Chỉ dẫn thiết kế hầm đi bộ

15 1.3K 7
Chỉ dẫn thiết kế hầm đi bộ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chỉ dẫn thiết kế,hầm đi bộ

Đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ thiết kế và xây dựng hầm GTĐT ở Việt Nam Chỉ dẫn thiết kế Hầm đi bộ 1 CHỈ DẪN THIẾT KẾ HẦM ĐI BỘ 1. Các thuật ngữ 1.1 Mác bê tông là cường độ nén mẫu tiêu chuẩn bê tông tại thời điểm 28 ngày sau khi đổ. 1.2 Hệ số phản lực nền đất là trị số thể hiện áp lực đất tác dụng trở lại kết cấu do đất bị biến dạng. 1.3 Góc nội ma sát đất là trị số thể hiện ma sát giữa các hạt đất. 1.4 Áp lực đất chủ động: dưới tác dụng của đất phía sau, tường bị chuyển dịch hoặc bị quay về phía trước nhằm giảm bớt áp lực dẫn tới hình thành một nêm đất trượt dọc mặt sau tường, tạo ra một sự cân bằng mới. Chính khối đất này đã tạo ra một áp lực ngang sau lưng tường và được gọi là áp lực đất chủ động. 1.5 Áp lực đất tĩnh: dưới tác dụng của đất phía sau nhưng do tường quá vững chắc nên nó không bị dịch chuyển hay bị quay và vẫn tạo được sự cân bằng. áp lực đất tác dụng nên tường khi đó được gọi là áp lực đất tĩnh. Như vậy áp lực đất tĩnh lớn hơn áp lực đất chủ động. 1.6 Áp lực thuỷ tĩnh: là áp lực nước tác dụng lên kết cấu. 1.7 Cấp chống thấm: là trị số áp lực nước tính bằng át mốt phe tác dụng trên bề mặt mà kết cấu vẫn chịu được không cho nước thấm qua. 1.8 Tải trọng xe thiết kế: là trọng lượng của loại xe giả định dùng để thiết kế kết cấu. 1.9 Tổ hợp tải trọng là nhóm các tải trọng có thể xảy đồng thời tại một thời điểm nào đó trong suốt quá trình thi công và sử dụng kết cấu. 1.10 Hệ số tải trọng: là các trị số xét tới các khả năng bị sai khác giữa thực tế sử dụng và giá trị tính toán. 1.11 Thân hầm: là phần chính nằm ngang dưới lòng đường 1.12 Cửa hầm: là phần nằm trên vỉa hè có bố trí cầu thang lên xuống hầm 1.13 Mái hầm là phần mái che đường xuống hầm. 2. Nghiên cứu đầu tư xây dựng hầm đi bộ 2.1 Nghiên cứu quy hoạch xây dựng đô thị Cần phải nghiên cứu quy hoạch một cách đầy đủ để có cơ sở hình thành ý tưởng đầu tư. Quy hoạch đô thị nghiên cứu phải được lập cho tương lai với khoảng thời gian tối thiểu 10 tới 20 năm. 2.2 Điều tra lưu lượng người đi bộ Việc điều tra lưu lượng người đi bộ phải dựa trên cơ sở quy hoạch chung hạ tầng, liên quan tới các chính sách phát triển vận tải của đô thị. Ví dụ chiến lược hạn chế giao thông cá nhân, phát triển giao thông công cộng có ảnh huởng rất lớn tới số lượng người đi bộ. 2.3 Lựa chọn quy mô và vị trí đặt hầm đi bộ Quy mô hầm đi bộ dựa trên việc phân tích lưu lượng người đi bộ tại các giờ cao điểm và khả năng thông qua của đường hầm. Theo các nghiên cứu thì khả năng thông qua đường hầm rộng 4m là 2000người/giờ, còn tại cầu thang rộng 2.5m là Đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ thiết kế và xây dựng hầm GTĐT ở Việt Nam Chỉ dẫn thiết kế Hầm đi bộ 2 1500 