Nghiên cứu của chúng tôi nhằm giải đáp câu hỏi: Tỷ lệ tăng acid uric máu ở bệnh nhân ≥ 35 tuổi điều trị tại Khoa Nội BVĐKTP Cà Mau và các yếu tố liên quan?. Để trả lời câu hỏi này chúng
Trang 1Y học thực hành (857) - số 1/2013 131
Tỷ Lệ TĂNG ACID URIC MáU Và CáC YếU Tố LIÊN QUAN ở BệNH NHÂN ≥ 35 TUổI
ĐIềU TRị TạI KHOA NộI Bệnh viện đa khoa thành phố Cà MAU Từ 08/2011 - 07/2012
Huỳnh Ngọc Linh - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
Đặt vấn đề
Trong nhiều năm, tăng acid uric máu được cho là
song hành với bệnh gout, nhưng hiện nay nó được xem
như một chất đánh dấu của nhiều rối loạn về chuyển
hóa Nghiên cứu MONICA tại Đức dạng cohort trên
1044 người nam cho thấy: ở nhóm có acid uric máu
cao thì nguy cơ NMCT tăng hơn nhóm bình thường 1,7
lần Nghiên cứu của Krishnan E; Kwoh CK [5] nam giới
có huyết áp bình thường mà acid uric máu lúc đầu cao
thì có nguy cơ bị tăng huyết áp trên 80% (tỷ lệ chênh
(OR): 1,81; KTC 95%: 1,59 – 2,07) so với người có
nồng độ acid máu bình thường Cứ tăng mỗi một đơn vị
acid uric huyết thanh thì tăng 9% nguy cơ mắc tăng
huyết áp (tỷ lệ chênh: 1,09; KTC 95%: 1,02 – 1,17)
Nghiên cứu của chúng tôi nhằm giải đáp câu hỏi: Tỷ lệ
tăng acid uric máu ở bệnh nhân ≥ 35 tuổi điều trị tại
Khoa Nội BVĐKTP Cà Mau và các yếu tố liên quan?
Để trả lời câu hỏi này chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài với các mục tiêu sau:
Xác định tỷ lệ tăng acid uric máu ở bệnh nhân ≥ 35
tuổi tại bệnh viện ĐKTP Cà Mau
Xác định mối tương quan giữa acid uric máu và các
yếu tố nguy cơ: tuổi, giới tính, béo phì…
Xác định mối tương quan giữa acid uric máu và các
bệnh động mạch vành, tăng huyết áp, hội chứng
chuyển hóa, đái tháo đường, rối loạn lipid máu…
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang
Tiêu chí chọn mẫu: Những bệnh nhân ≥ 35 tuổi,
đang điều trị tại Khoa Nội BVĐKTP Cà Mau, đồng ý
tham gia khảo sát
Cỡ mẫu:
Trong đó: Z: giá trị từ phân phối chuẩn: 1,96, P: tỷ
lệ tăng acid uric nghiên cứu trước
d: sai số cho phép
Xử lý số liệu bằng phần mềm Stata 10.0 Trình bày
số liệu trung bình độ lệch chuẩn cho biến định lượng; tỷ
lệ, OR cho các biến định tính
Kết quả và bàn luận
Bảng 1 Tần suất và nồng độ tăng acid uric
Tăng AUHT 440,7± 88,3
n = 23 390,7± 77,4
n = 29
412,8±59,6 n=52 Không tăng
AUHT
334,5 ± 62
n=83
261,2± 57,2 n=105
293,5±58,9 n= 188
Kết quả khảo sát nồng độ acid uric huyết thanh ở
240 bệnh nhân nằm viện điều trị (134 nam, 106 nữ)
cho thấy nồng độ acid uric huyết thanh trung bình là 314,22 ± 75,64 àmol/lit Tỉ lệ tăng acid uric huyết thanh
ở nhóm nghiên cứu là 52 trường hợp chiếm 21,67%;
188 trường hợp không có tăng AUHT chiếm 78,33% ở nghiên cứu này, nồng độ acid uric huyết thanh ở nhóm nam là 353,46 ± 97,12 àmol/lit và ở nhóm nữ là 286,78
± 83,66 àmol/lit
Bảng 2 Nồng độ acid uric huyết thanh theo giới và tăng huyết áp
Biến số (n=106) Nam (n=134) Nữ (n=240) Tổng P Thô OR OR HC AUHT
(àmol/l) 353,46 ±
97,12 286,78 ± 83,66 314,22 ± 75,64 0,0001 - - Tăng HA
401,6
±67,85 (38)
323,45±6 2,9 (51)
375,03 ± 105,82 (89) Không
THA
352,1±
74,3 (68)
278,4±
45,6 (83)
296,46±
66,48 (151) 0,002 2,22 1,83
Nồng độ acid uric ở nhóm nam là 353,46 ± 97,12 àmol/lit và ở nhóm nữ là 286,78 ± 83,66 àmol/lit Kết quả khác biệt nồng độ acid uric huyết thanh giữa hai giới cũng được ghi nhận ở nhiều công trình nghiên cứu Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nồng độ acid uric huyết thanh trung bình ở nhóm tăng huyết áp (375,03 ± 105,82 àmol/lit) cao hơn nhóm không tăng huyết áp (296,46 ± 66,48 àmol/lit) với p = 0,0003 Nồng
độ acid uric ở nhóm nam tăng huyết áp là 401,6 ± 67,85 và ở nhóm nữ tăng huyết áp là 323,45± 62,9 Tỷ
lệ tăng acid uric ở nhóm tăng huyết áp chiếm 42,69%, nhóm nam là 44,7%, nhóm nữ là 41,17% Có sự khác biệt về nồng độ acid uric huyết thanh giữa các nhóm tăng huyết áp theo Hội Tim Mạch Việt Nam với nhóm tăng HA độ III có nồng độ là 418,3 ± 64,2 cao hơn nhóm tăng HA độ II 407,9 ± 86,8 àmol/lit và nhóm này cao hơn so với nhóm tăng huyết áp độ I là 337,7 ± 48,64 àmol/lit) với p < 0,001 Và tỉ lệ tăng acid uric huyết thanh ở nhóm tăng huyết áp độ III (68,4%) lớn hơn ở nhóm tăng huyết áp độ II (53,5%), nhóm tăng
HA độ I chỉ có 23,8% tăng AUHT; với p = 0,006 Nghiên cứu của Châu Ngọc Hoa và Lê Hoài Nam [2] cho thấy acid uric huyết thanh có liên quan với mức
độ tăng huyết áp với tỉ lệ tăng acid uric huyết thanh ở nhóm tăng huyết áp độ I, độ II và độ III (phân độ tăng huyết áp theo hiệp hội tăng huyết áp Châu Âu) lần lượt
là 12,5%, 57,1% và 55,6% với p < 0,05
Nghiên cứu của Hồ Thị Ngọc Dung [1] Tỷ lệ tăng AUHT tăng dần theo mức độ nặng của phân độ THA của JNC 7 lần lượt là: 29,2% ở THA độ 1 và 70,2% ở
227 05
, 0
) 18 , 0 1 ( 18 , 0 96
,
1
) 1 (
2 2
2 2 2 / 1
=
ư
=
ư
d p p z
Trang 2Y học thực hành (857) - số 1/2013
132
THA độ 2, sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê
(p=0,001)
Bảng 3 Nồng độ acid uric huyết thanh và các
bệnh lý
Biến số Tổng P Thô OR Hiệu Chỉnh OR
BMV 389,2 ± 52,24
Không BMV 252,8 ± 46,7 0,024 1,64 1,15
ĐTĐ 413,08 ± 57,89
Không ĐTĐ 267,81 ± 72 0,001 1,73 1,66
HCCH 361,3 ± 108,23
Không HCCH 249,43 ± 92,02 0,001 - -
Trị số trung bình của acid uric của nhóm bệnh
mạch vành là 389,2 ± 52,24 trị số của AUHT nhóm
không có BMV là 252,8 ± 46,7
Tỷ lệ tăng AUHT ở nhóm có BMV là 44,7%, nhóm
không có BMV là 16,5% Với OR thô là 1,64 sau khi
hiệu chỉnh chỉ còn 1,15 Nghiên cứu của Nguyễn Thị
Tuyết Mai thực hiện trên bệnh nhân bệnh mạch vành
cũng cho kết quả là acid uric của nhóm bệnh là
329,26 ± 102,9 cao hơn của nhóm người bình thường
243,9 ± 55,5; p<0,001, tỷ lệ tăng của Nguyễn Thị
Tuyết Mai là 42%
Nồng độ acid uric huyết thanh của nhóm có nồng
độ glucose > 5,6 mmol/l lớn hơn của nhóm có nồng độ
glucose < 5,6 mmol/l (385,08 ± 61,89àmol/l so với
271,81 ± 52àmol/l) ở nhóm bệnh nhân đái tháo đường
có nồng độ AUHT là 413,08 ± 57,89 àmol/l so với
nhóm không có đái tháo đường 267,81 + 72 àmol/l
p=0,001;r = 0,72 Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tỷ
suất chênh lệch là 1,73 với độ tin cậy p = 0,001 và với
khoảng tin cậy 95% từ 1,17 đến 2,90 Sau khi hiệu
chỉnh các yếu tố khác là 1,66 (KTC 1,12 – 2,04);
P=0,016 Có mối tương quan thuận giữa nồng độ
AUHT và glucose máu với r = 0,72; p = 0,001 Nghiên
cứu của Lui Hong [6] trên 159 bệnh nhân đái tháo
đường típ 2 cho thấy 25% tăng AUHT và phân tích hồi
qui đa biến cho kết quả AUHT là yếu tố độc lập với
Triglycerid, BMI, Creatinin Nghiên cứu của Chien- Kuo
Liong[4] ở 2690 trường hợp sau 9 năm theo dõi thì
nguy cơ ĐTĐ típ 2 sau khi hiệu chỉnh các yếu tố khác
là 1,4 (KTC 1,02 – 1,92); P=0,027
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nồng độ
acid uric huyết thanh ở nhóm có hội chứng chuyển hóa
(361,3±108,23àmol/l) cao hơn ở nhóm không có hội
chứng chuyển hóa (249,43± 92,02 àmol/l) có ý nghĩa
thống kê với p = 0,001
Ngoài ra, nghiên cứu của chúng tôi còn cho thấy tỉ
lệ tăng acid uric ở nhóm tăng huyết áp có hội chứng
chuyển hóa (52,85%) cũng cao hơn so với nhóm tăng
huyết áp không có hội chứng chuyển hóa (19,41%) với
p = 0,0008 Kết quả này tương tự như nghiên cứu của
Wen-Ko[7] và nghiên cứu này cũng cho thấy acid uric
có liên quan đến hội chứng chuyển hóa ở nam mạnh
hơn nữ 2.67 (KTC 95%, 1.60 - 4.46) ở nam và ở nữ
2.14 (KTC 95%, 1.50 - 3.05)
Bảng 3 Nồng độ acid uric huyêt thanh và thời gian
tăng huyết áp
Tỷ lệ tăng AUHT tương quan thuận với thời gian mắc bệnh tăng huyết áp Chúng tôi nhận thấy tỷ lệ tăng AUHT tăng dần theo thời gian phát hiện THA, với
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p = 0,003 Tỷ lệ tăng AUHT tăng dần theo thời gian phát hiện tăng huyết áp lần lượt là: 25% ở nhóm phát hiện tăng huyết áp < 5 năm, 46,67% ở nhóm phát hiện tăng huyết áp 5 - 10 năm, 55% ở nhóm phát hiện tăng huyết áp >10 năm sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê
Kết luận
Tỷ lệ tăng acid uric máu là 21,67%
Có thể xem tăng acid uric máu là nguy cơ độc lập của tăng huyết áp với OR = 1,83; KTC 95% là 1,47-2,21 Hơn nữa tăng acid uric tương quan thuận với trị
số huyết áp và tăng theo thời gian mắc bệnh của bệnh nhân Nhất là những bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa
Acid uric tăng cao và có mối tương quan với bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa, đái tháo đường típ 2 Acid uric liên quan ít hoặc không rõ ràng với BMI, bệnh mạch vành
SUMMARY Many studies showed that acid uric is an independent risk of hypertension, coronary artery disease However, some professors suggested that the role of acid uric is not clear
Study objectives: Rate of uric acid of patients ≥ 35 years old treated at the internal Department of the General Hospital of Ca Mau City
Subjects and methods: All patients ≥ 35 years old treated at the internal Department of the General Hospital of Ca Mau City from 06/2011 to 03/2012 Research Methods: cross-sectional
Results: The increasing rate of uric acid in serum
is 21.67% Acid uric concentration in Serum of hypertensive group (375.03 ± 105.82 àmol/liter) is higher than the group without hypertension (296.46 ± 66.48 àmol/liter) Concentration of AUHT correlated with the classification of hypertension Hypertension grade 1 has 23.8% increase of AUHT, Hypertension grade 2 has 53.5% increase of AUHT, hypertension grape 3 has 68.4% increase of AUHT Average acid uric of group with coronary artery disease is 389.2 ± 52.24, rate of AUHT of group without coronary artery disease is 252.8 ± 46.7, and OR = 1.64 After adjusting for factors OR = 1.15 AUHT concentration of diabetes group is 413.08 ± 57.89; but common people is 267.81
± 72 with OR = 1,73; P = 0.001
Conclusion: The increase of uric acid in blood is 21.67% It is clear to see that the increase of acid uric
in blood is an independent risk of hypertension with
OR = 1.83; 95% CI 1.47 - 22.1 Increasing acid uric correlated with blood pressure and will be higher along period of time of the disease, also associated little or unclearly coronary artery disease
Trang 3Y học thực hành (857) - số 1/2013 133
Keywords: High blood pressure, serum acid uric
concentration, coronary artery disease
TàI LIệU THAM KHảO
1 Hồ Thị Ngọc Dung, Châu Ngọc Hoa (2009), Nồng
độ acid uric huyết thanh ở bệnh nhân tăng huyết áp, Tạp
chí y học TP Hồ Chí Minh 13 (6) trang 41 – 46
2 Châu Ngọc Hoa, Lê Hoài Nam (2009), Khảo sát
nồng độ acid uric huyết thanh ở bệnh nhân tăng huyết áp
và người bình thường, Tạp chí y học TP Hồ Chí Minh 13
(6) tr 87 - 91
3 Nguyễn Thị Tuyết Mai (2007), Khảo sát sự tương
quan giữa acid uric máu và bệnh động mạch vành Luận
văn thạc sỹ y học, Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh
4 Chien KL (2008), Plasma uric acid and the risk of type 2 diabetes in a Chinese community Clinical chem,
54 (2): pp 310 - 6
5 Krishnan E; Kwoh CK; Schumacher HR; et al (2007), Hyperuricemia and Incidence of Hypertension Among Men Without Metabolic Syndrome Hypertension (49) pp: 298-303
6 Liu Hong (2011), Association of elevated uric acid with metabolic disorders and analysis of the risk factorsof hyperuricemia in type 2 diabetes mellitus, J South Med Univ, 31(3) pp 544- 547
7 Wen-Ko Chiou (2010), The Relationship between Serum Uric Acid Level and MetabolicSyndrome: Differences by Sex and Age in Taiwanese Journal Epidemiol; 20(3) pp:219-224