trong các dựbáo thông thái nhất nên kế hoạch hóa phải mang tính linh hoạt Nếu có thể xây dựngcác kế hoạch càng linh hoạt, thì sự đe dọa thiệt hại gây ra do các sự kiện chưa lườngtrước được ngày càng ít

Nội dung của nguyên tắc linh hoạt được thể hiện trên những khía cạnh chủyếu sau:

Thứ nhất, cần phải có nhiều phương án kế hoạch, quan niệm mỗi phương án

kế hoạch là một kịch bản chứ không nên coi đó là một văn bản pháp lý Tương ứngvới mỗi phương án là những điều kiện áp dụng cụ thể về nguồn lực, thị trường vàcác điều kiện kinh doanh

Thứ hai, ngoài kế hoạch chính cần xây dựng những bộ phận kế hoạch dự

phòng, kế hoạch phụ để có thể tạo dựng trong kế hoạch một khả năng thay đổiphương hướng khi những sự kiện không lường trước được xảy ra Nhiều công ty đã

Trang 16

chi phí cho các phần cơ động lớn hơn chi tiêu cho phần cố định khi đầu tư xâydựng, mua sắm cho các cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp để duy trì tính linh hoạt choviệc thay đổi dễ dàng hơn sự bố trí không gian Nhiều công ty đang giới thiệu mộtsản phẩm mới có thể sử dụng các công cụ tạm thời chứ không dùng các công cụ đắttiền lâu bền, nhằm tránh rủi ro thiệt hại lớn hơn nếu sản phẩm không được chấpnhận trên thị trường.

Thứ ba, cần phải xem xét lại các kế hoạch một cách thường xuyên – nguyên

tắc thay đổi theo kiểu hàng hải Các quyết định kế hoạch của doanh nghiệp càngliên quan nhiều hơn đến tương lai, thì một điều quan trọng hơn là người lãnh đạo vàquản lý giống như nhà hàng hải phải liên tục kiểm tra tiến trình, phải định kỳ đốichiếu các sự kiện xảy ra so với dự kiến và điều chỉnh lại các kế hoạch cần thiết đểduy trì quá trình tiến đến mục đích mong muốn Như vậy, tính linh hoạt trong kếhoạch hóa làm cho các nhà quản lý không còn cảm thấy kế hoạch ràng buộc họ vàomột chương trình cứng nhắc Chính họ là người quản lý kế hoạch chứ không phải

họ bị kế hoạch quản lý

Yêu cầu của nguyên tắc linh hoạt đòi hỏi quá trình soạn thảo kế hoạch cầnphải đưa thêm phần dự phòng hay tốt nhất là con số kế hoạch nên là một khoảngchứ không nên là một điểm Theo quan điểm tài chính, để bảo đảm cho nguyên tắclinh hoạt cần phải có chi phí phụ và mức chi phí này cần tương đương với khả năngxuất hiện rủi ro

1.2.3.1.3 Các bước hoạch định kế hoạch kinh doanh.

Soạn lập kế hoạch là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quy trình kếhoạch hóa Lập kế hoạch là một quá trình đòi hỏi có tri thức Nó đòi hỏi chúng taphải xác định các mục tiêu một cách có ý thức, có căn cứ và đưa ra các quyết địnhtrên cơ sở mục tiêu, sự hiểu biết và những đánh giá thận trọng Lập kế hoạch phảituân thủ theo một quy trình với các bước đi cụ thể

Trang 17

Hình 1.2 Các bước soạn lập kế hoạch

Sơ đồ tổng quát trên mô tả những bước đi cụ thể của quá trình soạn lập kếhoạch như sau:

Bước 1: Nhận thức cơ hội trên cơ sở xem xét đánh giá môi trường bên trong

và bên ngoài doanh nghiệp, xác định thành phần cơ bản của môi trường tổ chức,đưa ra các thành phần có ý nghĩa thực tế đối với doanh nghiệp, thu thập và phân tíchthông tin về thành phần này Tìm hiểu các cơ hội có thể có trong tương lai và xemxét một cách toàn diện, rõ ràng, biết được ta đang đứng ở đâu trên cơ sở điểm mạnh

và điểm yếu của mình Hiểu rõ tại sao chúng ta phải giải quyết những điều khôngchắc chắn và biết chúng ta hy vọng thu được gì Việc đưa ra các mục tiêu thực hiệncủa doanh nghiệp trong thời kỳ kế hoạch phụ thuộc vào những phân tích này

Bước 2: Thiết lập nhiệm vụ, mục tiêu cho toàn doanh nghiệp và cho các đơn

vị cấp dưới Các mục tiêu sẽ được xác định kết quả cần thu được và chỉ ra các điểmkết thúc trong các việc cần làm, nơi nào cần phải được chú trọng ưu tiên và cái gìcần hoàn thành bằng một hệ thống các chiến lược, các chính sách, các thủ tục, cácngân quỹ, các chương trình

Chương trình, dự án

Kế hoạch tác nghiệp

và ngân sách

Đánh giá và hiệu chỉnh các pha của kế hoạch

Trang 18

Bước 3: Lập kế hoạch chiến lược Doanh nghiệp so sánh các nhiệm vụ, mục

tiêu (yếu tố mong muốn) với kết quả nghiên cứu về môi trường bên trong và bênngoài (yếu tố giới hạn mục tiêu mong muốn) Xác định sự cách biệt giữa chúng vàbằng việc sử dụng những phương pháp phân tích chiến lược đưa ra các phương án

kế hoạch chiến lược khác nhau Lập kế hoạch chiến lược phác thảo hình ảnh tươnglai của doanh nghiệp trong các lĩnh vực tương lai khác nhau và các năng lực có thểkhai thác Kế hoạch chiến lược xác định các mục tiêu dài hạn, chính sách để thựchiện mục tiêu Bước này gồm các khâu cụ thể như:

- Xác định các phương án kế hoạch chiến lược: xác định các phương án hợp

lý, tìm ra các phương án có nhiều triển vọng nhất

- Đánh giá các phương án lựa chọn: sau khi tìm được các phương án có triểnvọng nhất cần tiến hành đánh giá và xem xét điểm mạnh, yếu của từng phương ándựa trên cơ sở định lượng các chỉ tiêu của từng phương án; có phương án mang lạilợi nhuận cao song lại cần vốn đầu tư lớn và thời gian thu hồi vốn chậm; có phương

án lợi nhuận ít hơn nhưng cũng ít rủi ro hơn; một phương án khác lại có thể thíchhợp với các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp…

- Lựa chọn phương án cho kế hoạch chiến lược Đây là khâu mang tính quyếtđịnh đến việc cho ra đời bản kế hoạch chiến lược Việc quyết định một trong số cácphương án kế hoạch chiến lược phụ thuộc vào những ưu tiên về mục tiêu cần thựchiện trong thời kỳ kế hoạch Trong quá trình lựa chọn phương án cũng cần phải lưu

ý đến những phương án dự phòng và những phương án phụ để sử dụng trong nhữngtrường hợp cần thiết

Bước 4: Xác định các chương trình, dự án Đây là các phân hệ của kế hoạch

chiến lược Các chương trình thường xác định sự phát triển của một trong các mặthoạt động quan trọng của đơn vị kinh tế như: chương trình hoàn thiện công nghệ,chương trình kiểm tra chất lượng sản phẩm, …còn các dự án thường định hướngđến một mặt hoạt động cụ thể hơn như dự án phát triển thị trường, đổi mới sảnphẩm Thông thường một chương trình ít khi đứng riêng một mình, nó thường là bộphận của hệ thống phức tạp các chương trình, phụ thuộc vào một số chương trình vàảnh hưởng đến một số chương trình khác Dù là chương trình lớn hay chương trình

bộ phận thì nội dung của việc xây dựng các chương trình đều bao gồm: xác định cácmục tiêu, nhiệm vụ; các bước tiến hành; các nguồn lực cần sử dụng và các yếu tốkhác cần thiết để tiến hành chương trình hành động cho trước; những yêu cầu vềngân sách cần thiết Các dự án thường được xác định một cách chi tiết hơn chương

Trang 19

trình, nó bao gồm các thông số về tài chính và kỹ thuật, các tiến độ thực hiện, tổchức huy động và sử dụng nguồn lực, hiệu quả kinh tế tài chính.

Bước 5: Soạn lập hệ thống các kế hoạch chức năng (tác nghiệp) và ngân

sách

Mục tiêu của các kế hoạch kinh doanh thường hướng tới là: đáp ứng đòi hỏicủa thị trường; nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh, quản lý một cách cóhiệu quả hơn các nguồn lực; đảm bảo thực hiện chiến lược kinh doanh đã chọn, cụthể là: thực hiện các mục tiêu chiến lược, kiểm soát quá trình triển khai chiến lược

Để thực hiện được những mục tiêu nói trên, kế hoạch chiến lược cần phải được cụthể hóa bằng hệ thống các kế hoạch chức năng, xem như đó là các kế hoạch tácnghiệp để chỉ đạo và điều hành sản xuất kinh doanh Hệ thống các kế hoạch chứcnăng bao gồm: kế hoạch sản xuất sản phẩm, phát triển sản phẩm mới; kế hoạch muasắm thiết bị, nguyên nhiên vật liệu; kế hoạch nhân sự, kế hoạch tài chính, kế hoạchmarketing

Sau khi các kế hoạch tác nghiệp được xây dựng xong cần lượng hóa chúngdưới dạng tiền tệ các dự toán về mua sắm các yếu tố sản xuất, phục vụ bán hàng,nhu cầu vốn… gọi là soạn lập ngân sách Ngân sách chung của doanh nghiệp biểuthị tổng toàn bộ thu nhập và chi phí, lợi nhuận hay số dư tổng hợp và các khoảnmục cân đối chính như chi tiêu tiền mặt hay chi phí đầu tư Ngoài ngân sách chung,mỗi bộ phận hay chương trình của doanh nghiệp cũng cần soạn lập ngân sách riêngcủa mình

Các kế hoạch chức năng và ngân sách trên có mối quan hệ mật thiết với nhau

và cần phải thống nhất trong quá trình xây dựng nhằm đảm bảo sự phối hợp đồng

bộ và có hiệu quả giữa các chức năng trong doanh nghiệp Tính chất hệ thống vàmối quan hệ giữa các chức năng trong doanh nghiệp Tính chất hệ thống và mốiquan hệ giữa các chức năng thể hiện qua sơ đồ sau:

Trang 20

Hình 1.3 Mối quan hệ giữa các kế hoạch chức năng trong doanh nghiệp

Dự án Cung

nhân sự

Qua sơ đồ trên cho thấy: trong nền kinh tế thị trường, khả năng nắm bắt nhucầu sẽ là yếu tố đầu tiên quyết định sự thành công của các kế hoạch doanh nghiệpcũng như việc thực hiện các mục tiêu chiến lược, do vậy, kế hoạch marketing sẽ làtrung tâm và cơ sở của mọi kế hoạch tác nghiệp khác Ngân sách sẽ trở thành mộtphương tiện để kết hợp các kế hoạch chức năng với nhau, đồng thời là tiêu chuẩnquan trọng để đo lường sự tăng tiến của kế hoạch

Bước 6: Đánh giá, hiệu chỉnh các pha của kế hoạch.

Đây có thể coi là bước thẩm định cuối cùng trước khi cho ra một văn bản kếhoạch Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cùng với các nhà chuyên môn kế hoạch cũngnhư chức năng khác, có thể sử dụng thêm đội ngũ chuyên gia, tư vấn kiểm tra lạicác mục tiêu, chỉ tiêu, các kế hoạch chức năng, ngân sách, các chính sách… phânđịnh kế hoạch theo các pha có liên quan đến tổ chức thực hiện kế hoạch, trên cơ sở

đó tiến hành các phê chuẩn cần thiết để chuẩn bị chuyển giao nội dung kế hoạch chocác cấp thực hiện

xuất và dự trữ

Kế hoạchtài chính

Kế hoạch nhân sự

Kế hoạch Marketing

Trang 21

1.2.3.1.4 Phương pháp hoạch định kế hoạch phát triển doanh nghiệp.

Trong thực tế các doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều phương pháp hoạchđịnh như: phương pháp cân đối, phương pháp quan hệ động, phương pháp tỷ lệ,phương pháp toán kinh tế… Tuy nhiên, trong thực tế phương pháp cân đối vẫnđược sử dụng rộng rãi Về mặt phương pháp luận, phương pháp này tiến hành qua 3bước:

Bước 1: Xác định nhu cầu về các yếu tố sản xuất để thực hiện các mục tiêu

kinh doanh dự kiến

Bước 2: Xác định khả năng của doanh nghiệp về các yếu tố sản xuất.

Bước 3: Cân đối giữa nhu cầu và khả năng về các yếu tố sản xuất.

Trong cơ chế thị trường, phương pháp cân đối được xác định với các yêu cầusau:

- Cân đối được thực hiện là cân đối động Cân đối để lựa chọn phương án sảnlượng chứ không phải cân đối theo phương án sản lượng được chỉ định Các yếu tốcủa cân đối đều “động” đó là nhu cầu thị trường và các khả năng có thể khai thác

- Thực hiện cân đối liên hoàn, tức là tiến hành nhiều cân đối kế tiếp nhau đểliên tục bổ sung và điều chỉnh phương án cho phù hợp với thay đổi của môi trường

- Thực hiện cân đối trong từng yếu tố trước khi tiến hành cân đối tổng thểgiữa các yếu tố Kết quả cân đối tổng hợp phải là căn cứ xác định năng lực sản xuất– kinh doanh của doanh nghiệp và là cơ sở để xác định hoặc điều chỉnh phương ánkinh doanh của doanh nghiệp

1.2.3.2 Quy trình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.

Để đảm bảo cho một bản kế hoạch kinh doanh thành công, ngoài việc xâydựng kế hoạch có tính khả thi thì việc triển khai thực hiện kế hoạch cũng là mộtnhân tố đóng góp hết sức quan trọng Nội dung chính của quy trình này bao gồm:

1.2.3.2.1 Tổ chức phân công các công việc, nhiệm vụ cụ thể đến từng bộ phận cơ quan chức năng.

Mỗi bộ phận, phòng ban trong doanh nghiệp sẽ đảm nhận các chức năng vànhiệm vụ khác nhau Để có thể triển khai tốt kế hoạch đặt ra thì các bộ phận, phòngban cần biết rõ nhiệm vụ cụ thể của chính mình Đồng thời cần phải tạo ra sự phốihợp nhịp nhàng, gắn kết chặt chẽ với nhau trong quá trình thực hiện kế hoạch Bướcnày bao gồm:

- Xác định nội dung, trình tự thực hiện các hoạt động trong bản kế hoạch

Trang 22

- Phân công công việc cụ thể đến các bộ phận, phòng ban một cách khoa học,chính xác để đảm bảo tính hiệu quả trong việc thực hiện.

- Kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện kế hoạch theo các mục tiêu đề ra tạicác bộ phận, phòng ban Nếu có sai lệch cần tìm ra nguyên nhân và hướng khắcphục

1.2.3.2.2 Phân phối các nguồn lực cần thiết trong quá trình thực hiện kế hoạch.

Nguồn lực của một doanh nghiệp bao gồm: nguồn lực con người, nguồn lựctài chính, nguồn lực máy móc, trang thiết bị kỹ thuật Trong điều kiện giới hạn vềnguồn lực của mình thì doanh nghiệp cần phải có cách thức phân phối các nguồnlực sao cho vừa đảm bảo thực hiện các mục tiêu kế hoạch đề ra, vừa tiết kiệm vàgiảm thiểu các chi phí phát sinh Tùy thuộc vào điều kiện của từng doanh nghiệp màxác định các căn cứ phân bổ nguồn lực khác nhau Thông thường có bốn căn cứ sau:

- Quy mô và tiến độ thực hiện các mục tiêu kế hoạch

b Điều chỉnh nguồn lực

Xuất phát từ những thay đổi trong mục tiêu kế hoạch mà các nguồn lực cũng

có sự điều chỉnh theo Sự điều chỉnh này có thể là về số lượng (mua thêm nguyên,nhiên vật liệu, thuê thêm nhân công, mua máy móc thiết bị…) hay chất lượng củanguồn lực (nâng cao tay nghề công nhân, cải tiến kỹ thuật…)

c Đảm bảo nguồn lực

Muốn phân bổ nguồn lực hợp lý trước hết cần phải có đủ nguồn lực cần thiết.Nhiệm vụ đặt ra là phải đảm bảo sao cho có đủ các nguồn lực để phục vụ cho việcthực hiện các mục tiêu kế hoạch Vì vậy, ngoài những nguồn lực bên trong, doanh

Trang 23

nghiệp cần phải huy động thêm các nguồn lực từ bên ngoài để đảm bảo doanhnghiệp có đủ nguồn lực cần thiết để thực hiện kế hoạch kinh doanh một cách hiệuquả.

1.2.3.3 Đánh giá thực hiện kế hoạch.

Đây là quá trình doanh nghiệp tiến hành tổ chức công tác theo dõi, giám sátviệc thực hiện và đánh giá những kết quả mà các cấp thực hiện kế hoạch đã đạtđược tại những thời điểm nhất định Mục tiêu chính của quá trình này là thúc đẩythực hiện các mục tiêu và xem xét việc tổ chức kế hoạch từ lúc bắt đầu có phát sinhvấn đề không phù hợp với mục tiêu hay việc triển khai thực hiện kế hoạch có diễn

ra theo tiến độ và doanh nghiệp có khả năng đạt được các mục tiêu hay không …Khi phát hiện những phát sinh và những vấn đề tác động tiêu cực đến việc thực hiệnmục tiêu kế hoạch, doanh nghiệp sẽ phân tích để tìm ra nguyên nhân xuất phát từđâu để có hướng khắc phục

Việc đánh giá thực hiện kế hoạch cần phải được thực hiện thường xuyên theotừng thời kỳ ngắn hạn Bao gồm ba nội dung cơ bản sau:

- Kiểm soát những cơ sở cơ bản của kế hoạch sản xuất kinh doanh

- So sánh kết quả mong muốn với kết quả đạt được

- Tiến hành điều chỉnh các khác biệt, sai sót trong quá trình thực hiện kếhoạch

Trang 24

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH

ĐƯỜNG THỦY VINAWACO

2.1 Giới thiệu chung về Công ty cổ phần công trình đường thủy Vinawaco.

2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty.

Công ty cổ phần công trình đường thủy tiền thân là Công ty công trìnhđường sông I thuộc Cục đường sông – Bộ Giao thông vận tải, thành lập ngày01/07/1972 theo quyết định số 288/QĐ-TCCB của Bộ Giao thông vận tải

Năm 1983, Công ty công trình đường sông số I đổi tên thành Xí nghiệp cầucảng 204 trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp giao thông II – Bộ Giao thông vận tải

Năm 1986, Xí nghiệp cầu cảng 204 được đổi tên thành Xí nghiệp công trìnhđường thủy trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp quản lý giao thông đường thủy I

Tháng 1 năm 1990, Xí nghiệp công trình đường thủy I được đổi tên thànhCông ty công trình đường thủy trực thuộc Tổng công ty Xây dựng đường thủy theoquyết định số 601/QĐ/TCCB_LĐ ngày 05/04/1993 của Bộ Giao thông vận tải vềviệc thành lập lại và quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức lại của Công

ty công trình đường thủy

Công ty công trình đường thủy được đổi tên thành Công ty cổ phần côngtrình đường thủy, đơn vị thành viên của Tổng công ty xây dựng đường thủy – BộGiao thông vận tải, theo quyết định số 2323/QĐ-BGTVT ngày 25/07/2007 của BộGiao thông vận tải

Công ty cổ phần công trình đường thủy là doanh nghiệp Nhà nước, được tổchức sản xuất kinh doanh hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ,

có con dấu riêng, được phép mở tài khoản tại Ngân hàng, có quyền quyết định cácvấn đề trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty trong khuôn khổ của phápluật Việt Nam và quy định của Tổng công ty

- Tên tiếng Anh: WATERWAY CONSTRUCTION JOINT STOCK

COMPANY – VINAWACO

Trang 25

- Địa chỉ trụ sở chính: 159 đường Thái Hà – phường Láng Hạ - quận Đống

và đang đi đúng hướng

Hiện nay, tổ chức bộ máy sản xuất của Công ty có quy mô khá lớn với 1 trụ

sở chính đặt tại Hà Nội và 5 chi nhánh trong cả nước; với 284 cán bộ công nhânviên trong đó có 78 người có trình độ đại học, 29 người có trình độ trung học, caođẳng và 177 công nhân đã qua đào tạo Hệ thống máy móc thiết bị phục vụ cho sảnxuất của Công ty cũng rất đa dạng và hiện đại, đáp ứng được yêu cầu của ngành vớihơn 500 chủng loại thiết bị thi công cơ giới, phương tiện vận tải thủy bộ Với những

nỗ lực không ngừng của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên trong công

ty nên từ ngày thành lập cho đến nay, đặc biệt sau khi Nhà nước chuyển nền kinh tế

từ kinh tế quản lý tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, Công ty luôn pháttriển một cách vững chắc trong quá trình sản xuất kinh doanh, hoàn thành các kếhoạch đặt ra và kế hoạch của cấp trên giao cho, tạo được uy tín trên thị trường vớikhách hàng và các nhà cung cấp

2.1.2 Đặc điểm tổ chức, kinh tế - kỹ thuật ảnh hưởng tới công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty

a Sơ đồ tổ chức của Công ty

Công ty cổ phần công trình đường thủy là doanh nghiệp Nhà nước hạch toánđộc lập, là thành viên của Tổng công ty xây dựng đường thủy hoạt động theo phâncấp của điều lệ Tổng công ty và điều lệ Công ty Bộ máy tổ chức của Công ty cổphần công trình đường thủy được khái quát theo sơ đồ sau:

Trang 26

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức Công ty cổ phần công trình đường thủy

PHÒNG

KINH

DOANH

PHÒNG TÀI CHÍNH

KẾ TOÁN

PHÒNG

TỔ CHỨC – HÀNH CHÍNH

PHÒNG VẬT TƯ – THIẾT BỊ

CHI

NHÁNH

4

CHI NHÁNH 12

CHI NHÁNH 18

CHI NHÁNH 20

CHI NHÁNH 75

CÔNG TRƯỜNG MỀM

ĐẠI HỘI ĐỒNG

CỔ ĐÔNG

Trang 27

* Đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị:

Quyết định phương hướng kế hoạch, dự án sản xuất – kinh doanh và các chủtrương lớn của Công ty

Quyết định việc hợp tác đầu tư, liên doanh kinh tế của Công ty, kế hoạch mởrộng kinh doanh trên cơ sở sử dụng tối ưu mọi nguồn lực mà Công ty có và tự huyđộng phù hợp với nhu cầu thị trường Quyết định các vấn đề tổ chức điều hành đểđảm bảo hiệu quả cao, quyết định việc phân chia lợi nhuận, phân phối lợi nhuận vàocác quỹ của Công ty Là chủ tài khoản của Công ty, trực tiếp ký các hợp đồng kinh

tế với khách hàng, phê chuẩn quyết toán của các đơn vị trực thuộc và duyệt tổngquyết toán của Công ty Quyết định việc chuyển nhượng, mua bán và cầm cố cácloại tài sản chung của Công ty theo quy định của Nhà nước, quyết định việc thànhlập mới, sát nhập giải thể các đơn vị sản xuất – kinh doanh thuộc vốn đầu tư củaCông ty

Quyết định việc đề bạt, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệmPhó giám đốc Công ty, Giám đốc các xí nghiệp trực thuộc, chi nhánh, kế toántrưởng Công ty và các chức danh khác trong Công ty Tổ chức thanh tra và xử lýcác vi phạm điều lệ Công ty, báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty và thực hiệnnộp Ngân sách hàng năm, có thể chỉ định trực tiếp các phòng, cá nhân thực hiệnnhiệm vụ mà không thông qua người phụ trách lĩnh vực đó

* Tổng giám đốc: ký quyết định phê duyệt bản kế hoạch và chỉ đạo tổ chứcthực hiện kế hoạch

* Các phó Tổng giám đốc Công ty: Là người giúp việc cho Tổng giám đốc,được Tổng giám đốc ủy quyền hoặc chịu trách nhiệm trong một số lĩnh vực chuyênmôn, chịu trách nhiệm trực tiếp với Tổng giám đốc về phần việc được phân công.Trong từng thời kỳ có thể được Tổng giám đốc ủy nhiệm trực tiếp quyết định một

số vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng giám đốc

* Phòng kinh doanh:

- Bám sát, tìm hiểu thị trường, xử lý thông tin, tham mưu cho Giám đốc vềcông tác tiếp thị thị trường, xây dựng hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Công ty xâydựng kế hoạch dài hạn và ngắn hạn trên cơ sở các hợp đồng kinh tế đã và sẽ được kíkết, năng lực của Công ty và từng đơn vị

- Chuẩn bị các thủ tục cho Giám đốc Công ty giao kế hoạch cho các đơn vịtrực thuộc Công ty Kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện kế hoạch, thực hiện cácthủ tục xây dựng cơ bản, cùng các đơn vị giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá

Trang 28

trình thi công đảm bảo nguyên tắc tiến độ, chất lượng, uy tín với khách hàng, giúpgiám đốc kiểm tra và tổng hợp tình hình trong quá trình thực hiện kế hoạch.

- Lập kế hoạch sản xuất, giao kế hoạch cho các xí nghiệp, các đội trực thuộc

và đôn đốc việc thực hiện kế hoạch theo tuần, tháng, quý, năm Công tác định mức,đơn giá phục vụ công tác đấu thầu công trình, ký kết hợp đồng kinh tế

* Phòng tài chính kế toán:

Chịu sự điều hành trực tiếp của Giám đốc Công ty và các cơ quan quản lýNhà nước, tổ chức hạch toán kế toán về các hoạt động của Công ty theo đúng pháplệnh kế toán thống kê của Nhà nước Quản lý toàn bộ vốn, nguồn vốn, quỹ trongtoàn Công ty, ghi chép phản ánh chính xác, kịp thời và có hệ thống diễn biến cácnguồn vốn, làm chức năng của Ngân hàng cho vay và là trung tâm thanh toán củacác đơn vị trong nội bộ Công ty, tổng hợp báo cáo tài chính, kết quả kinh doanh, lậpbáo cáo thống kê, phân tích hoạt động sản xuất – kinh doanh để phục vụ cho việckiểm tra thực hiện kế hoạch của Công ty

Giám đốc kế toán tài vụ đối với các đơn vị trực thuộc, kiểm soát và điềuhành mọi hoạt động liên quan đến công tác quản lý tài chính, thống kê kế toán củacác đơn vị thành viên, theo dõi và hướng dẫn các đơn vị trong việc lập kế hoạchthực hiện kế hoạch các loại vốn Theo dõi các đơn vị hạch toán kế toán, hướng dẫnlập các báo cáo về các nguồn vốn cấp, vốn vay nhận được, thực hiện thống kê – kếtoán theo pháp lệnh thống kê – kế toán, tham mưu cho ban giám đốc trong Công tytrong việc đấu thầu và giao khoán cho các đơn vị thi công từng công trình, cơ chếphân phối lợi nhuận, chỉ đạo các đơn vị thực hiện các chế độ quản lý tài chính cấptrên

Lập và quản lý kế hoạch tài chính kế toán theo kế hoạch sản xuất kinh doanhtháng, quý, năm của Công ty Phản ánh chính xác, kịp thời kết quả sản xuất kinhdoanh hàng quý để giúp giám đốc nắm được tình hình sản kinh doanh của Công ty,chỉ ra những mặt còn yếu kém trong công tác quản lý kinh tế cho Công ty

* Phòng tổ chức - hành chính:

Tham mưu cho giám đốc Công ty về tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh và

bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu sản xuất và phát triển của Công ty, quản lý hồ sơ

lý lịch nhân viên toàn Công ty, giải quyết thủ tục về chế độ tuyển dụng, thôi việc,

bổ nhiệm, bãi miễn, kỷ luật, khen thưởng, nâng lương, nghỉ chế độ, bảo hiểm xãhội, là thành viên của hội đồng thi đua và hội đồng kỷ luật của Công ty, quy hoạch

Trang 29

cán bộ, tham mưu cho giám đốc quyết định việc đề bạt và phân công cán bộ lãnhđạo và quản lý của Công ty và các đơn vị trực thuộc.

Xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, thi tay nghềcho cán bộ công nhân viên toàn Công ty, quản lý lao động tiền lương, xây dựng đơngiá tiền lương và xét duyệt chi phí tiền lương Cùng các phòng nghiệp vụ nghiêncứu việc tổ chức lao động khoa học, xây dựng định mức lao động, chi phí tiềnlương trên đơn vị sản phẩm cho các đơn vị trực thuộc Hướng dẫn các đơn vị lập sổsách thống kê, báo cáo về lao động - tiền lương

Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện công tác an toàn laođộng và vệ sinh lao động theo quy định của bộ luật lao động, công tác phòng chốngbão lũ, cháy nổ, công tác an ninh, bảo vệ, quân sự địa phương, quản lý hộ khẩu tậpthể, trong từng trường hợp được giám đốc Công ty ủy quyền đại diện cho người sửdụng lao động giải quyết các tranh chấp khiếu nại về lao động, chế độ chính sách,thỏa ước lao động và hợp đồng lao động

Công tác tổ chức, quản lý nhân lực, đào tạo, lao động, tiền lương, năng lực,nâng bậc, thi đua khen thưởng, giải quyết chế độ chính sách với người lao động

* Phòng vật tư – thiết bị:

- Quản lý thiết bị:

+ Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trực thuộc quản lý, khai thác các thiết

bị đúng quy trình, quy phạm Nghiên cứu cải tiến các trang thiết bị, dụng cụ sảnxuất, ứng dụng vào sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, tăng thời gian sử dụngtrang thiết bị, phù hợp với điều kiện thi công hiện trường, đảm bảo yêu cầu kỹ thuậtcho phép

+ Lập kế hoạch, phương án sửa chữa định kỳ các thiết bị, theo dõi, đônđốc kiểm tra chất lượng công tác bảo dưỡng sửa chữa định kỳ các thiết bị tại cácđơn vị, nghiên cứu tính năng kỹ thuật của các thiết bị mới, lập quy trình và hướngdẫn đơn vị quản lý sử dụng và khai thác các thiết bị Tham mưu cho ban giám đốcCông ty về khai thác thiết bị, kế hoạch đầu tư thiết bị, thanh lý thiết bị cũ hỏng hoặc

sử dụng kém hiệu quả, điều động các thiết bị trong Công ty phục vụ sản xuất và tổchức thực hiện

+ Tham mưu cho ban lãnh đạo Công ty về việc khen thưởng những cánhân và đơn vị quản lý khai thác thiết bị tốt và xử lý kỷ luật những cá nhân, đơn vịquản lý, khai thác thiết bị không đúng hướng dẫn, quy trình, quy phạm để xảy ramất an toàn, gây thiệt hại cho sản xuất và con người, tổng hợp báo cáo công tác

Trang 30

khai thác, sửa chữa thiết bị của các đơn vị và toàn Công ty, báo cáo giám đốc và cơquan cấp trên theo quy định.