người/giờ. Tuy vậy kích thước tối thiểu đường hầm theo phương ngang không nhỏ quá 3m còn theo phương đứng không nhỏ hơn 2.3m. Vị trí đặt hầm trên nguyên tắc tạo sự thuận tiện nhất cho người đi bộ. Hầm thường bố trí tại các nút giao lớn, nhà ga, bến tàu xe, các khu thương mại, trường học hay nơi tập trung đông dân cư. Một số dạng bố trí hầm đi bộ tại các nút giao 3. Công tác khảo sát địa hình 3.1 Phạm vi đo vẽ bình đồ Bình đồ được lập tỷ lệ 1/500. Phạm vi đo vẽ tối thiểu 50m ra hai bên tính từ tim hầm. Bình đồ cần phải thể hiện chi tiết địa hình địa vật phục vụ cho công tác thiết kế và tổ chức thi công. 3.2 Đo vẽ trắc dọc và đóng cọc tim hầm Trắc dọc hầm được đo với tỷ lệ1/200. Phạm vi đo vẽ 20m về hai phía tính từ tường đầu hầm. Cần phải đóng cọc tim hầm, với hầm thẳng tối thiểu đóng hai cọc. Độ chính xác cọc tim hầm tương đương các điểm đường chuyền cấp II. 3.3 Lập lưới khống chế Lập lưới tam giác giải tích cấp I phục vụ cho công tác định vị hầm. 4. Công tác thăm dò địa chất và nước ngầm 4.1 Khoan địa chất Công tác khoan được thực hiện bằng máy khoan xoay kết hợp lấy mẫu thí nghiệm. Số lượng lỗ khoan trên cơ sở quy mô hầm và tính đồng nhất của địa tầng. Việc khoan thường được kết hợp với xuyên tiêu chuẩn SPT. Chiều dài lỗ khoan về nguyên tắc phải vào tầng đất chịu lực có SPT lớn hơn 30 từ 5 tới 8m. Trường hợp chưa gặp nền đá hoặc cuội sỏi thì chiều sâu khoan không nên nhỏ hơn 5 lần bề rộng đáy hầm. Để có đầy đủ số liệu đánh giá chính xác hơn về nền Đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ thiết kế và xây dựng hầm GTĐT ở Việt Nam Chỉ dẫn thiết kế Hầm đi bộ 3 đất có thể dùng thêm xuyên tĩnh. Lỗ khoan còn được dùng để xác định cao độ mực nước ngầm và lấy mẫu nước. 4.2 Lấy mẫu thí nghiệm Mẫu thí nghiệm gồm có mẫu phá huỷ và mẫu không phá huỷ. Các mẫu lấy cần phải được bảo quản và đánh dấu cẩn thận trước khi gửi về phòng thí nghiệm. Số lượng mẫu thí nghiệm phải đảm bảo mô tả được toàn bộ các lớp đất đá. Thông thường khoảng cánh lấy mẫu thí nghiệm: 02m/1mẫu còn khoảng cách lấy mẫu hồ sơ: 0.5m/1 mẫu. 4.3 Các chỉ tiêu cần đánh giá. Đối với đất dính: Xác định thành phần hạt P%, các chỉ tiêu vật lý, các giới hạn chảy, dẻo, hệ số thấm K, lượng tiêu hao, nén 1 trục nở hông tự do, nén cố kết Cv (cho một số mẫu đại diện). Đối với đất rời: Xác định P%, các góc nghỉ, eMax , eMin Công tác thí nghiệm sẽ được lựa chọn và yêu cầu riêng cho từng mẫu. 5. Các yêu cầu về cấu tạo 5.1 Tĩnh không hầm Đối với hầm đi bộ tĩnh không đứng không nhỏ hơn 2.3m còn tĩnh không ngang không nhỏ hơn 3m. 5.2 Độ dốc trong hầm Độ dốc hầm tạo điều kiện thoát nước tốt về hố tụ nước. Độ dốc dọc và ngang lớn nhất không nên quá 1%. 5.3 Cầu thang lên xuống hầm Bề rộng cầu thang không nhỏ hơn 2.5m. Độ dốc cầu thang không nên quá 1:2. Chiều cao bậc thang không quá 20cm. Khi số bậc nhiều hơn 16 bậc sẽ phải bố trí chiếu nghỉ. Mặt bậc thang phải được tạo nhám hoặc có gờ chống trượt. 