1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930)

49 1,4K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 624,5 KB

Nội dung

Giữa lúc cao trào cách mạng đầu tiên do Đảng lãnh đạo mà đỉnh cao là phong trào Xô viết Nghệ tĩnh đang diễn ra sôi nổi và rầm rộ trong cả nước, ngày 18.11.1930, Ban Thường vụ Trung ương

Trang 1

tranh của PHAN KẾ AN.

Ðảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam, chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối chính trị Kể từ đó, dân tộc ta có Ðảng lãnh đạo, gánh vác sứ mệnh lịch sử mà nhân dân giao phó, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Chào mừng Ðại hội Ðại biểu toàn quốc lần thứ X của Ðảng, từ số ra

hôm nay, báo Nhân Dân xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc

"Những chặng đường vẻ vang của Ðảng" Ðó là những mốc son chói

lọi trong lịch sử cách mạng của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của

Ðảng

Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc và cuộc cách mạng kiểu mới đầu tiên ở nước Nga do V.I Lê-nin lãnh đạo thắng lợi, ảnh hưởng rất lớn đến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên toàn thế giới Trong cuộc hành trình tìm đường cứu nước, Cách mạng Tháng Mười Nga đã thức tỉnh Nguyễn Ái Quốc đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tìm thấy ở đó con đường đấu tranh giải phóng dân tộc - con đường cứu nước, cứu dân Trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra chân lý của cách mạng là muốn giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường làm cách mạng vô sản với nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lê-nin Từ đó, Người tìm mọi cách truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào phong trào yêu nước, phong trào công nhân Việt Nam đang sục sôi đấu tranh chống ách áp bức, bóc lột của thực dân Pháp và phong kiến Năm 1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Người lập ra Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và trực tiếp tổ chức các lớp huấn luyện cán bộ rồi đưa về nước hoạt động, làm hạt nhân lãnh đạo các tổ chức cách mạng Ðến giữa năm 1929, ở Việt Nam ra đời ba tổ chức cộng sản hoạt động ở ba miền bắc, trung, nam, đó là Ðông Dương Cộng sản Ðảng, An Nam Cộng sản Ðảng và Ðông Dương Cộng sản Liên đoàn.

Thời gian này, phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam ngày càng lan rộng và phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi phải có một chính đảng lãnh đạo thống nhất.

Từ ngày 3 đến 7-2-1930, tại Hương Cảng (Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam Tại hội nghị, với tư cách là Ủy viên Bộ Phương Ðông phụ trách Cục Phương Nam của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đề ra những điểm lớn:

1- Bỏ mọi thành kiến xung đột cũ, thành thật hợp tác để thống nhất các nhóm Cộng sản Ðông Dương; 2- Ðịnh tên Ðảng là Ðảng Cộng sản Việt Nam;

3- Thảo Chính cương và Ðiều lệ sơ lược của Ðảng;

4- Ðịnh kế hoạch thực hiện việc thống nhất trong nước;

Trang 2

5- Cử một Ban Chấp hành Trung ương lâm thời

Hội nghị thành lập Ðảng có tầm quan trọng đặc biệt, đã thông qua Chánh cương vắn tắt của Ðảng, Sách lược vắn tắt của Ðảng, Chương trình tóm tắt của Ðảng, Ðiều lệ vắn tắt của Ðảng Sau hội nghị thành lập Ðảng, Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành T.Ư Ðảng (tháng 10-1930) đã thông qua Luận cương Chính trị, cử Ban Chấp hành Trung ương Ðồng chí Trần Phú được bầu làm Tổng Bí thư của Ðảng.

Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong công cuộc phát triển đất nước (21-4)

Vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên thế giới (21-4)

Hội Việt - Mỹ kêu gọi nhân dân Mỹ ủng hộ quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn với Việt Nam (20-4)

Ðiện mừng Ðại hội lần thứ X Ðảng Cộng sản Việt Nam (20-4)

Báo chí các nước tiếp tục đưa tin nổi bật về Ðại hội X của Ðảng (20-4)

Kim Bình, nơi diễn ra Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ II (20-4)

Ðiện mừng Ðại hội lần thứ X Ðảng Cộng sản Việt Nam (20-4)

Các nước tiếp tục phản ánh đậm nét về Ðại hội lần thứ X của Ðảng ta (20-4)

< Quay lại ^ Về đầu trang

Sơ lược lịch sử Việt Nam

Dân tộc Việt Nam đã được hình thành và bước đầu phát triển trên vùng châu thổ sông Hồng và sông Mã phíaBắc của Việt Nam ngày nay Con người từ các vùng đồi núi xuống vùng đồng bằng, từ đời này sang đời khác

đã khai hoá đất để trồng trọt Họ đã tạo ra một hệ thống đê điều để chế ngự dòng sông Hồng gây nhiều lũ lụthàng năm Quá trình lao động không ngừng để chế ngự nước - chống lũ, lụt, bão, hạn hán, xây dựng đê điều,đào kênh phục vụ cho việc trồng lúa - đã tạo nên nền văn minh lúa nước và văn hoá làng xã

Vào thời đại Đồ đồng đã ra đời một nền văn minh thống nhất và độc đáo, đạt mức độ kỹ thuật và nghệ thuậtcao, nền văn minh Đông Sơn rực rỡ Các nghiên cứu nhân chủng, lịch sử và khảo cổ gần đây đã khẳng định sựtồn tại một thời kỳ các Vua Hùng khoảng 1000 năm trước Công nguyên trên Vương quốc Văn Lang, sau đó đổitên là âu Lạc Đến thế kỷ thứ hai trước Công nguyên, Ấu Lạc đã bị xâm chiếm và sát nhập vào đế chế phongkiến Hán hùng mạnh ở phương Bắc Nhưng sự thống trị của phong kiến Trung Hoa kéo dài mười thế kỷ đãkhông bẻ gẫy được sức kháng cự của dân tộc và không đồng hoá được nền văn hoá Việt Nam

Vào thế kỷ thứ mười sau Công nguyên đất nước đã giành được độc lập vững chắc và xây dựng một nhà nướcđộc lập mang tên Đại Việt Đất nước đã trải qua nhiều triều đại vua chúa phong kiến mà quan trọng nhất là triều

Trang 3

Lý (thế kỷ11 và 12), triều Trần (thế kỷ 13 và 14), triều Lê (thế kỷ 15, 16 và 17) với một nền hành chính tậpquyền, một lực lượng quân đội mạnh, một nền kinh tế và văn hoá phát triển cao Trong suốt thời kỳ này, ViệtNam phải liên tục đấu tranh chống lại các âm mưu xâm lược của các đế chế phong kiến Trung Hoa và Mông

Cổ Các cuộc kháng chiến lâu dài và gian khổ chống quân xâm lược Tống (thế kỷ 11), Nguyên (thế kỷ 13), Minh(thế kỷ 15) đã giành những thắng lợi vang dội Sau mỗi cuộc kháng chiến, Việt Nam trở nên mạnh hơn, các dântộc đoàn kết hơn và đất nước bước vào một thời kỳ cường thịnh mới

Nền văn hoá Đông Sơn được bổ sung bởi ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa đã phát triển qua nhiều thế kỷtrong khuôn khổ một nhà nước độc lập Phật giáo, Nho giáo, Khổng giáo thâm nhập vào Đại Việt mang theonhiều yếu tố văn hoá quần chúng và nhiều hình thức đặc biệt Tuy vậy, Việt Nam vẫn có ngôn ngữ riêng và mộtnền văn minh nông nghiệp phát triển khá cao

Đến thế kỷ 17 và 18, chế độ phong kiến Việt Nam suy yếu nghiêm trọng Các cuộc khởi nghĩa nông dân liên tụcdiễn ra đã dẫn đến phong trào Tây Sơn (1771-1802) Tây Sơn đã tiêu diệt các chế độ vua chúa cát cứ, thốngnhất đất nước, đánh đuổi quân xâm lược Thanh (Trung Quốc) đồng thời ban hành nhiều cải cách xã hội và vănhoá Nhưng không lâu sau đó với sự giúp đỡ của ngoại bang, Nguyễn ánh đã giành được quyền thống trị và lậpnên triều đình nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam

Vào giữa thế kỷ 19 (1858), thực dân Pháp bắt đầu cuộc xâm chiếm Việt Nam Triều đình nhà Nguyễn bất lực

đã dần dần nhân nhượng quân xâm lược và từ năm 1884 Pháp thiết lập chế độ bảo hộ và thuộc địa trên toàn

bộ lãnh thổ Việt Nam Ngay từ những ngày đầu, các phong trào kháng chiến quần chúng dưới sự lãnh đạo củacác sĩ phu yêu nước nổ ra ở khắp mọi nơi, nhưng cuối cùng đều thất bại

Nguyễn ái Quốc, sau đó trở thành Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã hoạt động ở nước ngoài để tìm con đường cứunước Người đã sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 3/2/1930 Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản,quần chúng nhân dân đã đứng lên đấu tranh chống thực dân Pháp và quân chiếm đóng Nhật, thực hiện cuộcTổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 và thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ngày 2/9/1945

Nước Việt Nam non trẻ vừa mới ra đời lại phải đương đầu với các âm mưu xâm lược và can thiệp của Pháp và

Mỹ, phải tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc kéo dài suốt 30 năm sau đó Trước hết, sự trở lại xâmlược của Pháp đã gây ra cuộc kháng chiến 9 năm (1945-1954) của Việt Nam, kết thúc bằng chiến thắng ĐiệnBiên Phủ và Hiệp định Genève về Việt Nam năm 1954 Theo Hiệp định này, đất nước tạm thời bị chia làm haivùng lãnh thổ miền Bắc và miền Nam lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến và sẽ được thống nhất hai năm sau đó(1956) thông qua một cuộc tổng tuyển cử Miền Bắc Việt Nam vào thời kỳ nay mang tên Việt Nam Dân chủCộng hoà, dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động với Thủ đô là Hà Nội Miền Nam mang tên Việt Nam Cộng hoànằm dưới sự quản lý của chính quyền thân Pháp, rồi thân Mỹ đặt tại Sài Gòn Chính quyền Sài Gòn sử dụngmọi sức mạnh để ngăn chặn cuộc tổng tuyển cử, đàn áp và loại bỏ những người kháng chiến cũ, do vậy xuấthiện phong trào đấu tranh vì hoà bình, thống nhất đất nước Chính quyền Sài Gòn đã không thể ngăn cản đượcnguyện vọng thống nhất đất nước của quần chúng, đặc biệt từ ngày Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam ViệtNam được thành lập, ngày 20/12/1960

Để duy trì Chế độ Sài Gòn, Mỹ đã tăng cường viện trợ quân sự Đặc biệt kể từ giữa thập kỷ 60 Mỹ đã gửi nửatriệu quân Mỹ và đồng minh đến miền Nam Việt Nam trực tiếp tham chiến, và từ 5/8/1964 bắt đầu ném bommiền Bắc Việt Nam Nhưng nhân dân Việt Nam, theo lời dạy của Chủ Tịch Hồ Chí Minh "Không có gì quý hơnđộc lập tự do", đã đứng vững và giành nhiều thắng lợi ở cả hai miền Nam và Bắc Năm 1973, Washington buộcphải ký hiệp định Paris về lập lại hoà bình ở Việt Nam và rút toàn bộ quân đội Mỹ ra khỏi Việt Nam Mùa xuânnăm 1975, trên tinh thần đại đoàn kết dân tộc và được sự đồng tình của nhân dân yêu chuộng hòa bình, công lý

và tiến bộ trên thế giới, các lực lượng vũ trang yêu nước Việt Nam đã thực hiện cuộc tổng tiến công đè bẹpChính quyền Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Ngày 25/4/1976, nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà được đổi tên thành nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việtnam với lãnh thổ bao gồm cả hai miền Nam và Bắc

Năm 1977, Việt Nam trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc

Sau nhiều năm chiến tranh kéo dài, đất nước bị tàn phá nặng nề Từ năm 1975 đến 1986, Việt Nam phải đốiphó với vô vàn khó khăn Những hậu quả và tệ nạn xã hội do chiến tranh để lại, dòng người tị nạn, chiến tranh

ở biên giới Tây Nam chống diệt chủng Khme đỏ, chiến tranh ở biên giới phía Bắc, bao vây, cấm vận của Mỹ vàcác nước phương Tây, thêm vào đó thiên tai liên tiếp xảy ra đã đặt Việt Nam trước những thử thách khắcnghiệt Hơn nữa, những khó khăn càng trầm trọng do xuất phát từ các nguyên nhân chủ quan, nóng vội và duy

ý chí muốn xây dựng lại đất nước nhanh chóng mà không tính đến những điều kiện cụ thể Vào đầu những năm

80, khủng hoảng kinh tế - xã hội ở Việt Nam trở nên gay gắt, tỉ lệ lạm phát lên đến 774,7% vào năm 1986

Từ năm 1986, Việt Nam bắt đầu tiến hành công cuộc Đổi mới toàn diện nhằm vượt qua khó khăn, đi vào vàocon đường phát triển và từng bước hội nhập khu vực và quốc tế Đại hội VI của Đảng cộng sản Việt Nam tháng12/1986 đã nghiêm khắc kiểm điểm sự lãnh đạo của mình, khẳng định những mặt làm được, phân tích nhữngsai lầm khuyết điểm, đề ra đường lối Đổi mới toàn diện trong đó đổi mới kinh tế được đặt lên hàng đầu với chủtrương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhànước, theo định hướng XHCN, đi đôi với việc tăng cường cơ sở pháp lý, đổi mới tổ chức Đảng và Nhà nước

Trang 4

Nền kinh tế Việt Nam thực sự mở cửa, chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp dựa trên việc nhập khẩu

và nhận viện trợ của nước ngoài sang cơ chế thị trường, tự chủ về tài chính nhằm cân bằng ngân sách nhànước và hướng tới xuất khẩu Trước năm 1989 hàng năm Việt Nam đều phải nhập khẩu lương thực, có nămtrên 1 triệu tấn Từ năm 1989, Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu 1-1,5 triệu tấn gạo mỗi năm; lạm phát giảm dần(đến năm 1990 còn 67,4%) Đời sống của nhân dân được cải thiện, dân chủ trong xã hội được phát huy Quốcphòng, an ninh được giữ vững Quan hệ đối ngoại được mở rộng, đẩy lùi tình trạng bao vây, cô lập

Tháng 6 năm 1991, Đại hội VII của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định lại quyết tâm tiếp tục chính sách Đổimới của Việt Nam với mục tiêu vượt qua khó khăn, thử thách, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường

ổn định chính trị, đẩy lùi tiêu cực và bất công xã hội, đưa đất nước cơ bản ra khỏi tình trạng khủng hoảng Đạihội cũng đề ra chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở đa dạng hoá và đa phương hoá quan hệ với mụctiêu Việt Nam "muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập vàphát triển."

Mặc dù bị tác động sâu sắc do việc Liên Xô, Đông Ấu tan rã, các thị trường truyền thống bị đảo lộn; tiếp tục bịbao vây cấm vận và phải đối phó với các âm mưu hoạt động gây mất ổn định chính trị và bạo loạn lật đổ củacác thế lực thù địch, Việt Nam đã từng bước khắc phục khó khăn, trở ngại, tiếp tục giành nhiều thắng lợi to lớn

Từ năm 1991-1995 nhịp độ tăng bình quân hàng năm về tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt 8,2% Đến tháng6/1996, đầu tư trực tiếp của nước ngoài đạt trên 30,5 tỷ USD Lạm phát giảm từ mức 67,1% (1991) xuống còn12,7% (1995) và 4,5% (1996) Đời sống vật chất của phần lớn nhân dân được cải thiện Trình độ dân trí, mứchưởng thụ văn hoá của nhân dân được nâng lên Sự nghiệp giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khoẻ, các hoạtđộng văn hoá nghệ thuật thể dục thể thao, thông tin đại chúng, công tác kế hoạch hoá gia đình và nhiều hoạtđộng xã hội khác có những mặt phát triển và tiến bộ Chính trị ổn định, độc lập chủ quyền và môi trường hoàbình của Việt Nam được giữ vững, quốc phòng an ninh được củng cố tạo điều kiện thuận lợi cơ bản cho côngcuộc Đổi mới Hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở được củng cố, bộ máy nhà nước pháp quyền đượctiếp tục xây dựng và hoàn thiện Chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hoá và đa dạng hoá quan hệcủa Việt Nam đã đạt được những kết quả tốt đẹp Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với167nước, có quan hệ buôn bán với trên 100 nước Các công ty của hơn 70 nước và vùng lãnh thổ đã đầu tưtrực tiếp vào Việt Nam

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII, tháng 6/1996 đã đánh giá những thành tựu to lớn có ý nghĩa rấtquan trọng trong 10 năm Đổi mới (1986-1996) và đề ra mục tiêu phát triển đến năm 2000 và 2020 là : đẩy mạnhcông nghiệp hoá, hiện đại hoá Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xây dựng Việt Nam thành mộtnước công nghiệp có cơ sở vật chất-kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợpvới trình độ sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh,

xã hội công bằng, văn minh

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX, tháng 4/2001, đã thông qua Nghị quyết về những mục tiêu chiếnlược phát triển kinh tế-xã hội trong thời gian tới, cho tới 2010 là: Đưa GDP tăng ít nhất gấp hai lần năm 2000;tích luỹ nội bộ từ nền kinh tế đạt trên 30% GDP; nhịp độ tăng trưởng bình quân năm ít nhất đạt 7%; tỷ trọngnông nghiệp trong GDP là 16-17%; công nghiệp 40-41%; dịch vụ 42-43%; tỷ lệ lao động trong nông nghiệp cònkhoảng 50%; tỷ lệ người được đào tạo nghề là 40%; phổ cập bắt buộc trung học cơ sở trong cả nước; hạ tỷ lệtrẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 20%; tuổi thọ trung bình đạt 71 tuổi; tạo nền tảng để đến năm 2020 ViệtNam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại

MẶT TRẬN DÂN TỘC THỐNG NHẤT VIỆT NAM

Kế thừa, phát huy truyền thống yêu nước và đoàn kết của dân tộc ta Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch HồChí Minh khẳng định: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng Ngay từ khi mới ra đời, Đảng đã chủ trươngđoàn kết mọi lực lượng dân tộc và dân chủ trong Mặt trận Dân tộc Thống nhất để cùng nhau chống kẻ thùchung vì độc lập tự do của Tổ quốc

Giữa lúc cao trào cách mạng đầu tiên do Đảng lãnh đạo mà đỉnh cao là phong trào Xô viết Nghệ tĩnh đang diễn

ra sôi nổi và rầm rộ trong cả nước, ngày 18.11.1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đôngdương ra chỉ thị về vấn đề thành lập Hội phản đế Đồng minh, hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Thốngnhất Việt nam

Từ đó tới nay, ở mỗi thời kỳ khác nhau có những hình thức và tên gọi tổ chức cụ thể khác nhau phù hợp với

nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng nhưng Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt nam nơi tập hợp các giai tầngtrong xã hội vì những mục tiêu lớn của dân tộc luôn tồn tại và phát triển, Đảng Cộng sản Việt Nam - người chủxướng việc hình thành Mặt trận Dân tộc thống nhất trong thời hiện đại - vừa là thành viên tích cực của Mặt trận

Trang 5

vừa bằng sự sáng tạo, đúng dắn trong đường lối, chính sách, sự gương mẫu phấn đấu vì lợi ích chung củadân tộc đã được các thành viên của Mặt trận thừa nhận vai trò lãnh đạo.

Hiện nay, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là hình thức tổ chức của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt nam với mụctiêu tập hợp và phát huy sức mạnh của khối Đại đoàn kết toàn dân phấn đấu cho một nước Việt Nam độc lập,

tự do, hạnh phúc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh

Qua phong trào cách mạng phản đế, phản phong sôi nổi trong cả nước mà đỉnh cao là Xô viếtNghệ Tĩnh, các tổ chức chính trị với các hệ tư tưởng khác nhau nhưng gặp nhau ở mục tiêu giảiphóng dân tộc lần lượt xuất hiện với sự tham gia của nhiều tầng lớp, nhiều dân tộc Quá trình nàycũng khẳng định năng lực cách mạng của các giai tầng trong xã hội, khẳng định vị trí đặc biệt và

hệ tư tưởng của giai cấp công nhân với việc định hướng cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.Quá trình này cũng khẳng định khối liên minh công nông là cơ sở của Mặt trận Dân tộc thống nhất

do Đảng chủ xướng Trong Án nghị quyết về vấn đề phản đế tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung

ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 10 năm 1930 đã nêu rõ sự cấp thiết phải thành lập Mặttrận Thống nhất phản đế Ngày 18/11/1930 Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông

dương đã ra Chỉ thị thành lập Hội Phản đế đồng minh hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc

thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng

Điều lệ của Phản đế liên minh rộng và linh hoạt hơn Điều lệ Hội phản đế đồng minh Bất kỳ người hoặc đoàn

thể nào thừa nhận nghị quyết, Điều lệ và thường xuyên nộp hội phí thì được thừa nhận là hội viên

MẶT TRẬN THỐNG NHẤT NHÂN DÂN PHẢN ĐẾ

(10-1936)

Chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân Phản đế được phổ biến qua tài liệu chung quanh vấn đề

chính sách mới ngày 30/10/1936 khắc phục những sai lầm trong nhận thức và hành động trong quá trình thực

hiện liên minh thời kỳ trước Việc tập hợp lực lượng trong Mặt trận được công khai qua bức thư ngỏ của Đảng

Cộng sản Đông Dương gửi cho Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp bày tỏ sự đồng minh với nhân dân Pháp,

kêu gọi ban hành một số quyền tự do dân chủ cơ bản cho nhân dân Đông Dương và hô hào "tất cả các đảngphái chính trị, tất cả các tầng lớp nhân dân Đông Dương tham gia Mặt trận nhân dân Đông Dương"

MẶT TRẬN DÂN CHỦ ĐÔNG DƯƠNG

Trang 6

Sau khi Mặt trận nhân dân Pháp lên cầm quyền với bản chương trình hành động trong đó có nêu việc thànhlập một Uỷ ban của nghị viện điều tra tình hình chính trị và kinh tế ở các thuộc địa, cùng với nhiều nước thuộcđịa khác các nhà yêu nước Việt Nam kêu gọi "tiến tới một cuộc Đông dương Đại hội" sáng kiến đó được đảng

Cộng sản Đông Dương ủng hộ bằng bức thư ngỏ tháng 8-1936 nêu 12 nguyện vọng cụ thể làm cơ sở cho

Đông Dương Đại hội, lời kêu gọi đã dấy lên một phong trào sôi nổi trong nhân dân cả nước

Tháng 9-1937 một loạt các tổ chức như Thanh niên Dân chủ Đông Dương, Hội Cứu tế bình dân, Công hội,Nông hội ra đời cùng với việc hoạt động công khai và nửa công khai của các tổ chức quần chúng nhuư hội áihữu, tương tế, các hội hoạt động âm nhạc từng bước hình thành một Mặt trận Dân chủ Đông Dương

Tháng 6/1938 Đảng Cộng sản Đông Dương gửi thư công khai cho các đảng phái đề nghị gác các ý kiến bất

đồng để "bước tới thành lập Mặt trận Dân chủ Đông Dương" chính trong thời kỳ này từ những phong trào Mặttrận đã dần hình thành Mặt trận với tính chất của một tổ chức

MẶT TRẬN THỐNG NHẤT DÂN TỘC PHẢN ĐẾ ĐÔNG DƯƠNG (11-1939)

Tháng 9 năm 1939,chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, Mặt trận Dân chủ Đông dương bị thực dân Phápthẳng tay đàn áp Cùng với sự đầu hàng thoả hiệp của thực dân Pháp với phát xít Nhật, vấn đề sống còn của

các dân tộc Đông Dương đã đặt ra Tháng 11/1939 Đảng Cộng sản Đông Dương đã kịp thời chuyển hướng chỉ

đạo, chuyển cuộc vận động Mặt trận Dân chủ thành Mặt trận Dân tộc thống nhất chống chiến tranh đế quốc với

tên gọi chính thức: Mặt trận Dân tộc thống nhất phản đế Đông dương nhằm liên hiệp tất cả các dân tộc ĐôngDương, các giai tầng, đảng phái, cá nhân có tinh thần phản đế muốn giải phóng dân tộc chống đế quốc, bè lũtay sai của chúng và vua chúa bản xứ phản bội quyền lợi dân tộc Các tổ chức phản đế phát triển nhanh chóngdưới hình thức bí mật và công khai

VIỆT NAM ĐỘC LẬP ĐỒNG MINH HỘI

GỌI TẮT LÀ VIỆT MINH

(19-5-1941)

Năm 1940, quân Nhật kéo vào Đông dương, thực dân Pháp đầu hàng và làm tay sai cho phát xít Nhật Tại Hộinghị Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 8, theo đề nghị của lãnh tụ Nguyễn ái Quốc, Mặt trận

dân tộc thống nhất chống phát xít Pháp Nhật với tên gọi Việt nam Độc lập đồng minh gọi tắt là Việt minh đã ra

đời ngày 19.5.1941 lấy cờ đỏ sao vàng năm cánh làm cờ của Việt minh và làm cờ tổ quốc "khi thành lập nướcViệt Nam Dân chủ Cộng hoà"

Mặt trận Việt minh thu hút được mọi giới đồng bào yêu nước, từ công nhân, nông dân, trí thức, tiểu tư sản đến

tư sản dân tộc, phú nông và một số địa chủ nhỏ có tinh thần yêu nước, đưa tới cao trào đánh Pháp, đuổi Nhật

của toàn dân ta trong những năm 1941-1945, Mặt trận Việt minh là một trong những nhân tố cơ bản bảo đảmcho cách mạng thành công

Từ sáng kiến triệu tập toàn quốc đại biểu đại hội, Đại hội Quốc dân do Tổng bộ Việt minh triệu tập họp ở Tân

trào trong 2 ngày 16-17/8/1945 đã thông qua lệnh tổng khởi nghĩa, quyết định quốc kỳ, quốc ca cử ra Uỷ bangiải phóng dân tộc tức là Chính phủ lâm thời do Hồ Chí minh làm Chủ tịch và ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ ChíMinh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc tuyên ngôn độc lập, đại biểu tổng bộ Việt minh Nguyễn Lương Bằng đọclời hiệu triệu đồng bào cả nước

HỘI LIÊN HIỆP QUỐC DÂN VIỆT NAM GỌI TẮT LÀ HỘI LIÊN VIỆT

(29-5-1946)

Trang 7

Năm 1946, giữa lúc nước Việt nam dân chủ cộng hoà vừa ra đời phải đương đầu với nhiều khó khăn lớn, một

Ban vận động thành lập Hội liên hiệp quốc dân Việt nam gồm 27 người với đại biểu Việt minh là Hồ Chí Minh,

được thành lập nhằm mở rộng hơn nữa khối đoàn kết dân tộc

Việt minh và Liên Việt đã cùng nhau làm chỗ dựa vững chắc cho chính quyền Cách mạng non trẻ đối phó cóhiệu lực với thù trong giặc ngoài

MẶT TRẬN LIÊN VIỆT

(3-3-1951)

Năm 1951, trong lúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã đi vào giai đoạn quyết liệt, thực hiện khẩu hiệu

" Tất cả cho tiền tuyến ", yêu cầu tập hợp các hình thức tổ chức Mặt trận để đoàn kết động viên toàn dân ta tậptrung sức người sức của đẩy mạnh kháng chiến trở nên cấp bách Với các chủ trương đường lối đúng đắnĐảng Lao động Việt Nam và sự ủng hộ tích cực của các Đảng Xã hội, Đảng Dân chủ, các tổ chức chính trị, các

nhân sĩ trí thức trong Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt, hai tổ chức Mặt trận được hợp nhất thành Mặt trận

Liên Việt.

Mặt trận Liên Việt đã góp phần động viên công sức của toàn quân, toàn dân lập nên chiến thắng lịch sử ĐiệnBiên phủ, đưa đến việc ký kết hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 công nhận chủ quyền, độc lập, thống nhất vàtoàn vẹn lãnh thổ của nước Việt nam

MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM

(10-9-1955)

Đế quốc Mỹ nhảy vào miền Nam Việt nam, hất cẳng thực dân Pháp và phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ âm mưuchiếm đóng miền Nam chia cắt lâu dài nước ta Cách mạng Việt nam lúc này có hai nhiệm vụ chiến lược là tiếnhành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc đã được hoàn toàn giải phóng và hoàn thành cách mạng dân tộcdân chủ ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà

Trong bối cảnh đó, ngày 10.9.1955, Mặt trận Tổ quốc Việt nam ra đời với mục đích đoàn kết mọi lực lượng dân

tộc và dân chủ, đấu tranh đánh bại đế quốc Mỹ xâm lược và tay sai, xây dựng một nước Việt nam hoà bìnhthống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh

Mặt trận Tổ quốc Việt nam đã phát huy tác dụng to lớn của mình trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nướccũng như trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc Mặt trận Tổ quốc Việt nam đã động viênđồng bào và chiến sĩ nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng đánh thắngchiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ

và hết lòng hết sức đáp ứng các yêu cầu của cuộc đấu tranh yêu nước của đồng bào miền Nam Mặt trận Tổquốc Việt nam đã tích cực tham gia cải tạo Xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, thươngnghiệp nhỏ và giúp đỡ các nhà tư sản dân tộc thông suốt chính sách làm cho cuộc cải tạo công thương nghiệp

tư bản tư doanh tiến hành thuận lợi, đạt kết quả Mặt trận đã tích cực góp phần phát huy quyền làm chủ củanhân dân, ra sức động viên nhân dân tham gia bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, xây dựngchính quyền cách mạng, phát triển sản xuất, xây dựng kinh tế, thực hiện nếp sống mới, xây dựng con ngườimới

MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM (20-12-1960)

Trong cao trào đồng khởi của đồng bào miền Nam, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam ra đời (20-12-1960)nhằm đoàn kết toàn dân đánh bại chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, đánh đổ nguỵ quyền tay sai củachúng, giải phóng miền Nam, tiến tới thống nhất Tổ quốc Với đường lối đúng đắn ấy, Mặt trận Dân tộc Giảiphóng đã tập hợp dưới ngọn cờ đại nghĩa của mình các tầng lớp nhân dân, các tổ chức và mọi người Việt namyêu nước, để cùng nhau chống Mỹ cứu nước

Mặt trận dân tộc giải phóng không ngừng củng cố và mở rộng khối đoàn kết dân tộc, tổ chức và động viênđồng bào và chiến sĩ miền Nam đẩy mạnh đấu tranh trên cả ba mặt trận: quân sự, chính trị và ngoại giao ảnh

Trang 8

hưởng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng không ngừng được mở rộng trong các tầng lớp nhân dân miền Nam

và uy tín của mặt trận đã được nâng cao trên trường quốc tế

LIÊN MINH CÁC LỰC LƯỢNG DÂN TỘC DÂN CHỦ VÀ HÒA BÌNH VIỆT

NAM (20-4-1968)

Trong cao trào tiến công và nổi dậy đầu xuân Mậu Thân (1968) Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và

Hoà bình Việt nam ra đời (20-4-1968) Kết tụ từ các phong trào đấu tranh yêu nước của các giới sinh viên, học

sinh, trí thức, đồng bào tôn giáo, công thương gia, nhân sĩ dân chủ tại các thành thị miền Nam, Liên minh cáclực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hoà bình Việt nam bằng những công tác trong nước và ngoài nước đã góp sứcđộng viên xúc tiến các phong trào ấy, tăng thêm sức mạnh cho khối đoàn kết toàn dân, chống Mỹ cứu nước.Phấn đấu cho một mục tiêu chung là giải phóng miền Nam, bảo vệ và xây dựng miền Bắc thựchiện thống nhất nước nhà, Mặt trận Tổ quốc Việt nam, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam vàLiên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hoà bình Việt nam đã luôn luôn hợp tác chặt chẽ, hỗtrợ nhau tạo nên một sức mạnh không gì lay chuyển nổi của khối đại đoàn kết dân tộc, và đã đưacuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của toàn dân đến thắng lợi hoàn toàn, hoàn thành cáchmạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện thống nhất nước nhà

MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM

(4-2-1977)

Sau khi cả nước đã được độc lập, sự thống nhất và toàn vẹn của một quốc gia đòi hỏi hợp nhất 3 tổ chức mặttrận Nhằm đáp ứng yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới, Đại hội Mặt trận Dân tộc thống nhất họp từ 31-1đến 4-2-1977 tại thành phố Hồ Chí Minh đã thống nhất ba tổ chức Mặt trận ở hai miền Nam Bắc nước ta thành

một tổ chức Mặt trận Dân tộc thống nhất duy nhất lấy tên là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống nhất ý chí của tất cả các

tổ chức của các giai tầng trong xã hội, các cá nhân tiêu biểu của các dân tộc, tôn giáo, tầng lớp, các vị lãnh đạo

tiêu biểu cho ý chí đoàn kết của dân tộc, luôn phấn đấu xây dựng khối Đại đoàn kết dân tộc vững mạnh thựchiện lời dạy của Hồ Chí Minh vị lãnh tụ của toàn dân tộc: "Mục đích phấn đấu của Mặt trận Dân tộc thống nhất

là xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh"

80 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam

[20/06/2005 - minhlq - Vietnam Journalism]

Báo chí Cách mạng Việt Nam là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, là diễn đàn tin cậy của nhân dân Báo chí tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, phản ánh nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp nhân dân

Báo chí cũng là một vũ khí sắc bén chống lại kẻ thù của nhân dân 80 năm qua, kể từ số báo Thanh niên đầu tiên (21/6/1925), qua từng giai đoạn cách mạng, báo chí Việt Nam không ngừng phát triển phong phú và đa dạng

Báo chí thời kỳ trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

Tờ báo cách mạng đầu tiên do người Việt Nam xuất bản là tờ Le Paria (Người cùng khổ) in bằng tiếng Pháp do

Nguyễn Ái Quốc, đảng viên Đảng Cộng sản Pháp sáng lập, làm chủ báo và chủ bút; số 1 ra ngày 1/4/1922 tại Pari

Trang 9

Vào những năm 20 đầu thế kỷ XX, Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập ra tổ chức Thanh niên Cộng sản Đoàn làm nòng cốt cho tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội - Một tổ chức yêu nước Việt Nam đầu tiên

đi theo con đường cách mạng vô sản, đồng thời xuất bản báo Thanh niên làm cơ quan ngôn luận của tổ chức này Ngày 21/6/1925, Thanh niên, tờ báo đầu tiên của Cách mạng Việt Nam, ra số 1 Tháng 6/1985, Đảng Cộng

sản Việt Nam quyết định lấy ngày 21/6 làm ngày truyền thống của báo chí - Ngày Báo chí Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập báo Thanh niên và là người đào tạo lớp làm báo vô sản đầu tiên của Việt Nam như Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Lê Duy Điềm, Trương Văn Lĩnh Tờ báo Thanh niên đã nhanh chóng thôi thúc lòng người, làm sống động phong trào cộng sản Tiếp theo báo Thanh niên, Chủ tịch Hồ Chí

Minh cho xuất bản các báo Công nông và Lính cách mệnh để vận động công nhân, nông dân và binh lính đoàn

kết, đứng lên làm cách mạng, đánh đuổi đế quốc Pháp, giành độc lập dân tộc

Kỳ bộ Nam Kỳ của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội ra báo Bônsêvích, chi bộ Việt kiều của hội ở Thái Lan xuất bản báo Đồng thanh, sau đổi thành Thân ái Tháng 6/1929, Đông Dương Cộng sản Đảng ra đời, cho xuất bản báo Búa liềm làm cơ quan Trung ương của Đảng, Ban công vận Trung ương của Đảng ra báo

Công hội đỏ, Tổng Công hội Bắc kỳ ra báo Lao động

Tháng 9/1929, An Nam Cộng sản Đảng cho ra báo Đỏ Những tờ báo của các tổ chức Cộng sản sơ khai này có

tác dụng rất quan trọng trong việc giáo dục ý thức giai cấp, đấu tranh giai cấp và lý tưởng cộng sản chủ nghĩa cho quần chúng lao động

Tháng 2/1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản được triệu tập dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quyết định thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua một số văn kiện quan trọng, quyết định ngừng xuất bản các tờ báo của các tổ chức cộng sản trước, Trung ương và địa phương sẽ ra báo của Đảng Cộng sản

Việt Nam thống nhất Ngày 5/8/1930, Trung ương cho ra báo Tạp chí đỏ; ngày 15/8/1930, báo Tranh đấu ra

mắt

Báo chí từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đến năm 1936

Tháng 10/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương Trung ương Đảng cho ra

báo Cờ vô sản và tạp chí Cộng sản Các xứ ủy, tỉnh ủy, nhiều huyện ủy và chi bộ cũng ra báo Báo chí trong

thời kỳ này đóng vai trò quan trọng trong việc phát động cao trào cách mạng của công nông chống đế phong kiến, đỉnh cao là cao trào Xô viết-Nghệ Tĩnh Đế quốc Pháp hoảng sợ, điên cuồng khủng bố Tổ chức củaĐảng và các đoàn thể quần chúng bị thiệt hại nghiêm trọng Báo chí cách mạng phải lần lượt ngừng xuất bản Nhưng sau khi các cấp ủy được khôi phục thì chỉ một thời gian ngắn các báo lại tiếp tục xuất bản Đặc biệt xứ

quốc-ủy Nam Kỳ, từ năm 1931 đến 1934, ba lần xứ quốc-ủy bị phá khôi phục lại là ba lần có báo Cờ đỏ, Cờ lãnh đạo, rồi đổi tên là Giải phóng.

Ban lãnh đạo ở nước ngoài của Đảng được thành lập làm nhiệm vụ tạm thời của Trung ương, xuất bản tạp chí

Bônsêvích làm cơ quan lý luận để thống nhất Đảng, đẩy mạnh việc khôi phục, phát triển cơ sở và hệ thống tổ

chức của Đảng, cùng các đoàn thể quần chúng, chuẩn bị cho Đại hội Đảng toàn quốc Tháng 3/1935, Đại hội

Đảng lần thứ nhất họp, quyết định chuyển tạp chí Bônsêvích thành tạp chí lý luận Trung ương của Đảng.

Đảng cho xuất bản hai tờ báo vận động binh lính trong quân đội Pháp, một tờ bằng tiếng Pháp L’Armée rouge (Hồng quân) và một tờ tiếng Việt là Giác ngộ.

Các chi bộ cộng sản trong một số nhà tù lớn đã xuất bản báo và tạp chí như Con đường chính, Lao tù tạp chí,

Đuốc đưa đường, Đường cách mạng, Hỏa lò Hà Nội, Bônsêvích, Nhà tù Buôn Ma Thuột, Người tù đỏ, Qua tiếng sóng hận, Hòn Cau, Ý kiến chung ở Côn Lôn, Nẻo nhà pha ở nhà tù Quảng Nam

Báo chí trong những năm 1930-1936 đã phục vụ tích cực cho xây dựng Đảng, tuyên truyền chủ nghĩa Lênin và đường lối cách mạng dân quyền của Đảng, kiên quyết chống đế quốc, phong kiến, chống chủ nghĩa cải lương của giai cấp tư sản và chủ nghĩa dân tộc tư sản của Việt Nam quốc dân Đảng, chuẩn bị điều kiện để đón thời cơ đưa cách mạng tiến lên một cao trào mới

Mác-Báo chí thời kỳ vận động dân chủ 1936-1939

Ở Pháp, Mặt trận Nhân dân giành được thắng lợi trong tổng tuyển cử tháng 5/1936, lập ra một Chính phủ tiến

Trang 10

bộ bắt tay vào thực hiện cải cách theo chương trình của Mặt trận Mặt trận nhân dân chống phát xít được thành lập ở nhiều nước và hình thành Mặt trận nhân dân thế giới chống phát xít.

Trung ương Đảng chủ trương thành lập Mặt trận dân chủ bao gồm các giai cấp và tầng lớp xã hội người Việt Nam và người nước ngoài sinh sống ở Việt Nam tán thành tự do, dân chủ, cải thiện đời sống và hoà bình, chống phản động thuộc địa và chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh Lợi dụng khả năng hoạt động nửa hợp pháp, nửa bất hợp pháp, Đảng chủ trương đưa báo chí ra xuất bản công khai Lợi dụng chính sách báo chí của

địch ra báo chữ Pháp không phải xin phép, ta cho ra một số tờ chữ Pháp xuất bản ở Hà Nội như Le Travail (Lao động), Rasemblement (Tập Hợp), En Avant (Tiến lên), Notre Voix (Tiếng nói của chúng ta); ở Sài Gòn có L’

Avant garde (Tiên phong), Le Peuple (Nhân dân) Chúng ta đã dùng nhiều cách để thuê, mua lại tên báo cũ,

đưa quần chúng tốt đứng ra xuất bản báo tiếng Việt Một loạt các tờ báo đã ra đời như: Hồn trẻ tập mới, Tân xã

hội, Nhành lúa, Kinh tế tân văn, Hà thành thời báo, Thời thế, Tin tức, Thế giới, Dân, Dân tiến, Dân muốn, Đời nay

Tờ Dân chúng, cơ quan Trung ương của Đảng, buộc nhà cầm quyền phải thừa nhận quyền tự do xuất bản báo

chí tiếng Việt không cần xin phép ở Nam Kỳ, mở đường cho một loạt tờ báo ra tự do

Những tờ báo cách mạng chỉ chiếm một phần tư tổng số báo trong thời kỳ này nhưng giữ một vị trí rất quan trọng, chiếm lĩnh được cảm tình của đông đảo bạn đọc nhất Do chính sách của Mặt trận dân chủ của Đảng và cao trào cách mạng của quần chúng, báo chí cách mạng có ảnh hưởng tốt đến các tờ báo khác, hình thành mặttrận báo chí dân chủ, phối hợp đấu tranh và giành được một số thắng lợi vang dội như triệu tập được Hội nghị báo giới ở Trung kỳ và Bắc kỳ, thảo luận nhiều vấn đề bổ ích về chính trị và nghề nghiệp

Báo chí thời kỳ vận động dân chủ in ty-pô số lượng lớn Có tờ chiếm kỷ lục như Dân chúng số Xuân 1939 in đến

15.000 bản Trình bày bài vở trên mặt báo đã mang dáng dấp hiện đại, biên tập và in nhanh, phát hành nhanh, rộng trong cả nước và ra nước ngoài

Báo chí thời kỳ cao trào cứu nước 1939-1945

Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, nhà cầm quyền Pháp ở Đông Dương thực hiện chính sách cai trị phát xít Báo chí xuất bản bị cấm xuất bản, cấm lưu hành, tàng trữ Địch tiến hành những cuộc khủng bố lớn, trước hết nhằm vào Đảng cộng sản Việt Nam Đảng ta và các tổ chức quần chúng phải chuyển vào hoạt động bí mật, báochí cách mạng bị gián đoạn một thời gian ngắn

Tháng 5/1941, Mặt trận Việt Minh thành lập Tháng 8/1941, báo Việt Nam độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh sánglập, lấy danh nghĩa Việt Minh tỉnh Cao Bằng, sau mở rộng thành Việt Minh Cao Bằng-Bắc Cạn, rồi Cao Bằng-Bắc Cạn-Lạng Sơn

Ngày 25/1/1942, báo Cứu quốc, cơ quan của tổng bộ Việt Minh ra đời Ngày 10/10/1942, báo Cờ giải phóng, cơ quan Trung ương của Đảng xuất bản số 1 Trung ương còn xuất bản tạp chí Cộng sản làm cơ quan lý luận Các

kỳ bộ Việt Minh và tỉnh bộ Việt Minh lần lượt cho xuất bản báo của địa phương cùng với báo của các đoàn thể

cứu quốc ở Trung ương: Công nhân, Thanh niên, Học sinh, Văn hóa, Tự vệ

Báo chí phục vụ tích cực cho xây dựng lực lượng vũ trang, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang

Từ sau khi có chỉ thị sửa soạn khởi nghĩa của tổng bộ Việt Minh (5/1944) và nhất là sau cuộc đảo chính Pháp (3/1945), Đảng phát động cao trào kháng Nhật cứu nước tiến tới Tổng khởi nghĩa, một số báo của các lực

Nhật-lượng vũ trang từ các căn cứ kháng Nhật và khu giải phóng được xuất bản, như Tiếng súng khởi nghĩa, Quân

giải phóng

Báo chí cách mạng lại xuất hiện trong nhiều nhà tù và trại tập trung để rèn luyện cán bộ, chuẩn bị cung cấp cán

bộ cho phong trào tiến tới tổng khởi nghĩa

Hai tờ báo Cờ giải phóng và Cứu quốc có cống hiến lớn nhất trong việc đẩy mạnh cao trào cách mạng và giành

thắng lợi lịch sử tháng Tám 1945

Kể từ khi báo Thanh niên ra đời đến tháng 8/1945, tổng cộng có hơn 270 tờ báo và tạp chí

Báo chí thời kỳ sau Cách mạng Tháng Tám 1945 đến 1975

Trang 11

Từ tháng 8/1945 trở đi, dưới chế độ dân chủ nhân dân, báo chí cách mạng xuất bản công khai, in ty-pô với số

lượng lớn Báo Cứu quốc xuất bản hàng ngày là tờ báo lớn nhất cả nước Báo chí của nhiều tỉnh ngừng xuất

bản tập trung cho báo chí Trung ương và những thành phố lớn Trong làng báo xuất hiện hai cơ quan mới: Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam và Việt Nam Thông tấn xã (nay là Thông tấn xã Việt Nam) Cuối năm 1945, Đảng

chuyển vào bí mật, báo Cờ giải phóng ngừng xuất bản; báo Sự Thật ra đời với danh nghĩa cơ quan của Hội

nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương

Trong năm đầu của chính quyền cách mạng, báo chí phục vụ tích cực cho nhiệm vụ bảo vệ chính quyền non trẻ

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lần thứ hai bùng nổ và lan rộng Báo chí cách mạng có một bộ phận xuất bản công khai ở các vùng tự do và các căn cứ kháng chiến, một bộ phận xuất bản trong vùng địch chiếm Trong những năm kháng chiến, báo chí cách mạng lưu hành qua lại cả vùng tự do và vùng bị địch chiếm, nhất

là báo chí của các cơ quan Trung ương và địa phương, đi sâu vào các cơ sở kháng chiến trong vùng địch Những văn kiện của Đảng, bài nói và viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo của Đảng được intrên các báo Trung ương và các báo địa phương

Năm 1951, sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ hai, báo Sự Thật đình bản, báo Nhân Dân, cơ quan Trung ương của Đảng bắt đầu xuất bản, tạp chí Cộng sản, tạp chí Sinh hoạt nội bộ, báo Quân đội Nhân dân ra đời.

Báo chí đã đến với một số Đảng anh em và bạn bè trên thế giới, nhờ đó mà nhân dân thế giới ngày càng hiểu rõcuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta, đồng tình và ủng hộ sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta Chínhbáo chí đã góp phần tích cực tạo ra nhân tố quốc tế của thắng lợi trong kháng chiến chống Pháp

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, nước ta tạm thời chia làm 2 miền với 2 nhiệm vụ chiến lược khác nhau nhưng có một nhiệm vụ chung: Đánh đổ đế quốc Mỹ và tay sai, hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc

Báo chí của ta hình thành báo chí tự do ở miền Bắc và báo chí xuất bản bí mật bất hợp pháp ở vùng địch tạm

chiếm ở miền Nam Trong điều kiện mới, báo chí miền Bắc có những bước tiến vượt bậc Báo Nhân Dân ra hàng ngày, in với số lượng lớn nhất bằng kỹ thuật tiên tiến Trung ương cho ra tạp chí lý luận, lúc đầu là Học

tập, sau đổi là tạp chí Cộng sản.

Những tờ báo từ kháng chiến chống Pháp được phát triển để phục vụ nhiệm vụ mới Nhiều cơ quan nghiên cứukhoa học, tuyên truyền, lý luận, tổ chức, kỹ thuật và các tỉnh đều xuất bản báo

Đã xuất bản một số tờ báo tiếng nước ngoài để giới thiệu các vấn đề của Việt Nam với bạn bè quốc tế

Ngày 2/6/1950, Hội Nhà báo Việt Nam được thành lập đã đoàn kết rộng rãi các nhà báo trong nước và tháng 7/1950 gia nhập Tổ chức Quốc tế các nhà báo (OIJ)

Báo chí Việt Nam giai đoạn từ sau 1975 đến nay

Sau ngày thống nhất đất nước, báo chí ở nước ta đã phát triển khá nhanh về số lượng và chất lượng, hình thành hệ thống thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình rộng khắp cả nước

Từ sau Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng, Đảng đã nhìn thẳng vào sự thật, tự phê bình nghiêm khắc và tiếnhành công cuộc đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy Đặc biệt là sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh viết một

loạt bài đăng báo Nhân Dân với chuyên mục "Những việc cần làm ngay" (năm 1987), báo chí như được thổi

luồng không khí mới Hàng trăm bài phóng sự, điều tra phản ánh những hiện tượng tiêu cực trong sản xuất, hoạt động kinh tế và trong đời sống xã hội Trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, chống tiêu cực và các tệ nạn xã hội, báo chí cả nước đã phát huy vai trò xung kích, thể hiện rõ chức năng giám sát của nhân dân Hầu hết các vụ tiêu cực lớn được đưa ra xét xử trong những năm qua như vụ TAMEXCO, Dệt Nam Định, đường dâybuôn bán ma túy Xiêng Phênh-Vũ Xuân Trường, Năm Cam đều được báo chí lên tiếng cảnh báo trước công luận với những tin bài điều tra sắc sảo, công phu

Nội dung thông tin của báo chí ngày càng phong phú, hiệu quả, hình thức đẹp, sinh động và hấp dẫn Báo chí

đã đi sâu vào thực tiễn đời sống, phát hiện, giới thiệu, cổ vũ các mô hình kinh tế mới, cách làm ăn mới, nhân tố mới, người tốt, việc tốt Báo chí đã thể hiện rõ quan điểm bảo vệ và phát huy bản sắc, truyền thống văn hóa dân

Trang 12

tộc, tuyên truyền cổ vũ toàn dân phát huy có chọn lọc nền văn hóa tiên tiến của các nước trên thế giới, góp phần nâng cao dân trí, ngăn chặn văn hóa xấu len lỏi vào Việt Nam Báo chí đã tổ chức, khơi dậy và biến nhiều hoạt động xã hội từ thiện trở thành phong trào của toàn xã hội như: đền ơn đáp nghĩa, xây dựng nhà tình nghĩa;xóa đói giảm nghèo; ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả thiên tai; khuyến khích tài năng; khuyến thiện

Nhờ có công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, báo chí đã có bước tiến nhảy vọt về chất và lượng Từ vài chục cơ quan báo chí trong ngày đầu giành chính quyền, đến nay đã có trên 500 cơ quan báo chívới gần 700 ấn phẩm báo chí, 2 đài phát thanh và truyền hình quốc gia, hơn chục đài phát thanh và truyền hình khu vực, 64 đài phát thanh, truyền hình ở các tỉnh, thành phố Đội ngũ báo chí điện tử, báo chí trực tuyến phát triển mạnh mẽ cùng với các nhà cung cấp dịch vụ Internet tạo nên một mạng thông tin báo chí điện tử sôi động

có sức thu hút hàng triệu lượt người truy cập hàng ngày Đội ngũ những người làm báo phát triển nhanh chóng,

từ 300 người trong kháng chiến chống Pháp lên hơn 13.000 hội viên nhà báo hiện nay, chưa kể hàng nghìn người mới tham gia đội ngũ báo chí nhưng chưa đủ điều kiện gia nhập Hội Nhà báo Việt Nam

Hoạt động của báo chí trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, trong quá trình hội nhập quốc

tế và cơ chế thị trường, trong thời đại bùng nổ thông tin đang phát triển không ngừng Đứng trước những yêu cầu mới, báo chí cách mạng Việt Nam mãi mãi kiên định mục tiêu lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện tốt chức năng báo chí là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, tổ chức xã hội và là diễn đàn của nhân dân./

Sáng mãi ánh sáng Cách mạng Tháng Mười Nga (07/11/2005 13:40)

Hôm nay, những người Cộng sản và nhân loại tiến bộ trên thế giới lại một lần nữa tiếp tục khẳngđịnh tính khoa học, tính cách mạng và ý nghĩa bất diệt của Cách mạng Tháng Mười Nga, nhân dịp

kỷ niệm 88 năm (7/11/1917 - 7-11-2005) Ra đời cách đây đã gần một thế kỷ nhưng Cách mạngTháng Mười Nga vẫn còn nguyên giá trị, vẫn tiếp tục soi đường chỉ lối cho các cuộc cách mạng tiến

bộ, cho phong trào cộng sản, công nhân quốc tế, vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

Đã 88 năm trôi qua nhưng tiếng đại bác trên chiến hạm Rạng Đông ngày 7/11/1917, mở đầu chocuộc Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại vẫn còn âm vang trong lịch sử nhân loại Cách mạngTháng Mười Nga đã chứng minh trên thực tế một chân lý, đó là giai cấp công nhân và nhân dân laođộng dưới sự lãnh đạo của chính đảng của giai cấp công nhân có thể giành thắng lợi trong một cuộccách mạng kiểu mới, cuộc cách mạng lật đổ giai cấp bóc lột, xây dựng một xã hội do người lao độnglàm chủ, không còn người bóc lột người Cách mạng Tháng Mười Nga đã cổ vũ toàn nhân loại bị ápbức trong đó có hàng chục triệu người dân các nước thuộc địa đứng lên giải phóng dân tộc kết hợpvới giải phóng giai cấp, lật đổ ách thực dân kiểu cũ và kiểu mới, làm chủ tương lai và vận mệnh củamình Đúng như Chủ tịch Hồ Chí minh đã từng nói: "Giống như một mặt trời chói lọi, Cách mạngTháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất.Trong lịch sử loài người chưa có một cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế"

Cách mạng Tháng Mười Nga đã thay đổi bản đồ chính trị toàn thế giới trong đó có Việt Nam Có thểkhẳng định rằng cách mạng Việt Nam sẽ không có được những thắng lợi to lớn như ngày nay nếukhông có ngọn cờ Cách mạng Tháng Mười Nga soi đường Từ giữa thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20,nhân dân ta đã liên tiếp đứng lên khởi nghĩa, tiến hành các cuộc vận động đánh đuổi thực dân Phápnhưng trước sau các cuộc khởi nghĩa và vận động đó đều bị dìm trong bể máu do thiếu một đườnglối cứu nước phù hợp với thời đại và lòng dân Giữa lúc các phong trào yêu nước đều lần lượt bịthất bại, Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi ở nước Nga như một luồng gió mới, có sức hấp dẫn

kỳ diệu đối với những người cách mạng Việt Nam Tư tưởng của V.Lênin, của những người cộngsản đã làm nên Cách mạng Tháng Mười đã ảnh hưởng sâu sắc đến nhà yêu nước Nguyễn Ái Quốc.Tháng 7-1920, sau khi đọc dự thảo Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.Lênin, giữathủ đô Pari của nước Pháp đế quốc, Người như muốn reo lên: “Hỡi đồng bào bị đầy đọa đau khổ,đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta” - (Hồ Chí Minh – Tuyểntập,tập 1, trang 175) Từ đó, nhà yêu nước Nguyễn Ái Quốc – sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩđại - đã đứng hẳn trên lập trường của chủ nghĩa cộng sản, ra sức truyền bá chủ nghĩa Mác-Lêninvào Việt Nam, sáng lập và lãnh đạo, rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam, đưa cách mạng nước ta đi

Trang 13

từ thắng lợi này đến thắng lợi khác Cũng từ đó, những người cộng sản và nhân dân Việt Nam được

sự cổ vũ của Cách mạng Tháng Mười Nga đã vượt qua biết bao hi sinh, gian khổ trong cuộc đấutranh giành chính quyền về tay nhân dân, tiến hành hai cuộc kháng chiến thần thánh bảo vệ độc lập,

tự do của tổ quốc và ngày nay trong cuộc chiến đấu thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, bảo vệ sự trongsạch của Đảng và Nhà nước, xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,dân chủ, văn minh trên con đường Cách mạng Tháng Mười Nga đã mở ra

Với Cách mạng Tháng Mười Nga, từ chỗ còn là “bóng ma ám ảnh châu Âu”, chủ nghĩa xã hội đã tồntại trên thực tế và trở thành xu thế không thể đảo ngược của lịch sử nhân loại Với sự xuất hiện vàtồn tại gần 80 năm của nước Nga Xô viết và sau đó là Liên bang Xô viết, nhân loại đã được chứngkiến những biến đổi kỳ diệu của đời sống con người trên diện tích một phần ba trái đất, chiến thắngoanh liệt của Hồng quân Liên xô cứu loài người khỏi thảm họa phát xít và rất nhiều thành tựu to lớn

mà chủ nghĩa xã hội đã mang lại

Do những sai lầm xuất phát từ việc xa rời những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin,Liên bang Xô viết đã sụp đổ, đưa phong trào cộng sản và công nhân thế giới vào thời kỳ thoái tràohiện nay Sự sụp đổ của Liên bang Xô viết là một tổn thất to lớn, vô cùng đau xót không chỉ củanhững người cộng sản mà còn của cả loài người tiến bộ nhưng không vì thế có thể làm lu mờ đượcngọn cờ tư tưởng bất diệt của Cách mạng Tháng Mười Nga, của chủ nghĩa cộng sản Trên thế giớingày nay vẫn tồn tại những nhà nước xã hội chủ nghĩa chiếm 1/5 diện tích toàn cầu với gần 1,5 tỷngười Không chỉ thế, hàng chục đảng cộng sản, đảng công nhân với hàng chục triệu đảng viên vẫnđang có ảnh hưởng chính trị to lớn ngay ở những nước tư bản phát triển Lý tưởng về một xã hộicông bằng, nhân văn mà Cách mạng Tháng Mười Nga đã chỉ ra cho đến nay vẫn có sức hấp dẫn ởhàng chục quốc gia đã giành được độc lập trong thời kỳ còn hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa,đang trên đường thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu Lịch sử có những đoạn quanh co, có bước thăngtrầm nhưng chủ nghĩa xã hội, một mô hình nhà nước kiểu mới, một bước tiến của văn minh nhânloại xuất hiện từ Cách mạng Tháng Mười Nga vẫn là xu thế của thời đại, là hình mẫu lý tưởng mànhân loại tiến bộ hướng tới

Đi theo con đường mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn, cách mạng Việt Nam đã giành đượcnhững thắng lợi chưa từng có, mở ra kỷ nguyên độc lập, thống nhất, hòa bình, phát triển cho dântộc Vào thập kỷ tám mươi của thế kỷ trước, trước thực tiễn Việt Nam và tình hình thế giới, tình hìnhtrong các nước xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ, Đảng ta đã khởi xướng và lãnh đạo sự nghiệp đổi mớiđất nước Hai mươi năm qua, quá trình đổi mới đã thu được những thành tựu to lớn Từ một nướcthiếu ăn, kiệt quệ sau chiến tranh, trong vòng vây cấm vận, bị phụ thuộc vào nước ngoài, cơ chếquan liêu, bao cấp nặng nề, Việt Nam đã vượt ra khỏi khủng hoảng, trở thành một quốc gia có tốc

độ tăng trưởng cao của thế giới, có kim ngạch xuất khẩu lớn kể cả xuất khẩu lương thực và hàngnông sản, có thị trường và môi trường đầu tư hấp dẫn Không chỉ đạt nhiều thành tựu trong kinh tế,Việt Nam còn có nền chính trị, an ninh-quốc phòng ổn định, đạt nhiều thành tích trong xóa đói giảmnghèo, giáo dục, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của người dân Có được những thành tựu đó

là nhờ sự lãnh đạo sáng suốt, sáng tạo, giàu bản lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam, một đảng mácxít kiểu mới, luôn trung thành với lý tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, củaCách mạng Tháng Mười Nga Bài học thắng lợi của hai mươi năm đổi mới chứng tỏ kiên trì mục tiêutiến lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là con đường duy nhất đúng và tất thắng Trên conđường đó, những người cộng sản và toàn thể nhân dân ta luôn được cổ vũ, được soi sáng từ nguồnsáng vĩ đại Cách mạng Tháng Mười Nga./

24/03/2006 10:08:59

Đảng của Dân tộc

Trang 14

Tương Lai

Khi bà má miền Nam thời chống Mỹ đào hầm nuôi cán bộ cộng sản, bà mẹ miền Bắc gửi con trai mình ra mặt trận theo lời kêu gọi "không có gì quý hơn độc lập tự do", chắc các mẹ không phải săm soi tìm hiểu xem Đảng là của giai cấp công nhân hay của ai Mà quả thật có định tìm hiểu, chắc bà cũng không sao hiểu nổi “tính triệt để cách mạng của giai cấp công nhân là do vị trí khách quan của giai cấp ấy trong phương thức sản xuất xã hội quy định!" Sâu thẳm trong đạo lý và tình cảm của dân tộc ta, cứu nước là nghĩa vụ thiêng liêng Chạm đến vấn

đề này là chạm đến khu vực nhạy cảm nhất trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam không phân biệt tầng lớp, giai cấp, tín ngưỡng, tôn giáo Đảng đứng ra nhận lãnh sứ mệnh cứu nước, đảng viên của Đảng đi đầu trong gian khổ, hy sinh vì nhiệm vụ cao cả đó Bằng chính hành động đó, dân tin Đảng, xem Đảng là Đảng của mình

Đương nhiên, nói như vậy không phải để khước từ một kiến giải về lý luận Để phù hợp với khuôn khổ một bàibáo ngắn, xin vắn tắt kiến giải ấy như sau: Là một tổ chức chính trị, vấn đề chính đảng không là vấn đề củariêng nước ta mà là mối bận tâm của cả loài người Trong “Đường cách mệnh” xuất bản năm 1927, Nguyễn ÁiQuốc viết: "Cách mệnh trước hết phải có cái gì? Trước hết phải có Đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổchức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi Đảng có vững mạnh thì cáchmạng mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy" Gần đây nhất, “Đại Bách khoa toànthư Pháp” định nghĩa về các đảng chính trị như sau: “Nhìn chung, một đảng chính trị có thể được định nghĩanhư thể là một tập thể xã hội tìm kiếm sự ủng hộ của nhân dân nhằm trực tiếp thực thi quyền lực, và tập thểnày được tổ chức theo thời gian và không gian sao cho nó có thể vượt qua được ảnh hưởng cá nhân của ngườilãnh đạo Định nghĩa này vận dụng ba yếu tố - nền tảng của đảng, cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của nó - màngười ta sẽ xem xét trước khi xem xét những đảng được định nghĩa như vậy được hình thành trong lịch sử như

“giai cấp công nhân” bằng thuật ngữ “những người làm công ăn lương” Rồi về cuối đời, C.Mác sử dụng kháiniệm “giai cấp những người sản xuất” trong “Lời nói đầu viết cho Bản Cương lĩnh của Đảng công nhân Pháp”:

“Xét thấy rằng giải phóng giai cấp những người sản xuất là giải phóng toàn thể loài người”(1) Về sau này,những nhà nghiên cứu Mácxít xem đó như là "Di chúc chính trị của C.Mác" "Quốc tế 3" đã không theo "Di chúc"

đó, nhưng tư tưởng chính trị đó của C.Mác sau này trở thành nền tảng của tất cả các cương lĩnh của các đảng

Như vậy là, khái niệm về “người đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản” thoạt đầu đóng khung trong thuật ngữ “giaicấp vô sản” đã không “nhất thành bất biến” mà đã biến đổi theo hướng mở rộng ra Số đông, có thể nói là hầuhết các Đảng cộng sản Âu, Mỹ, đã tiếp thu sự mở rộng nhận thức ấy Điều ấy là do sự vận động của thực tiễn

Trong những nước tư bản phát triển, “những người làm công ăn lương” cho nhà nước và cho tư nhân chiếm

tỷ lệ áp đảo, đến 80% và hơn 80% trong tổng lực lượng lao động xã hội

Thế kỷ XX, có 3 thay đổi lớn của thực tiễn và nhận thức về lực lượng cách mạng:

- Các dân tộc thuộc địa, nửa thuộc địa bị áp bức, mà có nhà nghiên cứu cộng sản coi là giai cấp vô sản

Trang 15

- Kết cấu của xã hội hiện đại cho thấy sự phát triển mạnh của nhiều tầng lớp xã hội rất gần với khái niệm

“giai cấp những người sản xuất” và “những người làm công ăn lương” mà không phải là giai cấp vô sản

- Do các dân tộc thức tỉnh và tự khẳng định mạnh mẽ, ngay trong trào lưu toàn cầu hóa kinh tế, dân tộc

trở thành động lực và sức mạnh hùng hậu của thời đại Dân tộc nói đây không chỉ là độc lập dân tộc, mà rộnghơn, còn là ý thức dân tộc, quyền lợi dân tộc, truyền thống dân tộc, đặc điểm dân tộc Ở nước ta, đây là điểm

Liệu có phải vì thế mà tại Đại hội II của Đảng năm 1951, Hồ Chí Minh đề nghị đổi tên Đảng thành Đảng Lao

động Việt Nam để “nó gần gũi tận trong lòng của mỗi đồng bào ta” Câu hỏi C.Mác đặt ra cách đây 162 năm

đã có lời giải: "Vấn đề là ở chỗ giai cấp vô sản thực ra là gì, và phù hợp với sự tồn tại ấy của bản thân nó, giai

cấp vô sản buộc phải làm gì về mặt lịch sử”(2): Giai cấp vô sản “phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc, phải

tự mình trở thành dân tộc”(3) Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Cách mạng Tháng 8 thành công, giai cấp công

nhân Việt Nam đã cùng với các tầng lớp xã hội khác trở thành công dân của một nước độc lập, nước Việt Nam

Dân chủ Cộng hòa mà Độc lập, Tự do và Hạnh phúc là nội dung của tên gọi ấy Đó cũng là khát vọng cháy

bỏng của cả dân tộc Việt Nam, mà để hướng tới mục tiêu đó, bao thế hệ Việt Nam đã “đem hết tinh thần và

lực lượng, tính mạng và của cải” để thực hiện, đúng như lời thề trong Tuyên ngôn Độc lập 2.9.1945 Với

những cuộc kháng chiến chống xâm lược ròng rã mấy mươi năm trong thế kỷ XX, dân tộc Việt Nam đã giữ trọnlời thề ấy Để lãnh đạo được, Đảng phải thu hút vào mình những lực lượng tinh hoa nhất của dân tộc Nói theo

ngôn ngữ của người xưa là quy tụ được “hiền tài-nguyên khí quốc gia”, hoặc như cách gọi của Hồ Chí Minh

là “những bực tài đức” Không làm được điều đó, Đảng không thể “có khả năng làm tròn vai trò chiến sĩ tiên

Thật ra thì từ những năm 20 của thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã xác định “chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn

nhất của đất nước” Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh không hề câu nệ trong

quá trình tìm kiếm phương tiện để nhằm thực hiện mục tiêu giành độc lập cho dân tộc, tự do, hạnh phúc chonhân dân Chính Người đã nói: “Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân,tôn giáo Giê-su có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả Chủ nghĩa Mác có ưu điểm của nó là phương pháplàm việc biện chứng Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm của nó là chính sách của nó thích hợp với điều kiệnnước ta Khổng Tử, Giê-su, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng đã có những điểm chung đó sao? Họ đều muốn mưu cầuhạnh phúc cho loài người, mưu phúc lợi cho xã hội, nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, nếu họ họp lại mộtchỗ, tôi tin rằng họ nhất định chung sống với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết Tôi cố gắng

Suốt đời, Hồ Chí Minh nhất quán với nhận thức ấy trong mọi chủ trương, đường lối Đặt tên nước là Việt Nam

Dân chủ Cộng hòa mà Độc lập, Tự do, Hạnh phúc là nội dung, thể hiện rất rõ sự nhất quán đó Tuyên ngôn

Độc lập gắn liền với tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thấm sâu vào tâm hồn Việt Nam, đã thành

Thực tế đã chứng minh rằng, lúc nào giữ vững quan điểm dân tộc, lấy lợi ích dân tộc là tối thượng với tinh thần Tổ quốc trên hết, thì cách mạng thu được thắng lợi Lúc nào đi chệch khỏi tư tưởng của Hồ Chí Minh,

thổi phồng vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp xem đó là động lực của cách mạng, của phát triển xã hội, thìcách mạng thất bại Cải cách ruộng đất, cải tạo tư sản, “công tư hợp doanh” là những ví dụ mà ai cũng nhớ.Chúng ta đã để mất một lực lượng sản xuất với một cơ sở hạ tầng còn gần như nguyên vẹn ở Miền Nam sau

1975, để rồi phải làm lại từ đầu với công cuộc Đổi mới! Bài học của 10 năm ấy vẫn còn nóng bỏng Đất nướcđang bứt lên thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, hội nhập quốc tế để tiến cùng thời đại, một thời đại đang đi vào văn

minh trí tuệ và kinh tế tri thức Nếu “giai cấp vô sản phải tự mình trở thành dân tộc” như C.Mác yêu cầu, thì Đảng của giai cấp ấy phải trở thành Đảng của dân tộc là một thực tế hiển nhiên, nằm trong lôgích nội

Đó là biện chứng của lịch sử Nếu đổi mới Đảng là “đòi hỏi có ý nghĩa sống còn đối với Đảng”, thì sự đổi mới căn bản nhất là tuân theo lôgich nội tại ấy, tuân theo biện chứng của lịch sử chứ không câu nệ vào những giáo điều đã bị cuộc sống vứt bỏ Đảng phải là Đảng của dân tộc.(5)

Trong bối cảnh mới của đất nước và của thế giới, để cho Đảng “gần gũi tận trong lòng của mỗi đồng bào ta”,

mong Đảng trở lại với tên gọi là Đảng Lao động Việt Nam cùng với tên nước là Nước Việt Nam Dân chủ

Cộng hòa, trở lại với tư duy của Hồ Chí Minh trong “Điều mong muốn cuối cùng” của Người: “Toàn Đảng toàn dân đoàn kết phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ

và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.

Làm như vậy, Đảng sẽ quy tụ được ý chí của dân tộc, khởi động được tinh thần Việt Nam, kết thành một sứcmạnh to lớn đủ sức vượt qua mọi thách thức, chớp lấy thời cơ, đưa đất nước đi tới

Trang 16

(1) C.Mác & Ph.Ăngghen Toàn tập Tập 19 NXBCTQG Hà Nội 1995; tr.353(2) C.Mác & Ph.Ăngghen Toàn tập Tập 2 NXBCTQG Hà Nội 1995; tr 56(3) C.Mác & Ph.Ăngghen Toàn tập Tập 4 NXBCTQG Hà Nội 1995; tr.624(4) Chương trình Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh: "Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh” NXBKHXH 1993, tr.84

5 Xem “PHẢI LÀ ĐẢNG CỦA DÂN TỘC”, báo “NGƯỜI ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN” ngày 27.2.2006, có chú thíchđầy đủ xuất xứ các trích dẫn

Kỳ 2 : Tên gọi của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh qua các thời kỳ

Topic: Phóng sự

1 Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương

Tháng 5/1935, Mặt trận Nhân dân Pháp được thành lập và sau đó giành được đa số phiếu trong cuộc bầu cửQuốc hội tháng 6/1936 Chính phủ phái tả lên cầm quyền ở Pháp Căn cứ diễn biến tình hình thế giới và trongnước, tháng 7/1936, Hội nghị Trung ương Đảng đã định ra đường lối, phương pháp tổ chức và đấu tranh cáchmạng trong thời kỳ mới

Nhiệm vụ của Đảng và nhân dân ta lúc này là tập trung mũi nhọn đấu tranh chống bọn phản động thuộc địa vàtay sai, đòi các quyền tự do, dân chủ, cải thiện đời sống Vì vậy, Đảng chủ trương lập Mặt trận Nhân dân Phản

đế sau đổi thành Mặt trận Thống nhất Dân chủ

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng họp tháng 7/1936 đã ra những quyết định quan trọng nhằm tăng cường

sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động thanh niên

Theo đó, trong thời kỳ cách mạng từ giữa năm 1936 đến mùa thu năm 1939, Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương mang tên Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương phù hợp với nhiệm vụ chính trị qua các nghị quyết của Đảng như trên đã nêu

Đoàn Thanh niên Dân chủ hoạt động công khai, có cơ quan báo chí riêng, đó là các tờ “Bạn dân”, “Thế giới”,

“Mới” phát hành ở cả ba miền đất nước Đoàn đã xây dựng đội ngũ của mình gồm hàng vạn đoàn viên, đấu tranh kiên cường dưới ngọn cờ của Đảng, tiếp nối truyền thống vẻ vang của Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương (1931 – 1935).

Ngoài việc phát hành báo, tổ chức Đoàn còn lập các Hội đọc sách, Hội văn nghệ, Hội thể thao, đặc biệt là hình

Trang 17

thành các nhóm nghiên cứu chủ nghĩa Mác

Nhiều tác phẩm chính trị, văn học của K.Marx F.Engels, V.I.Lenin, Gorki… như: “Tuyên ngôn Đảng cộng sản”,

“Tư bản”, “Nhà nước là gì?”, “Người mẹ”… cũng như các cuốn sách do các chiến sĩ cộng sản Việt Nam viết như: “Vấn đề dân cầy” của Qua Ninh và Vân Đình, “Mác xít phổ thông” của Hải Triều và Thơ Tố Hữu được đông đảo đoàn viên, thanh niên hân hoan đón đọc.

Được sự quan tâm của các Xứ ủy Đảng, phong trào thanh niên và tổ chức Đoàn được củng cố, phát triển sâu rộng, có hệ thống từ cơ sở lên đến tỉnh, thành và xứ.

Tuy nhiên, đến tháng 9/1939, đại chiến thế giới lần thứ 2 bùng nổ Thực dân Pháp thẳng tay thi hành chính sách đàn áp, khủng bố phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân và thanh niên ta Tổ chức Đoàn phải trở lại hoạt động bí mật.

2 Đoàn Thanh niên Phản đế Đông Dương

Tháng 11/1939, Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 6 tại Bà Điểm (Hóc Môn, Gia Định) Nghị quyết Hội nghị nhấn mạnh giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng giải phóng dân tộc, là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Đông Dương

Hội nghị chủ trương lập Mặt trận Thống nhất Dân tộc Phản đế Đông Dương nhằm đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân, các giai cấp và dân tộc ở Đông Dương để đánh đổ đế quốc Pháp và tay sai của chúng.

Theo chủ trương của Đảng, Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương mang tên mới là Đoàn Thanh niên Phản

đế Đông Dương tiếp nối sự nghiệp vẻ vang của các tổ chức thanh niên cộng sản và thanh niên dân chủ trước đây Đoàn đã xây dựng được cơ sở ở nông thôn, trong nhà máy và các trường học.

Trong tình hình mới, tổ chức Đoàn hoạt động bí mật và được tổ chức chặt chẽ Những Đoàn viên thanh niên Dân chủ được thử thách, lựa chọn và chuyển thành Đoàn viên thanh niên Phản đế, các hội viên thanh niên trong các tổ chức thanh niên phổ thông được giao những công tác thích hợp để thử thách bồi dưỡng.

Tháng 9/1940, Phát xít Nhật xâm lược Đông Dương Từ đây nhân dân Việt Nam một cổ hai tròng, bị hai kẻ thù

là phát xít Nhật và thực dân Pháp cùng thống trị.

Nhưng nhân dân Việt Nam và thế hệ thanh niên nước ta thời kỳ này không chịu khuất phục: Tháng 9/1940, khởi nghĩa Bắc Sơn nổ ra; tháng 11/1940, khởi nghĩa Nam Kỳ bùng nổ với sự xuất hiện lần đầu tiên lá Cờ đỏ Sao Vàng; tháng 1/1941, nổ ra cuộc binh biến ở đồn Chợ Rạng và đồn Đô Lương.

Các tổ chức Đoàn Thanh niên Dân chủ sau đó là Đoàn Thanh niên Phản đế đã vận động thanh niên đi đầu trong các cuộc đấu tranh và khởi nghĩa vũ trang từng phần, báo hiệu một thời kỳ mới: chuẩn bị tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.

3 Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam

Tháng 11/1940, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 7 họp tại Đình Bảng (Bắc Ninh) trong đó có phần nói về:

Trang 18

Ngày 28/1/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc bí mật về nước để cùng Ban chấp hành Trung ương Đảng trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam Đây là sự kiện hết sức quan trọng trong tiến trình phát triển của cách mạng nước ta…

Tháng 5/1941, Hội nghị lần thứ 8 của Trung ương Đảng họp tại Pắc Bó (Cao Bằng) do Nguyễn Ái Quốc, đại diện của Quốc tế cộng sản triệu tập và chủ trì Hội nghị đã nêu một quyết tâm sắt đá:

“Trong lúc này, nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp trâu ngựa, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”.

Để tập hợp động viên các tầng lớp nhân dân đứng lên đánh đuổi phát xít Pháp - Nhật, Hội nghị quyết định thành lập Việt Nam Độc lập đồng minh (Gọi tắt là Việt Minh) và các Hội cứu quốc, trong đó có: Đoàn Thanh niên Cứu quốc - Việt Nam - một tổ chức của những thanh niên yêu nước tiếp nối sự nghiệp của các tổ chức thanh niên do Đảng ta và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập và lãnh đạo trước đó.

Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 có ý nghĩa lịch sử to lớn Hội nghị đã hoàn thành việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược trong thời kỳ mới Hội nghị đã nêu rõ vai trò, trách nhiệm của Đoàn Thanh niên Cứu quốc trong cao trào đấu tranh của giải phóng dân tộc

Trong suốt chặng đường dài từ 1941 – 1956, Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam đã đóng góp to lớn, kể cả

hy sinh xương máu, cùng dân tộc vùng dậy trong Cách mạng Tháng Tám, lập nên Nhà nước Dân chủ, cộng hòa - Nhà nước Dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á Tháng 2/1950, Đại hội Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam được triệu tập tại căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc.

Đây là Đại hội đại biểu toàn quốc đầu tiên của Đoàn, gồm trên 400 đại biểu của ba miền đất nước Sau đó, Đoàn đã vận động đoàn viên, thanh niên đi tiếp chặng đường hơn 9 năm kháng chiến đầy gian khổ, hy sinh góp phần xứng đáng làm nên một Điện Biên chấn động địa cầu, giải phóng hoàn toàn miền Bắc (7/1954), bắt tay xây dựng hậu phương lớn xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, chi viện cho cách mạng giải phóng miền Nam.

4 - Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam

Tháng 7/1954, hòa bình được lập lại trên miền Bắc, căn cứ vào tình hình và nhiệm vụ mới, Bộ Chính trị Trung ương Đảng trong phiên họp tháng 9/1954 đã chủ trương đổi tên Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam thành Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam và xây dựng Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam thành một tổ chức thực sự có tác dụng là lực lượng dự trữ và cánh tay của Đảng.

Quyết nghị có đoạn viết: “Đảng ta là Đảng Lao động Việt Nam Việc Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam đổi tên thành Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam sẽ làm cho thanh niên thêm phấn khởi, thêm gắn bó với Đảng

và do đó càng quyết tâm phấn đấu đến cùng dưới ngọn cờ của Đảng”.

Trong “Quyết nghị về đổi tên Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam thành Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam

và kế hoạch xây dựng Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam” (Ban Bí thư Trung ương - ngày 19/10/1955) đã nêu rõ tính chất, nhiệm vụ, vấn đề tổ chức và kế hoạch xây dựng Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam.

Về tính chất của Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, Quyết nghị nêu: “Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam

là một tổ chức quần chúng tiên tiến của thanh niên Việt Nam, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng

Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam là trường học của chủ nghĩa Mác-Lênin của thanh niên, là nơi bồi dưỡng lực lượng dự trữ của Đảng, là cánh tay thực hiện mọi chính sách của Đảng” Quyết nghị của Đảng đã vạch rõ nhiệm vụ của Đoàn trong thời kỳ mới và đề ra kế hoạch xây dựng Đoàn là:

“1 Đảm bảo tính chất tiên tiến của Đoàn… Không kết nạp ồ ạt và tập thể Nơi nào chưa có đủ điều kiện đổi tên

Trang 19

Đoàn thì chưa đổi.

2 Làm cho đoàn viên thanh niên có một nhận thức đúng đắn về Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam Việc kết nạp đoàn viên hoặc đổi tên Đoàn phải trên cơ sở tự nguyện, tự giác của thanh niên.

3 Kết hợp chặt chẽ với việc thực hiện những nhiệm vụ công tác chính trước mắt do Đảng đề ra… Việc xây dựng Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam cần làm một cách có lãnh đạo và có kế hoạch cụ thể cho từng vùng…”.

Quyết nghị nêu kết luận: “Việc đổi tên Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam thành Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam là một việc rất quan trọng có ảnh hưởng đến việc xây dựng một phong trào thanh niên lớn mạnh trong toàn quốc, đến việc phát triển cơ sở Đảng trong quần chúng lao động và việc hoàn thành những nhiệm

vụ cách mạng hiện nay Các cấp ủy Đảng cần nắm vững đường lối vận động thanh niên của Đảng, trực tiếp lãnh đạo thực hiện nghị quyết này”.

5 - Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh

Ngày 02-09-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của Đảng và nhân dân Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa lớn, người sáng lập rèn luyện Đoàn ta qua đời

Toàn thể cán bộ, đoàn viên thanh niên và đội viên thiếu niên, nhi đồng nước ta vĩnh biệt Người với nỗi xót thương vô hạn Bác Hồ và Đảng đã coi sự trưởng thành của lớp thanh niên nước ta là một trong những thành quả vĩ đại của cách mạng, có quan hệ trực tiếp đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay và mai sau

Thực hiện Di chúc thiêng liêng của Bác, đáp ứng nguyện vọng của thế hệ trẻ và theo đề nghị của Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, nhân dịp kỉ niệm lần thứ 40 ngày thành lập Đảng (3/2/1930 – 3/2/1970), Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết cho Đoàn Thanh niên và đội Thiếu niên, Đội Nhi đồng được mang tên Bác.

Nghị quyết nêu rõ: “… Thể theo nguyện vọng của thế hệ trẻ nước ta và đề nghị của Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam” Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam Quyết định:

- Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam nay là Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh

- Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam nay là Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh

- Đội Nhi đồng Việt Nam nay là Đội Nhi đồng Hồ Chí Minh

Tổ chức Đoàn và tổ chức đội được mang tên Bác là vinh dự lớn lao, đồng thời là trách nhiệm nặng nề trước Tổ quốc và nhân dân Đoàn ta được mang tên Bác Hồ càng làm rõ mục đích và tính chất của Đoàn là đội tiên phong chiến đấu của thanh niên, đi đầu phấn đấu cho lý tưởng cách mạng cao cả của Đảng và Bác Hồ là độc lập, dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

6 Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Tháng 04-1975, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã kết thúc thắng lợi, giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Ngày 26/03/1976, Lễ kỷ niệm lần thứ 45 ngày thành lập Đoàn đã được tổ chức trọng thể tại Hà Nội

Tại Lễ kỷ niệm này, tổ chức Đoàn trong cả nước đã thống nhất mang tên chung là Đoàn Thanh niên Lao động

Hồ Chí Minh.

Trang 20

Đại hội lần thứ IV của Đảng họp từ ngày 14 đến 20/12/1976 tại Thủ đô Hà Nội đã quyết định đổi tên Đảng Lao động Việt Nam (2-1951) thành Đảng Cộng sản Việt Nam và thể theo nguyện vọng của cán bộ, đoàn viên thanh niên cả nước, Đại hội Đảng lần thứ IV đã quyết định đổi tên Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh (1970) thành: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Đại hội Đảng chỉ rõ nhiệm vụ của Đoàn và phong trào thanh niên trong giai đoạn mới là: “Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phải được xây dựng và củng cố vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, xứng đáng là trường học cộng sản chủ nghĩa của lớp người trẻ tuổi, là cánh tay đắc lực và đội hậu bị tin cậy của Đảng”.

Được mang tên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là vinh dự và tự hào lớn của toàn thể cán bộ đoàn viên nước ta.

Gần 30 năm trôi qua, kể từ ngày được mang tên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổ chức Đoàn và tuổi trẻ cả nước luôn cống hiến hết mình vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đổi mới đất nước, đặc biệt

là trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa dưới sự lãnh đạo của Đảng vì mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Tin bởi: T.Khương (tổng hợp)

Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Tháng 9 năm 1929, Đông Dương Cộng sản liên đoàn ra đời.

Từ ngày 3 đến 7 - 2-1930, Nguyễn Ái Quốc chủ trì cuộc họp hội nghị thống nhất Đông Dương Cộng sản Đảng

và An Nam Cộng sản Đảng thành Đảng Cộng sản Việt Nam Ngày 24-2-1930 Đông Dương Cộng sản liên đoàn cũng gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam Như vậy, Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam (3-7 tháng 2 năm 1930) mang tầm vóc lịch sử của

Nguyễn Ái Quốc là người có công đầu trong quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Từ ngày 14 đến 31-10-1930, Hội nghị lần thứ nhất của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương Đồng chí Trần Phú được bầu làm Tổng Bí thư Sau Hội nghị thành lập Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp 2 lần Từ tháng 4 năm 1931 các Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần lượt bị địch bắt Tổng Bí thư Trần Phú bị địch bắt và đã hy sinh ngày 6-9-

1931

Trang 21

Giữa thế kỷ XIX, Việt Nam bị đế quốc Pháp xâm lược và thống trị Nhân dân Việt Nam, đặc biệt là các giai cấpcần lao, rơi vào số phận nô lệ Quyền độc lập, quyền sống và quyền con người bị chà đạp

Khát vọng giải phóng ấp ủ từ lâu trong lòng dân tộc Việt Nam càng thêm nung nấu Muốn sống, muốn độc lập,

tự do thì phải đấu tranh, phải làm cách mạng Song, tất cả các cuộc vận động cứu nước của các sĩ phu theocách thức phong kiến và các cuộc vận động cách mạng theo xu hướng tư sản đương thời đều lần lượt thất bại.Giai cấp công nhân và phong trào công nhân Việt Nam chưa trở thành một lực lượng chính trị độc lập trongphong trào dân tộc Những đám mây đen vẫn bao phủ bầu trời Việt Nam.Giữa lúc đó, Nguyễn Tất Thành người thanh niên yêu nước và cấp tiến đã xuất dương (6-1911) để tìm hiểucuộc sống của các dân tộc, nghiên cứu, tìm tòi con đường giải phóng cho dân tộc mình

Sau nhiều năm bôn ba qua các lục địa, hoạt động và khảo sát cách mạng, Người đã vượt qua nhiều thử thách

về lập trường yêu nước, tích tụ được vốn tri thức sâu rộng nhiều mặt về cuộc đấu tranh của các dân tộc bị nô

Sau Cách mạng Tháng Mười Nga, Nguyễn Tất Thành lấy tên mới là Nguyễn Ái Quốc, tích cực hoạt động trongphong trào công nhân Pháp và đã nhanh chóng trở thành một chiến sĩ cách mạng nhiệt tình, trở thành đảngviên Đảng xã hội Pháp, chính đảng của giai cấp công nhân Pháp Tháng 7 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản

Sơ thảo lần thứ nhất những đề cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin với xiết bao sung sướngnhư người đi đường đang khát gặp nước uống, đang đói mệt có cơm ăn, đang đi trong bóng tối gặp nguồn ánhsáng, bởi Người coi đây là một cẩm nang thần kỳ cho con đường giải phóng dân tộc Tại Đại hội Tua tháng 12-

1920 Người đã dứt khoát đứng về phía Quốc tế Cộng sản, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp

Bằng trí tuệ sáng suốt, hoạt động và khảo sát cách mạng, Nguyễn Ái Quốc đã tìm được chân lý cách mạng giảiphóng dân tộc: "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng

vô sản" Người kêu gọi phải tuyên truyền chủ nghĩa xã hội trong tất cả các nước thuộc địa và khẳng định chế độcộng sản có thể áp dụng ở châu Á nói chung và Đông Dương nói riêng "Sự đầu độc có hệ thống của bọn tưbản thực dân không thể làm tê liệt sức sống, càng không thể làm tê liệt tư tưởng cách mạng của người ĐôngDương

Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi: Chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt

Giữa những năm 20 của thế kỷ này, Nguyễn Ái Quốc quyết định tìm đường trở về Tổ quốc để phát động và tổchức phong trào cách mạng của nhân dân, của dân tộc Việt Nam, trước hết là chuẩn bị tổ chức ra một đảngcách mạng tiên phong của giai cấp công nhân và của dân tộc ta Vì muốn làm cách mạng thắng lợi trước hếtphải có đảng cách mạng, đảng có vững thì cách mạng mới thành công Đảng muốn vững thì phải có lý luận

Tháng 6-1925, Nguyễn Ái Quốc đã tổ chức ra Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (Việt Nam Thanh niên cáchmạng đồng chí Hội), một tổ chức "quá độ" đặt cơ sở cho một Đảng Cộng sản về sau Người ra báo Thanh niên,huấn luyện, đào tạo cán bộ, tổ chức tuyên truyền lý luận cách mạng giải phóng dân tộc của chủ nghĩa Lênin, tưtưởng cách mạng của Người vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam; cách mạng hoáquần chúng và dân tộc, nâng nhân dân và dân tộc ta vươn lên ngang tầm cách mạng của thời đại Phong tràocách mạng của nhân dân ta ngày càng phát triển mạnh và có ý thức chính trị vô sản rõ rệt

Sự kết hợp ngày càng chặt chẽ chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước sụcsôi của nhân dân ta đã thúc đẩy sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam Tháng 3-1929, chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam được thành lập tại nhà số 5D phố Hàm Long, Hà Nội, gồm

có bảy đảng viên: Trịnh Đình Cửu, Ngô Gia Tự, Trần Văn Cung, Đỗ Ngọc Du, Nguyễn Đức Cảnh, Dương HạcĐính, Nguyễn Tuân Chi bộ chủ trương phải tích cực vận động thành lập một Đảng Cộng sản thay tổ chức ViệtNam cách mạng thanh niên để lãnh đạo cách mạng Việt Nam

Ngày 17-6-1929, tại nhà số 312 phố Khâm Thiên, Hà Nội, đại biểu các tổ chức cơ sở đảng ở miền Bắc đã họpquyết định thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng, thông qua Tuyên ngôn, Điều lệ của Đảng, quyết định xuấtbản báo Búa Liềm - cơ quan ngôn luận của Đảng - và cử ra Ban Chấp hành Trung ương của Đảng

Trang 22

Căn cứ vào tình hình kinh tế, xã hội và chính trị ở Đông Dương lúc này, Tuyên ngôn của Đông Dương Cộng sảnĐảng đã xác định tính chất của cuộc cách mạng ở Đông Dương trong thời kỳ đầu tiên là tư sản dân chủ cáchmệnh Nhiệm vụ của giai cấp vô sản phải thực hiện khối công nông liên hiệp để:

- Đánh đổ địa chủ, chế độ phong kiến và các cách bóc lột tiền tư bản, thực hiện cách mạng ruộng đất

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (5-1929) đã nhận định việc "tổ chứcmột đảng cộng sản để lãnh đạo toàn cuộc cách mệnh ở Việt Nam là một sự nhu yếu đặc biệt" Vì vậy sau khiĐông Dương Cộng sản Đảng ra đời, các đồng chí tiên tiến hoạt động trong bộ phận Hội Việt Nam cách mạngthanh niên tại Trung Quốc nhận định việc thành lập một Đảng Cộng sản là phù hợp với yêu cầu của phong tràocách mạng trong nước và quyết định hành động nhanh chóng để thành lập một đảng cộng sản tập trung, đúng

Ngày 25-7-1929, trong một bức thư của các đồng chí tiên tiến trong bộ phận Việt Nam Cách mạng thanh niênđồng chí hội hoạt động ở Trung Quốc gửi cho Đông Dương Cộng sản Đảng báo tin rằng các đồng chí đó định tổchức một Đảng Cộng sản bí mật còn "Thanh niên" thì cứ giữ nguyên để chỉnh đốn lại Các chi bộ cộng sản lầnlượt được thành lập ở Nam kỳ, ở Trung kỳ và ở Xiêm Các đảng viên hoạt động ở Trung Quốc được tập hợptrong một chi bộ mang tên chi bộ An Nam Cộng sản Đảng, chi bộ này đã liên lạc và được sự giúp đỡ của ĐảngCộng sản Trung Quốc và đã liên lạc với Quốc tế Cộng sản Theo Hồng Thế Công, An Nam Cộng sản Đảng rađời vào tháng 8-1929 Đảng có cơ sở quần chúng ở các xí nghiệp và trong giới thợ thủ công ở Sài Gòn và một

số tỉnh ở phía Nam An Nam Cộng sản Đảng đã nhiều lần gửi thư cho Đông Dương Cộng sản Đảng bàn việc

Sự ra đời của Đông Dương Cộng sản Đảng (6-1929) và An Nam Cộng sản Đảng (8-1929) đã có tác động mạnh

mẽ đến sự phân hoá của đảng Tân Việt Những phần tử tiên tiến của Tân Việt đã tách ra lập các chi bộ cộngsản, xúc tiến việc chuẩn bị thành lập đảng cộng sản Tháng 9-1929, bản Tuyên đạt của Đông Dương Cộng sảnliên đoàn đã tuyên bố: "Những người giác ngộ Cộng sản chân chính trong Tân Việt cách mệnh đảng trịnh trọngtuyên ngôn cùng toàn thể đảng viên Tân Việt cách mệnh đảng, toàn thể thợ thuyền, dân cày và lao khổ biết rằngchúng tôi đã chánh thức lập ra Đông Dương Cộng sản liên đoàn Đông Dương Cộng sản liên đoàn lấy chủnghĩa Cộng sản làm nền móng, lấy công, nông, binh liên hiệp làm đối tượng vận động cách mệnh để thực hànhcách mệnh cộng sản trong xứ Đông Dương, làm cho xứ sở của chúng ta hoàn toàn độc lập, xoá bỏ nạn ngườibóc lột áp bức người, xây dựng chế độ công nông chuyên chính, tiến lên cộng sản chủ nghĩa trong toàn xứ

Như vậy, trong vòng không đầy bốn tháng (từ giữa tháng 6 đến tháng 9-1929) đã có ba tổ chức đảng ở ViệtNam lần lượt tuyên bố thành lập Cơ sở tổ chức đảng và cơ sở quần chúng của đảng đã phát triển khắp cả bamiền Sự ra đời nhanh chóng các tổ chức cộng sản lúc bấy giờ là một xu thế tất yếu của cách mạng Việt Nam.Song, sự tồn tại ba đảng biệt lập có nguy cơ dẫn đến chia rẽ lớn Yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam làphải có một Đảng Cộng sản thống nhất trong cả nước Quốc tế Cộng sản đã gửi thư cho những người cộng sảnĐông Dương nhấn mạnh rằng: "Xu hướng chia rẽ của các nhóm và sự tranh đấu lẫn nhau sẽ có ảnh hưởng rấthại cho cuộc vận động cách mạng ở Đông Dương Nhiệm vụ tuyệt đối cần kíp của tất cả những người cộngsản Đông Dương là sáng lập một đảng cách mạng của giai cấp vô sản Đảng ấy phải là một đảng độc nhất và

ở Đông Dương chỉ có một đảng ấy là tổ chức cộng sản mà thôi Phải hợp nhất lại các phần tử chân chính cộngsản đương ở trong các nhóm cộng sản bây giờ để lập ra Đảng Cộng sản Đông Dương"2 Với tư cách là pháiviên của Quốc tế Cộng sản có đầy đủ quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến phong trào cách mạng ở ĐôngDương, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập hội nghị đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sảnĐảng để bàn việc thống nhất thành một đảng Hội nghị họp tại Cửu Long gần Hương Cảng (Trung Quốc) dưới

sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc Tham dự hội nghị có Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh là đại biểu củaĐông Dương Cộng sản Đảng, Châu Văn Liêm và Nguyễn Thiệu là đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng Người

đã nói rõ với các đại biểu về những sai lầm của các Đảng và họ đã nhất trí hợp nhất Đông Dương Cộng sảnĐảng và An Nam Cộng sản Đảng để lập ra một đảng duy nhất lấy tên Đảng Cộng sản Việt Nam thông quaChánh cương vắn tắt, Sách lược vǎn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng và các Điều lệ vắn tắtcủa Công hội, Nông hội, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội phản đế đồng minh và Hội cứu tế do Nguyễn ÁiQuốc soạn thảo Chánh cương vắn tắt của Đảng nêu rõ: "Tư bản bản xứ đã thuộc tư bản Pháp, vì tư bản Pháphết sức ngăn trở sức sinh sản làm cho công nghệ bản xứ không thể mở mang được Còn về nông nghệ mộtngày một tập trung đã phát sinh ra lắm khủng hoảng, nông dân thất nghiệp nhiều Vậy tư bản bản xứ không có

Trang 23

thế lực gì ta không nên nói cho họ đi về phe đế quốc được, chỉ bọn đại địa chủ mới có thế lực và đứng hẳn vềphe đế quốc chủ nghĩa nên chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội

Chánh cương vắn tắt đã nêu ra nhiệm vụ của cuộc cách mạng đó về các phương diện chính trị, kinh tế, xã hội:Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập, dựng raChính phủ công nông binh, tổ chức ra quân đội công nông, thủ tiêu hết các thứ quốc trái, thu hết sản nghiệp lớn(như công nghiệp, vận tải, ngân hàng, v.v.) của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho Chính phủ côngnông binh, thu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công và chia cho dân cày nghèo, miễn thuế chodân nghèo mở mang công nghiệp và nông nghiệp, thi hành luật ngày làm tám giờ, dân chúng được tự do tổchức, nam nữ bình quyền, phổ thông giáo dục theo công nông hoá

"1 Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp, phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho

2 Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo làm thổ địa cách

3 Đảng phải làm cho các đoàn thể thợ thuyền và dân cày (công hội, hợp tác xã) khỏi ở dưới quyền lực và ảnh

4 Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân Việt, v.v để kéo họ đi vàophe vô sản giai cấp Còn đối với bọn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cáchmạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng (Đảng

5 Trong khi liên lạc với các giai cấp, phải rất cẩn thận, không khi nào nhượng bộ một chút lợi ích gì của côngnông mà đi vào đường lối thoả hiệp, trong khi tuyên truyền cái khẩu hiệu nước An Nam độc lập, phải đồng tuyêntruyền và thực hành liên lạc với bị áp bức dân tộc và vô sản giai cấp thế giới, nhất là vô sản giai cấp Pháp"

"1 Đảng là đội tiên phong của đạo quân vô sản gồm một số lớn của giai cấp công nhân và làm cho họ có đủ

2 Đảng tập hợp đa số quần chúng nông dân, chuẩn bị cách mạng thổ địa và lật đổ bọn địa chủ và phong kiến

3 Đảng giải phóng công nhân và nông dân thoát khỏi ách tư bản

4 Đảng lôi kéo tiểu tư sản, trí thức và trung nông về phía giai cấp vô sản; Đảng tập hợp hoặc lôi kéo phú nông,

tư sản và tư bản bậc trung, đánh đổ các đảng phản cách mạng như Đảng Lập hiến, v.v

5 Không bao giờ Đảng lại hy sinh quyền lợi của giai cấp công nhân và nông dân cho một giai cấp nào khác Đảng phổ biến khẩu hiệu "Việt Nam tự do" và đồng thời Đảng liên kết với những dân tộc bị áp bức và quầnchúng vô sản trên thế giới nhất là với quần chúng vô sản Pháp"

Điều lệ vắn tắt của Đảng nêu rõ tôn chỉ: "Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức ra để lãnh đạo quần chúng lao khổlàm giai cấp tranh đấu để tiêu trừ tư bản đế quốc chủ nghĩa, làm cho thực hiện xã hội cộng sản"

Nhân dịp Đảng ra đời, Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Việt Nam đã viết Lời kêugọi công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên, học sinh, anh chị em bị áp bức, bóc lột Lời kêu gọi có đoạn:

"Đảng Cộng sản Việt Nam đã được thành lập Đó là Đảng của giai cấp vô sản Đảng sẽ dìu dắt giai cấp vô sảnlãnh đạo cách mạng An Nam đấu tranh nhằm giải phóng cho toàn thể anh chị em bị áp bức, bóc lột chúng ta

Từ nay anh chị em chúng ta cần phải gia nhập Đảng, ủng hộ Đảng và đi theo Đảng để:

Trang 24

1 Đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến An Nam và giai cấp tư sản phản cách mạng.

4 Tịch thu tất cả các nhà bǎng và cơ sở sản xuất của đế quốc trao cho Chính phủ công nông binh

5 Quốc hữu hoá toàn bộ đồn điền và đất đai của bọn đế quốc và địa chủ phản cách mạng An Nam chia cho

7 Huỷ bỏ mọi thứ quốc trái và thuế thân, miễn các thứ thuế cho nông dân nghèo

Hội nghị đã quyết định thành lập cơ quan ngôn luận, tuyên truyền của Đảng là tạp chí Đỏ và báo Tranh Đấu Hội nghị kết thúc, các đại biểu trở về nước ngày 8 tháng 2 năm 1930

Sau khi về nước các đại biểu đã tích cực thực hiện kế hoạch hợp nhất các cơ sở đảng ở trong nước, lập ra BanChấp hành Trung ương lâm thời của Đảng gồm có bảy uỷ viên: Trịnh Đình Cửu, Trần Văn Lan, Nguyễn VănHới, Nguyễn Phong Sắc, Hoàng Quốc Việt, Phạm Hữu Lầu, Lưu Lập Đạo, do Trịnh Đình Cửu đứng đầu Tiếpđến các xứ uỷ cũng được thành lập Đỗ Ngọc Du là Bí thư Xứ uỷ Bắc kỳ, Nguyễn Phong Sắc, Bí thư Xứ uỷ

Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng đã hợp nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam SongĐông Dương Cộng sản Liên đoàn vẫn còn là một đảng riêng lẻ Việc hợp nhất Đông Dương Cộng sản liên đoànvào Đảng Cộng sản Việt Nam cũng là một yêu cầu khách quan Trong bản báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản,Nguyễn ái Quốc nhận định: "ở Trung kỳ, một tổ chức cộng sản mới ra đời gồm những phần tử ưu tú nhất củaĐảng Tân Việt Tổ chức cộng sản mới này vẫn còn là một tổ chức riêng lẻ, nhưng chúng tôi tin chắc rằng sắpđến, tổ chức này sẽ hợp nhất với chúng tôi" Trong bản Tuyên đạt thành lập đảng của mình, Đông Dương Cộngsản liên đoàn cũng chủ trương phải hợp nhất với Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng

"thành một tổ chức cộng sản ở xứ Đông Dương để cho sức mạnh cộng sản vững chắc và duy nhất mới có thểthực hiện cách mạng cộng sản" Vì thế, sau Hội nghị hợp nhất, Đông Dương Cộng sản liên đoàn đã yêu cầu gianhập Đảng Cộng sản Việt Nam Ngày 24-2-1930, Châu Văn Liêm và Nguyễn Thiệu cùng với hai uỷ viên củaBan Chấp hành Trung ương lâm thời là Hoàng Quốc Việt và Phạm Hữu Lầu cùng Ngô Gia Tự, Bí thư Xứ uỷNam kỳ của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã họp quyết định chấp nhận Đông Dương Cộng sản liên đoàn gia nhậpĐảng Cộng sản Việt Nam Cả ba tổ chức cộng sản Việt Nam đã thống nhất trọn vẹn vào một đảng cộng sản duy

Ngày đăng: 19/08/2016, 12:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w