- Quản lý vật tư

+ Nắm vững thông tin giá cả vật tư tại thời điểm theo khu vực thi côngphục cho công tác đấu thầu công trình và khoán công trình cho các đơn vị thi công,nắm vững kế hoạch thi công của từng công trình theo dự toán và các khối lượngphát sinh khác phục vụ cho việc quản lý hạn mức vật tư thi công và quyết toán côngtrình hoàn thành

+ Cung ứng vật tư cho các công trình theo lệnh của ban giám đốc nhưcác loại vật tư đặc chủng, các loại vật tư trong nước không sản xuất phải hợp đồngmua của nước ngoài, các công trình có khối lượng vật tư lớn tập trung, nắm chắctình hình vật tư tồn đọng của các đơn vị, công trình, tham mưu cho giám đốc điềuchỉnh vật tư nội bộ giữa các đơn vị trong Công ty, làm trọng tài giữa các đơn vị vềgiá cả điều chuyển, đề xuất phương án khai thác vật tư sử dụng luân chuyển nhiềulần trong thi công

+ Thường xuyên kiểm tra việc chấp hành các quy định trong công táccung ứng, quản lý, sử dụng vật tư của các đơn vị, có quyền đình chỉ việc cung ứngvật tư đối với các chủng loại vật tư có chất lượng kém, không đúng quy định, giáthành cao trong thời điểm hiện tại của thị trường Đề nghị khen thưởng các đơn vị,

cá nhân thực hiện tốt các quy định về cung ứng, quản lý vật tư và ngược lại, hướngdẫn đôn đốc các đơn vị thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và thực hiện kiểm kê tồnkho 6 tháng hoặc 1 năm, tham gia phân tích hoạt động kinh tế, xét quyết toán cáccông trình đã hoàn thành kế hoạch năm đơn vị

+ Lập kế hoạch cung ứng vật tư theo kế hoạch sản xuất kinh doanh củaCông ty Tìm kiếm nguồn hàng, mua bán vật tư, phụ tùng tốt rẻ, góp phần hạ giáthành

+ Xây dựng phương án quản lý, sử dụng tiết kiệm vật tư đảm bảo hiệuquả Kiểm tra chất lượng vật tư đưa vào các công trình do các đơn vị cơ sở tự mua

b Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật

* Đặc điểm sản phẩm của Công ty:

Sản phẩm có quy mô lớn, kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, thời giansản xuất lâu dài Sản phẩm của Công ty hoàn thành không nhập kho mà được tiêuthụ ngay theo giá dự toán hoặc theo giá thỏa thuận với chủ đầu tư (giá đấu thầu), do

Trang 31

đó tính chất của hàng hóa không thể hiện rõ (vì đã quy định giá cả, người mua,người bán trước khi xây dựng thông qua hợp đồng giao nhận thầu).

Sản phẩm của Công ty lại cố định tại nơi sản xuất, còn các điều kiện sản xuất(máy móc, thiết bị thi công, người lao động) phải di chuyển theo địa điểm đặt sảnphẩm

Sản phẩm từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trình bàn giao vàđưa vào sử dụng thường kéo dài Nó phụ thuộc vào quy mô, tính phức tạp về kỹthuật của công trình Quá trình thi công lại chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giaiđoạn lại chia thành nhiều công việc khác nhau, công việc lại thường diễn ra ngoàitrời chịu tác động rất lớn của các nhân tố môi trường

* Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất

Quy trình công nghệ sản xuất là dây chuyền sản xuất sản phẩm của cácdoanh nghiệp Mỗi loại doanh nghiệp có một loại sản phẩm thì sẽ có quy trình côngnghệ của riêng loại sản phẩm đó Công ty cổ phần công trình đường thủy là đơn vịsản xuất các sản phẩm xây dựng, các dịch vụ sửa chữa, trùng tu các loại máy mócthiết bị Hơn nữa, các công trình mà Công ty xây dựng thường có quy mô lớn, rộngkhắp lại mang tính trọng điểm, liên hoàn nên quy trình công nghệ sản xuất củaCông ty không phải là những máy móc thiết bị hay dây chuyền sản xuất tự động mà

là quy trình đấu thầu, thi công, bàn giao các công trình xây dựng, máy móc sửachữa một cách liên hoàn

Có thể khái quát quy trình công nghệ sản xuất của Công ty cổ phần côngtrình đường thủy như sau:

- Giai đoạn đấu thầu công trình

Giai đoạn dự thầu: chủ đầu tư thông báo đấu thầu hoặc gửi thư mời thầu tớiCông ty, Công ty sẽ mua hồ sơ dự thầu mà chủ đầu tư đã bán Căn cứ vào biện phápthi công hồ sơ kỹ thuật, lao động, tiền lương của hồ sơ mời thầu và các điều kiệnkhác, Công ty phải làm các thủ tục sau:

+ Lập biện pháp thi công và tiến độ thi công

+ Lập dự toán và xác định giá bỏ thầu

+ Giấy bảo lãnh dự thầu của Ngân hàng

+ Cam kết cung ứng tín dụng

- Giai đoạn trúng thầu công trình

Khi trúng thầu công trình, chủ đầu tư có quyết định phê duyệt kết quả màCông ty đã trúng

Trang 32

+ Công ty cùng chủ đầu tư thương thảo hợp đồng.

+ Lập hợp đồng giao nhận thầu và ký kết

+ Thực hiện bảo lãnh – thực hiện hợp đồng của Ngân hàng

+ Tạm ứng vốn theo hợp đồng và luật xây dựng quy định

- Giai đoạn thi công công trình

+ Lập và báo cáo biện pháp tổ chức thi công, trình bày tiến độ thi côngtrước chủ đầu tư và được chủ đầu tư chấp thuận

+ Bàn giao và nhận tim mốc mặt bằng

+ Thi công công trình theo biện pháp tiến độ đã lập

- Giai đoạn nghiệm thu công trình

+ Giai đoạn nghiệm thu từng phần: công trình xây dựng thường có nhiềugiai đoạn thi công và phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết Vì vậy Công ty và chủđầu tư thường quy định nghiệm thu công trình theo từng giai đoạn Công ty cùngchủ đầu tư xác định giá trị công trình đã hoàn thành và ký vào văn bản nghiệm thucông trình theo từng giai đoạn đã ký trong hợp đồng Thường thì khi nghiệm thuhoàn thành, từng giai đoạn chủ đầu tư lại ứng một phần giá trị của giai đoạn tiếptheo của công trình

+ Tổng nghiệm thu và bàn giao: Lúc này công trình đã hoàn thành theođúng tiến độ và giá trị khối lượng trong hợp đồng Công ty sẽ thực hiện các thủ tụcsau:

- Lập dự toán và trình chủ đầu tư phê duyệt

- Chủ đầu tư phê duyệt và thanh toán tới 95% giá trị công trìnhcho Công ty, giữ lại 5% giá trị bảo hành công trình ( hoặc thông qua ngân hàng bảolãnh cho Công ty )

- Giai đoạn thanh lý hợp đồng: Là thời gian bảo hành công trình

đã hết, công trình đảm bảo giá trị hợp đồng đã thỏa thuận giữa hai bên Lúc nàyCông ty đã nhận 5% giá trị công trình còn lại và hai bên là chủ đầu tư và Công ty kývào văn bản thanh lý hợp đồng đã ký theo quy định của pháp luật, chấm dứt quan hệkinh tế giữa chủ đầu tư và Công ty tại thời điểm văn bản thanh lý có hiệu lực

* Đặc điểm máy móc thiết bị:

Công ty đã thi công nhiều công trình đòi hỏi tiêu chuẩn kỹ thuật cao như tôntạo đảo Đá Tây – Quần đảo Trường Sa, Cảng nhà máy Kính nổi Đáp Cầu, Bếncảng phân đoạn 14-17 cảng Dịch vụ Dầu, Cảng Gò Dầu B, …Các phương tiện thicông của Công ty như máy xúc, máy ủi, máy đầm, máy đóng cọc, máy ép cọc thủy

Trang 33

lực, cần trục, trạm trộn bê tông, các thiết bị gia công cơ khí đều được nhập khẩu từcác nước tiên tiến như Nga, Nhật, Trung Quốc, Đức…Các sản phẩm xây lắp củacông ty đã đáp ứng các tiêu chuẩn xây dựng đề ra và các yêu cầu do chủ đầu tư đặtra.

* Đặc điểm nhân sự

Công nghệ máy móc dù có hiện đại đến đâu cũng phải phù hợp với trình độ

và tính chất của lực lượng sản xuất Trong những năm qua, phòng Tổ chức – hànhchính của Công ty đã không ngừng nâng cao hoạt động của mình bằng việc tuyểndụng đúng người, đúng việc; từng bước hoàn thiện công tác trả lương, thưởng chongười lao động để khuyến khích người lao động trong công việc; đào tạo và đào tạolại tay nghề cho người lao động…

Bảng 2.1 Lực lượng lao động Công ty cổ phần công trình đường thủy

Trong đó:

Bao gồm: +Lao động nam 67 người +Lao động nữ 11 người

Bao gồm: +Lao động nam 23 người +Lao động nữ 06 người

Bao gồm: +Lao động nam 173 người +Lao động nữ 04 người

( Nguồn: Công ty cổ phần công trình đường thủy )

* Đặc điểm tài chính

Trang 34

Bất kỳ doanh nghiệp nào khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh thì vấn

đề quan tâm hàng đầu là vấn đề tài chính bởi vì có nguồn lực tài chính thì doanhnghiệp mới có khả năng thực hiện sản xuất kinh doanh

Tổng số vốn điều lệ của Công ty cổ phần công trình đường thủy là17.500.000.000 đồng

Bảng 2.2 Vốn điều lệ và cơ cấu cổ phần phát hành

2 Cán bộ công nhân viên 514.304 5.143.040.000 29,39

3 Cổ đông ngoài công ty 350.000

Giá bán khởi điểm10.010 đồng/1 cổphần

20

( Nguồn: Công ty cổ phần công trình đường thủy )

Theo bảng cơ cấu vốn điều lệ ở trên thì Nhà nước – Tổng công ty xây dựngđường thủy là cổ đông lớn nhất của Công ty (chiếm hơn 50% tổng giá trị vốn góp)

Vì vậy, Tổng công ty xây dựng đường thủy có quyền tham gia điều hành các hoạtđộng lớn trong Công ty, mọi quyết định cũng như các bản kế hoạch cũng cần cóTổng công ty thông qua và phê duyệt Hơn nữa, Tổng công ty xây dựng đường thủy

là một tổ chức lớn, có bề dày thành tích và kinh nghiệm trên thị trường xây dựngcác công trình đường thủy, nên việc Tổng công ty tham gia với tư cách là cổ đônglớn nhất của Công ty không những là một thế mạnh về tài chính mà còn tạo dựngcho Công ty một uy tín trên thị trường

2.2 Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh.

2.2.1 Hệ thống kế hoạch của Công ty.

Kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là các công việc dự kiến sẽthực hiện trong thời gian tiếp theo gồm các chỉ tiêu kinh tế như giá trị sản lượng,doanh thu, nộp ngân sách, sản phẩm sản xuất chủ yếu, kim ngạch xuất khẩu, tổngvốn đầu tư thực hiện, số người đang làm việc, lợi nhuận,… Ở Công ty cổ phần công

Trang 35

trình đường thủy, việc lập kế hoạch được tiến hành theo từng giai đoạn (ngắn hạn,trung hạn, dài hạn) và phù hợp với từng loại hình sản xuất của Công ty.

2.2.1.1 Hệ thống kế hoạch của Công ty

Hiện nay, việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty được chia làmhai loại chủ yếu sau:

- Kế hoạch ngắn hạn: kế hoạch tháng, quý, nửa năm

- Kế hoạch dài hạn: kế hoạch cho từng năm tài chính (kế hoạch hàng năm)

Để định hướng chiến lược phát triển lâu dài, Công ty còn có kế hoạch dàihạn, kế hoạch chiến lược kéo dài trong thời gian từ 5 đến 10 năm

* Kế hoạch 5 năm, định hướng 10 năm, có xét đến 20 năm

- Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch và thị trường sản xuất kinhdoanh, công tác chỉ đạo, điều hành và công tác quản lý mọi hoạt động sản xuất kinhdoanh kỳ trước Những mặt làm được, chưa làm được, nguyên nhân ảnh hưởng vàbài học kinh nghiệm cũng được làm rõ

- Xác định mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu kỳ kế hoạch; tốc độ phát triển giá trịsản xuất kinh doanh; cơ cấu ngành nghề, trong đó cần xác định ngành nghề mũinhọn để phát triển doanh nghiệp; dự báo các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu và xây dựngcác biện pháp chính để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đề ra

- Các loại kế hoạch:

+ Kế hoạch Marketing

+ Kế hoạch sản xuất kinh doanh

+ Kế hoạch đầu tư

+ Kế hoạch nhân sự

+ Kế hoạch tài chính – tín dụng

* Kế hoạch năm, quý

- Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh nămtrước về: thị trường sản xuất kinh doanh, thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu tiến độ, cácmặt quản lý về chỉ đạo điều hành sản xuất, đổi mới doanh nghiệp, quản lý kỹ thuật,kinh tế, tài chính, đào tạo, đầu tư,… cần làm rõ những mặt làm được, chưa làmđược, nguyên nhân, các bài học kinh nghiệm

- Xác định nhiệm vụ, mục tiêu, tiến độ khối lượng kế hoạch, tính toán các chỉtiêu kinh tế chủ yếu và xây dựng các biện pháp chính và các biện pháp tổ chức quản

lý, điều hành sản xuất, tổ chức đổi mới doanh nghiệp, kỹ thuật, kinh tế, tài chính,đào tạo, đầu tư… để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch đề ra

Trang 36

* Kế hoạch tổng hợp: bao gồm các kế hoạch như trên nhưng chia ra các quý.

2.2.1.2 Yêu cầu của kế hoạch

Thứ nhất, bản kế hoạch phải đảm bảo tính đầy đủ, khoa học, tiên tiến, sát

thực, phù hợp với điều kiện thị trường và năng lực của doanh nghiệp Nó phải baoquát được toàn diện các kế hoạch tác nghiệp trong doanh nghiệp, là bản tổng hợpcủa nhiều kế hoạch chức năng của các phòng ban nghiệp vụ Bản kế hoạch phảiđược xây dựng trên cơ sở những số liệu thực tế thu thập được từ các xí nghiệp, cáccông trường thi công và cả những thay đổi liên tục về chính sách, giá cả… trên thịtrường Kế hoạch xây dựng phải gắn với thị trường, lấy thị trường để quyết địnhmọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Bản kế hoạch sau phải tốthơn bản kế hoạch trước, khắc phục được những thiếu sót của bản kế hoạch trước.Nhưng cũng phải tính toán xem khả năng và nguồn lực của Công ty tới đâu để xâydựng kế hoạch cho phù hợp

Thứ hai, bản kế hoạch phải đảm bảo tính khả thi và tính cân đối Kế hoạch

khi xây dựng phải tính toán xem liệu bản kế hoạch này có thực hiện được không?Thực hiện đến đâu? Hơn nữa, kế hoạch xây dựng nên còn cần phải cân đối hài hòavới các kế hoạch khác, phù hợp với mục tiêu định hướng chiến lược của Công ty,đồng thời cũng phải hài hòa với năng lực hiện có của Công ty

Thứ ba, tính pháp lệnh và tính quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh

cũng là yêu cầu không thể thiếu của bản kế hoạch Bản kế hoạch phải thể hiện đượcchủ trương, tinh thần, yêu cầu của các cấp lãnh đạo nhằm quản lý hoạt động sảnxuất kinh doanh ở cấp dưới Dù bản kế hoạch có linh hoạt bao nhiêu nhưng cũng chỉmang tính linh hoạt tương đối mà không thể thiếu các chỉ tiêu mang tính pháp lệnh,bắt buộc

2.2.1.3 Căn cứ xây dựng kế hoạch

* Căn cứ vào các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật và các chỉ tiêu kế hoạch do Tổng công ty xây dựng đường thủy giao.

Hàng năm, Công ty sẽ nhận quyết định giao kế hoạch sản xuất kinh doanh doTổng công ty gửi xuống sau khi Tổng công ty đã nhận được bản báo cáo thực hiệncác chỉ tiêu kế hoạch năm trước của Công ty

Ngoài ra, Công ty còn nhận các bản báo cáo công việc do các xí nghiệp gửilên, tình hình thực hiện Ngoài lấy các tiêu chuẩn này làm căn cứ chung để xâydựng kế hoạch, Công ty còn tùy thuộc vào điều kiện khách quan, chủ quan khác để

Trang 37

ban hành các tiêu chuẩn, định mức khác làm căn cứ cho công tác xây dựng kếhoạch.

Sau khi nhận các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật do Tổng công ty giaoxuống, Công ty sẽ kết hợp với các chỉ tiêu xí nghiệp gửi lên để xây dựng các chỉtiêu kế hoạch cho toàn Công ty Để đạt được các chỉ tiêu, tiêu chuẩn do Tổng công

ty đề ra, phòng kinh doanh phải kết hợp cùng với các phòng ban có liên quan cùngvới sự tham mưu của ban giám đốc Công ty sẽ quyết định nội dung kế hoạch sảnxuất kinh doanh trong thời gian tới

* Căn cứ vào kết quả nghiên cứu và dự báo thị trường

Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lớnmạnh thì phải lấy thị trường là trung tâm cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanhcủa mình, thị trường chính là nơi quyết định sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào?Sản xuất cho ai? Do vậy nghiên cứu thị trường là công việc cần thiết đầu tiên đốivới bất cứ doanh nghiệp nào trong quá trình kinh doanh Một doanh nghiệp khôngthể khai thác hết tiềm năng của mình cũng như không thỏa mãn tốt được nhu cầucủa khách hàng nếu không có được đầy đủ các thông tin chính xác về thị trường Vìvậy nghiên cứu thị trường là khâu quan trọng đầu tiên làm cơ sở cho việc lập kếhoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của Công ty trong điều kiện nền kinh tế thịtrường mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay Thông qua việc nghiêncứu thị trường, Công ty sẽ nắm được những thông tin về giá cả, tình hình cung cầu

về sản phẩm mà Công ty sản xuất để đề ra những phương án chiến lược và lập kếhoạch kinh doanh cho Công ty Và Công ty cổ phần công trình đường thủy cũngphải tuân thủ quy luật này nếu muốn tồn tại và phát triển Khi tiến hành nghiên cứunhu cầu thị trường đối với lĩnh vực xây dựng, bao gồm cả công tác thi công xây lắp,sản xuất công nghiệp và kinh doanh vật tư vận tải dịch vụ, Công ty cũng xem xét sựtác động của các yếu tố khách quan và chủ quan Mà yếu tố gây ảnh hưởng trựctiếp, không nhỏ tới hoạt động của Công ty đó là môi trường bên ngoài, hay chính làthị trường

Thị trường trong lĩnh vực xây dựng chính là mạng lưới các công trình, các

dự án đầu tư xây dựng, các hợp đồng kinh tế mà Công ty đã và đang triển khai hoặcđang tiếp thị, cộng thêm các công trình dự kiến sẽ thi công trong thời gian tới Đốivới Công ty cổ phần công trình đường thủy, một mặt do đã có gần 40 năm kinhnghiệm trong lĩnh vực xây dựng, mặt khác lại có một hệ thống các đơn vị trực thuộc

và các đơn vị có liên quan nằm rải rác suốt từ Bắc tới Nam, cho nên khi thành lập

Trang 38

tới nay, thị trường của Công ty rất rộng Vì vậy, để có thể lập kế hoạch sản xuấtkinh doanh thực sự sát thực và hiệu quả, Công ty cần có những nghiên cứu tìm hiểu

cụ thể cho từng thị trường, từng sản phẩm của mình

Để lập kế hoạch mang tính ngắn hạn (tháng, quý, năm) thì phòng kinh doanhcần căn cứ vào các dự án hiện có của Công ty nhằm xây dựng các chỉ tiêu kếhoạch.Cụ thể là căn cứ vào nhiệm vụ, tiến độ, khối lượng các dự án, công trình hiện

có, công trình được Tổng công ty giao

Đối với các kế hoạch dài hạn (5-10 năm) thì căn cứ vào tốc độ tăng trưởngbình quân của toàn ngành (10%/năm giai đoạn 2006-2010) và tốc độ tăng trưởngtừng lĩnh vực sản phẩm để từ đó dự báo nhu cầu thị trường, dự báo các chỉ tiêu kinh

tế chủ yếu và khả năng phát triển của chính Công ty nhằm xây dựng các chỉ tiêu dàihạn

* Căn cứ vào năng lực hiện có của Công ty

Khi tiến hành lập kế hoạch thì người ta phải căn cứ vào khả năng hiện có củaCông ty để biết được hiện nay Công ty đang đứng ở đâu, năng lực sản xuất kinhdoanh là bao nhiêu, công nghệ như thế nào? Để trả lời được câu hỏi đó, Công typhải xem xét đánh giá năng lực chủ yếu về các mặt sau: năng lực về số lượng máymóc thiết bị, công nghệ, lao động, năng lực sản xuất của Công ty, năng lực về tiềnvốn, năng lực tổ chức chỉ đạo, điều hành và quản lý sản xuất kinh doanh, nguồnnhân lực sẵn có và trình độ tay nghề công nhân của đơn vị

* Căn cứ vào kết quả đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm trước

Khi lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, ngoài việc căn cứ vàonhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch năm, chỉ tiêu kế hoạch do Tổng công ty giaoxuống, năng lực hiện có của Công ty, kết quả nghiên cứu và dự báo thị trường thìCông ty còn phải căn cứ vào tình hình đánh giá kế hoạch thực hiện năm trước, tức

là xem xét khả năng thực hiện kế hoạch là bao nhiêu, đạt được những kết quả gì vàcòn tồn tại những gì… để từ đó đề ra kế hoạch cho năm tới

Trong Công ty thường xây dựng kế hoạch tháng, sau mỗi một tháng Công tythường tổng kết đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đặt ra để làm cơ sở cho việc

đề ra kế hoạch cho tháng tiếp theo

2.2.2 Nội dung của bản kế hoạch sản xuất kinh doanh

Trang 39

2.2.2.1 Hệ thống các chỉ tiêu kế hoạch

Bản kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty bao gồm chỉ tiêu về doanhthu Chỉ tiêu này được xây dựng dựa trên các số liệu tổng hợp, nghiên cứu và tổnghợp thông tin thực tế từ các hợp đồng đã kí kết với khách hàng, dự kiến các côngtrình đưa vào thực hiện trong năm kế hoạch, từ yêu cầu của khách hàng, khả năngđáp ứng nhu cầu khách hàng của đơn vị sản xuất của Công ty Trong điều kiệnCông ty hoạt động theo cơ chế cổ phần, công tác xây dựng kế hoạch còn phải xétđến giá trị cổ tức trả cho cổ đông, việc bảo toàn và phát triển vốn để duy trì Công typhát triển

2.2.2.2 Nội dung của bản kế hoạch

a Bản kế hoạch tổng thể

Bản kế hoạch sản xuất kinh doanh tổng thể gồm có:

* Bảng tổng hợp kế hoạch năm tới

Gồm chỉ tiêu kế hoạch về doanh thu và sản lượng của toàn Công ty và cácđơn vị gồm có:

- Khối cơ quan Công ty

- Chi nhánh Công ty

* Kế hoạch sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên:

Sau khi bản kế hoạch sản xuất tổng thể được xây dựng xong, phòng kế hoạch

sẽ căn cứ vào mục tiêu chung của Công ty và căn cứ vào năng lực của từng đơn vị

để giao kế hoạch sản xuất cụ thể Bản kế hoạch này gồm các thông tin: công trình,giai đoạn, sản lượng, doanh thu

* Các công trình cụ thể:

- Bản chi tiết kế hoạch của các công trình cầu tàu, bến cảng, cảng cá

- Bản chi tiết kế hoạch của các công trình triền, đà, ụ tàu

- Bản chi tiết kế hoạch của các công trình kè, kè bờ

- Bản chi tiết kế hoạch của các công trình cầu đường, đường bộ

Bản kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty được Hội đồng quản trị củaCông ty phê duyệt là cơ sở để các đơn vị quản lý, triển khai, xây dựng các kế hoạchphục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh của Công ty như: kế hoạch mua sắm vật

tư thiết bị, kế hoạch tài chính, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực…

b Bản kế hoạch chỉ đạo sản xuất

Trang 40

Trong mỗi tháng, Công ty sẽ có từng bản kế hoạch sản xuất tháng Kèm theo

đó là các kế hoạch chỉ đạo sản xuất tháng đó Kế hoạch chỉ đạo sản xuất là sự cụ thểhóa của kế hoạch sản xuất tổng thể

Bản kế hoạch chỉ đạo sản xuất gồm các chỉ tiêu về: hạng mục, giá trị doanhthu Các chỉ tiêu này được xây dựng dựa trên tổng hợp từ năng lực thực tế của cácđơn vị, kết hợp với mục tiêu chung của Công ty Các chỉ tiêu này mang tính địnhhướng, còn các chỉ tiêu cụ thể sẽ do các đơn vị tự xây dựng nhằm nâng cao năng lực

tự chủ của các đơn vị Do vậy, các chỉ tiêu này tương đối phù hợp với khả năng củacác đơn vị Sau khi phòng kinh doanh phối hợp với các đơn vị sẽ xây dựng nên kếhoạch giao cho các đơn vị sản xuất

c Bản kế hoạch điều chỉnh

Sau khi thực hiện các giai đoạn của bản kế hoạch sản xuất, các phòng bancũng như các đơn vị trong Công ty nếu có bất kì thay đổi nào, dẫn tới việc khôngđảm bảo chỉ tiêu hoặc có khả năng vượt chỉ tiêu thì sẽ báo cáo với phòng kinhdoanh Không chỉ vậy, tuy kế hoạch lập có tính đến yếu tố thị trường nhưng thịtrường vốn luôn biến động không ngừng do đó không tránh khỏi những ảnh hưởngnhất định tới các chỉ tiêu kế hoạch Do đó đến khoảng tháng 11, phòng kinh doanh

sẽ căn cứ theo báo cáo của các đơn vị thành viên, lập kế hoạch điều chỉnh, trìnhTổng giám đốc và Hội đồng quản trị phê duyệt điều chỉnh Công tác này phải hoànthành trước ngày 30 tháng 11 hàng năm

2.2.3 Quy trình xây dựng kế hoạch.

Quy trình xây dựng kế hoạch của Công ty cổ phần công trình đường thủyđược khái quát qua sơ đồ sau:

Hình 2.2 Sơ đồ quy trình xây dựng kế hoạch

Ngày đăng: 16/04/2013, 09:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Kế hoạch kinh doanh – Ths.Bùi Đức Tuân, NXB Lao động – Xã hội – 2005 Khác
2. Giáo trình Kế hoạch hóa phát triển – PGS.TS.Ngô Thắng Lợi, NXB Đại học Kinh tế quốc dân – 2009 Khác
3. Giáo trình Chiến lược kinh doanh – PGS.TS.Vũ Thị Ngọc Phùng, TS.Phan Thị Nhiệm, NXB Thống kê Khác
4. Giáo trình Dự báo phát triển kinh tế - xã hội – TS.Lê Huy Đức, GVC.Trần Đại, NXB Thống kê - 2003 Khác
5. Giáo trình Chương trình và dự án phát triển kinh tế xã hội Khác
6. Tài liệu báo cáo của Công ty cổ phần công trình đường thủy Khác
7. Trang web www.vinawaco.com.vn 8. Trang web www.saga.vn Khác
9. Trang web www.civicus.org 10. Thời báo kinh tế Việt Nam 11. Tạp chí Kinh tế phát triển Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Quy trình kế hoạch hóa PDCA - Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần công trình đường thủy Vinawaco
Hình 1.1. Quy trình kế hoạch hóa PDCA (Trang 4)
Hình 1.1. Quy trình kế hoạch hóa PDCA - Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần công trình đường thủy Vinawaco
Hình 1.1. Quy trình kế hoạch hóa PDCA (Trang 4)
Hình 1.2. Các bước soạn lập kế hoạch - Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần công trình đường thủy Vinawaco
Hình 1.2. Các bước soạn lập kế hoạch (Trang 16)
Hình 1.2. Các bước soạn lập kế hoạch - Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần công trình đường thủy Vinawaco
Hình 1.2. Các bước soạn lập kế hoạch (Trang 16)
Hình 1.3. Mối quan hệ giữa các kế hoạch chức năng trong doanh nghiệp - Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần công trình đường thủy Vinawaco
Hình 1.3. Mối quan hệ giữa các kế hoạch chức năng trong doanh nghiệp (Trang 19)
Hình 1.3. Mối quan hệ giữa các kế hoạch chức năng trong doanh nghiệp - Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần công trình đường thủy Vinawaco
Hình 1.3. Mối quan hệ giữa các kế hoạch chức năng trong doanh nghiệp (Trang 19)
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức Công ty cổ phần công trình đường thủy - Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần công trình đường thủy Vinawaco
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức Công ty cổ phần công trình đường thủy (Trang 25)
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức Công ty cổ phần công trình đường thủy - Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần công trình đường thủy Vinawaco
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức Công ty cổ phần công trình đường thủy (Trang 25)
Bảng 2.2. Vốn điều lệ và cơ cấu cổ phần phát hành - Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần công trình đường thủy Vinawaco
Bảng 2.2. Vốn điều lệ và cơ cấu cổ phần phát hành (Trang 33)
- Số lao động có trình độ trung học, cao đẳng 29 người - Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần công trình đường thủy Vinawaco
lao động có trình độ trung học, cao đẳng 29 người (Trang 33)
Bảng 2.2. Vốn điều lệ và cơ cấu cổ phần phát hành - Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần công trình đường thủy Vinawaco
Bảng 2.2. Vốn điều lệ và cơ cấu cổ phần phát hành (Trang 33)
Theo bảng cơ cấu vốn điều lệ ở trên thì Nhà nước – Tổng công ty xây dựng đường thủy là cổ đông lớn nhất của Công ty (chiếm hơn 50% tổng giá trị vốn góp) - Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần công trình đường thủy Vinawaco
heo bảng cơ cấu vốn điều lệ ở trên thì Nhà nước – Tổng công ty xây dựng đường thủy là cổ đông lớn nhất của Công ty (chiếm hơn 50% tổng giá trị vốn góp) (Trang 34)
Hình 2.2. Sơ đồ quy trình xây dựng kế hoạch - Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần công trình đường thủy Vinawaco
Hình 2.2. Sơ đồ quy trình xây dựng kế hoạch (Trang 40)
Hình 2.2. Sơ đồ quy trình xây dựng kế hoạch - Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần công trình đường thủy Vinawaco
Hình 2.2. Sơ đồ quy trình xây dựng kế hoạch (Trang 40)
Bảng 3.1. Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2010 - Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần công trình đường thủy Vinawaco
Bảng 3.1. Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2010 (Trang 59)
3.3.3. Phương pháp xây dựng kế hoạch dựa trên mô hình nghiên cứu và dự báo môi trường ngành. - Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần công trình đường thủy Vinawaco
3.3.3. Phương pháp xây dựng kế hoạch dựa trên mô hình nghiên cứu và dự báo môi trường ngành (Trang 64)
Hình 3.1. Mô hình năm áp lực cạnh tranh của M.Porter - Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần công trình đường thủy Vinawaco
Hình 3.1. Mô hình năm áp lực cạnh tranh của M.Porter (Trang 64)
Hình 3.2. Sơ đồ quy trình lập kế hoạch mới - Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần công trình đường thủy Vinawaco
Hình 3.2. Sơ đồ quy trình lập kế hoạch mới (Trang 69)
Hình 3.2. Sơ đồ quy trình lập kế hoạch mới - Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần công trình đường thủy Vinawaco
Hình 3.2. Sơ đồ quy trình lập kế hoạch mới (Trang 69)
Hình 3.3. Mô hình SWOT - Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần công trình đường thủy Vinawaco
Hình 3.3. Mô hình SWOT (Trang 71)
Hình 3.3. Mô hình SWOT - Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần công trình đường thủy Vinawaco
Hình 3.3. Mô hình SWOT (Trang 71)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w