5.4 Cấu tạo mái hầm Trong điều kiện mưa nhiều như nước ta thì nên làm mái che hầm. Mái che phải gọn nhẹ, thông thoáng, không làm mất tầm nhìn tại các nút giao. Mái che phải có kiến trúc đẹp và hài hoà đối với cảnh quan xung quanh. Một số dạng kiến trúc mái hầm bằng khung kính Đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ thiết kế và xây dựng hầm GTĐT ở Việt Nam Chỉ dẫn thiết kế Hầm đi bộ 4 5.5 Cửa thoát hiểm Khi hầm dài nên bố trí cửa thoát hiểm phòng khi có sự cố. 6. Các yêu cầu bảo đảm khai thác 6.1 Chống thấm Chống thấm là điều kiện bắt buộc đối với công trình hầm đi bộ. Việc chống thấm tốt sẽ vừa bảo đảm tuổi thọ của công trình đồng thời không gây mất mỹ quan trong đường hầm. 6.2 Chiếu sáng Độ chiếu sáng trong hầm phải đủ để phục vụ cho khai thác. Hệ thống chiếu sáng cần phải được bố trí gọn gàng, dễ thay thế và sửa chữa. 6.3 Thông gió Tính toán thông gió bảo đảm thoát hết khí thải, hơi nước và luôn cung cấp không khí sạch cho hầm. 6.4 Thoát nước Hệ thống thoát nước cần phải đủ khả năng thoát nước trong các điều kiện thông thường. 6.5 Phòng chống cháy nổ Phải bố trí các thiết bị phòng chống cháy nổ 6.6 Biển báo chỉ đường Đối với đường hầm có rẽ ngoặt cần phải đặt biển báo chỉ đường theo đúng quy định. 7. Các yêu cầu về mỹ thuật Hầm đi bộ là công trình công cộng phục vụ cho người đi lại hàng ngày nên vấn đề thẩm mỹ là rất quan trọng. Mái hầm không gây cản trở tầm nhìn và phải phù hợp với cảnh quan đường phố. Màu sắc trong hầm phải hài hoà, có thể kết hợp trình bầy tranh phong cảnh. 8. Các vấn đề về tính toán 8.1 Triết lý thiết kế Đã có nhiều triết lý được áp dụng trong tính toán thiết kế công trình như theo ứng suất cho phép, theo nội lực cho phép và ở nước ta cũng như rất nhiều nước hiện đang áp dụng rộng rãi triết lý thiết kế theo trạng thái giới hạn. Theo triết lý này kết cấu được xem xét tại các trạng thái giới hạn có thể xảy ra mà vượt quá các trạng thái đó là coi kết cấu bị phá hoại. Thông thường có ba trạng thái giới hạn: trạng thái giới hạn cường độ có liên quan tới cường độ và độ ổn định của kết cấu, trạng thái giới hạn sử dụng có liên quan tới ứng suất, biến dạng và vết nứt trong kết cấu, trạng thái giới hạn cực hạn do các tải trọng đặcbiệt như động đất, va tàu, xe, Các trạng thái giới hạn đều được xem xét theo phương trình sau S h i Y i Q i ≤ fR n =R r Đối với các tải trọng khi dùng giá trị cực đại của Yi thì h i =h D h R h L >0.95 Đối với các tải trọng khi dùng giá trị cực tiểu của Yi thì Đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ thiết kế và xây dựng hầm GTĐT ở Việt Nam Chỉ dẫn thiết kế Hầm đi bộ 5 0.1 1 £= lRD i hhh h Yi là hệ số tải trọng. F là hệ số sức kháng. hi là hệ số điều chỉnh tải trọng: hệ số liên quan tới tính dẻo, tính dư và tầm quan trọng trong khai thác. h D là hệ số liên quan tới tính dẻo h R là hệ số liên quan tới tính dư h l là hệ số liên quan tới tầm quan trọng khai thác Qi là nội lực Rn là sức kháng danh định của cấu kiện Rr là sức kháng tính toán 8.2 Tải trọng Kết cấu hầm đi bộ thi công đào và lấp cần phải được thiết kế đủ để chịu các tải trọng hiện tại và các tải trọng có thể xuất hiện trong suốt quá trình khai thác hầm như là sự thay đổi của mực nước ngầm, của áp lực đất hay của sự đào bới sau này dọc theo thân hầm. Kết cấu hầm cần phải chịu các tải trọng sau đây: - Tĩnh tải (DC) gồm có tĩnh tải bản thân kết cấu, tĩnh tải các thiết bị phục vụ trong khai thác, lực kéo dự ứng lực. - Áp lực đất theo phương thẳng đứng (EV) - Áp lực đất đắp gia tải (ES) - Áp lực đất ngang (EH) - Lực đẩy nổi (WA) - Hoạt tải người đi bộ (PL). - Áp lực thẳng đứng do hoạt tải trên mặt đường (LS) - Động đất (EQ) - Lực co dãn do ảnh hưởng của nhiệt độ (TU), co ngót (SH) và từ biến (CR) Tải trọng đất theo phương đứng Tải trọng đất theo phương thẳng đứng bằng tích số của chiều dầy lớp phủ và trọng lượng đơn vị đất đắp có xét tới ảnh hưởng do biến dạng của đất xung quanh. Áp lực thẳng đứng do đất đắp có thể tính theo công thức sau: hp v ga = (tf/m 2 ). Trong đó: - g là trọng lượng đơn vị thể tích đất đắp trên đỉnh hầm (tf/m3). - h là chiều dầy lớp đất trên đỉnh hầm (m). - a là hệ số áp lực đất thẳng đứng phụ thuộc vào bề rộng hầm, chiều dầy đất đắp trên đỉnh hầm và điều kiện đỡ dưới đáy móng hầm, có thể tính theo quy trình 22TCN-18-79 như sau. a=1+A.m.tgj m=tg 2 (45 o -j/2) ) 2( . 2 h HDS h HS A -= Đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ thiết kế và xây dựng hầm GTĐT ở Việt Nam Chỉ dẫn thiết kế Hầm đi bộ 6 khi D h h HS ³ . lấy D h A = . + Góc ma sát trong của đất đắp trên đỉnh hầm j=30 o . + H là chiều cao hầm (m). + B là bề rộng hầm (m). + S là hệ số phụ thuộc đất nền được lấy như sau: Nền rất cứng (đá, móng cọc): S=15. Nền chặt (cát, trừ cát xốp, sét pha cát, sét từ dẻo cứng tới cứng): S=10 Nền mềm yếu (cát xốp, sét cát và sét dẻo mềm): S=5. Tải trọng xe trên mặt đường Tải trọng xe cộ trên mặt đường tác dụng theo phương đứng được xem xét thông qua sự phân bố của tải trọng bánh xe qua lớp đất đắp. Khi chiều dầy lớp đất đắp nhỏ hơn 600mm thì có thể bỏ qua ảnh hưởng phân bố tải trọng của đất đắp mà tính kết cấu như đặt trực tiếp bánh xe. Trường hợp chiều dầy lớp đất đắp lớn hơn 600mm thì tải trọng bánh xe được xem phân bố đồng nhất trên một diện tích hình chữ nhật có các cạnh bằng kích thước của diện tích tiếp xúc của bánh xe và tăng thêm 1.15 lần chiều dầy lớp đất đắp nếu đắp bằng vật liệu dạng hạt hoặc bằng 1 lần nếu đắp bằng vật liệu khác. Tại các vùng tải trọng bánh xe phân bố chồng lên nhau thì tải trọng sẽ được cộng lại. Ảnh hưởng của hoạt tải có thể bỏ qua đối với hầm một thân nếu chiều dầy lớp đất đắp lớn hơn 2400mm và lớn hơn chiều dài nhịp bản, còn đối với hầm có từ hai thân trở lên nếu chiều dầy lớp đất đắp lớn hơn khoảng cách giữa các tường hai đầu hầm. Trị số mô men trong bản bê tông do tải trọng và xung kích tính toán theo phân bố qua lớp đất đắp sẽ không được lấy lớn hơn trị số đó tính trong trường hợp đặt xe trực tiếp. Kết cấu hầm còn có thể phải chịu các tải trọng vượt quá do sự phát triển của tải trọng tương lai như trục các xe chở máy biến thế, chở đầu máy xe lửa, chở các kết cấu lớn Do vậy mà hầm sẽ được thiết kế với một tải trọng tối thiểu bằng 2400mm đất đối với bất kỳ chiều dầy lớp phủ hiện tại nào. Áp lực đất ngang Áp lực đất ngang phụ thuộc vào mặt đất tự nhiên tại vị trí hầm cắt qua. Cần phải xem xét những thay đổi áp lực đất ngang trong suốt thời gian khai thác và chia thành áp lực trong điều kiện ngắn hạn và áp lực lâu dài. Thí dụ sự tăng áp lực đất từ áp lực chủ động ngay sau khi thi công cho tới áp lực đất tĩnh về sau này, hay sự thay đổi mực nước ngầm, Khi có hố đào ở song song và gần cạnh hầm thì có thể gây ra mất cân bằng đối với áp lực ngang ở mỗi bên thành hầm. Trong trường hợp này hầm có thể phải được neo giữ hoặc hệ thống chống vách của đường hầm đào bên cạnh phải được gia cố tốt. Vì những lý do này mà hầm cần phải được thiết kế để chịu được áp lực đất ngang không cân bằng. Áp lực đất giảm bớt do việc thi công đường hầm bên cạnh được xác định bằng tích số của áp lực ngang EH với hệ số triết giảm. Giá trị triết giảm này thường lấy bằng 0.5. Dưới đây là các sơ đồ áp lực đất tác dụng lên kết cấu trong điều kiện ngắn hạn và lâu dài. Trong mỗi trường hợp đó có áp lực lớn nhất và nhỏ nhất có thể xảy ra. Về ti nghiờn cu ng dng cụng ngh thit k v xõy dng hm GTT Vit Nam Ch dn thit k Hm i b 7 nguyờn tc trong trng hp kt cu hm ngm thỡ ỏp lc t ngang ln nht khụng vt quỏ ỏp lc t tnh. Tuy nhiờn khi tớnh toỏn an ton thỡ cú th xột ti giỏ tr ỏp lc ngang bng vi ỏp lc thng ng cú hiu. D H h2 h1 hd Mặt đất thiên nhiên Tải trọng rải đều Mặt n-ớc ngầm tạm thời áp lực đất tĩnh áp lực do n-ớc ngầm Kết cấu hầm Mặt n-ớc ngầm ban đầu áp lực đất chủ động áp lực do n-ớc ngầm áp lực ngang cực tiểu áp lực ngang cực đại Sơ đồ áp lực đất ngắn hạn D H Sơ đồ áp lực đất lâu dài áp lực đất tĩnh áp lực do n-ớc ngầm áp lực ngang cực tiểu Kết cấu hầm áp lực do n-ớc ngầm áp lực đất thẳng đứng áp lực ngang cực đại h1 hd h2 Tải trọng rải đều Mặt n-ớc ngầm ban đầu Mặt đất thiên nhiên y ni Khi mc nc ngm nm cao hn ỏy hm thỡ phi xột y ni. Lc y ni trờn mt n v chiu di hm bng ỏp lc y ni nhõn vi b rng ỏy hm. T s gia tng trng lng kt cu hm v t p trờn nh hm vi lc y ni gi l h s an ton SF. Kt cu c xem l n nh khi tr s SF=1.1 Trong tớnh toỏn cn quan tõm ti vic thay i cao mc nc ngm trong tng lai. Lc do co ngút v nhit Lc do co ngút v nhit s do ct thộp dc trong kt cu chu. Nú s khụng c a vo s phõn tớch kt cu khung ca v hm. Đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ thiết kế và xây dựng hầm GTĐT ở Việt Nam Chỉ dẫn thiết kế Hầm đi bộ 8 Động đất Nói chung đối với kết cấu ngầm ảnh hưởng của động đất là không lớn như đối với kết cấu trên mặt đất. Theo quy trình 22TCN272-01 thì không cần xem xét ảnh hưởng đó, trừ khi kết cấu ngầm cắt ngang qua vùng đứt gẫy đang hoạt động. Trong quá trình động đất, nền đất bị dao động và hoá lỏng. Khi đó đất hai bên kết cấu được xem như chất lỏng có trọng lượng đơn vị bằng với trọng lượng đất ở trạng thái bão hoà. Tải trọng tác dụng lên kết cấu gồm hai phần: Thành phần tĩnh giống như áp lực nước tĩnh tác động ngược chiều lên kết cấu và thành phần động giống như áp lực nước động tác dụng cùng chiều lên kết cấu. Lực động đất tác dụng lên bản thân kết cấu bằng tích số của hệ số động đất ngang với trọng lượng cấu kiện. 8.3 Hệ số tải trọng và các tổ hợp tải trọng Hệ số tải trọng và các tổ hợp tải trọng được cho trong bảng sau: Các TTGH DC EH EV ES PL LS WA TU CR SH EQ Cường độ n 1.75 1.00 0.5/1.2 - Cực hạn n nq 1.00 - 1.00 Sử dụng 1.00 1.00 1.00 1.0/1.2 - Đối với các tải trọng lâu dài hệ số n có thể có các giá trị như sau Loại tải trọng Hệ số n Cực đại Cực tiểu DC 1.25 0.9 EH - Chủ động - Tĩnh 1.5 1.35 0.9 0.9 EV 1.3 0.9 Đối với tổ hợp Cực hạn khi xét dùng hệ số nq=0.5 cho các tải trọng PL và LS Ngoài các trường hợp tải trọng đặc biệt như động đất, mất cân bằng áp lực do có đường hầm đào song song bên cạnh hay các tải trọng phục vụ thi công khác thì kết cấu hầm tối thiểu cần phải xem xét chịu được các trường hợp tải trọng sau: - Trường hợp 1: Bao gồm toàn bộ tải trọng đứng và tải trọng ngang xét trong điều kiện lâu dài. - Trường hợp 2: Bao gồm toàn bộ tải trọng đứng. Tải trọng ngang xét trong điều kiện lâu dài ở một phía còn phía kia là tải trọng ngắn hạn. Do chịu tải trọng ngang không cân bằng như vậy nên khi tính toán đối với kết cấu hộp cần xét tới hai trường hợp cho tấm đỉnh hầm là có liên kết chống chuyển vị ngang và trường hợp không có. Đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ thiết kế và xây dựng hầm GTĐT ở Việt Nam Chỉ dẫn thiết kế Hầm đi bộ 9 - Trường hợp 3: Bao gồm toàn bộ tải trọng đứng, áp lực đất ngang xét trong điều kiện ngắn hạn, không xét nước ngầm. - Trường hợp 4: Bao gồm chỉ trọng lượng đất đắp theo phương đứng, áp lực đất ngang trong điều kiện lâu dài có xét nước ngầm. 8.4 Kiểm toán các cấu kiện vỏ hầm và đất nền Kiểm toán các cấu kiện vỏ hầm và đất nền theo quy trình 22TCN272-01 bao gồm các việc sau: 8.4.1 Kiểm toán cường độ - Kiểm toán theo mô men: M r = j M n ³ M u Trong đó Mr là sức kháng mô men tính toán của mặt cắt Mn là sức kháng mô men tiêu chuẩn của mặt cắt Mu là mô men tính toán của mặt cắt do ngoại tải. j là hệ số sức kháng mô men. - Kiểm toán theo lực cắt: V r = j V n ³ V u Trong đó Vr là sức kháng cắt tính toán của mặt cắt Vn là sức kháng cắt tiêu chuẩn của mặt cắt Vn=Vc+Vs Vc là sức kháng cắt do bê tông Vs là sức kháng cắt do cốt thép Vu là lực cắt tính toán của mặt cắt do ngoại tải. j là hệ số sức kháng cắt. 8.4.2 Kiểm toán nứt Đối với nứt trong kết cấu bê tông cốt thép thường là khó tránh khỏi. Việc kiểm toán nứt được thực hiện thông qua việc tính toán bố trí lượng cốt thép thường để chống lại sự xuất hiện nhiều vết nứt và hạn chế bề rộng vết nứt. Để thực hiện điều đó trong tính toán ta khống chế ứng suất trong cốt thép ở trạng thái sử dụng không vượt quá trị số f sa . y c a s f Ad Z f 6.0 )( 3/1 £= - dc là khoảng cách từ tim cốt thép tới mép ngoài chịu kéo. Trong tính toán lấy dc £ 50mm - A là diện tích bê tông có cùng trọng tâm cốt thép chịu nén được giới hạn bởi các mép ngoài của mặt cắt ngang và một đường thẳng song song với trục trọng tâm. Trong tính toán lấy chiều dầy lớp bê tông phủ nhỏ hơn 50mm. - Z là thông số bề rộng vết nứt. Đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ thiết kế và xây dựng hầm GTĐT ở Việt Nam Chỉ dẫn thiết kế Hầm đi bộ 10 Trường hợp hầm bằng bê tông cốt thép đúc tại chỗ trị số Z được tính theo công thức: Z=27500/b Trong đó b=1+d c /(0.7d), với d là khoảng cách từ mặt chịu nén tới trọng tânm cốt thép chịu kéo. Trị số Z không lấy lớn hơn 17500N/mm. 8.4.3 Kiểm toán cường độ đất nền - Điều kiện kiểm toán q r = j q n ³ q u trong đó q r là sức chịu tải tính toán của nền đất q n là sức chịu tải tiêu chuẩn của nền đất q u là áp lực đáy móng do ngoại tải. j là hệ số sức chịu tải. Sức chịu tải danh định có thể tính theo công thức của Terzaghi q n =cN c s c +qN q +0.5gBN g s g )2/45(cos 2 2 f + = a a N q ffp tan)2/75.0( - = ea f cot)1( -= qc NN ÷ ÷ ø ö ç ç è æ -= 1 cos2 tan 2 f f g g p K N trong đó c là lực dính đơn vị của nền đất f là góc nội ma sát của nền đất s c =1.3 và s g =0.8 cho đáy móng hầm hình chữ nhật K pg được tra bảng. - Một cách khác có thể áp dụng tính cho nền đất bằng cách so sánh trọng lượng khối đất trước khi đào nằm trong phạm vi kết cấu hầm với tổng trọng lương đất đắp trên đỉnh hầm và trọng lượng bản thân kết cấu hầm. Trong trường hợp này xét mực nước ngầm nằm dưới đáy kết cấu hầm. Công thức kiểm toán Wso ≥ Ws + Wc + PL trong đó . thiết kế và xây dựng hầm GTĐT ở Việt Nam Chỉ dẫn thiết kế Hầm đi bộ 1 CHỈ DẪN THIẾT KẾ HẦM ĐI BỘ 1. Các thuật ngữ 1.1 Mác bê tông là cường độ nén mẫu tiêu chuẩn bê tông tại thời đi m. công nghệ thiết kế và xây dựng hầm GTĐT ở Việt Nam Chỉ dẫn thiết kế Hầm đi bộ 14 MỤC LỤC 1. CÁC THUẬT NGỮ 1 2. NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẦM ĐI BỘ 1 2.1. kiến trúc mái hầm bằng khung kính Đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ thiết kế và xây dựng hầm GTĐT ở Việt Nam Chỉ dẫn thiết kế Hầm đi bộ 4 5.5 Cửa thoát hiểm Khi hầm dài nên bố

Ngày đăng: 21/08/2015, 17:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan