Y HC THC HNH (864) - S 3/2013 14 ĐáNH GIá TRí NHớ MIễN DịCH ở TRẻ 7 Và 10 TUổI SAU KHI TIÊM VắCXIN VIÊM GAN B TRONG TIÊM CHủNG Mở RộNG TạI TP. RạCH GIá, KIÊN GIANG, 2008-2010 Hồ Vĩnh Thắng, Nguyễn Thị Minh Phợng, Nguyễn Thị Thanh Hà, Vin Pasteur TP.H Chớ Minh, Nguyễn Thị Phớc - TT YTDP tnh Kiờn Giang TểM TT t vn : Nm 1997, vcxin viờm gan B (VGB) huyt tng c a vo Chng trỡnh Tiờm chng m rng (CT.TCMR) cho tr em di 1 tui cỏc thnh ph/ th xó nguy c cao. Nm 2002, Vit Nam m rng din tiờm chng trờn ton quc, s dng vcxin VGB tỏi t hp vi lch tiờm cú liu s sinh. Nhm ỏnh giỏ hiu qu tiờm vcxin VGB ca CT.TCMR, chỳng tụi tin hnh nghiờn cu theo dừi t l nhim VGB, khỏng th tn lu v t l phi nhim vi vi rỳt trong hai nhúm tr ó tiờm vcxin sau 8 v 5 nm tng ng. Phng phỏp nghiờn cu: Trong 12/2007, chỳng tụi kim tra khỏng nguyờn b mt vi rỳt VGB (HBsAg) v khỏng th tng ng (anti-HBs) ca tng cng 765 tr em sng thnh ph Rch Giỏ. Trong ú, 387 tr sinh nm 1999 (tiờm vcxin VGB huyt tng 2.5 à g/0.5ml, lch 2,3,4 thỏng tui) v 378 sinh nm 2002 (tiờm vcxin VGB tỏi t hp 10 à g/0.5ml, lch 0,2,4 thỏng tui). Nhng tr em cú anti-HBs <10mUI/ml v HBsAg(-) c theo dừi v xột nghim li trong 01/2010. Kt qu nghiờn cu: Trong 12/2007, kt qu kim tra 387 tr sinh nm 1999 cú anti-HBs >10 mUI/ml l 23,3% (90/387) v HBsAg(+) l 5,9% (23/387); trong khi 378 tr sinh nm 2002 cú anti-HBs >10 mUI/ml l 28,3% (107/378) v HBsAg(+) l 2,1% (8/378). Trong 01/2010, bao gm nhúm 266 tr sinh nm 1999 cú anti-HBs >10 mUI/ml l 15,0% (40/266) v HBsAg(+) l 3,0% (8/266); nhúm 260 tr sinh nm 2001 cú anti- HBs >10 mUI/ml l 17,7% (46/260) v HBsAg(+) l 0,4% (1/260). T l phi nhim vi vi rỳt VGB trong 2 nm tr sinh nm 1999 v 2002 ln lt l 18,0% v 18,1% trong khi t l nhim l 3,0% v 0,4% (RR = 7,8; p = 0,04; 95% CI = 1,0 - 62,1). Kt lun: Cỏc nhúm tr em ang ln lờn ti Vit Nam vi mc min dch chng li HBV cao v t l lõy nhim thp. iu ny cho thy c hiu qu ca vic tiờm vcxin VGB trong CT.TCMR v c bit l lch tiờm chng vi liu tiờm s sinh vn chng minh c u th. ASSESSMENT OF IMMUNE MEMORY IN CHILDREN 7 AND 10 YEARS AFTER HEPATITIS B VACCINATION IN EXPANDED PROGRAMME ON IMMUNIZATION IN RACH GIA CITY, KIEN GIANG PROVINCE SUMMARY Background: In 1997, a plasma-derived hepatitis B (hepB) vaccine was introduced in the Expanded Program on Immunization (EPI) for children living in selected high risk towns and cities. In 2002, Vietnam expanded the immunization for all children nationwide using a new recombinant hepB vaccine and birth- dose schedule. To evaluate the effectiveness of these programs, we assessed hepatitis B virus (HBV) immunity, exposure and infection rates in the two cohorts of vaccinees 8 and 5 years after immunization, respectively. Methods: In December 2007, we screened HBV surface antigen (HBsAg) and its corresponding antibody (anti-HBs) in altogether 765 children living in Rach Gia City. Of them, 387 were born in 1999 (received plasma- derived hepB vaccine at 2, 3, 4 months) and 378 born in 2002 (received recombinant hepB vaccine at 0, 2, 4 months). Children who were tested anti-HBs <10mUI/ml and HBsAg(-) were followed up and retested in January 2010. Results: In December 2007, there were 387 children born in 1999 with the prevalence of anti-HBs >10mUI/ml accounted for 23.3% (90/387) and HBsAg(+) 5.9% (23/387). While 378 children born in 2002 with the prevalence of anti- HBs >10mUI/ml was 28.3% (107/378) and HBsAg(+) 2.1% (8/378). In January 2010, including 266 children born in 1999 with the incidence of anti-HBs >10mUI/ml was 15.0% (40/266), HBsAg(+) 3.0% (8/266). And 260 children born in 2002 with the incidence of anti-HBs >10mUI/ml was 17.7% (46/260), HBsAg(+) 0.4% (1/260). HBV exposure rates were 18.0% and 18.1% whereas infection rates were 3.0% and 0.4% (rate ratio = 7.8; p = 0.04; 95%CI = 1.0 - 62.1) in the children born 1999 and 2002, respectively. Conclusions: Cohorts of children are growing up in Vietnam with high level of immunity against HBV and low rates of infection. This demonstrates the effectiveness of EPI and particularly the birth-dose schedule which should continue to be emphasized. T VN Viờm gan B l mt bnh ph bin v l vn nghiờm trng cho sc khe cng ng, trờn th gii cú hn 2 t ngi tng b nhim virỳt VGB v 400 triu ngi b nhim món tớnh. Vit Nam nm trong vựng cú t l ngi nhim virỳt VGB mn tớnh 10- 20%[7,9,11] v chu nhiu hu qu nghiờm trng ca bnh ny nh viờm gan mn, x gan v ung th gan. Mc dự hin nay vic tiờm phũng vcxin VGB ó tr nờn ph bin i vi ngi dõn. Tuy nhiờn, t l hin mc trong cng ng vn cũn cao hn so vi cỏc Y HỌC THỰC HÀNH (864) - SỐ 3/2013 15 nước trong khu vực. Theo số liệu nghiên cứu năm 2003 của David B. Hipgrave, Nguyễn Thu Vân và Vũ Minh Hương cho thấy tỷ lệ nhiễm virút VGB ở người trưởng thành khỏe mạnh là 18,8%, ở trẻ em là 12,5%[3]. Một nghiên cứu tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có tỷ lệ hiện nhiễm virút VGB là 9- 14%[7,11]. Các nghiên cứu trên đối tượng thai phụ với tỷ lệ có HBsAg(+) trong máu khoảng 10- 12%[8,10]. Vắcxin VGB được bắt đầu đưa vào TCMR từ năm 1997, tuy nhiên hàng năm chỉ đủ vắcxin tiêm cho khoảng 20% số trẻ em dưới 1 tuổi tại một số địa phương nguy cơ. Từ năm 2002 đã mở rộng diện tiêm cho tất cả trẻ trên toàn quốc. Vì vậy việc đánh giá kháng thể tồn lưu và tỷ lệ nhiễm ở trẻ sau 5 năm tiêm chủng là rất cần thiết để TCMR có chiến lược tiêm vắcxin thích hợp. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu dọc theo dõi trên 2 nhóm trẻ sinh năm 1999 và sinh năm 2002 với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống dựa vào sổ tiêm chủng trẻ em được thực hiện trong tháng 12/2007. Chúng tôi kiểm tra kháng nguyên bề mặt vi rút VGB (HBsAg) và kháng thể tương ứng (anti-HBs) của tổng cộng 765 trẻ em sống ở thành phố Rạch Giá. Trong đó, 387 trẻ sinh năm 1999 (tiêm vắcxin VGB huyết tương 2.5µg/0.5ml, lịch 2,3,4 tháng tuổi, với tỷ lệ bao phủ 3 mũi vắcxin VGB là 95,5%) và 378 sinh năm 2002 (tiêm vắcxin VGB tái tổ hợp 10µg/0.5ml, lịch 0,2,4 tháng tuổi, với tỷ lệ bao phủ 3 mũi vắcxin VGB là 92,4% và tỷ lệ tiêm vắcxin mũi 1 < 24 giờ sau sinh là 73,1%). Kỹ thuật định lượng anti-HBs (AxSYM- AUSAB). Các mẫu anti-HBs <10 mlUI/ml sẽ tiếp tục kiểm tra HBsAg (Monolisa Ag HBs Plus). Những trẻ em có anti-HBs <10mUI/ml và HBsAg(-) được theo dõi và xét nghiệm lại trong 01/2010. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Mô tả đặc tính của mẫu nghiên cứu Bảng 1: Tần số và tỷ lệ trẻ phân bố theo các đặc tính mẫu nghiên cứu Đặc tính Năm sinh 1999 Năm sinh 2002 Chung 2 nhóm Số trẻ % Số trẻ % Số trẻ % Năm sinh 1999 và 2002 387 50,6 378 49,4 765 100,0 Giới Nam 198 51,2 198 52,4 396 51,8 Nữ 189 48,8 180 47,6 369 48,2 Cân nặng lúc sinh < 2500g 21 5,8 24 6,9 45 6,4 2500-4000g 338 93,4 313 90,5 651 91,9 > 4000g 3 0,8 9 2,6 12 1,7 Tình trạng dinh dưỡng Suy dinh dưỡng 41 10,6 25 6,6 66 8,6 Bình thường 321 83,0 312 82,5 633 82,8 Béo phì 25 6,4 41 10,9 66 8,6 Trẻ mắc bệnh mạn tính Có 2 0,5 6 1,6 8 1,1 Không 385 99,5 372 98,4 757 98,9 Có người thân mắc viêm gan B Có 9 2,3 7 1,8 16 2,1 Không 378 97,7 371 98,2 749 97,9 Cân nặng lúc sinh trung bình ± độ lệch chuẩn ở cả 2 nhóm tương đương nhau lần lượt là 3061,9 ± 417,8 gram và 3069,4 ± 457,6 gram. Cân nặng hiện tại trung bình của trẻ sinh năm 1999 là 23,7 ± 5,0 kg và trẻ sinh năm 2002 là 17,6 ± 3,6 kg. Chiều cao hiện tại trung bình ở trẻ năm 1999 là 122,9 ± 8,1 cm và trẻ sinh năm 2002 là 106,1 ± 7,1 cm. 2. Kết quả xét nghiệm anti-HBs và HBsAg lần 1 (tháng 12/2007): Bảng 2: Tỷ lệ trẻ hiện có anti-HBs >10 mUI/ml và tỷ lệ trẻ có HBsAg(+) Anti-HBs và HBsAg Năm sinh 1999 Năm sinh 2002 Chung 2 nhóm Số trẻ % Số trẻ % Số trẻ % Có kháng thể Anti-HBs bảo vệ Anti-HBs < 10 mUI/ml 297 76,7 271 71,7 568 74,2 Anti-HBs > 10 mUI/ml 90 23,3 107 28,3 197 25,8 Tổng cộng 387 100,0 378 100,0 756 100,0 Có kháng nguyên HBsAg trong máu HBsAg dương tính 23 5,9 8 2,1 31 4,0 HBsAg âm tính 364 94,1 370 97,9 734 96,0 Tổng cộng 387 100,0 378 100,0 756 100,0 Có thể tiêm nhắc vắcxin viêm gan B Có 274 75,3 260 70,8 534 73,0 Không 90 24,7 107 29,2 197 27,0 Tổng cộng* 364 100,0 367 100,0 731 100,0 Y HỌC THỰC HÀNH (864) - SỐ 3/2013 16 * Mẫu số 731 = 765 - 31 trẻ có HBsAg(+) và 3 trẻ không đủ mẫu máu xét nghiệm HBsAg Tỷ lệ trẻ có anti-HBs ở mức bảo vệ (>10 mUI/ml) của cả 2 nhóm là 25,8%, phân theo năm sinh thì nhóm sinh năm 1999 là 23,3%; nhóm sinh năm 2002 là 28,3%. Tỷ lệ trẻ có HBsAg trong máu chung của 2 nhóm là 4,0%, trong đó nhóm trẻ sinh năm 1999 có HBsAg trong máu là 5,9% cao hơn nhóm sinh năm 2002 là 2,1%, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p= 0,007; PR= 2,81; KTC-95% (1,27-6,20). Các trẻ có mức anti-HBs <10 mUI/ml và xét nghiệm HBsAg âm tính, có thể tiêm nhắc vắcxin viêm gan B chung của 2 nhóm là 73,0%, phân theo năm sinh 1999 và 2002 lần lượt là 75,3% và 70,8%. Biểu đồ 1: So sánh tỷ lệ các mức anti-HBs của nhóm năm sinh 1999 và 2002. So sánh tỷ lệ các mức Anti-HBs của nhóm năm sinh 1999 và 2002 10.3 5.4 2.6 4.9 19.6 6.4 0.8 1.6 0 5 10 15 20 10 - 99 UI/L 100 - 499 UI/L 500 - 999 UI/L > 1000 UI/L Anti-HBs % 1999 2002 Hiệu giá kháng thể trung bình nhân (GMT) của những trẻ có anti-HBs >10 mUI/ml ở nhóm sinh năm 1999 (23,3%) là 132,5 mUI/ml cao hơn nhóm sinh năm 2002 (28,3%) là 54,6 mUI/ml. Phân theo mức nồng độ kháng thể (anti-HBs) trong từng nhóm tuổi, ở các mức thấp từ 10 mUI/ml đến 499,9 mUI/ml thì trẻ sinh năm 1999 có tỷ lệ thấp hơn so với trẻ sinh năm 2002. Nhưng ở các mức cao từ 500 mUI/ml đến > 1000 mUI/ml thì ngược lại, trẻ sinh năm 1999 có tỷ lệ cao hơn trẻ sinh năm 2002. 3. Kết quả xét nghiệm anti-HBs và HBsAg lần 2 (tháng 01/2010): Bảng 3: Tỷ lệ trẻ mới có anti-HBs >10 mUI/ml và tỷ lệ trẻ mới mắc HBsAg(+) theo dõi trong 2 năm Anti-HBs và HBsAg Năm sinh 1999 Năm sinh 2002 Chung 2 nhóm Số trẻ % Số trẻ % Số trẻ % Có kháng thể Anti-HBs miễn dịch tự nhiên Anti-HBs < 10 mUI/ml 226 85,0 214 82,3 440 83,7 Anti-HBs > 10 mUI/ml 40 15,0 46 17,7 86 16,3 Tổng cộng 266* 100,0 260* 100,0 526 100,0 Có kháng nguyên HBsAg mới mắc HBsAg dương tính 8 3,0 1 0,4 9 1,7 HBsAg âm tính 258 97,0 259 99,6 517 98,3 Tổng cộng 266* 100,0 260* 100,0 526 100,0 Phơi nhiễm với virút viêm gan B trong 2 năm Có 48 18,0 47 18,1 95 18,1 Không 218 82,0 213 81,9 431 81,9 Tổng cộng* 266* 100,0 260* 100,0 526 100,0 * Số trẻ có anti-HBs <10 mUI/ml và HBsAg âm tính được lấy máu lần 2 như sau: Nhóm trẻ sinh năm 1999 là (266/274) 97,1%, mất theo dõi 8 trẻ. Nhóm trẻ sinh năm 2002 là (260/263) 98,9%, mất theo dõi 3 trẻ. Tỷ lệ trẻ có anti-HBs >10 mUI/ml miễn dịch tự nhiên trong 2 năm (2008-2009) của nhóm sinh năm 1999 là 15,0% và nhóm sinh năm 2002 là 17,7%. Tỷ lệ trẻ có HBsAg(+) mới mắc trong 2 năm ở nhóm trẻ sinh năm 1999 là 3,0% cao hơn nhóm trẻ sinh năm 2002 là 0,4% (RR= 7,8; p= 0,04; 95% CI= 1,0-62,1). Vì vậy tỷ lệ trẻ phơi nhiễm với virút VGB trong 2 năm của nhóm trẻ sinh năm 1999 và nhóm trẻ sinh năm 2002 tương ứng là 18,0% và 18,1%. 4. So sánh anti-HBs >10 mUI/ml trước và sau khi tiêm nhắc VGB mũi 4: Bảng 4: So sánh anti-HBs >10 mUI/ml trước và sau khi tiêm nhắc vắcxin VGB mũi 4. Trước khi tiêm nhắc vắcxin Số trẻ được lấy máu Anti-HBs >10 mUI/ml Tỷ lệ anti-HBs >10 mUI/ml GMT trước khi tiêm nhắc Năm sinh 1999 266 40 15,0 3,4 (2,7 - 4,2) Năm sinh 2002 260 46 17,7 3,4 (2,8 - 4,1) Sau khi tiêm nhắc VGB mũi 4 Số trẻ được lấy máu Anti-HBs >10 mUI/ml Tỷ lệ anti-HBs >10 mUI/ml GMT sau khi tiêm nhắc Năm sinh 1999 256* 147 57.4 33,5 (24,7 - 45,4) GMT tăng lên gấp 9,9 lần Năm sinh 2002 257* 202 78,6 101,5 (77,3 - 133,4) GMT tăng lên gấp 29,9 lần Y HỌC THỰC HÀNH (864) - SỐ 3/2013 17 * Số trẻ đã tiêm nhắc vắcxin VGB mũi 4 và được lấy máu lần 3 như sau: Nhóm trẻ sinh năm 1999 là (256/266) 96,2%, mất mẫu 10 trẻ. Nhóm trẻ sinh năm 2002 là (257/260) 98,8%, mất mẫu 3 trẻ. Biểu đồ 2: So sánh nồng độ kháng thể anti-HBs trước và sau khi tiêm nhắc Sau khi tiêm nhắc vắcxin VGB mũi 4 nhóm trẻ sinh năm 1999 tăng tỷ lệ có kháng thể bảo vệ (anti- HBs >10 mUI/ml) từ 15,0% lên 57,4% và GMT tăng lên gấp 9,9 lần; trong khi nhóm trẻ sinh năm 2002 tăng tỷ lệ có kháng thể bảo vệ (anti-HBs >10 mUI/ml) từ 17,7% lên 78,6% và GMT tăng lên gấp 29,9 lần. BÀN LUẬN 1. Tỷ lệ trẻ có đủ kháng thể bảo vệ (anti-HBs >10 mlUI/ml) Theo TCYTTG sau khi tiêm 3 mũi vắcxin VGB cho trẻ dưới 1 tuổi đủ liều và đúng lịch sẽ tạo kháng thể có khả năng bảo vệ từ 90-95%[12]. Nghiên cứu của A. Faustini tại Ý, tiêm 3 mũi vắcxin VGB tái tổ hợp cho 533 trẻ sinh năm 1991-92 (trẻ mới sinh, 5-10µg/ liều) và 659 trẻ sinh năm 1979-81 (trẻ lớn, 10-20µg/ liều), sau 5 năm còn 92,9% trẻ nhỏ và 94,1% trẻ lớn có anti-HBs >10 mUI/ml[2]. Một nghiên cứu đoàn hệ khác của Hong BL. tại Trung Quốc theo dõi 12 năm với 688 bà mẹ có HBsAg(-) và 74 bà mẹ có HBsAg(+), được tiêm chủng 3 liều vắcxin VGB huyết tương (10µg/ liều) lúc 0,1,6 tháng tuổi. Kết quả là tỷ lệ anti-HBs giảm dần từ 94,4% xuống còn 51,3% và 84,2% xuống còn 52,5% tương ứng với năm thứ 1 đến năm thứ 12. Giá trị GMT thay đổi từ 31,6 mUI/ml đến 3,1 mUI/ml và từ 24,0 mUI/ml đến 3,7 mUI/ml của 2 nhóm trên. Có 2 mốc thay đổi giá trị GMT là năm thứ 3-5 và thứ 9-10[6]. Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ trẻ có anti-HBs >10 mUI/ml của cả 2 nhóm là 25,8%, nhóm 8 tuổi có anti-HBs >10 mUI/ml là 23,3% và nhóm 5 tuổi là 28,3% (Bảng 2). So sánh với kết quả của A. Faustini và Hong BL.[2,6] thì tỷ lệ trong nghiên cứu này thấp hơn. Tuy nhiên so với nghiên cứu trong nước của Đỗ Tuấn Đạt, Nguyễn Thu Vân và Hoàng Thủy Long với cùng loại vắcxin VGB huyết tương (2,5µg/0,5ml), tỷ lệ anti-HBs >10 mUI/ml trong nhóm đô thị là 69% và nhóm nông thôn là 48,6% ở trẻ 12- 24 tháng tuổi[4] thì kết quả là tương đương. Sự khác nhau về tỷ lệ trẻ có kháng thể bảo vệ của các nghiên cứu nước ngoài và trong nước có thể lý giải là do nồng độ kháng nguyên HBsAg trong vắcxin khác nhau. Các nghiên cứu nước ngoài sử dụng vắcxin VGB (10µg/ liều) trong khi tại Việt Nam vắcxin VGB (2,5µg/ liều). Ở thời điểm năm 1997 đến 2002 nguồn vắcxin VGB trong nước còn hạn hẹp do vậy chủ trương của CT.TCMRQG giảm lượng kháng nguyên trong mỗi liều vắcxin, nhằm tăng diện bao phủ cộng đồng với sự đáp ứng kháng thể vừa đủ[5]. Đó là một chính sách đúng và phù hợp cho các nước đang phát triển như Việt Nam thời điểm bấy giờ. Hiện nay nguồn vắcxin VGB (10µg/ liều) đã có đủ và được sử dụng trong CT.TCMRQG cho trẻ dưới 1 tuổi. Trong nghiên cứu của chúng tôi, hiệu giá trung bình nhân (GMT) của những trẻ có anti-HBs >10 mUI/ml ở nhóm 8 tuổi là 132,5 mUI/ml cao hơn nhóm 5 tuổi là 54,6 mUI/ml. Ở các mức nồng độ anti-HBs từ 10 mUI/ml đến 499,9 mUI/ml thì trẻ 8 tuổi có tỷ lệ thấp hơn so với trẻ 5 tuổi. Nhưng ở các mức cao từ 500 mUI/ml đến >1000 mUI/ml thì ngược lại (Biểu đồ 1). Điều này cho thấy trẻ lớn hơn thì có cơ hội tiếp xúc (phơi nhiễm) với virút VGB nhiều hơn và có miễn dịch nhắc tự nhiên trong cộng đồng sau khi tiêm chủng. Đó cũng là lý do giải thích tại sao nhóm trẻ 8 tuổi đã tiêm vắcxin VGB lâu hơn nhưng lại có GMT cao hơn nhóm trẻ 5 tuổi. 2. Tỷ lệ trẻ có HBsAg(+) trong máu (dương tính) Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ nhiễm virút VGB mạn cao. Theo số liệu nghiên cứu của David B. Hipgrave năm 2003, cho thấy tỷ lệ nhiễm virút VGB ở người trưởng thành khỏe mạnh là 18,8%, ở trẻ em là 12,5%[3]. Các nghiên cứu trên đối tượng thai phụ với tỷ lệ có HBsAg(+) trong máu là 10- 12%[8,10]. Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ trẻ đã tiêm 3 mũi vắcxin sau 5 năm có HBsAg trong máu chung của 2 nhóm là 4,0%. Trong đó nhóm 8 tuổi có HBsAg trong máu là (5,9%) cao hơn nhóm 5 tuổi là (2,1%), có sự khác biệt có ý nghĩ thống kê giữa 2 nhóm tuổi với p= 0,007; PR= 2,81; KTC-95% là 1,27-6,20. Sự khác biệt này vẫn tồn tại sau khi đưa vào phân tích hồi quy đa biến. Kết quả này gợi ý cho ta thấy hiệu quả rõ ràng của lịch tiêm 0,2,4 nhằm phòng ngừa lây nhiễm viêm gan B chu sinh. So sánh hiệu quả tiêm vắcxin VGB sau khi đưa vào CT.TCMRQG ở một số nước như sau: Y HỌC THỰC HÀNH (864) - SỐ 3/2013 18 Bảng 5: Hiệu quả tiêm vắcxin VGB so với tỷ lệ nhiễm virút viêm gan B mạn tính[12]. Nghiên cứu Năm Mẫu số Tuổi Tỷ lệ tiêm chủng Nhiễm VGB mạn tính Trước khi tiêm chủng Sau khi tiêm chủng Taiwan 1994 424 7-10 73% 10% 1,1% Samoa 1996 435 7-8 87% 7% 0,5% Lombok 1994 2519 4 >90% 6,2% 1,9% Saipan 1994 200 3-4 94% 9% 0,5% Micronesia 1992 544 2 40% 12% 3,0% Việt Nam * 2007 378 5 >95% 12,5% 2,1% Việt Nam ** 2007 387 8 >95% 12,5% 5,9% * Tiêm vắcxin viêm gan B lúc sơ sinh ** Không tiêm vắcxin viêm gan B lúc sơ sinh Thật vậy, khi tiêm vắcxin VGB lúc sơ sinh trong vòng 24 giờ có thể phòng được 90% việc lây lan từ mẹ sang con, nếu tiêm sau khi sinh 7 ngày sẽ không có tác dụng phòng viêm gan B do mẹ truyền trong quá trình sinh đẻ[12]. Ở khu vực Tây Á Thái bình dương, lây truyền từ mẹ sang con trong lúc sinh đóng vai trò quan trọng đối với dịch tễ nhiễm virút VGB, có khoảng 3-5% trẻ mới sinh sẽ nhiễm virút VGB mạn tính nếu không được tiêm chủng ngay sau khi sinh[12]. Nghiên cứu này củng cố thêm về hiệu quả thật sự của việc tiêm vắcxin viêm gan B sơ sinh. Ý nghĩa quan trọng ở chổ không phải chỉ so sánh tác dụng phòng ngừa của lịch tiêm 0,2,4 tháng tuổi so với lịch tiêm 2,3,4 tháng tuổi trên từng cá thể, mà là hiệu quả phòng ngừa lây truyền chu sinh của lịch tiêm 0,2,4 được ứng dụng trên cộng đồng như thế nào. 3. Đáp ứng trí nhớ miễn dịch với vắcxin VGB Nghiên cứu ở New Zealand trên 318 trẻ có đáp ứng sau chủng ngừa. Sau 5 năm lượng anti-HBs trung bình từ 1010 mUI/ml giảm xuống còn 89 mUI/ml. 9 ngày sau tiêm 1 liều nhắc lại lượng kháng thể anti-HBs tăng lên rất cao 4777 mUI/ml. Điều này chứng tỏ ký ức miễn dịch sau chủng ngừa vắcxin VGB gần như 100%. Vì vậy việc tiêm nhắc đại trà là không cần thiết sau khi chủng ngừa 3 mũi cơ bản vắcxin VGB ở vùng dịch tễ. Đối với trường hợp người có nguy cơ lây nhiễm cao nên được nhắc lại sau 7-8 năm. Bảng 6: Tỷ lệ % anti-HBs bảo vệ và GMT trước, sau khi tiêm nhắc vắcxin VGB của trẻ sau 5-12 năm trong các nghiên cứu ở một số quốc gia[1]. Quốc gia Số trẻ Lịch tiêm cơ bản Thời gian nhắc Tiêm nhắc Huyết thanh bảo vệ/ GMT trước và sau khi tiêm nhắc Tăng lên gấp T. Quốc 144 P-0,1,6 tháng 7 năm P 54,9% (14,7) 89,6% (190,6) sau 1 tháng 13 lần Mỹ 63 R-0,1,6 tháng 5 năm R 41% (35) 100% (1180) sau 2 tuần 33 lần Mỹ 14 P-0,1 tháng 12 năm R 100% (130) 100% (1050) sau 1 tuần 8 lần Italia 11 P-20 ngày, 2,12 tháng 5 năm P 0% (NS) 100% (400) sau 1 tháng NS TBN 34 P-0,1,6 tháng 7 năm R 85% (34) 100% (2985) sau 1 tháng 88 lần Đ. Loan 35 P-2,6,10,50 tuần 7 năm R 86% (103) 100% (4566) sau 1 tháng 44 lần Đ. Loan 40 P-2,6,10,50 tuần 7 năm P 92% (137) 100% (3579) sau 1 tháng 26 lần Iran 81 R-0,1.5,9 tháng 5 năm R 81,5% (206) 100% (1278) sau 1 tháng 6 lần Iran 94 R-0,1.5,9 tháng 10 năm R 25,5% (9,6) 95,7% (575,6) sau 1 tháng 30 lần P = plasma HB vaccine; R = Recombinant HB vaccine Trong khi nghiên cứu của Đỗ Tuấn Đạt, Nguyễn Thu Vân và Hoàng Thủy Long với vắcxin VGB huyết tương (2,5µg/0,5ml) sản xuất trong nước, có tỷ lệ anti-HBs(+) và GMT ở trẻ 12-24 tháng tuổi trong nhóm đô thị là 69% và 157 mUI/ml cao hơn so với nhóm trẻ cùng độ tuổi trong nhóm nông thôn là 48,6% và 107,2 mUI/ml. Tỷ lệ trẻ có đáp ứng kháng thể anti-HBs ở mức độ bảo vệ đã tăng từ 48,7% lên 80,2% sau khi được tiêm nhắc lại mũi vắcxin VGB. Cũng trong nghiên cứu này hiệu lực vắcxin VGB ở nhóm đô thị là 72,2% và nhóm nông thôn là 36,1%[4]. Trong nghiên cứu này, sau khi tiêm nhắc vắcxin VGB mũi 4 nhóm trẻ sinh năm 1999 tăng tỷ lệ có kháng thể bảo vệ (anti-HBs >10 mUI/ml) từ 15,0% lên 57,4% và GMT tăng lên gấp 9,9 lần; trong khi nhóm trẻ sinh năm 2002 tăng tỷ lệ có kháng thể bảo vệ (anti-HBs >10 mUI/ml) từ 17,7% lên 78,6% và GMT tăng lên gấp 29,9 lần. Điều đó cho thấy trẻ vẫn được duy trì hệ thống trí nhớ miễn dịch. Khuyến cáo của TCYTTG và chính sách TCMR là không cần thiết tiêm nhắc mũi 4 cho trẻ ít nhất là 10-15 năm, nhất là ở những vùng dịch tễ mắc viêm gan B cao như Việt Nam, vì có lẽ trẻ đã có dịp phơi nhiễm một cách tự nhiên với virút VGB lúc nào mà không biết và những lần tiếp xúc đó xem như cơ thể đã được “nhắc lại”. Tuy nhiên đối với từng cá thể, nếu có điều kiện vẫn nên kiểm tra việc đáp ứng kháng thể và nếu mức kháng thể thấp thì tiêm nhắc vắcxin VGB. Vì thực tế vẫn có 2,1% - 5,9% trẻ có HBsAg(+) mặc dù đã tiêm 3 mũi vắcxin VGB trong TCMR lúc dưới 1 tuổi và 0,4% - 3,0% trẻ mới mắc HBsAg(+) trong 2 năm. Từ tháng 6 năm 2010 đến nay CT.TCMR.QG đã đưa vắcxin 5 trong 1 (phòng Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Viêm gan B và bệnh do Hib) tiêm miễn phí cho trẻ. Lịch tiêm vắcxin VGB cũng đã nâng lên 4 mũi bao gồm 1 mũi tiêm trong 24 giờ sau sinh và 3 mũi trong vắcxin 5 trong 1. KẾT LUẬN Các nhóm trẻ em đang lớn lên tại Việt Nam với mức độ miễn dịch chống lại virút viêm gan B cao và Y HỌC THỰC HÀNH (864) - SỐ 3/2013 19 tỷ lệ lây nhiễm thấp. Điều này cho thấy được hiệu quả của việc tiêm vắcxin VGB trong CT.TCMR và đặc biệt là lịch tiêm chủng với liều tiêm sơ sinh vẫn chứng minh được ưu thế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abdollah Jafarzadeh, Sayed Jalal Montazerifar. Persistence of anti-HBs antibody and immunological memory in children vaccinated with hepatitis B vaccine at birth. J Ayub Med Coll Abbottabad; 18(4): 4-9. 2. A. Faustini, E. Franco, M. Sangalli (2001). Persistance of anti-HBs 5 years after the introduction of routine infant and adolescent vaccination in Italy. Elsevier. Vaccine 19, pp. 2812-2818. 3. David B. Hipgrave, Nguyen Thu Van, Vu Minh Huong (2003). Hepatitis B infection in rural Vietnam and the implication for a National Program of Infant Immunization. Am. J. Trop. Med. Hyg. 69(3), pp. 288-294. 4. Đỗ Tuấn Đạt, Nguyễn Thu Vân, Hoàng Thủy Long (2004). Đáp ứng kháng thể Anti-HBs sau khi tiêm vắcxin viêm gan B do Viện vệ sinh dịch tễ trung ương sản xuất ở trẻ 12-24 tháng tuổi trong chương trình Tiêm chủng mở rộng. Tạp chí Y học dự phòng, tập XIV, số 2+3, tr. 66. 5. Guan R, Tay HH, Yap I, Smith R, Tan LH (1990). The immune response of low dose recombinant DNA hepatitis B vaccine in teenagers in Singapore. Trans R Soc Trop Med Hyg. 1990 Sep-Oct;84(5), pp. 731-732 6. Hong BL, Zong DM, Jing CM, Chang QH and Hui LC (2000). A 12-year cohort study on the efficacy of plasma-derived hepatitis B vaccine in rural newborns. World J Gastroentero. 6(3), pp. 381-383. 7. Nakata S, Song P, Duc DD, Nguyen XQ, Murata K, Tsuda F, Okamoto H (1994). Hepatitis C and B virus infections in populations at low or high risk in Ho Chi Minh and Hanoi, Vietnam. J Gastroenterol Hepatol. 9, pp. 416-419. 8. Nguyễn Minh Trung, Trần Thị Lợi (2008). Tỷ lệ nhiễm siêu vi viêm gan B ở thai phụ tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Y học Tp. Hồ Chí Minh. Tập 12, phụ bản 1, tr. 201-207. 9. Phạm Song, Đào Đình Đức, Trịnh Thị Ngọc, Hoàng Thuỷ Nguyên, Nguyễn Thu Vân, Howard A Fields (1991). Viêm gan virut cấp tại Việt Nam, Báo cáo tại hội thảo 100 năm thành lập viện Pasteur TP.HCM 17- 18/12/1991. 10. Trần Thị Lợi (1995). Lây truyền virút viêm gan B từ mẹ sang con. Khả năng dự phòng. Luận án Phó tiến sĩ. Đại học Y dược TP.HCM, tr. 78-80. 11. Tran Van Be, Buu Mat, Nguyen TM, Morris GE (1993). Hepatitis B in Ho Chi Minh City, Viet Nam. Trans R Soc Trop Med Hyg, pp. 87: 262. 12. World Health Organization (2006). Preventing Mother-to-Child Transmission of Hepatitis B. Operational Field Guidelines for Delivery of the Birth Dose of Hepatitis B vaccine. . (864) - S 3/2013 14 ĐáNH GIá TRí NHớ MIễN DịCH ở TRẻ 7 Và 10 TUổI SAU KHI TIÊM VắCXIN VIÊM GAN B TRONG TIÊM CHủNG Mở RộNG TạI TP. RạCH GIá, KIÊN GIANG, 2008-2 010 Hồ Vĩnh Thắng, Nguyễn. Tổng cộng 3 87 100 ,0 378 100 ,0 75 6 100 ,0 Có thể tiêm nhắc vắcxin viêm gan B Có 274 75 ,3 260 70 ,8 534 73 ,0 Không 90 24 ,7 1 07 29,2 1 97 27, 0 Tổng cộng* 364 100 ,0 3 67 100 ,0 73 1 100 ,0 Y HỌC THỰC. virút viêm gan B mạn tính[12]. Nghiên cứu Năm Mẫu số Tuổi Tỷ lệ tiêm chủng Nhiễm VGB mạn tính Trước khi tiêm chủng Sau khi tiêm chủng Taiwan 1994 424 7- 10 73 % 10% 1,1% Samoa 1996 435 7- 8 87%