NGHIÊN cứu một số TRỰC KHUẨN GRAM âm SINH MEN BETA LACTAMASE PHỔ mở RỘNG PHÂN lập tại BỆNH VIỆN đa KHOA THÀNH PHỐ cần THƠ

5 665 4
NGHIÊN cứu một số TRỰC KHUẨN GRAM âm SINH MEN BETA   LACTAMASE PHỔ mở RỘNG PHÂN lập tại BỆNH VIỆN đa KHOA THÀNH PHỐ cần THƠ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Y học thực hành (8 64 ) - số 3 /201 3 166 density in the patients with Graves` disease. J Clin Endocrinol Metab. 2007;92:21829. [PubMed] 12. Cawood T, Moriarty P, O`Shea D. Recent developments in thyroid eye disease. BMJ. 2004;329:38590. [PMC free article] [PubMed] NGHIÊN CứU MộT Số TRựC KHUẩN GRAM ÂM SINH MEN BETA - LACTAMASE PHổ Mở RộNG PHÂN LậP TạI BệNH VIệN ĐA KHOA THàNH PHố CầN THƠ Trần Đỗ Hùng, Phạm Đức Thọ TóM TắT Nghiên cứu mô tả cắt ngang đợc thực hiện từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2012 nhằm xác định tỷ lệ một số trực khuẩn Gram âm sinh ESBL và đánh giá mức độ đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn sinh ESBL phân lập đợc tại Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ. Tiến hành nuôi cấy, phân lập, định danh và thực hiện kháng sinh đồ. Đồng thời, khảo sát sự sinh ESBL của vi khuẩn. Sau thời gian nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận đợc: tỷ lệ trực khuẩn Gram âm sinh ESBL chung là 39,2%. Có 5 loại trực khuẩn Gram âm sinh ESBL là Escherichia coli 34,5%, Pseudomonas aeruginosa 25,0%, Klebsiella pneumoniae 17,8%, Proteus mirabilis 12,0%, Enterobacter spp 10,7%. Các chủng vi khuẩn sinh ESBL có tỷ lệ đề kháng kháng sinh cao hơn nhiều so với các VK không sinh ESBL, nhất là với các kháng sinh nh Ampicilline, Cephalosporin, và Cefotaxime gần nh là 100%, kế đến là Tetracycline và Bactrim. Các chủng sinh ESBL đề kháng mức độ cao với Gentamycine (>70%), đề kháng trung bình với Ciprofloxacine (từ 39,2% đến 59,2%) và mức độ đề kháng thấp nhất là Amoxicilline/acid clavulanic. Từ khóa: Sự bùng phát, trực khuẩn Gram âm, đề kháng kháng sinh, sinh men beta-lactamase phổ rộng summary Cross-sectional descriptive study was carried out from February to June 2012 to determine the rates of a number of ESBL-producing Gram-negative bacilli and assess the level of antibiotic resistance of ESBL- producing bacteria isolated at general hospital of Can Tho city. Proceed culturing, isolating, identifying and implementating antibiogramme. At the same time, survey producing ESBL of bacteria. After the study period, we recorded: the rate of Gram-negative bacilli producing ESBL was 39.2%. There were five types of ESBL producing gram-negative bacilli were Escherichia coli 34.5%, Pseudomonas aeruginosa 25.0%, Klebsiella pneumoniae 17.8%, Proteus mirabilis 12.0%, Enterobacter spp 10.7%. ESBL- producing bacteria have antibiotic resistance rates higher than non-ESBL-producing strains, especially as Ampicilline antibiotics, cephalosporin, and cefotaxime is almost 100%, the next are Tetracycline and Bactrim. The ESBL-producing strains have high level of resistance with gentamycine (> 70%), the average resistance level with Ciprofloxacine (from 39.2% to 59.2%) and the lowest level of resistance is Amoxicilline / clavulanic acid. Keywords: emergence, Gram negative bacilli, antibiotic resistance, extended-spectrum - lactamase. ĐặT VấN Đề Vi khuẩn đề kháng kháng sinh luôn là vấn đề cần phải quan tâm của các nớc trên thế giới, đặc biệt là các nớc đang phát triển. Sự đề kháng kháng sinh đã trở thành nguy cơ đối với sức khỏe mọi ngời. Vi khuẩn và gen kháng thuốc của vi khuẩn nhanh chóng lan truyền khắp mọi nơi, kể cả bệnh viện, cộng đồng và trong chăn nuôi. Trong khi tốc độ đề kháng kháng sinh ngày càng gia tăng thì việc nghiên cứu tìm ra các loại kháng sinh mới để điều trị ngày càng giảm. Nh vậy trong cuộc chạy đua dành u thế, vi khuẩn luôn vợt lên trớc, khoảng cách giữa khả năng vi khuẩn biến đổi để trở thành kháng kháng sinh và khả năng con ngời kiểm soát đợc vi khuẩn đã cách xa. Vì vậy, nếu chúng ta không có các biện pháp làm giảm tốc độ kháng thuốc kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả không còn kháng sinh để điều trị. Hiện nay, sự đề kháng kháng sinh của các trực khuẩn Gram âm đối với các kháng sinh nhóm - lactamase bằng cách sinh men -lactamase phổ mở rộng (ESBL) đang đợc xem nh một vấn đề cấp thiết của ngành y tế toàn cầu, đặc biệt là các vi khuẩn Gram âm sinh ESBL gây đề kháng với rất nhiều loại kháng sinh. Rất nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng nh ở Việt Nam đã ghi nhận sự gia tăng của các vi khuẩn sinh ESBL. Tỷ lệ vi khuẩn sinh ESBL cũng nh mức độ đề kháng kháng sinh của chúng thờng khác nhau tùy theo quốc gia, khu vực và từng nơi nghiên cứu. Tại Cần Thơ, cha có có nhiều nghiên cứu về vi khuẩn Gram âm sinh ESBL. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm: - Xác định tỷ lệ một số trực khuẩn Gram âm sinh ESBL tại Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ - Đánh giá mức độ đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn sinh ESBL phân lập đợc. ĐốI TƯợNG - PHƯƠNG PHáP NGHIÊN CứU 1. Đối tợng nghiên cứu. Những bệnh nhân nằm điều trị tại Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ có chỉ định nuôi cấy định Y học thực hành (8 6 4 ) - số 3/2013 167 danh vi khuẩn và làm kháng sinh đồ. 2. Phơng pháp nghiên cứu. 2.1. Thiết kế nghiên cứu: Phơng pháp mô tả cắt ngang. 2.2. Chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện. 2.3. Tiêu chuẩn chọn mẫu: Các trực khuẩn Gram âm đợc phân lập tại khoa xét nghiệm, Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2012. 2.4. Vi khuẩn kiểm chứng: Enterobacter cloacae ATCC 23355, Escherichia coli ATCC 10536, Klebsiella pneumoniae ATCC 13882, Proteus mirabilis ATCC 43071, Pseudomonas aeruginosa ATCC 27853 3. Phơng pháp thu thập số liệu - Kỹ thuật nuôi cấy, phân lập và định danh vi khuẩn theo thờng quy của Tổ chức Y tế Thế giới. Thực hiện kháng sinh đồ theo phơng pháp Kirby- Bauer hớng dẫn của NCCLS. - Phát hiện ESBL theo phơng pháp đĩa đôi khuếch tán với khoảng cách giữa đĩa Amoxicillin/acid Clavulanic (AMC) và đĩa Cephalosporin thế hệ 3 là 30mm (từ trung tâm đến trung tâm). Nếu nghi ngờ, sẽ thu hẹp khoảng cách xuống còn 20mm. Thử nghiệm dơng tính (vi khuẩn sinh ESBL) khi có sự tăng kích thớc vùng vô khuẩn của đĩa Cephalosporin thế hệ 3 về phía đĩa AMC hoặc có vùng vô khuẩn giữa các đĩa nói trên. 4. Phơng pháp xử lí và phân tích số liệu - Dữ liệu đợc nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 18.0. - Thống kê mô tả - Tần số và tỉ lệ % về các loại vi khuẩn gây bệnh, độ nhạy của các loại kháng sinh thờng dùng trên kháng sinh đồ và vi khuẩn sinh ESBL. -Sử dụng phép kiểm Chi bình phơng để xét mối liên quan cho từng biến với mức ý nghĩa thống kê là 0,05. KếT QUả 1. Tỷ lệ các trực khuẩn Gram âm sinh ESBL. - Số chủng trực khuẩn Gram âm đã ghi nhận đợc trong suốt thời gian nghiên cứu là 214 chủng. Tỷ lệ các vi khuẩn Gram âm trong tổng số các vi khuẩn phân lập đợc trong giai đoạn nghiên cứu: 214/445 chiếm tỷ lệ là 48,1%. - Số chủng sinh ESBL là 84 chủng đạt tỷ lệ ESBL (+) là 39,2%. 2. Tỷ lệ các loại vi khuẩn sinh Gram âm ESBL. Bảng 1. Tỷ lệ các loại vi khuẩn Gram âm sinh ESBL Vi khuẩn Số lợng ESBL (+) % Escherichia coli 62 29 34,5 Pseudomonas aeruginosa 58 21 25,0 Klebsiella pneumoniae 38 15 17,8 Proteus mirabilis 29 10 12,0 Enterobacter spp 27 9 10,7 Tổng cộng 214 84 100% 3. Tỷ lệ các trực khuẩn Gram âm sinh ESBL theo loại mẫu nghiệm Bảng 2. Phân bố vi khuẩn Gram âm sinh ESBL theo mẫu nghiệm Mẫu nghiệm Số lợng Tỷ lệ % Mủ 23 27,4 Đàm 27 32,1 Máu 8 9,5 Nớc tiểu 9 10,7 Phân 17 20,2 Tổng cộng 84 100% 4. Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của các trực khuẩn Gram âm sinh ESBL 4.1.Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của Escherichia coli Bảng 3. Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của Escherichia coli ESBL(+) và ESBL(-) Kháng sinh Tần số khảo sát Tỷ lệ đề kháng (%) p ESBL (+) ESBL (-) ESBL (+) ESBL (-) Amoxicillin/ A. clavulanic 29 33 21,1 10,7 Amikacin 29 33 3,7 7,6 Ampicillin 29 33 100,0 84,5 Cefotaxime 29 33 100,0 9,8 0,05 Ceftazidime 29 33 65,4 16,8 0,05 Cephalosporine 29 33 100,0 24,6 0,05 Chloramphenicol 29 33 72,0 59,4 Ciprofloxacin 29 33 39,2 13,4 0,05 Gentamicin 29 33 73,1 22,9 0,05 Imipenem 29 33 0,0 0,0 Tetracycline 29 33 90,0 78,6 Bactrim 29 33 95,4 87,1 4.2. Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của Pseudomonas aeruginosa Bảng 4. Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của Pseudomonas aeruginosa ESBL(+) và ESBL(-) Kháng sinh Tần số khảo sát Tỷ lệ đề kháng (%) p ESBL (+) ESBL (-) ESBL (+) ESBL (-) Amoxicillin/ A. clavulanic 21 37 19,2 11,8 Amikacin 21 37 2,6 8,6 Y học thực hành (8 64 ) - số 3 /201 3 168 Ampicillin 21 37 100,0 54,5 Cefotaxime 21 37 100,0 0,0 0,05 Ceftazidime 21 37 65,4 8,8 0,05 Cephalosporine 21 37 100,0 17,6 0,05 Chloramphenicol 21 37 52,0 39,4 Ciprofloxacin 21 37 42,3 35,3 0,05 Gentamicin 21 37 73,1 22,9 0,05 Imipenem 21 37 0,0 0,0 Tetracycline 21 37 80,0 58,6 Bactrim 21 37 88,5 57,1 4.3. Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của Klebsiella pneumoniae Bảng 5. Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của Klebsiella pneumoniae ESBL(+) và ESBL (-) Kháng sinh Tần số khảo sát (n) Tỷ lệ đề kháng (%) p ESBL (+) ESBL (-) ESBL (+) ESBL (-) Amoxicillin/A. clavulanic 15 23 30,0 25,3 Amikacin 15 23 87,5 25,6 0,05 Ceftazidime 15 23 100 33,1 0,05 Cephalosporine 14 23 100 40,8 Chloramphenicol 15 22 96,6 43,3 Ciprofloxacin 15 23 59,2 33,1 0,05 Gentamicin 15 22 96,6 35,0 0,05 Imipenem 15 23 10,0 9,0 Tetracycline 13 23 100,0 40,6 0,05 Bactrim 15 23 100,0 40,8 0,05 4.4. Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của Proteus mirabilis ESBL(+) và ESBL(-) Bảng 6. Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của Proteus mirabilis ESBL(+) và ESBL (-) Kháng sinh Tần số khảo sát (n) Tỷ lệ đề kháng (%) p ESBL (+) ESBL (-) ESBL (+) ESBL (-) Amoxicillin/ A. clavulanic 10 19 20,0 15,7 Amikacin 10 19 73,3 15,7 Ceftazidime 10 19 93,3 23,4 0,05 Cephalosporine 10 19 92,8 30,9 0,05 Chloramphenicol 10 19 86,6 33,6 0,05 Ciprofloxacin 10 19 53,3 23,3 0,05 Gentamicin 10 19 86,6 25,2 0,05 Imipenem 10 19 0,0 0,0 Tetracycline 10 19 100,0 30,7 0,05 Bactrim 10 19 93,3 30,9 0,05 4.5. Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của Enterobacter spp ESBL(+) và ESBL(-) Bảng 7. Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của Enterobacter spp ESBL(+) và ESBL (-) Kháng sinh Tần số khảo sát (n) Tỷ lệ đề kháng (%) p ESBL (+) ESBL (-) ESBL (+) ESBL (-) Amoxicillin/A. clavulanic 9 18 10,0 10,7 Amikacin 9 18 64,5 13,8 0,05 Ceftazidime 9 18 86,3 13,4 0,05 Cephalosporine 9 18 84,6 20,7 0,05 Chloramphenicol 9 18 73,3 24,6 0,05 Ciprofloxacin 9 18 56,6 16,4 0,05 Gentamicin 9 18 73,3 24,8 0,05 Imipenem 9 18 0,0 0,0 Tetracycline 9 18 100,0 22,3 0,05 Bactrim 9 18 84,2 21,5 0,05 BàN LUậN 1. Tỷ lệ các trực khuẩn Gram âm sinh ESBL Trong 84 chủng tiết ESBL gây bệnh phân lập đợc, chiếm đa số là vi khuẩn E.coli và Pseudomonas aeruginosa với tỷ lệ lần lợt là 34,5% và 25,0%. Kết quả thu đợc cũng phù hợp với các nghiên cứu khác trong nớc. Các tác giả đều nhận xét E coli và Pseudomonas aeruginosa là hai loại vi khuẩn thờng phân lập đợc nhất trong nhóm các vi khuẩn sinh ESBL. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ trực khuẩn Gram âm sinh ESBL là 39,2%. Với Nguyễn Thị Yến Xuân năm 2004, tỷ lệ vi khuẩn sinh ESBL ở các bệnh nhân đợc chẩn đoán nhiễm khuẩn bệnh viện là 41%, tỷ lệ này cao do nghiên cứu chỉ tập trung ở các bệnh nhân bị nhiễm khuẩn bệnh viện. ở miền Bắc, Chu Thị Nga năm 2006 nghiên cứu tỷ lệ sinh ESBL ở bệnh viện Việt Tiệp thành phố Hải Phòng là 30% ) . ở miền Trung, theo Nguyễn Thị Ngọc Huệ tại Bệnh viện đa khoa Bình Định năm 2004, tỷ lệ sinh ESBL chung là 22%. Nh vậy kết quả của chúng tôi cao hơn so với một số tác giả khác, nhng lại thấp hơn với kết quả tại thành phố Hải Phòng. Loại vi khuẩn sinh ESBL Các nghiên cứu trong nớc cho thấy Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae chiếm tỷ lệ cao trong các Y học thực hành (8 6 4 ) - số 3/2013 169 vi khuẩn sinh ESBL của bệnh viện Thống Nhất: Klebsiella pneumoniae 18%, E. coli 17,7%; bệnh viện Nhiệt Đới, tỷ lệ Escherichia coli sinh ESBL là 37,9%, Klebsiella pneumoniae là 17,2%, Pseudomonas aeruginosa là 8,6%. Các nghiên cứu của các tác giả khác cũng ghi nhận tỷ lệ sinh ESBL cao ở hai loại vi khuẩn này. Các nghiên cứu ở các nớc trên thế giới đều ghi nhận tỷ lệ cao Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae sinh ESBL ở Thailand năm 2006: E. coli là 26,3% Klebsiella pneumoniae là 21%; Pháp-2004: Enterobacter aerogenes đứng đầu 36,3%, tiếp đến là Klebsiella pneumoniae 18,8%, Escherichia coli 16,2%. Bên cạnh Escherichia coli và Klebsiella pneumoniae, nhiều tác giả cũng ghi nhận Proteus mirabilis, Enterobacter cloacae sinh ESBL Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 5 loại trực khuẩn Gram âm sinh ESBL là Escherichia coli 34,5%, Pseudomonas aeruginosa 25,0%, Klebsiella pneumoniae 17,8%, Proteus mirabilis 12,0%, Enterobacter spp 10,7%. Tỷ lệ các trực khuẩn Gram âm sinh ESBL theo loại mẫu nghiệm Kết quả của chúng tôi cho thấy vi khuẩn sinh ESBL ở bệnh viện Cần Thơ có trong mủ 27,4%, đàm 32,1%, máu 9,5% nớc tiểu 10,7%, phân 20,2%. Theo Chu Thị Nga, vi khuẩn sinh ESBL gặp nhiều nhất ở mủ 34,9%, đàm, dịch hút phế quản 31,3%, nớc tiểu 15,7%, máu 13,3%. Theo Bộ Y Tế năm2003, vi khuẩn sinh ESBL là những vi khuẩn chính gây nhiễm trùng đờng tiểu (>50%), nhiễm khuẩn máu 5-20%, nhiễm khuẩn vết mổ 10-20%. ở các nghiên cứu khác, nh ở bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ Escherichia coli và Klebsiella pneumoniae sinh ESBL gặp nhiều nhất là ở đàm 50%, nớc tiểu 34,6%. ở bệnh viện Bệnh nhiệt đới năm 2004 thì vi khuẩn Gram âm sinh ESBL thờng gặp ở nhiễm trùng đờng tiểu 42,1%, nhiễm khuẩn hô hấp dịch rửa phế quản là 47,4% và các nhiễm trùng khác là 10,5%. 2. Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của các trực khuẩn Gram âm sinh ESBL Các chủng vi khuẩn sinh ESBL ở bệnh viện Cần Thơ có tỷ lệ đề kháng kháng sinh cao hơn nhiều so với các VK không sinh ESBL, nhất là với các kháng sinh nh Ampicilline, Cephalosporin, và Cefotaxime gần nh là 100%, kế đến là Tetracycline và Bactrim (p<0,05). Tác giả Chu Thị Nga ghi nhận mức độ đề kháng cao của vi khuẩn sinh ESBL với Cefotaxime 90,7%, Ciprofloxacin 68,3% và Gentamicin 82,5%. Theo Nguyễn Thị Yến Xuân, vi khuẩn sinh ESBL (+) đề kháng với Amoxicillien/acid clavulanic là 59,1%, Ceftazidine là 42,9%, Ceftriaxone là 95,2% và Ofloxacin là 73,7%. Các kháng sinh còn nhạy cảm tốt là Amikacin, Tazocin, Imipenem. Đối với các chủng sinh ESBL đề kháng mức độ cao với kháng sinh (>70%), chỉ có Gentamycine. Mức độ đề kháng trung bình là Ciprofloxacine từ 39,2% đến 59,2% và mức độ đề kháng thấp nhất là Amoxicilline/acid clavulanic. Trong khi đó, các chủng vi khuẩn sinh ESBL có tỷ lệ kháng thấp hơn đợc ghi nhận ở bệnh viện Việt - Tiệp thành phố Hải Phòng Amikacin 29,2%, Ceftazidine 57,1%, Ciprofloxacine 58,6% và ở bệnh viện Bệnh nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh với Amikacin 30%, Ceftazidine 57,1%, Ofloxacin 33,3%. Nh vậy, đây là nghiên cứu khu vực Cần Thơ chỉ ra vi khuẩn tiết ESBL không còn gói gọn trong môi trờng bệnh viện. Các vi khuẩn tiết ESBL hiện diện trong nhiều loại bệnh phẩm khác nhau chứng tỏ sự hiện diện và lan rộng khắp nơi, ở điều kiện nhiệt đới của nớc ta, rất dễ tồn tại và sinh sôi phát triển ngoài môi trờng, càng làm tăng nguy cơ nhiễm ESBL cho cộng đồng, làm tăng tỷ lệ các gen kháng thuốc trong quần thể vi khuẩn và tạo thuận lợi cho các vi khuẩn nhạy cảm dễ dàng tiếp nhận gen kháng thuốc hơn. Đây là vấn đề đáng báo động không chỉ cho ngành y tế mà còn cho các cơ quan chức năng, nhằm đề ra các biện pháp cụ thể ngăn chặn sự lan truyền này. KếT LUậN 1. Tỷ lệ các trực khuẩn Gram âm sinh ESBL Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ trực khuẩn Gram âm sinh ESBL chung là 39,2%. Có 5 loại trực khuẩn Gram âm sinh ESBL là Escherichia coli 34,5%, Pseudomonas aeruginosa 25,0%, Klebsiella pneumoniae 17,8%, Proteus mirabilis 12,0%, Enterobacter spp 10,7%. 2. Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của trực khuẩn Gram âm sinh ESBL Các chủng vi khuẩn sinh ESBL ở bệnh viện Cần Thơ có tỷ lệ đề kháng kháng sinh cao hơn nhiều so với các VK không sinh ESBL, nhất là với các kháng sinh nh Ampicilline, Cephalosporin, và Cefotaxime gần nh là 100%, kế đến là Tetracycline và Bactrim (p<0,05). Đối với các chủng sinh ESBL đề kháng mức độ cao với kháng sinh (>70%), chỉ có Gentamycine. Mức độ đề kháng trung bình là Ciprofloxacine từ 39,2% đến 59,2% và mức độ đề kháng thấp nhất là Amoxicilline/acid clavulanic. TàI LIệU THAM KHảO 1. Chu Thị Nga, Nguyễn Thị Thông và cộng sự (2006), "Tỷ lệ sinh ESBL ở các chủng Klebsiella, E. coli và Enterobacter phân lập tại bệnh viện Việt Tiệp - Y học thực hành (8 64 ) - số 3 /201 3 170 Hải Phòng từ 1/7/2005 đến 31/6/2006". Báo cáo Hội nghị tổng kết Chống nhiễm khuẩn bệnh viện năm 2006 - Vụ điều trị, Bộ Y tế, trang 66-72. 2. Võ Thị Chi Mai, Nguyễn Tấn Cờng, Nguyễn Minh Hải và Lê Kim Ngọc Giao (2009). Nồng độ ức chế tối thiểu của 9 loại kháng sinh trên trực khuẩn Gram âm gây nhiễm trùng ổ bụng (SMART 2006- 2007). Tạp chí Y học Tp HCM, Tập 13, Phụ bản của Số 1, trang 320 - 323. 3. Laboratory Detection Extended-Spectrum Beta- Lactamases (2011). Page last update; Available from: http://www.cdc.gov/HAI/settings/lab/lab esbl.html#a9. 4. NCCLS (2011). "Performance standards for antimicrobial susceptibility testing." Approved standard M 100-S15. Wayne, Pennsylvania. 5. Khanfar HS, Bindayna KM, Senok AC and Botta GA (2009). Extended-spectrum beta- lactamases (ESBL) in Escherichia coil and Klebsiella pneumoniae: trends in the hospital and community settings, J Infect Dev Ctries, 3(4): page 295 299. 6. Perilli M.,B. Segatore, M.R.De Massis, M.L.Riccio, C.Bianchi, A.Zollo, G.M.Rossolini, G. Amicosante (2009)."TEM-72,a New Extended- Spectrum Beta-Lactamases Detected in P. mirabilis and M. morganii in Italy." Antimicrobial Agents and Chemotherapy 44(9): 2537-2539. . [PubMed] NGHIÊN CứU MộT Số TRựC KHUẩN GRAM ÂM SINH MEN BETA - LACTAMASE PHổ Mở RộNG PHÂN LậP TạI BệNH VIệN ĐA KHOA THàNH PHố CầN THƠ Trần Đỗ Hùng, Phạm Đức Thọ TóM TắT Nghiên cứu mô tả. nhằm: - Xác định tỷ lệ một số trực khuẩn Gram âm sinh ESBL tại Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ - Đánh giá mức độ đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn sinh ESBL phân lập đợc. ĐốI TƯợNG - PHƯƠNG. lệ một số trực khuẩn Gram âm sinh ESBL và đánh giá mức độ đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn sinh ESBL phân lập đợc tại Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ. Tiến hành nuôi cấy, phân lập,

Ngày đăng: 21/08/2015, 11:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan