1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

CƠ GIỚI HÓA TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO

29 585 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 8,42 MB

Nội dung

CƠ GIỚI HÓA TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO 1. Khái niệm cơ giới hóa nông nghiệp (CGHNN) Khái niệm: CGHNN là quá trình sử dụng máy móc vào sản xuất nông nghiệp thay thế một phần hoặc toàn bộ sức người hoặc súc vật nhằm tăng năng suất lao động và giảm nhẹ cường độ lao động. Cơ giới hóa nông nghiệp có các mức độ khác nhau từ cơ giới hóa từng công việc riêng lẽ (cày đất, gieo hạt, đập lúa) đến việc cơ giới hóa liên hoàn đồng bộ một qui trình sản xuất một cây trồng, một vật nuôi, một sản phẩm nông nghiệp (Từ điển Bách Khoa Nông Nghiệp, 1991).[1] Tại sao phải cơ giới hóa ? CGHNN mang lại lợi ích. Làm tăng năng suất lao động lên cao và rất cao, giải phóng sức lao động. Nhờ có năng suất lao động cao, mùa vụ sản xuất giải quyết tốt, đáp ứng yêu cầu kĩ thuật nông học làm tăng năng suất cây trồng. Chất lượng công việc tốt hơn so với công cụ thông thường, giảm nhẹ lao động nặng nhọc cho người lao động. Giúp phát triển hệ thống giao thông nông thôn, nâng cao dân trí, đào tạo số đông công nhân nông nghiệp, mở mang mạng lưới dịch vụ. Các nguồn lực ảnh hưởng đến sự phát triển cơ giới hóa nông nghiệp - Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến quá trình cơ giới hoá, điện khí hoá nông nghiệp, nông thôn - Tài nguyên đất, một vài tính chất cơ lý đất ở địa phương - Tài nguyên nước - Tiềm năng con người 2. Tình hình cơ giới hóa hiện nay: 2.1 Các khâu cơ giới hóa chung: (đất, nước, chăm sóc, thu hoạch và sau thu hoạch) 2.1.1 Cơ giới hóa khâu làm đất: Với diện tích cây nông nghiệp hàng năm lớn, do đó cần đầu tư năng lượng để tưới. Địa hình trồng cây ở vùng đất có địa hình nhấp nhô, đất không bằng phẳng, thì phải tưới nhiều lần. Nếu vườn trồng cây ăn trái bằng phẳng chỉ cần 10÷15 ngày tưới một lần (tuỳ loại cây), với địa hình không bằng phẳng cần hạn chế phương pháp tưới tràn vì tốn nước và tốn năng lượng. Thống kê cho thấy chi phí san phẳng tùy thuộc địa hình, độ chênh ban đầu ước tính sơ bộ khoảng 1,5 triệu đến 5 triệu đồng/ha. Số lần bơm nước vào giảm. Mật độ cỏ dại còn 45% - 66% và cỏ phát sinh chậm hơn, cho năng suất cao hơn, lợi nhuận tăng Từ năm 2005 Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) chuyển giao cho Việt Nam sản phẩm máy san phẳng ruộng lúa điều khiển bằng tia laser để dùng thử nghiệm trong việc san phẳng đồng ruộng. Sau khi tiếp nhận kỹ thuật, Trung tâm Năng lượng và Máy nông nghiệp Trường Đại học Nông Lâm TP HCM đã tiến hành nghiên cứu và có những thiết kế để phù hợp với Việt Nam, như: tính toán, thiết kế các loại gàu san phù hợp với các chủng loại máy kéo khác nhau; điều chỉnh một số hư hỏng của thiết bị điều khiển Đặc biệt, đã chế tạo mới một gàu san liên hợp với máy kéo MTZ-892 (110 ngựa) có thể xử lý được những địa hình khó. Và đã áp dụng tại nhiều địa phương. Hình 2.1 Hệ thống san phẳng laser Tại một số địa hình phức tạp động không bằng phẳng cao, cần có sự hỗ trợ từ các máy công trình (máy xúc gầu thuận, máy xúc gầu ngược, máy ủi…) Hình 2.2 Sử dụng các máy công trình trong khâu chuẩn bị đất. Đối với những công việc cần gia công làm đất liên tục có thể sử dụng máy xúc lật đa năng cho khâu làm đất và khai thác trong các quá trình khác như vận chuyển, canh tác… Hình 2.3 Máy xúc lật đa năng 2.1.2 Về công nghệ và thiết bị nước tưới, chăm sóc: Trong thời gian từ 10÷15 năm tới việc trang bị bơm nước tưới cho cây trồng chủ yếu là loại bơm truyền thống. Tuỳ điều kiện địa hình, có thể sử dụng một trong những loại bơm thường sử dụng trong sản xuất nông nghiệp (bảng 2.1). Bảng 2.1: Tổng hợp một số loại bơm thường sử dụng TT Loại Lưu lượng (m 3 /p) Đường kính bơm (mm) Phạm vi cột áp (m) 1 Bơm dòng ly tâm một cấp, một miệng hút 100 ÷ 600 32 ÷ 1.200 4 ÷ 80 2 Bơm dòng ly tâm một cấp, hai miệng hút 120 ÷ 600 150 ÷ 1.500 4 ÷ 100 3 Bơm nhiều cấp 120 ÷ 300 40 ÷ 300 15 ÷ 3 4 Bơm nhiều cấp có bộ hướng dòng 200 ÷ 500 40 ÷ 300 15 ÷150 5 Bơm dòng chéo trục ngang 600 ÷ 1.400 200 ÷ 2.000 2 ÷15 6 Bơm dòng chéo trục đứng 600 ÷ 1.400 200 ÷ 4.600 3 ÷ 30 7 Bơm dòng hướng trục trục ngang 1.300 ÷ 2.000 300 ÷ 2.000 1 ÷ 5 8 Bơm dòng hướng trục đứng 1.300 ÷ 2000 1.300 ÷ 4.600 1,5 ÷ 6 Để đảm bảo tưới cho cây ăn trái kết hợp làm sạch môi trường tiết kiệm năng lượng trong khâu tưới, cần quan tâm tới công nghệ-thiết bị, đặc biệt là công nghệ tưới phun mưa. 2.1.3. Công nghệ tưới tiết kiệm nước cho cây ăn trái: * Các hình thức tưới nước: + Tưới nhỏ giọt cho phép tiết kiệm nước nhưng rất phức tạp do hệ thống ống dẫn dài, không làm mát cây, không rửa sạch sương đêm, không có tác dụng tốt trong diệt trừ sâu bệnh, , cản trở việc đi lại chăm sóc và thu hái, chi phí đầu tư lớn. Hình 2.4 Hệ thống tưới nhỏ giọt trên cây cà phê + Thực tế đang phổ biến loại tưới phun. Hệ thống tưới phun đơn giản bao gồm máy bơm nước cỡ nhỏ động cơ điện một pha, ống xả là ống cao su mềm, đầu ống xả lắp các van, đảm bảo phân dòng nước thành tia phun. Cách tưới nửa thủ công này đem lại hiệu quả khá tốt: đỡ vất vả, năng suất cao hơn nhiều lần so với biện pháp tưới thủ công. Hình 2.5 Hệ thống tưới phun mưa trên diện rộng Bảng 2.2. Qui mô diện tíchvà kinh phí đầu tư Quy mô diện tích và kinh phí đầu tư Ghi chú Diện tích ( ha) 0,1 ÷1,0 1,5 ÷5,0 ≤ 50 10 6 VNĐ/ha 1,5 ÷ 3,0 12 ÷ 20 50 ÷ 60 Xa nguồn nước * Về công nghệ tưới:[2] Yêu cầu tưới cho cây ăn trái, cây công nghiệp hàng năm, hoa, cây cảnh, rau sạch v.v Số lần cần tưới nước cho cây ăn trái trong vụ khô (xem bảng). a) Hệ thống tưới phun mưa quy mô hộ gia đình (0,1 ÷ 5 ha): * Trường hợp gần nguồn nước: Phụ thuộc vào điều kiện địa hình cụ thể của đất trồng cây ăn trái và khả năng kinh tế, trình độ kỹ thuật của người chăm sóc vườn, có thể sử dụng mô hình tưới phun mưa quy mô nhỏ (hộ gia đình) với diện tích 0,5÷5 ha. Mô hình này thích hợp với qui mô trang trại cỡ vừa. Hệ thống tưới phun mưa cần phải cơ động, luân phiên, dễ tháo lắp ống dẫn và điều khiển cột áp, lưu lượng của các vòi bằng các van. * Trường hợp xa nguồn nước: Mô hình tưới vườn cây ăn trái, hoa cây cảnh v.v… ở xa nguồn nước (khoảng cách xa 500÷1.000 m), đất không được bằng phẳng, lượng nước đòi hỏi lớn (> 3.000 m 3 /ha) thường sử dụng nguồn động lực: động cơ ba pha, hoặc động cơ diesel công suất từ 20÷ 30 kW, sử dụng ống nhựa Bình Minh (hoặc Tiền Phong) đểdẫn nước tưới. b) Hệ thống tưới phun mưa theo mô hình trang bị liên hộ có diện tích ≈ 10 ha: Với diện tích khu vườn đạt 5÷10 ha, hệ thống tưới phun mưa cần quy mô lớn hơn. Thường sử dụng máy bơm lắp với động cơ điện ba pha công suất N ≥ 4,5 kW (hoặc động cơ diesel N ≥ 8ml) và cột áp máy bơm H khoảng 10÷40 m, lưu lượng Q = 12 m 3 /h. Liên hợp máy bơm có thể di động hoặc đặt theo các nhà trạm dọc các kênh mương hoặc các hệ thống dẫn chính, đặt chìm cố định dưới đất hoặc đặt trên mặt ruộng. 2.1.4. Thủy lợi nội đồng và vấn đề cơ giới hóa khâu tưới tiêu nước: Cần xây dựng qui hoạch phát triển NN-nông thôn. Với cây trồng hàng năm, xây dựng kênh mương kiên cố, dùng nước tự chảy. Với cây trồng lâu năm trồng trên địa hình cao thì sử dụng máy bơm. CGH phục vụ khâu thủy lợi nội đồng chủ yếu là sử dụng các LHM đào, đắp bờ tạo mương sâu Với mô hình trồng cây ăn trái và trồng lúa, ứng dụng CGH trong khâu đào rãnh lên líp trồng cây, thực hiện tưới tiêu bằng bơm truyền thống.[2] 2.1.5Cơ giới hóa trong thu hoạch Hiện nay việc cơ giới hóa trong thu hoạch vẫn đang tiếp tục tăng tỉ lệ % cơ giới bằng sự góp sức của nhiều cá nhân, tổ chức thông qua việc nghiên cứu và cải tiến các thiết bị nhập ngoại. Dự kiến trong thời gian tới sẽ có nhiều công bố trong việc cải tiến và chế tạo mới các máy thu hoạch nông sản. Các tư liệu dưới đây cho thấy việc áp dụng cơ giới hóa trong thu hoạch hiện nay. Trong phạm vi giới hạn tài liệu sẽ đề cập đến một số mô hình cơ giới hóa trong thu hoạch phổ biến hiện nay. 2.1.5.1 Cơ giới hóa trong thu hoạch bắp : Chỉ riêng khâu thu hoạch, việc ứng dụng cơ giới hóa đã phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, nhưng ở Việt Nam vẫn là vấn đề cấp thiết cần giải quyết trước áp lực thiếu hụt lao động ngày càng tăng. Mới đây, Cơ sở cơ khí Phan Tấn – huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp đã nghiên cứu, chế taọ thành công máy thu hoạch ngô PT-B1.7. Máy có thể thu hoạch ngô theo hàng hoặc vuông góc với hàng ngô. Máy được thiết kế trên cơ sở ứng dụng nguyên lý của máy gặt đập liên hợp hiện có. Do đó, ngoài thu hoạch ngô, máy còn được sử dụng để thu hoạch lúa khi thay đổi phần đầu máy. Việc chuyển đổi chức năng thu hoạch lúa và thu hoạch ngô của máy thực hiện khá đơn giản, chỉ cần 3 người thợ trong thời gian 2 giờ. Điều này giúp các chủ đầu tư chỉ cần trang bị một máy là có thể thu hoạch được cả lúa và ngô, tăng thời gian sử dụng máy, rút ngắn thời gian thu hồi vốn. Nông dân trồng ngô cũng dễ dàng tiếp cận được dịch vụ thu hoạch thuê, giảm phụ thuộc công lao động, đáp ứng được mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp. Hình 2.6 Máy thu hoạch bắp Ngoài ra máy cũng sử dụng như một máy tách hạt cố định với ngô bắp mà không cần bóc bẹ, năng suất cao (từ 5 đến 6 tấn hạt/ giờ), đảm bảo chất lượng hạt về độ sạch, độ vỡ hạt, độ sót. Kết quả thử nghiệm cho thấy, máy làm việc ổn định, năng suất từ 0,15 – 0,35 ha/giờ tùy thuộc tình trạng ruộng ngô khi thu hoạch, độ vỡ hạt < 3%, độ sót hạt < 2% và độ sạch > 95%. Giảm được 12 công lao động/ha so với thu hoạch truyền thống. 2.1.5.2 Cơ giới hóa trong thu hoạch bắp khoai tây… : Hình 2.7 Sử dụng máy thu hoạch bắp khoai tây Máy có thể thu hoạch khoai tây trên 3ha/ngày, bằng 20 - 30 công lao động. Khoai thu hoạch bằng máy bảo đảm, không bị sứt sẹo, ngoài ra các máy tương tự có thể dùng cho việc thu hoạch các loại nông sản khác như khoai lang, cà rốt, tỏi… 2.1.5.3 Cơ giới hóa trong thu hoạch cà phê : Với các máy cơ giới thu hoạch cà phê, năng suất thu hoạch tăng lên rõ rệt, lượng nhân công không cần nhiều và chi phí trong thu hoạch giảm xuống còn 1/3 chi phí trước kia, tuy nhiên để áp dụng được cần phải có các yêu cầu ban đầu như cách trồng, khoảng cách cây và sự đồng đều của hạt khi hái. Hình 2.7 Sử dụng máy thu hoạch cà phê Với quy mô nhỏ chúng ta có thể áp dụng các thiết bị hái cầm tay hiện đã được chuyển giao và sản suất trong nước. Hình 2.8 Sử dụng máy thu hoạch cà phê cầm tay được sản xuất trong nước 2.1.5.4 Cơ giới hóa trong thu hoạch lạc : Máy thu hoạch lạc được chế tạo nhằm giải quyết vấn đề cơ giới hóa đồng bộ với máy gieo lạc đa năng cũng cùng một đơn vị thiết kế chế tạo (Viện Cơ điện nông nghiệp & Công nghệ sau thu hoạch). Máy hoạt động theo nguyên lý liên hoàn các công việc thu hoạch lạc cùng một lúc, gồm các bộ phận: đào gốc, nhổ, thu gom, giũ đất, bứt củ, làm sạch rác và đóng bao. Thân cây sau khi tuốt được giữ nguyên, không bị gãy và được phơi thẳng hàng trên mặt đất, tiện lợi cho việc thu gom. Các thông số kỹ thuật của máy tương đương các máy nhập ngoại, trong khi giá thành chỉ khoảng 1/3. Với chiếc máy này, chỉ cần bốn người là có thể thu hoạch, đóng bao 1 ha đậu lạc trong khoảng 5 giờ. Hình 2.9 Sử dụng máy thu hoạch lạc. 2.1.6 Cơ giới hóa trong bảo quản, chế biến quả [2] * Về bảo quản: Bảo quản rau, hoa quả ở nhiều nơi theo công nghệ truyền thống, qui mô nhỏ và vừa. Bảng 2.3: Thời gian và chế độ nhiệt bảo quản quả Đơn vị: ngày Loại hoa, quả Chế độ nhiệt Nhiệt độ thường (18 0 C) Nhiệt độ mát (10 0 C) Nhiệt độ lạnh (- 10 0 C) 1 2 3 4 5 6 7 8 Quả vải Cam, bưởi, mít Táo, mận Hồng, xoài Chuối Cà chua Hoa lay ơn Hoa điệp lan 5 90 15 8 10 30 - - 30 - 30 30 20 90 - - 300 - 45 - 30 - 28 40 Tuỳ điều kiện từng vùng, có thể đầu tư xây dựng nhà bảo quản lạnh, nhằm ngăn chặn hoạt động vi - sinh vật. * Về chế biến nước quả: Công nghệ chế biến quả nói chung đều dựa trên nguyên lý tách bớt nước để sản phẩm có độ khô yêu câù. Ở các vùng nhiều cây ăn trái có thể đầu tư xây dựng dây chuyền chế biến nước quả qui mô nhỏ, năng suất từ 120÷150 kg quả/giờ, đạt khoảng 30 tấn purê, past/năm nhằm tránh vận chuyển trái cây đi xa. 2.1.6.1 Dây chuyền làm khô bảo quản trái cây: … qui mô nhỏ. a). Mục tiêu: Xây dựng dây chuyền sản xuất các sản phẩm rau quả sấy (sấy khô, mứt dẻo) qui mô 500 kg quả nguyên liệu/ngày với công nghệ và thiết bị tiên tiến. b). Các yêu cầu kỹ thuật:        !" #$!"% &' (" ) Thu hái Vận chuyển Lựa chọn lại và cân bằng Xử lý Lựa chọn, bẻ cuộng Đóng gói Bảo quản Vận chuyển Tiêu thụ Nguyên liệu - Đa dạng hóa các sản phẩm rau quả sấy: xoài, nhãn … nhiều loại rau quả khác; - Sử dụng công nghệ tiên tiến, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, thị hiếu người tiêu dùng; - Hệ thống thiết bị đồng bộ, hợp lý, kết hợp thủ công với cơ giới hóa và tự động hóa; - Nhà xưởng và trang thiết bị đáp ứng yêu cầu về vệ sinh, an toàn thực phẩm. c). Các sản phẩm và công nghệ sản xuất: Quy trình mẫu cho sản phẩm chuối sấy:[2] * Sơ đồ công nghệ: Hình 2.10 Sơ đồ khối Quy trình mẫu cho sản phẩm chuối sấy * Yêu cầu nguyên liệu: + Chuối tiêu, quả chín vỏ vàng hoàn toàn. Ngoài vỏ không có hiện tượng dập nát, cuống không bị thối. Ruột chín thơm, mềm nhưng không nhũn, không có vị chát. + Cắt rời quả, loại ra những quả không đạt tiêu chuẩn. * Rửa quả trong bể nước sạch. * Bóc vỏ bằng tay. * Xử lý hóa chất. * Xếp khay; * Sấy: theo 3 giai đoạn; * Gỡ khay. 3). Sấy các loại rau: * Hệ thống thiết bị: Gồm máy rửa lăn, bàn thao tác, bộ phận phun rửa, xe chở khay sấy, máy sấy (gồm 4 buồng sấy). 2.1.6.2 Quy trình, công nghệ bảo quản:[2] * Quy trình bảo quản: Hình 2.11 Sơ đồ khối quy trình mẫu bảo quản sản phẩm rau quả * Công nghệ bảo quản: *+, ' (" )/!0 12!3 45 6 Bảo quản rau, hoa quả theo công nghệ truyền thống, qui mô nhỏ và vừa. Thời gian bảo quản từ 30÷100 ngày (tuỳ loại quả). * Trang thiết bị: - Bàn đóng gói; - Bàn lưới thép; - Quạt gió; - Thùng chứa nước lít; - Cân đồng hồ; - Rổ nhựa mắt cáo; - Nhiệt kế; - Vật tư khác; - Phòng lạnh. Quy trình mẫu cho mô hình sơ chế bảo quản quả xoài, lêkima Triển khai mô hình tại cơ sở chế biến qui mô nhỏ: - Qui mô: 5 tấn nguyên liệu quả/ngày; - Đầu tư trang thiết bị: những thiết bị chính cần đầu tư, (xem bảng sau). Bảng 2.4. Thiết bị chính xưởng sơ chế bảo quản 5 tấn nguyên liệu/ngày T T Tên thiết bị Quy cách Tên công đoạn Số lượng Giá trị (triệu đ) 1 Máy chà thịt quả 500 kg/h ; 12kW Tách thịt, quả 1 25,0 2 Rót nóng 2 đầu, 90 0 C Rót 1 20,0 3 Nồi nấu 2 vỏ 2 vỏ, 300 lít, inox Thanh trùng 3 25,0 4 Bàn sơ chế 1.000 x 2.000 x 700 Phân loại, thái, gọt 10 12,5 5 Thiết bị phụ trợ (bơm nước, quạt, rổ, khay,…) 10,0 Tổng cộng 92,5 - Sản phẩm: gồm có bán thành phẩm quả nhuyễn xoài, lêkima, v.v… đóng trong can nhựa 25 lít, kết quả chế biến được 1030 kg nguyên liệu. 2.2 Công nghệ thiết bị sấy:[2] Sử dụng công nghệ đốt tầng sôi làm khô nông sản: * Trong trường hợp vùng có nhiều nguyên liệu cần sấy, nhưng thiếu vốn đầu tư công nghệ phát điện, chất thải sinh khối rất phong phú có thể thiết kế, chế tạo và lắp đặt lò đốt tầng sôi sử dụng cho khâu làm khô nông sản: Hình 2.12 Sơ đồ khối quy trình mẫu bảo quản sản phẩm rau quả *Mô tả qui trình công nghệ: [...]... để cơ giới hóa nông nghiệp nh hưởng đến quá trình cơ giới hoá, điện khí hoá nông nghiệp, nông thôn Tài nguyên đất, một vài tính chất cơ lý đất ở địa phương Tài ngu ông nghiệp, nông thôn Cơ giới hóa nông nghiệp Tiềm năng con người, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ Hình 3.20 khái quát con đường phát triển cơ giới hóa nông nghiệp được Các giải pháp 5.1 Chính sách tạo nguồn đầu tư phát triển Cơ điện nông. .. lĩnh vực cơ điện nông nghiệp) : + Quan tâm đến các kỹ sư giỏi trong các lĩnh vực CGH khâu canh tác; + Các chuyên gia giỏi về công nghệ chế biến nông, lâm, thủy sản 5.4 Các nơi liên hệ về cơ giới hóa nông nghiệp  Các trường đại học có thế mạnh về nông nghiệp (TP HCM, Huế, Hà Nội)  Viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch  Các nhóm nghiên cứu thuộc viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt... động cơ tĩnh tại, động cơ điện dưới 1,7 kW được trợ giá 50% Các cơ sở chế biến nhỏ được trợ giá từ 50 ÷ 60% và không thu thuế + Vùng nông thôn còn gặp nhiều khó khăn, yêu cầu chế biến nông - lâm sản cần sự hỗ trợ của Nhà nước 5.2 Chính sách khoa học công nghệ trong lĩnh vực cơ điện phục vụ nông lâm nghiệp và phát triển làng nghề công - nghiệp - tiểu thủ công nghiệp * Xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ. .. nhân đã có kết quả công bố  Ngay tại địa phương + phối hợp nghiên cứu cải tiến… Tài liệu tham khảo: [1] Từ điển Bách khoa Nông nghiệp, Hà Nội, 1991 [2] Đề tài “Khảo sát đánh giá hiện trạng trang bị cơ điện trong nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận Định hướng đầu tư phát triển đến năm 2010”, Khoa Cơ Khí Công Nghệ, Trung tâm Công Nghệ và Thiết Bị Nhiệt Lạnh, đại học Nông Lâm Tp HCM kết hợp cùng Công ty Tư Vấn và... câù” trong việc trang bị và sử dụng máy móc cơ điện nông nghiệp * Chính sách thu hút vốn của doanh nghiệp vừa, nhỏ đầu tư chế tạo máy nông nghiệp, chế tạo và cung cấp phụ tùng phù hợp yêu cầu người sử dụng Cụ thể là: + Khuyến khích và tạo điều kiện để phát triển các doanh nghiệp vừa va nhỏ trong ngành cơ khí chế tạo máy phục vụ nông nghiệp dưới mọi hình thức sở hữu; + Thành lập quỹ hỗ trợ doanh nghiệp. .. dự án triển khai tiến bộ kỹ thuật ở các khâu trước trong và sau thu hoạch, làm khô và bảo quản chế biến nông, lâm, thuỷ sản, khâu cung cấp nước * Miễn thuế nhập khẩu công nghệ và thiết bị cơ điện phục vụ sản xuất, chế biến mà trong nước không thể chế tạo được * Giành một phần từ nguồn thu thuế đất nông nghiệp để đầu tư, khuyến khích chế tạo sử dụng máy móc cơ điện nông nghiệp ưu tiên đầu tư phát triển, ... CĐNN, trong phát triển làng nghề - Ưu tiên nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành CĐNN đủ khả năng làm chủ, thích ứng với công nghệ mới được chuyển giao trên địa bàn Tỉnh trong vùng ĐBSCL * Tạo lập thị trường công nghệ trên địa bàn Tỉnh, gắn các hoạt động nghiên cứu triển khai và thiết kế thử nghiệm với các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh - Gắn kết mạng lưới thông tin khoa học công nghệ. .. - công nghệ ứng dụng trong sản xuất, đặc biệt các dự án P về công nghệ thiết bị phục vụ làng nghề 5.3 Chính sách phát triển con người: * Đào tạo nghề cho thanh niên, học sinh nông thôn: Thành công của chính sách và chương trình kinh tế liên quan đến CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn phải gắn liền với thế hệ trẻ-những người làm chủ tương lai Vì vậy cần tạo công ăn việc làm cho thanh niên, ngay tại nông. .. trung bình: công suất lên đến 1÷ 4 t/h 4 Phát triển cơ điện nông nghiệp và việc bảo vệ môi trường * Khuyến khích các thành phần kinh tế trong lĩnh vực chế biến nông, lâm thủy sản đầu tư công nghệ sạch kèm theo thiết bị xử lý chất thải phù hợp; * ứng dụng công nghệ sạch; tưới nước, phun thuốc trừ sâu, chế biến thức ăn chăn nuôi v.v… đảm bảo nuôi trồng sạch, không gây ô nhiễm * Các cụm công nghiệp nhỏ... đòi hỏi công nghệ cao, hoặc xét thấy sản xuất trong nước không hiệu quả và lâu dài các nhà sản xuất trong nước cũng không có ý định sản xuất hoặc không thể sản xuất được thì nên định mức thuế thấp hoặc thuế xuất bằng không, để giảm giá thành của toàn bộ thiết bị Định hướng chung để phát triển cơ giới hoá bao gồm các điểm chính sau: • Phát triển cơ giới hoá cho các cây trồng vật nuôi chính yếu trong vài . CƠ GIỚI HÓA TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO 1. Khái niệm cơ giới hóa nông nghiệp (CGHNN) Khái niệm: CGHNN là quá trình sử dụng máy móc vào sản xuất nông nghiệp thay thế. và giảm nhẹ cường độ lao động. Cơ giới hóa nông nghiệp có các mức độ khác nhau từ cơ giới hóa từng công việc riêng lẽ (cày đất, gieo hạt, đập lúa) đến việc cơ giới hóa liên hoàn đồng bộ một qui. nhân nông nghiệp, mở mang mạng lưới dịch vụ. Các nguồn lực ảnh hưởng đến sự phát triển cơ giới hóa nông nghiệp - Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến quá trình cơ giới hoá, điện khí hoá nông nghiệp,

Ngày đăng: 21/08/2015, 08:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w