Chỉ dẫn thi công hầm đi bộ

9 524 11
Chỉ dẫn thi công hầm đi bộ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ thiết kế và xây dựng hầm GTĐT ở Việt Nam Chỉ dẫn thi công Hầm đi bộ 1 CHỈ DẪN THI CÔNG HẦM ĐI BỘ 1. Các thuật ngữ 1.1 Hố móng đào trần: là hố móng đào trực tiếp từ mặt đất và không cần có bất kỳ hệ thống chống vách nào. 1.2 Khung vây cọc ván thép: là hệ thống nhằm giữ ổn định vách hố đào, được tạo bởi các cọc ván thép đóng liền nhau, bên trong có khung chống hoặc không. Các công tác đào đất và thi công kết cấu được thực hiện trong vòng vây cọc ván thép. Tường cọc ván thép thường dùng với độ sâu đào không quá 20m. 1.3 Tường cừ: là hệ thống nhằm giữ ổn định vách hố đào, được tạo bởi các cọc cừ và các tấm ván. Tường cừ thường dùngvới chiều sâu đào không lớn. 1.4 Mái đào tự nhiên: là mái dốc đào mà không cần có bất kỳ biện pháp gia cố nào. 1.5 Đào đất thủ công: là đào đất với các biện pháp thủ công bằng sức người. 1.6 Khiên đào kín: là thiết bị đào đất có cấu tạo dạng kín, vừa có khả năng đào đất đồng thời là hệ thống chống vách. Khiên đào kín dùng khi đào ngầm hoàn toàn trong đất. 1.7 Khiên đào hở: là thiết bị đào đất có cấu tạo dạng hở, vừa có khả năng đào đất đồng thời là hệ thống chống vách. Khiên đào hở dùng khi đào có 3 mặt trong đất còn mặt trên hở. 1.8 Gương đào: là mặt cắt ngang đường hầm đào 2. Một số phương pháp thi công hầm đi bộ 2.1 Phương pháp khai mỏ Việc đào có thể thực hiện bằng máy khoan tay hay các thiết bị khoan cơ khí loại nhỏ theo kiểu trục xoắn vít. Vận chuyển đất được thực hiện bằng máy xúc gầu nhỏ kết hợp xe goòng. Việc gia cố tạm có thể dùng neo, bê tông phun hoặc vì chống tạm. Đổ bê tông vỏ hầm vào khoảng giữa ván với vách đất bằng bơm khí nén. Phương pháp này phụ thuộc rất nhiều vào tính chất cơ lý của đất và chỉ thích hợp đối với điều kiện địa chất tốt, có tính ổn định cao. Tốc độ thi công có thể đạt từ 50- 100m/tháng. 2.2 Phương pháp khiên đào Các khiên đào dạng kín tuỳ theo tính phức tạp và mức độ cơ giới hoá mà có thể thực hiện được hai hoặc đồng thời các chức năng chính như đào đất, chống đỡ vách và thi công vỏ hầm. Việc đào đất có thể thực hiện bằng thủ công (trong trường hợp khiên không cơ giới hoá) hoặc bằng bản thân khiên (đối với khiên có tính cơ giới hoá cao). Việc chống đỡ vách hay đào bằng chính bản thân vỏ khiên thép. Kết cấu vỏ hầm thường bằng bê tông cốt thép đúc sẵn. Khi dùng khiên đào cơ giới hoá toàn bộ thì tốc độ thi công hầm đạt rất cao. Đối với hầm đi bộ: Thi công theo công nghệ này là không kinh tế do tính phức tạp của công nghệ. Mặt khác hầm được đặt nông tính tự ổn định của hang đào kém Đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ thiết kế và xây dựng hầm GTĐT ở Việt Nam Chỉ dẫn thi công Hầm đi bộ 2 dẫn tới phức tạp cho hệ thống chống đỡ và thi công vỏ hầm. Trong điều kiện địa chất yếu thì phương pháp này sẽ phát huy được ưu điểm của nó. 2.3 Phương pháp thi công lộ thiên Đây là công nghệ rất phổ biến lại đơn giản được thực hiện bằng việc đào hố móng, thi công kết cấu hầm, lấp đất lại và khôi phục lại mặt đất như ban đầu. Hầm có thể thi công theo phương pháp hố móng đào hở, phương pháp khiên đào hở, phương pháp tường trước trong đất. 2.3.1 Phương pháp hố móng đào hở: Tuỳ theo điều kiện mặt bằng và tính chất đất mà có thể đào trần hố móng hoặc đào có sử dụng hệ thống chống giữ vách. Việc đào đất được thực hiện bằng cơ giới kết hợp thủ công. Nếu đào trần thì mái dốc hố phải phù hợp với tính chất của từng loại đất. Nếu đào có chống giữ vách thì tầng chống có thể dùng cọc ván thép hoặc cọc cừ Sau khi đào hố móng thì tiến hành thi công vỏ hầm, có thể bằng bê tông cốt thép đúc tại chỗ hoặc lắp ghép. Trường hợp lắp ghép thì có thể lắp ghép các khối dọc theo chiều dài hoặc lắp tại vị trí đầu hầm sau đó đẩy dọc theo chiều dài hố đào. Với cách này rất hiệu quả khi mặt bằng công trường chật hẹp, mặt khác vẫn có thể thực hiện thông xe tạm qua hố đào trong quá trình đẩy vỏ hầm. 2.3.2 Phương pháp dùng khiên đào hở. Thiết bị khiên đào hở có cấu tạo bằng thép và di chuyển nhờ hệ thống kích đẩy tựa vào các khối hầm đã lắp ghép, mũi khiên cắm xuyên vào đất, vách khiên tạo thành hệ thống chống đỡ vách. Việc đào đất được thực hiện bằng máy xúc kết hợp thủ công. Việc lắp ghép các đốt hầm nhờ cẩu trục di chuyển dọc thân hầm. Để giảm nhẹ khối lượng vật liệu thép làm khiên đồng thời giảm được lực kích đẩy thì khiên đào có thể cấu tạo thành dạng vì chống chỉ gồm hai bộ phận chính là hai vách giữ đất và không có đáy cùng hệ thống gồm hai vách. Đào và chống giữ vách Làm tấm bản tạm cho thông xe bình thường Đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ thiết kế và xây dựng hầm GTĐT ở Việt Nam Chỉ dẫn thi công Hầm đi bộ 3 2.3.3 Phương pháp tường trước trong đất. Nguyên lý chung của phương pháp là thi công trước các tường trong đất, đào đất và thi công tấm nắp (có để chừa lại một số lỗ để sau này vận chuyển đất). Hoàn thiện trở lại mặt đất và tiến hành khai thác như ban đầu. Sau đó thông qua lỗ chừa sẵn ở bản nắp để thi công đào đất trong lòng. Cuối cùng là làm bản đáy. Công nghệ thi công lộ thiên đã chứng tỏ được tính đơn giản và rất phù hợp cho việc thi công các công trình ngầm đặt nông như hầm đi bộ. Tuy vậy nó cũng bộc lộ những hạn chế lớn như chiếm dụng mặt bằng thi công. Khó bảo đảm việc thông xe bình thường tại các khu vực xây dựng. Ảnh hưởng xấu tới cảnh quan môi trường trong khi thi công. Đối với nước ta trong giai đoạn này điều kiện kinh tế, kinh nghiệm và thiết bị xây dựng hầm còn kém thì công nghệ lộ thiên được coi là thích hợp cho xây dựng các hầm cho người đi bộ trong các đô thị. 2.4 Phương pháp ép ống Đây được xem là một công nghệ hoàn hảo trong việc tiết kiệm tối đa vật liệu phục vụ thi công. Việc thi công ép ống vỏ hầm được thực hiện từ các giếng đào thẳng đứng. Tuỳ theo năng lực thiết bị ép và tính kinh tế của chiều dầy vỏ hầm mà có khoảng cách giữa các giếng ép thích hợp. Đối với hầm đi bộ chiều dài <= 100m thì chỉ cần một giếng ép. Sau khi ép xong thì vỏ hầm chính là kết cấu chống đỡ, việc còn lại chỉ là việc moi đất trong lòng hầm. Để giảm bớt lực ép phải dùng kết hợp áo vữa sét. Trường hợp khó khăn thi công ép tới đâu tiến hành đào moi đất trong lòng hầm tới đó. Thi công theo công nghệ ép ống sẽ không ảnh hưởng tới tổ chức giao thông bình thường trên mặt đất tuy nhiên nó cũng có nhiều điều khó khăn như việc bảo đảm thẳng hướng đẩy, mối nối giữa các lớp chịu lực ép lớn khi đẩy, không áp dụng được các hầm có uốn cong trên mặt bằng và dễ gây nứt vỡ kết cấu đất thạm chí là mặt đường do tính chèn lớn. Đối với hầm đi bộ tiết diện hầm khá lớn nên khi áp dụng công nghệ này đòi hỏi hệ thống kích đẩy lớn. 3. Công tác định vị tim hầm 3.1 Lập lưới khống chế mặt bằng Trước khi thi công cần xác lập hệ mạng lưới gồm mạng toạ độ cấp II và mạng đo cao hạng IV. Hệ mốc mạng này cần phải đặt ở những nơi an toàn không bị ảnh hưởng bởi quá trình thi công. 3.2 Định vị hầm Công tác định vị tim hầm bằng toạ độ được thực hiện bằng máy toàn đạc điện tử có độ chính xác cao. Việc đo cao được thực hiện bằng máy thuỷ bình. 4. Công tác đào đất 4.1 Đào ngầm bằng máy khoan kết hợp chống vách Việc đào đất thực hiện bằng máy đào. Cần phải định vị chính xác đường tim hầm để có thể điều chỉnh hướng máy đào cho đúng. Hiện nay thường dùng công nghệ điều chỉnh hướng bằng laze. Đất được vận chuyển bằng xe goòng. Ngay sau khi Đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ thiết kế và xây dựng hầm GTĐT ở Việt Nam Chỉ dẫn thi công Hầm đi bộ 4 đào phải dùng hệ chống đỡ tạm để giữ ổn định đường hầm. Nếu dùng khiên đào kín thì không cần hệ thống chống tạm mà bản thân khiên sẽ làm công việc đó và có thể lắp ngay kết cấu vỏ hầm. 4.2 Đào lộ thiên bằng máy xúc kết hợp thủ công Tuỳ theo độ sâu đào, tính chất đất hay điều kiện mặt bằng thi công, mà hố đào có thể dạng mái dốc tự nhiên hoặc có gia cố vách hoặc kết hợp giữa mái tự nhiên và chống vách, Mái dốc hố đào tự nhiên có thể thay đổi từ 1/0.75 tới 1/1.5 tuỳ theo các loại đất khác nhau. Hố đào vách tự nhiên chỉ thích hợp khi chiều sâu nhỏ hơn 8m. Với chiều sâu lớn hơn nên áp dụng đào có chống vách để hạn chế phạm vi và khối lượng công tác đào. Khối lượng đào chính thực hiện bằng cơ giới, việc hoàn thiện hố đào bằng thủ công. Vận chuyển đất bằng ô tô. Trong khi đào cần lưu ý vấn đề nước ngầm và bơm nước hố móng. Trường hợp nước ngầm có áp phải lưu ý vấn đề bục đáy hố móng. Khi xây dựng đường hầm cắt ngang đường phố đang khai thác, để hạn chế việc cản trở giao thông và các hoạt động đô thị khác thi nên áp dụng phương pháp làm các bản mặt tạm ngang qua hố đào để thông xe bình thường và tiến hành các công việc thi công hầm dưới nó cho tới khi hoàn thiện. 4.3 Đào moi và vận chuyển đất qua lỗ trong phương pháp tường trong đất Việc đào chủ yếu thực hiện bằng thủ công. Công tác đào tương đối dễ dàng nhưng việc vận chuyển đất khó khăn. 5. Công tác xử lý đặc biệt móng Khi gặp địa chất yếu tại cao độ dự kiến đặt móng hầm cần tiến hành xử lý móng. Thông thường có ba dạng xử lý như sau 5.1 Xử lý móng bằng thay đất Chiều sâu thay đất hiệu quả thường nhỏ hơn hoặc bằng 5m. Cần phải dự trù phạm vi thi công và hệ thống chống đỡ phục vụ đào thay đất. Đất đào phải được vận chuyển ra khỏi công trường, tránh dùng lại. Vật liệu đắp trả phải theo đúng quy định và thi công phải tuân thủ đúng chiều dầy lớp đắp và độ đầm chặt. 5.2 Xử lý móng bằng đóng cọc tre hoặc cọc gỗ Trường hợp này chủ yếu dùng khi cần tăng cường thêm độ chặt của nền đất trong phạm vi sâu không quá 3m. Việc đóng cọc được thực hiện tại cao độ đáy hố đào. Trước khi đóng đại trà cần phải đóng thử tại nhiều điểm trong phạm vi móng để xác định chiều dài cọc theo thực tế. Tránh dùng các thiết bị đóng xung kích lớn gây dập vỡ đầu cọc. Cần phải bảo đảm số lượng cọc đóng theo quy định. Trước khi thi công lớp bê tông lót móng cần phải dọn dẹp sạch hố móng khỏi các vật liệu tre, gỗ rời, cắt bằng đầu cọc và thường rải lớp đệm dầy từ 15 tới 20cm bằng đá dăm hoặc cát thô đầm chặt để tạo phẳng. Chỉ nên sử dụng cọc tre cọc gỗ cho các khu vực có mực nước ngầm ổn định đảm bảo cho các cọc này luôn trong điều kiện có nước ngầm. Đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ thiết kế và xây dựng hầm GTĐT ở Việt Nam Chỉ dẫn thi công Hầm đi bộ 5 5.3 Xử lý móng bằng cọc bê tông cốt thép Khi chiều dầy lớp đất yếu lớn cần dùng biện pháp đóng cọc bê tông cốt thép. Đối với các khu vực đông dân cư thường dùng biện pháp ép cọc. Trường hợp ép cọc từ mặt đất tự nhiên cần dùng cọc dẫn và lưu ý lực ép cọc phải tính thêm phần ma sát giữa cọc dẫn với đất nền. Trước khi sản xuất đại trà cọc cần phải ép thử cọc tại nhiều vị trí trong phạm vi hố móng để chính xác hoá lại chiều dài cọc thực tế. Trước khi ép cọc, hệ thống kích thuỷ lực cần phải được kiểm định đầy đủ. Trong quá trình ép cần bảo đảm độ thẳng đứng của cọc và đủ lực tính toán. Nếu dùng biện pháp đóng cọc cần theo dõi độ chối. Công tác hoàn thiện đầu cọc được làm trước hoặc sau khi đổ lớp bê tông lót móng. 6. Công tác bê tông 6.1 Bê tông đổ tại chỗ Bê tông cho thi công hầm phải được trộn bằng trạm trộn tự động để đảm bảo chất lượng. Bê tông vận chuyển bằng xe chuyên dụng và đưa vào ván khuôn bằng máy bơm hoặc gầu đổ. Đầm bê tông bằng đầm dùi hoặc đầm cạnh, đầm đáy với kết cấu bản mỏng Vị trí mối nối thi công được đặt tại các vị trí nội lực nhỏ và thuận tiện cho việc thi công đợt tiếp theo. Trước khi thi công đợt bê tông mới mối nối cần phải được làm sạch lớp vữa xi măng bằng bàn chải sắt hoặc phun cát. Để tránh mất nước cho bê tông mới thì bề mặt bê tông cũ phải được làm bão hoà trước khoảng 4 giờ. Tại vị trí mối nối thi công thường chất lượng bê tông không tốt nên để chống thấm cần phải đặt vào mối nối loại vật liệu chống thấm chuyên dụng có tính trương nở cao.Việc bảo dưỡng bê tông cần được quan tâm để tránh các vết nứt do co ngót hay nhiệt độ làm ảnh hưởng tới công tác chống thấm hầm. 6.2 Bê tông lắp ghép Các đốt hầm được đúc sẵn trong nhà xưởng và vận chuyển tới công trường. Kích cỡ khối đúc sẵn cần phải được xem xét cho phù hợp với khả năng cẩu lắp và vận chuyển. Để bảo đảm việc lắp ghép chính xác thì phương pháp tốt nhất là phương pháp đúc oản tức là đốt trước làm ván khuôn cho đốt sau. Việc liên kết các đốt hầm có thể thực hiện bằng keo epoxy và kéo cáp dự ứng lực. 7. Công tác cốt thép 7.1 Gia công cốt thép Cốt thép cần phải được chế tạo theo đúng kích thước và chủng loại quy định. Thép gia công nguội khi uốn cần phải bảo đảm bán kính cong tối thiểu. Thép không được dính bám dầu mỡ và các chất có hại khác. Tất cả các lô thép trước khi đưa vào sử dụng cần phải kiểm tra chứng chỉ của nhà sản xuất. 7.2 Lắp đặt cốt thép M ố i n ố i thi công Đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ thiết kế và xây dựng hầm GTĐT ở Việt Nam Chỉ dẫn thi công Hầm đi bộ 6 Cốt thép cần phải được lắp đặt chính xác theo đúng cự ly, đặc biệt là chiều dầy lớp bê tông bảo vệ. Để bảo đảm không bị dịch chuyển trong khi đổ bê tông cốt thép được buộc bằng dây thép mảnh. Giữa các lưới cần có thanh thép giữ cự ly. Khi đổ bê tông trong điều kiện nắng nóng cần có biện pháp làm nguội cốt thép. 8. Thi công mối nối biến dạng Đối với các hầm dài thường phải chia thân hầm ra làm nhiều đoạn phân cách nhau bởi mối nối biến dạng. Mục đích mối nối biến dạng là tránh các vết nứt có thể xuất hiện do ảnh hưởng của co ngót bê tông và thay đổi nhiệt độ. Các mối nối thường có bề rộng từ 5mm tới 10mm. Để chống thấm thì tại vị trí mối nối cần phải đặt tấm chặn nước bằng PVC ngang qua bề rộng 5-10mm của mối nối, đồng thời toàn bộ khe nối được trám kín bằng chất át phan. Khi thi công đổ bê tông tại vị trí khe nối cần lưu ý đặt chính xác vị trí của băng chặn nước và phải có biện pháp kẹp giữ tránh bị xô lệch. Công tác đầm bê tông cũng phải được lưu ý vừa bảo đảm không làm hư hỏng băng chặn nước lại phải đảm bảo độ đặc chắc. 9. Thi công chống thấm vỏ hầm 9.1 Chống thấm trên bề mặt bê tông Tuỳ theo vật liệu dùng cho chống thấm mà có các biện pháp thi công khác nhau. 9.1.1 Chống thấm bằng vật liệu sợi dệt hoặc màng mỏng Trước khi phủ màng, bề mặt bê tông cần phải được làm phẳng, tránh gồ ghề có thể gây rách màng chống thấm. Mối nối giữa các tấm màng cần phải bảo đảm theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. Để dễ dàng cho việc phủ màng chống thấm thường dùng nhũ tương với các chức năng vừa làm chất dính kết lại cũng tham gia vào công tác chống thấm. Trước khi thi công lớp màng đầu tiên thì nhũ tương phải được quét vào mặt bê tông, sau đó mới dán màng chống thấm. Giữa các lớp màng chống thấm cũng phải có nhũ tương. Thông thường có tối đa bốn lớp màng chống thấm được lắp đặt. Nếu dùng màng bằng vật liệu PVC thì phải đặc biệt quan tâm tới vấn đề mối nối giữa các tấm và việc tránh để đọng hơi nước bám vào mặt bê tông trước khi phủ tấm. Mối nối đối với loại vật liệu này có thể dùng hàn nhiệt và kiểm tra độ kín bằng cách bơm khí nén. Đối với bản đáy hầm thì lớp màng chống thấm được rải trên bề mặt lớp bê tông lót móng trước khi đổ bê tông hầm. Thi công trong trời nắng to phải có biện pháp chống nắng cho tấm màng chống thấm. Chống thấm bằng vật liệu l ỏ ng Mối nối biến dạng dùng băng chặn nước Đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ thiết kế và xây dựng hầm GTĐT ở Việt Nam Chỉ dẫn thi công Hầm đi bộ 7 9.1.2 Chống thấm bằng vật liệu dạng lỏng Trước khi thi công bề mặt bê tông cần phải được làm phẳng và sạch khỏi các chất dính bám trong quá trình đổ và bảo dưỡng bê tông. Việc phun vật liệu chống thấm thực hiện bằng bơm nén khí. Khi phun phải phun làm nhiều lượt để tránh bỏ sót. Thường sau khi phun chất chống thấm cần phải phun nhẹ nước sạch để tạo phản ứng tốt giữa chất chống thấm và bê tông. 9.2 Chống thấm đối với bản thân bê tông hầm Vật liệu chống thấm được dùng dưới dạng phụ gia được trôn trực tiếp vào bê tông tươi. Để bảo đảm tính đồng đều nên hoà tan phụ gia vào nước trộn bê tông. 10. Thi công các hệ thống chiếu sáng, thoát nước và thông gió Trong thi công cần lưu ý đặt các thiết bị chôn sẵn, các đường ngầm để lắp đặt các hệ thống phục vụ. Đối với hệ thống điện cần đánh dấu các đầu dây và có sơ đồ mắc dây để tránh đấu nối nhầm. 11. Công tác hoàn thiện trong hầm Đối với việc lát gạch, đá cho các bề mặt cần phải bảo đảm tính liên kết chắc chắn, độ bằng phẳng và không vi phạm kích thước chung của kết cấu. Với các bề mặt sơn cần đảm bảo độ phẳng và độ đồng đều các lớp sơn. Để thực hiện được điều đó thì trước khi sơn có thể mài hoặc tạo phẳng bề mặt bê tông bằng lớp vữa mỏng mác cao. 12. Công tác đắp đất và làm mặt đường phía trên đỉnh hầm Vật liệu đắp trả hai bên sườn hầm và trên đỉnh hầm phải theo đúng quy định và thi công phải tuân thủ đúng chiều dầy lớp đắp và độ đầm chặt. Thiết bị đầm chặt đất xung quanh kết cấu hầm tốt nhất là đầm cóc. Không dùng lu rung phía trên đỉnh hầm khi chiều dầy đất đắp nhỏ hơn 50cm. Đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ thiết kế và xây dựng hầm GTĐT ở Việt Nam Chỉ dẫn thi công Hầm đi bộ 8 MỤC LỤC 1. CÁC THUẬT NGỮ 1 2. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG HẦM ĐI BỘ 1 2.1 Phương pháp khai mỏ 1 2.2 Phương pháp khiên đào 1 2.3 Phương pháp thi công lộ thiên 2 2.3.1 Phương pháp hố móng đào hở: 2 2.3.2 Phương pháp dùng khiên đào hở. 2 2.3.3 Phương pháp tường trước trong đất. 3 2.4 Phương pháp ép ống 3 3. CÔNG TÁC ĐỊNH VỊ TIM HẦM 3 3.1 Lập lưới khống chế mặt bằng 3 3.2 Định vị hầm 3 4. CÔNG TÁC ĐÀO ĐẤT 3 4.1 Đào ngầm bằng máy khoan kết hợp chống vách 3 4.2 Đào lộ thiên bằng máy xúc kết hợp thủ công 4 4.3 Đào moi và vận chuyển đất qua lỗ trong phương pháp tường trong đất 4 5. CÔNG TÁC XỬ LÝ ĐẶC BIỆT MÓNG 4 5.1 Xử lý móng bằng thay đất 4 5.2 Xử lý móng bằng đóng cọc tre hoặc cọc gỗ 4 5.3 Xử lý móng bằng cọc bê tông cốt thép 5 6. CÔNG TÁC BÊ TÔNG 5 6.1 Bê tông đổ tại chỗ 5 6.2 Bê tông lắp ghép 5 7. CÔNG TÁC CỐT THÉP 5 7.1 Gia công cốt thép 5 7.2 Lắp đặt cốt thép 5 8. THI CÔNG MỐI NỐI BIẾN DẠNG 6 9. THI CÔNG CHỐNG THẤM VỎ HẦM 6 9.1 Chống thấm trên bề mặt bê tông 6 Đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ thiết kế và xây dựng hầm GTĐT ở Việt Nam Chỉ dẫn thi công Hầm đi bộ 9 9.1.1 Chống thấm bằng vật liệu sợi dệt hoặc màng mỏng 6 9.1.2 Chống thấm bằng vật liệu dạng lỏng 7 9.2 Chống thấm đối với bản thân bê tông hầm 7 10. THI CÔNG CÁC HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG, THOÁT NƯỚC VÀ THÔNG GIÓ 7 11. CÔNG TÁC HOÀN THIỆN TRONG HẦM 7 12. CÔNG TÁC ĐẮP ĐẤT VÀ LÀM MẶT ĐƯỜNG PHÍA TRÊN ĐỈNH HẦM 7 . Đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ thi t kế và xây dựng hầm GTĐT ở Việt Nam Chỉ dẫn thi công Hầm đi bộ 1 CHỈ DẪN THI CÔNG HẦM ĐI BỘ 1. Các thuật ngữ 1.1 Hố móng đào trần:. của công nghệ. Mặt khác hầm được đặt nông tính tự ổn định của hang đào kém Đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ thi t kế và xây dựng hầm GTĐT ở Việt Nam Chỉ dẫn thi công Hầm đi bộ 2 dẫn. cứu ứng dụng công nghệ thi t kế và xây dựng hầm GTĐT ở Việt Nam Chỉ dẫn thi công Hầm đi bộ 3 2.3.3 Phương pháp tường trước trong đất. Nguyên lý chung của phương pháp là thi công trước

Ngày đăng: 21/08/2015, 17:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan