Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 55 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
55
Dung lượng
356,61 KB
Nội dung
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM –––––––––––––––– HOÀNG MINH KHẢI Tên đề tài: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển một số giống chè mới thời kỳ kiến thiết cơ bản tại Đại học Nông Lâm Thái Nguyên KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Liên Thông Chính Quy Chuyên ngành : Trồng trọt Khoa : Nông học Lớp : K9 – Liên thông trồng trọt Khoá học : 2013 - 2015 Giảng viên hướng dẫn: TS. Dương Trung Dũng Khoa Nông Học, trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên THÁI NGUYÊN – 2014 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài em luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban Giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm, sự quan tâm của các thầy cô giáo khoa Nông Học, sự phối hợp và giúp đỡ của các bạn trong lớp. Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS.Dương Trung Dũng đã dành thời gian quý báu tận tình chỉ bảo cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu nhà Trường và các thầy, cô giáo bộ môn Nông học đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để em thực hiện đề tài này. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới tập thể lớp K9- Liên Thông Trồng Trọt luôn đồng hành và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài. Do điều kiện thời gian và trình độ còn hạn chế nên báo cáo đề tài nghiên cứu của em không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy, cô và các bạn để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng năm 2014 Sinh viên thực hiện Hoàng Minh Khải DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT KH-KT : Khoa học kỹ thuật CV : Hệ số biến động CNH-HĐH : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa LSD : Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa FAO : Tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hợp quốc NXB : Nhà xuất bản NN & PTNT : Nông nhiệp và phát triển nông thôn TCN : Trước công nguyên Vietgap : Thực hành nông nghiệp tốt ở Việt Nam ĐHNL : Đại học Nông Lâm MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu của đề tài 2 3. Ý nghĩa của đề tài 2 3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2 3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất 2 Phần 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3 1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài 3 1.1.1. Cơ sở khoa học 3 1.1.2. Cơ sở thực tiễn 3 1.2. Tình hình sản xuất, nghiên cứu chè trên thế giới và trong nước 4 1.2.1. Tình hình nghiên cứu chè trên thế giới 4 1.2.2. Tình hình nghiên cứu chè trong nước 8 1.3.Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè trên thế giới 12 1.4 Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè ở Việt Nam 15 2.4.3 Định hướng phát triển ngành chè 19 2.5. Nhận định tổng quát về tình hình sản xuất, nghiên cứu chè và điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng cây chè 20 Phần 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 2.1. Vật liệu nghiên cứu 21 2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu 22 2.3. Nội dung nghiên cứu 22 2.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết khí hậu đến khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống chè mới 22 2.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của sâu đến khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống chè mới 22 2.4. Phương pháp nghiên cứu 22 2.4.1. Phương pháp bố trí và sơ đồ thí nghiệm 22 Phần 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên 24 3.1.1. Vị trí địa lý 24 3.1.2. Địa hình 24 3.1.3. Điều kiện đất đai 25 3.2. Ảnh hưởng của điều kiện khí hậu thời tiết 25 3.3. Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số giống chè mới tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên 28 3.3.1. Đặc điểm hình thái cây chè 28 3.3.2. Tình hình sâu hại 31 Phần 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 33 4.1 Kết luận 33 4.2. Đề nghị 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO 34 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Thống kê các giống chè mới và diện tích đã áp dụng trong sản xuất 10 Bảng 1.2: Diện tích, năng suất, sản lượng chè thế giới từ năm 2005-2012 13 Bảng 1.3: Tình hình sản lượng chè của thế giới và một số nước 14 có sản lượng chè cao từ năm 2005-2012 14 Bảng 1.4 Diện tích năng suất, sản lượng chè tại Việt Nam 16 Bảng 1.5: Xuất khẩu chè Việt Nam phân theo thị trường 18 Bảng 3.1: Bảng thời tiết, khí hậu của Thái Nguyên năm 2014 26 Bảng 3.2 Chiều cao cây 28 Bảng 3.3 Đường kính gốc 29 Bảng 3.4 Chiều rộng tán 30 Bảng 3.5 Độ cao phân cành 30 Bảng 3.6 Diễn biến mật độ bọ cánh tơ trên các giống chè nghiên cứu 31 Bảng 3.7 Diễn biến mật độ nhện đỏ 32 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chè (Camellia Sinensis (L) O. Kuntze) là cây công nghiệp lâu năm có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nóng ẩm. Cùng với sự phát triển của các ngành sản xuất khác, ngành chè thế giới có bước phát triển rộng lớn với hơn 60 quốc gia sản xuất chè, tập trung chủ yếu ở các nước Châu Á và Châu Phi. Sản phẩm từ cây chè đang được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới dưới nhiều công dụng khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là đồ uống. Việt Nam có điều kiện tự nhiên phù hợp cho cây chè sinh trưởng phát triển. Sản xuất chè giữ vài trò quan trọng trong cơ cấu sản xuất Nông nghiệp, sản phẩm chè là mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Sản xuất chè cho thu nhập chắc chắn, ổn định góp phần quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá Nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là nông nghiệp nông thôn vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam. Do vậy, Việt Nam có chủ trương phát triển chè trên cả hai hướng: Ổn định diện tích, thay thế giống chè cũ bằng các giống chè chọn lọc, trồng các nương chè theo kỹ thuật thâm canh, gắn với công nghệ và kỹ thuật chế biến mới, tạo sản phẩm chè chất lượng cao, an toàn, đáp ứng yêu cầu thị trường tiêu thụ. Trong sản xuất nông nghiệp, giống có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm. Giống được coi là tiền đề của sản xuất, là tư liệu không thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp. Đối với sản xuất chè, giống chè lại càng có ý nghĩa quan trọng trong thâm canh tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Chè là cây lâu năm, trồng một lần cho thu hoạch nhiều lần, trong thời gian dài từ 40-50 năm, đầu tư trồng chè cao hơn nhiều lần so với các cây trồng ngắn ngày khác. Không thể phá đi trồng lại hàng năm được. Mọi quyết định đúng đắn hay sai lầm về giống chè sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển của vườn chè trong thời gian rất dài. Do vậy ở tất cả các nước trồng chè, giống chè tốt là biện pháp được quan tâm hàng đầu, được coi là khâu đột phá nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng chè. Chính vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển một số giống chè mới thời kỳ kiến thiết cơ bản tại Đại học Nông Lâm Thái Nguyên năm”. Bước đầu đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của một số giống chè mới phù hợp với điều kiện sinh thái giới thiệu cho sản xuất. 2 2. Mục tiêu của đề tài Đánh giá được đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số giống chè. Đánh giá được tình hình sâu hại chính. 3. Ý nghĩa của đề tài 3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học Nghiên cứu đề tài nhằm củng cố lại cho sinh viên những kiến thức đã học và làm quen dần với công việc thực tế. Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập và xử lý thông tin của sinh viên trong quá trình điều tra nghiên cứu. Có kết luận một cách chính xác về khả năng sinh trưởng phát triển của một số giống chè. Theo đó đề tài cũng xem như là một tài liệu tham khảo cho người trồng chè và sinh viên các khóa tiếp theo. 3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất Đánh giá, lựa chọn giống chè phù hợp điều kiện sinh thái giới thiệu cho sản xuất tại Thái Nguyên. 3 Phần 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài 1.1.1. Cơ sở khoa học Cây chè thuộc ngành hạt kín (Angiospermac) lớp hai lá mầm (Dicotyledonae) bộ chè (Theales), họ chè (Thease), chi chè (Camellia), loài (Sinensis), tên khoa học là Camillia Sinensis (L) O. Kuntze, được phân làm 4 thứ chè khác nhau (Colen Stuart - 1919). Đó là thứ chè Trung Quốc lá nhỏ (Camellia Sinensis var bohea), thứ chè Trung Quốc lá to (Camellia Sinensis var macrophylla); thứ chè Ấn Độ (Camellia Sinensis var. Assamica) và chè Shan (Camellia Sinensis var. Shan). Mỗi thứ chè có đặc điểm hình thái: Thân, cành, lá, búp khác nhau, có khả năng cho năng suất, chất lượng khác nhau, có yêu cầu sinh thái khác nhau và phạm vi phân bố khác nhau. Hiện nay chè được phân bố khá rộng trong những điều kiện tự nhiên rất khác nhau từ 30 độ vĩ nam (Natan - Nam Phi) đến 45 độ vĩ bắc (Gruzia - Liên Xô) là những nơi có điều kiện tự nhiên khác rất xa vùng nguyên sản. Chè được trồng ở Nhật Bản năm 805 - 814, Indonesia 1684, Liên Xô 1833, Xrilanca 1837 - 1840, Ấn Độ 1834 - 1840 và Tasmania (châu Đại Dương) năm 1940. 1.1.2. Cơ sở thực tiễn Chè là cây lâu năm, nở hoa hàng năm. Cây chè sau trồng từ 2 - 3 năm đã có khả năng ra hoa. Cây chè có từ 2000 - 4000 nụ hoa/năm, nhưng tỷ lệ đậu quả rất thấp, thường chỉ đạt từ 2 - 4%. Hoa chè là hoa lưỡng tính, mỗi hoa khi kết quả có từ 1 - 4 hạt. Mặc dù là hoa lưỡng tính nhưng khả năng tự thụ của hoa chè rất thấp, hầu hết các quả chè là kết quả của sự thụ phấn khác hoa, đây là nguyên nhân quan trọng làm cho cây chè mọc từ hạt có sự phân li lớn về hình thái, về khả năng cho năng suất, chất lượng. Nói chung những cây chè con mọc từ hạt có sự phân li lớn so với cây mẹ. Mặt khác chè là cây thân gỗ, ngoài khả nhân giống bằng hạt thì người ta có thể nhân giống chè bằng phương pháp nhân giống vô tính như phương pháp nuôi cấy mô tế bào, ghép cành, giâm cành Ưu điểm của phương pháp nhân giống vô tính là hệ số nhân giống cao, cây con giữ được những đặc tính DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT KH-KT : Khoa học kỹ thuật CV : Hệ số biến động CNH-HĐH : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa LSD : Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa FAO : Tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hợp quốc NXB : Nhà xuất bản NN & PTNT : Nông nhiệp và phát triển nông thôn TCN : Trước công nguyên Vietgap : Thực hành nông nghiệp tốt ở Việt Nam ĐHNL : Đại học Nông Lâm [...]... 0,48gr 22 2.2 Thời gian, địa điểm nghiên cứu Thời gian nghiên cứu: Năm 2014 Địa điểm nghiên cứu: - Trung tâm thực hành - thực nghiệm trường ĐHNL Thái Nguyên 2.3 Nội dung nghiên cứu 2.3.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết khí hậu đến khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống chè mới 2.3.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của sâu đến khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống chè mới 2.4 Phương... hơn giống chè đại trà tới 20%, diện tích chiếm 67% ở khu vực tiểu nông và chiếm tới 33% diện tích chè ở các đồn điền lớn Ngoài ra, Kenya còn nhân giống bằng hình thức ghép 1.2.1.2 Những kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây chè * Những nghiên cứu về chu kỳ phát triển cá thể cây chè của các nhà khoa học cho thấy: Chè có 2 chu kỳ phát triển là chu kỳ phát triển lớn và chu kỳ phát. .. Chi, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, là giống trà được chọn tạo theo phương pháp vô tính + Đặc điểm hình thái: Cây chè có tán to vừa, cành nhiều, lá hơi thuôn Chè Keo Am Tích là một trong số những giống chè có thể phát triển tốt và thích nghi với điều kiện sinh thái của tỉnh Thái Nguyên - Giống chè YAKATAMIDORI + Nguồn gốc: Giống chè Nhật Bản nhập nội – Hệ vô tính + Đặc điểm hình thái: Giống chè thấp cây,... chè có biểu hiện thay tán lá đến khi chè già và chết Chu kỳ phát triển nhỏ (chu kỳ phát triển hàng năm): Tính từ khi mầm chè bắt đầu phân hóa sau đốn cho đến khi mầm chè ngừng sinh trưởng Nó gồm 2 quá trình phát triển song song đó là quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực - Quá trình sinh trưởng sinh dưỡng: Bao gồm sinh trưởng búp, cành và sinh trưởng rễ - Quá trình sinh trưởng sinh. .. chọn tạo giống chè Chè là cây chịu ảnh hưởng rất lớn do tác động của các điều kiện sinh thái Yêu cầu tổng hợp các điều kiên sinh thái thích hợp là: Đất tốt, sâu, chua, thoát nước, khí hậu ẩm và ấm Vì vậy nghiên cứu các đặc điểm sinh trưởng của chè rất được quan tâm Xuất phát từ vấn đề trên em tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống chè LPD1, Kim Tuyên,... Vân Tiên, Keo Am Tích, Yakatamidori thời kỳ kiến thiết cơ bản tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên ” 21 Phần 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Vật liệu nghiên cứu - Giống chè LDP1 + Nguồn gốc: Được tạo từ tổ hợp lai giữa cây mẹ Đại Bạch Trà (Trung Quốc) và cây bố PH1 (Ấn Độ) có năng suất cao, chọn lọc theo phương pháp chọn dòng + Đặc điểm: - Hình thái: Có diện tích lá to trung bình... chọn giống ở nước ta vẫn chủ yếu tìm gen năng suất cao, khả năng chống chịu nên khả năng tận dụng và phát huy lợi thế của nguồn gen quý chưa được nhiều, dù đã có một vốn gen khá Vì vậy chúng ta 9 chưa có được một giống chè gắn liền với thương hiệu giống cụ thể như Trung Quốc với sản phẩm chè Long Tỉnh 43 được sản xuất từ giống chè LT43, chè chất lượng cao Thiết Quân Âm từ nguyên liệu giống chè Thiết. .. và sinh trưởng của cây chè Qua bảng cho ta thấy số giờ nắng của Thái Nguyên dao động từ 13 giờ đến 262 giờ Trong đó thấp nhất là tháng 4 đạt 13 giờ, cao nhất vào tháng 2 đạt 262 giờ làm cho lá chè bị khô, giảm độ mượt của lá, cây chè có thể bị chết cháy Vì vậy, phải đặc biệt chú ý trồng cây bóng mát cho nương chè 28 3.3 Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số giống chè mới tại. .. trồng tại các tỉnh trồng chè 20ha, tại Phú Thọ, Nghê An, Lâm Đồng 20ha tại Phú Thọ, Yên Bái, Son La 500ha tại Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên 1,5vạn ha tại các tỉnh trồng chè 2000ha tại Phú Thọ, Nghệ An, Hà Tĩnh 1000ha tại Lâm Đồng, Lạng Sơn Phú Thọ, Hà Tây, Yên Bái, Sơn La 800ha tại Sơn La, Tuyên Quang, Lâm Đồng, Yên Bái 400ha tại Lâm Đồng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Yên Bái, Sơn La 10h tại Phú Thọ, Thái Nguyên, ... cho các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa Lá có màu cafe có lợi cho các chỉ tiêu về sinh lý * I.G.Kerkatde (1080) đã nghiên cứu về hình dạng lá chè dựa trên góc nghiêng của lá: Góc lá tối ưu cho quang hợp là 45 độ 8 1.2.2 Tình hình nghiên cứu chè trong nước 1.2.2.1 Những kết quả nghiên cứu về giống chè Năm 1918, Trạm nghiên cứu chè đầu tiên ở Việt Nam được thành lập, từ đó công tác nghiên cứu chè được tiến . ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM –––––––––––––––– HOÀNG MINH KHẢI Tên đề tài: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển một số giống chè mới thời kỳ kiến thiết cơ bản. và chất lượng chè. Chính vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển một số giống chè mới thời kỳ kiến thiết cơ bản tại Đại học Nông Lâm Thái Nguyên năm” năng sinh trưởng, phát triển của một số giống chè mới 22 2.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của sâu đến khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống chè mới 22 2.4. Phương pháp nghiên cứu 22 2.4.1.