1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vấn đề nún bề mặt đất khi thi công hầm đường sắt đô thị của Việt Nam

11 372 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 581,45 KB

Nội dung

VẤN ĐỀ LÚN BỀ MẶT ĐẤT KHI THI CÔNG HẦM ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ CỦA VIỆT NAM THS. BÙI VĂN DƯỢNG Bộ môn Cầu hầm - ĐH Giao thông Vận tải 1. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ TẠI CÁC THÀNH PHỐ LỚN. Xét riêng về điều kiện giao thông đi lại trong các thành phố lớn của nước ta, có thể thấy vào các giờ cao điểm tình trạng ách tắc giao thông thường xuyên xảy ra, đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Điều này đã gây thiệt hai rất lớn về kinh tế, sức khoẻ con người và môi trường của thành phố. Theo số liệu thống kê thì riêng thiệt hại về kinh tế do ùn tắc giao thông có thể lên tới 4 tỷ đồng/1 ngày với Hà Nội còn TP. Hồ Chí Minh lên tới 8,5 tỷ đồng/1 ngày. Với mật độ dân số đông và nhu cầu về giao thông đi lại phải thuận tiện để phát triển kinh tế, du lòch đã đòi hỏi các thành phố này phải có những giải pháp hết sức cấp bách để phát triển hệ thống giao thông đô thò. Một trong những giải pháp đó chính là phát triển hệ thống giao thông đô thò, trong đó quan trọng nhất là vận chuyển hành khách như: xe bus, taxi, Tuy nhiên các loại phương tiện này hiện không những chưa đủ khả năng đáp ứng nhu cầu đi lại của cư dân đô thò mà còn bộc lộ một số nhược điểm nhất đònh. Một hình thức vận tải hành khách đô thò đã được các nước phát triển áp dụng thành công từ những thập niên đầu thế kỷ 20 là hệ thống đường sắt đô thò (mêtrô) - thành phố Paris - Pháp có đường xe điện ngầm đầu tiên vào năm 1900 và Matxcơva-Nga vào năm 1935… Với những ưu điểm của hệ thống đường sắt đô thò (đặc biệt là tàu điện ngầm) như: năng lực vận tải cao, lưu thông liên tục, không ảnh hưởng đến các hình thức giao thông khác, ít chiếm dụng diện tích đất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường… đã cho thấy để giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông hiện nay thì phương án xây dựng hệ thống đường sắt đô thò trong các đô thò lớn của nước ta là hợp lý hơn cả. Tuỳ theo từng khu vực khác nhau mà có thể lựa chọn hình thức đường xe điện chạy trên cao, mặt đất hay đi ngầm. 2. GIỚI THIỆU CÁC BIỆN PHÁP THI CÔNG HẦM PHÙ HP VỚI ĐIỀU KIỆN ĐÔ THỊ. 2.1. Giới thiệu các phương pháp thi công hầm đặt nông trong đất. - Phương pháp đào mở (đào lộ thiên): o Đào mở không chống đỡ. o Đào mở có chống đỡ (tường chắn): Tường chắn bằng cọc bản: cọc gỗ, cọc bê tông cốt thép, bản thép, cọc chất dẻo PVC ; Tường chắn bằng cọc xi măng đất; Tường chắn bằng cọc nhồi bê tông cốt thép; Tường liên tục dưới đất. - Phương pháp đào dưới nắp: Nguyên lý của phương pháp này là trước tiên dùng cách làm lại mặt đường họăc dùng kết cấu che chắn tấm đỉnh bảo đảm cho mặt đất thông suốt rồi thi công xuống bên dưới. Có những hình thức thi công khác nhau như sau: o Phương pháp đào dưới nắp thuận. o Phương pháp đào dưới nắp nghòch. o Phương pháp đào dưới nắp nửa nghòch: Tổ hợp phương pháp đào dưới nắp thuận và phương pháp đào dưới nắp nghòch. o Tổ hợp đào dưới nắp và phương pháp đào ngầm. o Tổ hợp đào dưới nắp và phương pháp khiên. - Phương pháp đào kín : có các hình thức sau: o Phương pháp ngầm thông thường: với các đường hầm đặt nông có thể dùng phương pháp đào bộ phận ở bậc thang trên, và phương pháp bậc thang ngắn để thi công (hình 1). Đường hầm có mặt cắt lớn trong thành phố có thể dùng phương pháp bậc thang có tường ngăn ở giữa, phương pháp hào dẫn ở một bên vách, hoặc phương pháp hào dẫn ở hai bên vách (hình 2). Hình 1: Phương pháp bậc thang ngắn a, Phương pháp đào bộ phận bậc thang trên; b,Phương pháp bậc thang ngắn; Hình 2: a, Phương pháp bậc thang có tường ngăn ở giữa; b,Phương pháp đào dẫn một bên vách c,Phương pháp đào dẫn hai bên vách o Phương pháp khiên đào: được công trình sư người Pháp Brunel đề xuất vào năm 1818 xuất phát từ việc quan sát con mọt đục gỗ trên tàu thuyền. Khiên mở hầm là thiết bò chống di động, dưới tác động của khiên, đất đá được đào và vỏ hầm được lắp đặt. Theo hình dạng khiên có thể có các loại khiên hình tròn, vòm (móng ngựa), chữ nhật, hình nón. Trong phần lớn các trường hợp khiên thường có dạng hình tròn tương ứng với dạng vỏ hầm. Theo phương pháp đào đất người ta phân khiên ra các loại: không cơ giới (đào thủ công), bán cơ giới (công tác đào đất và bốc dỡ đất đá được cơ giới hoá từng phần) và cơ giới toàn bộ (tất cả các thao tác đào đất, bốc dỡ vận chuyển, thu dọn đất đá đều được cơ giới hoá) - hình 3. Hình 3: Các sơ đồ khiên cơ giới hoá có bộ phận o Phương pháp tổ hợp khoan đào TBM: Phương pháp này xuất hiện từ những năm 1930. Trước đây chủ yếu là các loại máy đào mui trần áp dụng chủ yếu cho đá cứng, sau đó được phát triển lên các dạng máy có khiên bảo vệ nên nó dùng được trong các điều kiện đòa chất kém ổn đònh. Vì vậy kết hợp với những ưu điểm như : tính thi công liên tục, tính công nghiệp hoá cao… nên năng suất thi công rất cao nên loại máy khoan đào hầm TBM ngày càng được áp dụng rộng rãi trong thi công các công trình ngầm. 1 3 7 8 6 5 4 2 4. M¸ y l¾p vá BT ®óc s½n 1. M©m dao 2. Khiª n b¶o vƯ 3. KÝch ®Èy 7. TÊm BT ®ang l¾p 6. M¸ y n©ng (tÊm BT vµ c¸ c cÊu kiƯn) 5. M¸ y khoan v- ỵ t (t¹ o «) 8. TÊm BT ®ang l¾p Hình 4: Cấu tạo của loại TBM khiên đơn. 11. TÊm BT ®ang l¾p 9. M¸ y khoan v- ỵ t (t¹ o «) 10. M¸ y n©ng (tÊm BT vµ c¸ c cÊu kiƯn) 8. TÊm BT ®ang l¾p 4. KÝch ®Èy 2. Khiª n tr- í c 1. M©m dao 7. M¸ y l¾p vá BT ®óc s½n 3 7 9 10 11 8 5 1 12 2 3 4 6 5. Khiª n sau 6. Ch©n gi÷ khiª n sau 3. Ch©n gi÷ khiª n tr- í c 12. èng vËn chu ®Êt ®¸ Hình 5: Cấu tạo của loại TBM khiên đôi Để có thể phân biệt một cách rõ ràng giữa khiên đào và tổ hợp khoan đào TBM có thể tham khảo cách phân chia dưới đây của DAUB – Hội xây dựng công trình ngầm của Đức: 2.1. Kiến nghò phương pháp thi công và vẫn đề lún bề mặt đất. Trong tất cả các phương pháp thi công hầm nói trên thì phương pháp sử dụng tổ hợp đào hầm TBM có nhiều ưu điểm hơn cả về tốc độ thi công, mức độ an toàn, khả năng kiểm soát các tai biến, mức độ công nghiệp hoá cao… Hơn nữa, khi thi công các công trình ngầm ở các thành phố lớn với các đặc điểm: diện tích bề mặt hạn chế, yêu cầu về đảm bảo các hoạt động bình thường của thành phố trong quá trình thi công, ảnh hưởng đến các công trình đang hiện hữu… thì phương pháp này càng thể hiện được tính ưu việt của nó. Vì vậy, khi xây dựng các công trình hầm giao thông đô thò ở Việt Nam thì phương pháp tổ hợp đào hầm TBM nên được sử dụng. Thông thường các đường tàu điện đô thò trong trường hợp phải đi ngầm thì cao độ đặt hầm thường không sâu, nên việc thi công bằng bất kể một phương pháp nào nêu trên đều cần phải quan tâm đến vấn đề lún bề mặt đất. Vì điều này ảnh hưởng rất lớn đến an toàn và tuổi thọ của các công trình đặt phía trên mặt đất. 3. TÍNH TOÁN LÚN BỀ MẶT ĐẤT KHI THI CÔNG HẦM TRONG ĐÔ THỊ BẰNG TBM. 3.1. Số liệu đòa chất trong tính toán: Xin lấy số liệu đòa chất từ hố khoan A 1 trong kết quả khảo sát dự án đường sắt đô thò thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn – ga Hà Nội được tổng hợp lại như sau: TM – Máy thi công hầm TBM Máy khoan đào hầm TBM TBM không có khiên TBM-S TBM có khiên SM Khiên đào SM-T Khiên đào từng phần SM-V Khiên đào toàn tiết diện SM-T1: Không chống đỡ mặt gương SM-T2: Chống đỡ từng phần mặt gương SM-T3: Chống đỡ mặt gương bằng khí nén SM-T4: Chống đỡ mặt gương bằng chất lỏng SM-V1: Không chống đỡ mặt gương SM-V2: Chống đỡ mặt gương bằng kết cấu cơ học SM-V3: Chống đỡ mặt gương bằng khí nén SM-V4: Chống đỡ mặt gương bằng chất lỏng SM-V5: Chống đỡ mặt gương cân bằng áp lực đất TT Loại đất Chiều dày (m) g (T/m3) j (độ) E (T/m 2 ) n 1 Bùn sét xen kẹp bùn sét pha lẫn hữu cơ, màu xám tro 5.7 1.54 11.77 2800 0.300 2 Sét xen kẹp sét pha, màu xám vàng, xám trắng, xám nâu, trạng thái dẻo cứng đến nửa cứng 11.2 1.92 16.42 3100 0.229 3 Sét pha xen kẹp sét, màu xám ghi, xám loang vàng, xám trắng, trạng thái dẻo cứng đến nửa cứng 26.8 1.98 17.82 3200 0.209 4 Sét pha xen kẹp sét, màu xám nâu, xám vàng, vân trắng, trạng thái chảy đến dẻo mềm 6.3 1.92 14.98 3050 0.250 Với số liệu đòa chất trên đây có thể thấy đường hầm nên được đặt trong phạm vi lớp đất thứ 3. 3.2. Phân tích quá trình làm việc của TBM ảnh hưởng đến vấn đề lún bề mặt đất: Có thể phân chia ra 05 khu vực – tương ứng với 5 giai đoạn gây ảnh hưởng lún đất nền do quá trình làm việc của TBM: mỈt g- ¬ng ¸ p lùc c©n b»ng   t u1 u2=t u=u1+u2 Th©n khiª n Vá hÇm         B¬m v÷a Ch- a ®«ng cøng ®· ®«ng cøng B¬m v÷a p 0 0 p 0-0 vµ 1-1 2-2 p Do D1 p 3-3 g p D1 D1 p s p 4-4 Hình 6: Quá trình làm việc của máy đào và các vò trí cần kiểm soát lún bề mặt. 1. Khu vực xa phía sau gương đào (mặt cắt 0-0): khu vực này đất đá vẫn ở trạng thái ổn đònh nên không cần xem xét trong tính toán. 2. Tại khu vực ngay phía sau mặt gương đào (mặt cắt 1-1): tại khu vực này vấn đề ổn đònh mặt gương đào được đặt ra là chủ yếu. Giá trò áp lực cân bằng mặt gương đào có thể gây ra hiện tượng trồi hoặc lún đất nền phía trên và trước gương. 3. Mặt cắt 2-2: Khi phần lưỡi cắt của máy đào vượt qua đã tạo ra một khoảng trống giữa vỏ khiên và đất nền (u 1 ). Với giả thiết vỏ khiên tuyệt đối cứng thì ở mặt cắt này cần xem xét hiện tượng biến dạng tự do của biên hang đào cho tới khi áp sát vào mặt vỏ. 4. Mặt cắt 3-3: Vỏ bê tông đúc sẵn đã được lắp đặt, tiến hành bơm vữa lấp đầy khoảng trống giữa biên đào và kết cấu vỏ vừa được lắp đặt. Dưới tác dụng của áp lực vữa bơm (p g ) có thể làm cho đất nền bò chuyển vò trồi lên, tuy nhiên sau đó vữa đông cứng và co ngót nên lại tạo ra một quá trình biến dạng ngược lại. Do hai qua trình này ngược nhau nên có thể không cần xét trong tính toán. 5. Khi vữa bơm phía sau vỏ đã đông cứng (mặt cắt 4-4): lúc này quá trình làm việc tương tác giữa đất nền và kết cấu vỏ hầm (cần phải xem xét đến trạng thái của đất nền xung quanh hang đào đã bò xáo trộn trong quá trình đào đã thiết lập trạng thái cứng chắc trong giai đoạn này). Ở giai đoạn này dưới tác dụng của áp lực đất phía ngoài p và kết cấu vỏ hầm phía trong tạo ra áp lực (p s ). 3.3. Một số phương pháp tính lún đang được sử dụng hiện nay: Cũng giống như các bài toán cơ học thuần tuý khác, bài toán dạng này đã có rất nhiều các lời giải khác nhau như: phương pháp dựa theo các công thức kinh nghiệm, dựa theo lời giải các bài toán của lý thuyết đàn hồi, PTHH, Ở đây xin giới thiệu phương pháp bán kinh nghiệm của Schmidt-Peck: Phương pháp này dựa trên việc giả thuyết dạng đường cong của vùng lún theo phương trình (được các tác giả gọi là đường cong Gaussian): Với: + S: Biến dạng lún bề mặt + S max : Biến dạng lún lớn nhất tại tim hầm + x: Khoảng cách từ trục hầm đến điểm tính lún theo phương ngang. + i: khoảng cách từ trục hầm đến điểm uốn cong của đường biến dạng lún. Si=0,606Smax § - êng cong Gaussian S=Smax.exp(-x^2/2i^2) i 3i Smax x x Sx Hình 7: Mô hình Gaussian tính lún bề mặt khi thi công hầm được đưa ra bởi O’Reilly và New (1982) dựa theo phương pháp Schmidt-Peck Sau đó O’Reilly và New (1982) đã đưa ra công thức xác đònh tham số bề rộng i theo công thức sau: i = K.z 0 Với: K- Hệ số không thứ nguyên, phụ thuộc vào loại đất. z 0 - Chiều sâu của tim hầm so với mặt đất. ) 2 exp( 2 2 max i x SS  h D B C a b  p= po u1 D0 D1 EJ= 8 S1  Pa = b Pa = b  0 H×nh 7: M« h×nh tÝnh giai ®o¹n 3 Lí p ®Êt 4 Lí p ®Êt 3 Lí p ®Êt 2 Lí p ®Êt 1  p= *po    B h b a S2 D2 D1  Pa = b Pa = b  Hình 8: Mô hình tính giai đoạn 5 3.4. Xây dựng mô hình tính: Các giai đoạn 1 và 2 tương ứng với các mặt cắt 0-0 và 1-1 sẽ không xem xét trong phạm vi bài viết này. a. Mô hình tính với giai đoạn 3 – Mô hình 1: Do khoảng hở (u 1 ) giữa biên đào và vỏ khiên nên đất xung quanh hang có xu thế chuyển vò áp sát vào mặt của vỏ khiên. Chuyển vò này sẽ gây ra thay đổi trạng thái ứng suất- biến dạng xung quanh hang đào và được mô hình như sau: : Hệ số áp lực ngang của đất : Trọng lượng riêng đất nền Lấy kích thước của vùng khảo sát là axb với giá trò đủ lớn đảm bảo bề rộng vùng lún theo phương thẳng đứng không thể vượt ra ngoài vùng khảo sát (S 1 < a). Do đó tại khu vực hai cạnh bên của vùng khảo sát có thể coi là ở trạng thái ứng suất của đất không thay đổi (ở trạng thái ứng suất nguyên sinh) nên các biên này có thể để ở trạng thái tự do chòu áp lực ngang của đất p a như trên hình 7. Khi đó bài toán sẽ chuyển thành khảo sát lún bề mặt dưới tác dụng chuyển vò cưỡng bức (u 1 ) xung quanh biên đào. b. Mô hình tính với giai đoạn 5 – Mô hình 2: Lúc này đất nền đã áp sát vào thành của lớp vữa này với mức độ giải phóng ứng suất c, khi đó bài toán trở thành phân tích sự làm việc tương tác của hai lớp (lớp vữa bơm sau vỏ và lớp vỏ lắp ghép) vỏ với môi trường nền ảnh hưởng đến lún bề mặt đất: Cách xác đònh hệ số giải phóng ứng suất : Sử dụng công thức tính toán theo lý thuyết xác đònh đường cong quan hệ giữa áp lực của kết cấu chống đỡ với biến dạng vách hang của Fenner-Pacher, với điều kiện giả thuyết nền làm việc trong giai đoạn đàn hồi tuyến tính có:        sin1 sin 0 )cos( )1( )cos(sin1           p Ro zzi u R c E cP Trong đó: u R0 p : chuyển vò hướng tâm của vách hang đào = u 1 , n: Hệ số Poatxông của đất nền, s z : ứng suất theo trục đứng tại nóc hang đào s z = g.z, R 0 : Bán kính hang đào, E: Mô đun đàn hồi của đất nền, c: Lực dính đơn vò của đất nền, j: Góc ma sát trong, P i : áp lực tác dụng lên kết cấu chống hay chính là áp lực của đất nền lên vách hang đào sau khi đã biến dạng U i (áp lực sau khi giải phóng ứng suất c i ). Hệ số giải phóng ứng suất c được tính toán như sau:  = (P 0 - P i )/P 0 = (.H - P i )/(.H) 3.5. Khảo sát số: Tiến hành khảo sát với đường hầm có đường kính trong D = 5m, chiều dày lớp vỏ bê tông lắp ghép là 25cm, sử dụng bê tông mác 400, mô đun đàn hồi E b = 3,35.10 6 T/m 2 , hệ số Poát xông n = 0,12, trọng lượng thể tích g = 2,5T/m 3 . Lớp vữa phun sau vỏ dày 3cm, sử dụng bê tông mác 150, mô đun đàn hồi E b = 2,3.10 6 T/m 2 , hệ số Poát xông n = 0,13, trọng lượng thể tích g = 2,4T/m 3 . Đường kính ngoài của khiên là D 1 = D + 2x0,25m = 5,5m; đường kính của biên đào ban đầu D 0 = D 1 +2xu 1 = 5,5+2x0,05 = 5,6m. Khảo sát vấn đề lún bề mặt khi thay đổi chiều sâu đặt hầm C (tính từ đỉnh nóc hầm tới bề mặt đất) nhưng vẫn đảm bảo hầm được đặt trong lớp đất thứ 3 như đã nói ở trên. Cụ thể sẽ khảo sát với các chiều sâu C = {18, 24, 29, 34}(m) và sử dụng phương pháp PTHH để tính toán. Các giải thuyết trong tính toán: - Vật liệu đất nền và kết cấu vỏ hầm làm việc trong giai đoạn đàn hồi. - Liên kết giữa kết cấu vỏ hầm với đất nền và giữa các lớp đất là toàn phần. Hình 9: Phân chia phần tử theo mô hình 1 Hình 10: Phân chia phần tử theo mô hình 2 Kết quả phân bố lún bề mặt đất được tính toán ra như sau: Mô hình 1 a- Lún đứng, b- Chuyển vò ngang Mô hình 2 a- Lún đứng, b- Chuyển vò ngang Hình 11: Phân bố lún bề mặt đất C=18m Mô hình 1 a- Lún đứng, b- Chuyển vò ngang Mô hình 2 a- Lún đứng, b- Chuyển vò ngang Hình 12: Phân bố lún bề mặt đất C=29m Bảng tổng hợp giá trò lún thẳng đứng lớn nhất V max trong các thường hợp Lún thẳng đứng lớn nhất V max C =18m C = 24m C = 29m C = 34m Mô hình 1 1,78 cm 1,57 cm 1,38 cm 1,22 cm Mô hình 2 0,009 cm 0,01 cm 0,017 cm 0,012 cm Tổng cộng 1,789 cm 1,58 cm 1,397 cm 1,232 cm a b a b a b a b 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 2 C= 18 (m) C= 24 (m) C= 29 (m) C= 34 (m) M« h×nh 1 M« h×nh 2 Tỉng céng Hình 13: Biểu đồ giá trò lún lớn nhất trong các trường hợp tính toán Về bề rộng vùng lún: có thể thấy giá trò này trong tính toán là rất lớn (hình 11 và 12), tuy nhiên càng ra xa trục thẳng đứng của tim hầm thì giá trò lún càng giảm. Nói chung giá trò lún đáng kể chỉ nằm trong phạm vi từ 10 đến 12 lần đường kính hầm về hai phía của trục tim hầm. 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. Kết luận: - Có thể thấy lún bề mặt đất ở giai đoạn đầu khoan đi qua (trước khi lắp đặt vỏ đúc sẵn – mô hình 1) cho giá trò lớn hơn nhiều so với giai đoạn đã lắp vỏ và phun vữa sau vỏ. - Bề rộng vùng lún là rất rộng và tỉ lệ thuận với chiều sâu đặt hầm, tuy nhiên giá trò lún đáng kể chỉ nằm trong phạm vi từ 10 đến 12 lần đường kính hầm tính từ trục tim hầm ra hai bên. Kiến nghò: - Với vò trí đặt hầm như trên thì có thể thấy giá trò lún bề mặt đất là đáng kể trong phạm vi chiều rộng từ 10 đến 12 lần đường kính của hầm (theo phương ngang). Vì vậy bắt buộc phải kiểm tra và có biện pháp khắc phục ảnh hưởng của lún bề mặt đến các công trình trên mặt đất trong phạm vi này trước khi thi công hầm. - Việc kiểm soát quá trình thi công bằng TBM phải được thực hiện hết sức chặt chẽ. Đặc biệt khi thi công qua vùng đất rời hoặc đất mềm, kể cả khi đã có biện pháp ổn đònh mặt gương và gia cố trước thì quá trình thi công nên được thực hiện liên tục, tránh việc dừng thi công quá lâu sẽ có thể dẫn đến hiện tượng sụt đất lớn ở mặt và trên gương đào. - Khi thiết kế trắc dọc đường hầm trong đô thò, ngoài việc cần quan tâm đến điều kiện đòa hình, đòa chất của khu vực dự án, tính kinh tế của phương án thì việc cần thiết nữa vẫn phải xem xét đến vấn đề ảnh hưởng do lún bề mặt đất đến các công trình bên trên. [...]...TÀI LIỆU THAM KHẢO: [1] Giáo trình Công trình ngầm – Phần II áp lực đất và tính toán kết cấu công trình ngầm, PGS TS Đỗ Như Tráng, Học viện kỹ thuật quân sự, năm 1997 [2] Cẩm nang dùng cho kỹ sư đòa kỹ thuật – Trần Văn Việt, NXB Xây dựng, năm 2004 [3] Thi công hầm và công trình ngầm, Nguyễn Xuân Trọng, NXB Xây dựng, năm 2004 [4] Công trình ngầm giao thông đô thò, GS, Viện sỹ L.V.Makốpski, NXB xây... Trọng, NXB Xây dựng, năm 2004 [4] Công trình ngầm giao thông đô thò, GS, Viện sỹ L.V.Makốpski, NXB xây dựng, năm 2004 [5] Cơ học đá, PGS TS Nghiêm Hữu Hạnh, NXB Xây dựng, năm 2004 [6] Xây dựng công trình ngầm đô thò theo phương pháp đào mở – PGS.TS Nguyễn Bá Kế, NXB xây dựng, năm 2006 [7] Tunnel Engineering Handbook, John O Bickel, 1986-1991 [8] Tunnelling: Management by design, Alan Muir Wood, First . VẤN ĐỀ LÚN BỀ MẶT ĐẤT KHI THI CÔNG HẦM ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ CỦA VIỆT NAM THS. BÙI VĂN DƯỢNG Bộ môn Cầu hầm - ĐH Giao thông Vận tải 1. SỰ CẦN THI T XÂY DỰNG ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ TẠI. thức đường xe điện chạy trên cao, mặt đất hay đi ngầm. 2. GIỚI THI U CÁC BIỆN PHÁP THI CÔNG HẦM PHÙ HP VỚI ĐIỀU KIỆN ĐÔ THỊ. 2.1. Giới thi u các phương pháp thi công hầm đặt nông trong đất. . hưởng của lún bề mặt đến các công trình trên mặt đất trong phạm vi này trước khi thi công hầm. - Việc kiểm soát quá trình thi công bằng TBM phải được thực hiện hết sức chặt chẽ. Đặc biệt khi thi

Ngày đăng: 10/04/2015, 21:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w