3. Ý nghĩa của đề tài
2.4.1. Phương pháp bố trí và sơ đồ thí nghiệm
* Thí nghiệm:
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của các giống chè LDP1, kim tuyên, phúc vân tiên, Keo Am Tích, Yakatamidori.
Thí nghiệm gồm 5 công thức bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (Randomized Completely Block Design - RCBD). Trong đó diện tích mỗi ô thí nghiệm (công thức) là: 3m x 6m = 18m2.
Công thức 1 (CT1): Giống chè LDP1(đối chứng) Công thức 2 (CT2): Giống chè Kim tuyên
Công thức 3 (CT3): Giống chè Phúc Vân Tiên Công thức 4 (CT4): Giống chè Keo Am Tích Công thức 5 (CT5): Giống chè Yakatamidori * Sơ đồ bố trí thí nghiệm: Dải bảo vệ D ả i b ả o v ệ D ả i b ả o v ệ I CT1 CT3 CT2 CT4 CT5 II CT5 CT4 CT1 CT3 CT2 III CT2 CT1 CT3 CT5 CT4 Dải bảo vệ
Phương pháp thu thập số liệu.
- Áp dụng quy trình kỹ thuật theo tiêu chuẩn ngành 10TCN 745:2006
về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống chè.
- Số liệu trong thí nghiệm được xử lý bằng phơng pháp trung bình chung số học.
- Số liệu thô được tính toán và xử lý trên Excel và IRRISTAT 5.0
- Thu thập số liệu thời tiết khí hậu năm 2014 từ Trung tâm khí tượng khí tượng thủy văn tỉnh Thái Nguyên
* Chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi:
- Đường kính thân cây: Đo bằng thước kẹp panme, dùng thước kẹp panme đo hai chiều vuông góc với nhau lấy giá trị trung bình của hai lần đo,
đo cách gốc 5 cm.
- Chiều cao cây: Đo từ mặt đất đến đỉnh sinh trưởng của cây - Độ cao phân cành: Đo từ mặt đất đến điểm phân cành đầu tiên.
- Chiều rộng tán(cm): Chọn cây chè đại diện cho ô thí nghiệm. Mỗi lần nhắc lại của công thức đo 3 cây. Dùng thước 60cm đo ở hai vị trí vuông góc với nhau. Chiều rộng tán chè là trung bình của các lần đo. Thời gian đo trung bình mỗi tháng một lần.
- Theo dõi thành phần sâu bệnh hại theo điểm. Định kỳ 10 ngày 1 lần, theo dõi bổ sung khi thấy sâu bệnh phá hại nhiều. Thu mẫu sâu bệnh hại bắt gặp trên mỗi ô thí nghiệm, ghi đầy đủ thông tin, ngày điều tra theo quy định về nguyên tắc nội dung và phương pháp tiêu chuẩn ngành.
Phần 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên
3.1.1. Vị trí địa lý
Thái Nguyên là một tỉnh ở Đông Bắc Việt Nam, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Do vị trí địa lý thuận lợi, Thái Nguyên trở thành một trung tâm kinh tế- xã hội của khu vực Đông Bắc hay cả vùng trung du và miền núi phía Bắc. Tỉnh Thái Nguyên có diện tích 3.562,82 km2.
- Phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn
- Phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang - Phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang - Phía Nam tiếp giáp với thủđô Hà Nội
Vị trí địa lý của tỉnh Thái Nguyên là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế, giáo dục của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung di miền núi phía Bắc nói chung. Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế, xã hội giữa vùng trung du miền núi phía Bắc với vùng đồng bằng Bắc Bộ .
3.1.2. Địa hình
Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng Bắc - Nam và thấp dần xuống phía Nam. Cấu trúc vùng núi phía Bắc chủ yếu là đá phong hóa mạnh, tạo thành nhiều hang động và thung lũng nhỏ.
Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng Bắc - Nam và thấp dần xuống phía nam. Cấu trúc vùng núi phía Bắc chủ yếu là đá phong hóa mạnh, tạo thành nhiều hang động và thung lũng nhỏ.
Phía Bắc Thái Nguyên gồm rừng núi và đồng lầy. Về phía Đông có những dãy núi cao nằm giữa những ngọn núi đá vôi Bình Gia. Phía Tây Nam có dãy Tam Đảo dọc theo cao nguyên Văn Lang và cánh đồng Đại Từ. Dãy Tam Đảo chạy dài theo hướng Tây Bắc- Đông Nam. Ngoài dãy núi trên còn có dãy Ngân Sơn bắt đầu từ Bắc Kạn chạy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình lại không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là một thuận lợi của Thái Nguyên cho canh tác nông, lâm nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội .
3.1.3. Điều kiện đất đai
Thái Nguyên có nhiều loại đất khác nhau được hình thành bởi quá trình feralit.
Do ảnh hưởng của địa hình nên đất đai ở Thái Nguyên được chia làm 3 loại đất chính.
- Đất feralit núi chiếm 48,1% diện tích tự nhiên, phân bố ở trên độ cao trên 200m. Đất này thích hợp cho phát triển lâm nghiệp, trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng kinh doanh, trồng các cây đặc sản, cây ăn quả
một phần cây lương thực cho nhân dân vùng cao.
- Đất feralit đồi chiếm 31,1% diện tích tự nhiên, chủ yếu hình thành trên cát kết. Đất này thích hợp với điều kiện sinh thái của một số cây công nghiệp và cây ăn quả.
- Đất dốc tụ và đất đồng bằng trên thềm phù sa cổ, phù sa sông suối chiếm 12,4 diện tích đất tự nhiên.
3.2. Ảnh hưởng của điều kiện khí hậu thời tiết
Cây chè là cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới và á nhiệt đới nên
ưa khí hậu nóng ẩm. Cây chè cũng như những cây trồng khác, trong quá trình sinh trưởng và phát triển chịu sự tác động rất lớn từ điều kiện thời tiết, khí hậu. Các yếu tố như: Nhiệt độ, lượng mưa, ẩm độ, ánh sáng đều tác động mạnh đến đời sống cây chè nói chung và ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng chè nói riêng. Do vậy, trong quá trình nghiên cứu tôi đã tiến hành thu thập về
Bảng 3.1: Bảng thời tiết, khí hậu của Thái Nguyên năm 2014 Tháng Nhiệt độ trung bình tháng (0C) Ẩm độ không khí (%) Lượng mưa trung bình (mm) Số giờ nắng (h) 1 16,6 73 3,7 137 2 16,6 82 29,7 262 3 19,4 91 85,9 96 4 24,7 89 139,3 13 5 28,4 79 152,2 62 6 28,9 82 164,6 85 7 30,6 82 350,5 130 8 28,3 85 405,7 167
(Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Thái Nguyên năm 2014)
* Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn quyết định đến sinh trưởng, phát triển của cây chè. Nhiệt độ thích hợp nhất cho chè là từ 220C - 300C. Qua bảng cho thấy: Ở Thái Nguyên nhiệt độ trung bình từ tháng 1 đến tháng 8 thay đổi không đều qua các tháng, biến động từ 16,60C – 30,60C, đây là khung nhiệt độ tương đối phù hợp cho cây chè sinh trưởng và phát triển. Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1, 2 đạt 16,60C, tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 7 đạt 30,60C.
* Lượng mưa
Lượng mưa là yếu tố khí hậu quan trọng quyết định đến sinh trưởng, phát triển và khả năng cho năng suất, chất lượng của cây chè. Chè là loại cây
ưa ẩm, là cây thu hoạch búp, lá non, nên càng cần nhiều nước và vấn đề cung cấp nước cho quá trình sinh trưởng của cây chè lại càng quan trọng hơn.
Yêu cầu tổng lượng nước mưa bình quân trong một năm đối với cây chè khoảng 1.500 - 2000 mm và mưa phân bốđều trong các tháng. Bình quân
lượng mưa của các tháng trong thời kỳ chè sinh trưởng phải lớn hơn hoặc bằng 100 mm, nếu nhỏ hơn 100 mm chè sinh trưởng không tốt.
Qua bảng ta thấy: Ở Thái Nguyên lượng mưa trung bình thay đổi không
không được phù hợp cho cây chè sinh trưởng và phát triển. Cao nhất là tháng 8 đạt 405,7 mm và thấp nhất là tháng 1 đạt 3,7 mm.
Lượng mưa có quan hệ trực tiếp tới sinh trưởng và phát triển của cây chè, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng cao hay thấp. Vì vậy, bên cạnh biện pháp chống xói mòn cho chè vào mùa mưa còn cần chú ý đến việc chống hạn giữẩm cho chè vào mùa khô. Thiếu nước, độ ẩm không khí và độẩm của
đất không đủ thì sức sinh trưởng của cây chè sẽ yếu, làm cho cây chè có thể bị
còi cọc thậm chí là chết. Ngược lại, khi cung cấp đủ nước, chè sinh trưởng tốt, lá to mềm, búp non và tỉ lệ sống cao. Ngoài ra, cần áp dụng các biện pháp kỹ
thuật trồng trọt tổng hợp khác như cày đất, làm đất, xới xáo, làm cỏ, mật độ
và phương thức trồng hợp lý, phủ đất, tủ gốc v.v... để giải quyết tốt nhu cầu nước trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây chè nhằm giúp cho cây sinh trưởng và phát triển trong điều kiện tốt nhất.
* Ẩm độ
Ẩm độ không khí cần thiết cho cây chè là 70 - 90%, thích hợp nhất là 80 - 85%. Qua bảng cho ta thấy ẩm độ trung bình qua các tháng biến động từ
73 - 91 % là thích hợp cho cây chè sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao. Ẩm độ cao nhất vào tháng 2, 3, 4, 6, 7, 8 đạt 82 - 91% và thấp nhất vào tháng 1 đạt 73 %. Ngoài ra, ẩm độ thích hợp cho chè cũng tạo điều kiện thuận lợi cho một số loại sâu bệnh hại phát triển như: nhện đỏ, bọ xít muỗi phá hoại các phần non mềm của lá, búp cây chè để hút nhựa làm ảnh hưởng đến năng suất của cây chè. Do đó, cần có các biện pháp phòng trừ và chú ý phun thuốc diệt sâu bệnh.
* Số giờ nắng
Cây chè ở vùng nguyên sản sinh sống dưới tán rừng rậm, do vậy cây chè có tính chịu bóng lớn, nó tiến hành quang hợp tốt nhất trong điều kiện ánh sáng tán xạ. Ánh sáng trực xạ trong điều kiện nhiệt độ không khí cao, không có lợi cho quang hợp và sinh trưởng của cây chè.
Qua bảng cho ta thấy số giờ nắng của Thái Nguyên dao động từ 13 giờ đến 262 giờ. Trong đó thấp nhất là tháng 4 đạt 13 giờ, cao nhất vào tháng 2
đạt 262 giờ làm cho lá chè bị khô, giảm độ mượt của lá, cây chè có thể bị chết cháy. Vì vậy, phải đặc biệt chú ý trồng cây bóng mát cho nương chè.
3.3. Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số giống chè mới tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
3.3.1. Đặc điểm hình thái cây chè
* Chiều cao cây
Chiều cao cây là chỉ tiêu quan trọng phản ánh trung thực quá trình sinh trưởng của cây. Chiều cao cây được quy định bởi bản chất di truyền của giống, các giống khác nhau có chiều cao cây khác nhau. Đồng thời chiều cao cây cũng chịu sự tác động của các yếu tố ngoại cảnh như: Chếđộ nhiệt, nước, ánh sáng, dinh dưỡng,... Trong thí nghiệm, các yếu tố ngoại cảnh và kĩ thuật
canh tác như nhau. Chiều cao cây qua hai lần đo được thể hiện ở bảng 3.2
Bảng 3.2 Chiều cao cây
(Đơn vị: cm)
STT Tên giống Chiều cao cây
Lần đo 1 Lần đo 2 1 LDP1(đ/c) 54,06 56,07 2 Kim tuyên 50,76ns 52.56ns 3 Phúc vân tiên 50,84ns 52,23ns 4 Keo Am Tích 52,10ns 53,44ns 5 Yakatamidori 45,2* 47.58* CV% 6,1 5,3 LSD05 5,7 5,2 Ghi chú: *: Ở mức xác suất 95% ns: Không có sự sai khác
Qua bảng 3.2 cho thấy: Có sự tăng trưởng chiều cao cây giữa hai lần đo. Sự tăng trưởng chiều cao cây dao động trong khoảng 2,01-2,61cm. Trong đó, giống Phúc vân tiên có chiều cao cây tăng trưởng cao nhất là 2,61cm. Giống Yakatamidori có chiều cao cây thấp nhất cụ thể là 45,2 cm ở lần đo thứ nhất và 47,58cm ở lần đo thứ hai thấp hơn giống đối chứng LDP1 là 8,49 cm sai khác có ý nghĩa chắc chắn ở mức tin cậy 95%.
* Đường kính gốc
Đường kính gốc là một chỉ tiêu qua trọng phản ánh khả năng sinh trưởng, vận chuyển vận chuyển các chất được tốt. Đường kính gốc lớn, biểu hiện cây sinh trưởng tốt, sự vững chắc cho cây.
Bảng 3.3 Đường kính gốc
(Đơn vị: cm)
STT Tên giống Đường kính gốc
Lần đo 1 Lần đo 2 1 LDP1(đ/c) 0,86 1,02 2 Kim tuyên 0,76ns 0,86* 3 Phúc vân tiên 0,66* 0,79* 4 Keo Am Tích 0,62* 0,72* 5 Yakatamidori 0,71ns 0,82* CV% 14,2 9,2 LSD05 0,19 0,14 Ghi chú: *: Ở mức xác suất 95% ns: Không có sự sai khác
Qua bảng 3.3 cho thấy các giống chè có sự thay đổi về đường kính gốc. Lần đo 1 đường kính gốc của các công thức dao động từ 0,62- 0,86 cm, giống có đường kinh gốc lớn nhất là giống LPD1 0,86cm, giống có đường kính gốc thấp nhỏ là giống Keo am tích 0.62 cm.
Lần đo 2, đường kính gốc của các công thức tăng lên dao động từ 0,72- 1,02 cm. Trong đó giống có đường kính gốc lớn nhất vẫn là giống LDP1 1,02cm, giống có đường kính gốc thấp nhất là giống Keo am tích 0,72 cm. Các công thức có sự sai khác ở mức độ tin cậy 95%.
* Chiều rộng tán
Sự sinh trưởng của thân cành có liên quan chặt đến năng suất và sản lượng chè. Chiều rộng của tán là yếu tố cấu thành năng suất của cây chè, cây phát triển khỏe có bộ khung tán chắc khỏe, rộng tạo bề mặt tán lớn thu được tối đa lượng búp có thể cho năng suất cao. Độ rộng tán của cây chè phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi cây, khả năng sinh trưởng và điều kiện đất đai. Chiều rộng tán qua 2 lần đo được thể hiên qua bảng 3.4:
Bảng 3.4 Chiều rộng tán
(Đơn vị: cm)
STT Tên giống Chiều rộng tán
Lần đo 1 Lần đo 2 1 LDP1(đ/c) 31,6 34,7 2 Kim tuyên 26,4* 29,5* 3 Phúc vân tiên 26,9* 30,3* 4 Keo Am Tích 25,6* 26,6* 5 Yakatamidori 27,4* 30,0* CV% 4,6 4,5 LSD05 2,39 2,58 Ghi chú: *: Ở mức xác suất 95% ns: Không có sự sai khác
Qua bảng số liệu cho thấy ở mức độ tin cậy 95%, sau 2 lần đo chiều rộng tán có sự tăng lên cao dao động từ 26,6 – 34,7 cm, trong đó giống Keo am tích có chiều rộng tán thấp nhất 26,6 cm, chiều rộng tán của giống LPD1 là cao nhất 34,7cm.
* Độ cao phân cành
Độ cao phân cành có ý nghĩa quan trọng tạo lên bộ khung tán cây chè.
Bảng 3.5 Độ cao phân cành
(Đơn vị: cm)
STT Tên giống Độ cao phân cành
1 LDP1(đ/c) 5,15 2 Kim tuyên 5,36* 3 Phúc vân tiên 5,06ns 4 Keo Am Tích 4,94* 5 Yakatamidori 5,44ns CV% 9,7 LSD05 0,93
Ghi chú:
*: Ở mức xác suất 95% ns: Không có sự sai khác
Qua bảng số liệu cho thấy các giống khác nhau có độ cao phân cành khác nhau. Trong các giống chè tham gia thí nghiệm giống Yakatamidori có
độ cao phân cành cao nhất 5,44 cm, giống có độ cao phân cành thấp nhất là Keo am tích 4,94 cm, giống đối chứng LDP1 có chiều cao phân cành 5,15 cm.
3.3.2. Tình hình sâu hại
*Bọ cánh tơ
Bảng 3.6 Diễn biến mật độ bọ cánh tơ trên các giống chè nghiên cứu
(Đơn vị con/búp) Stt Giống Diễn biến mật độ bọ cánh tơ TB Lần đo 1 Lần đo 2 Lần đo 3 Lần đo 4 1 LDP1(đ/c) 0,47 0,60 0,53 0,60 0,55 2 Kim tuyên 0,53 0,67 0,60 0,40 0,55 3 Phúc vân tiên 0,40 0,60 0,67 0,47 0,54 4 Keo Am Tích 0,53 0,67 0,87 0,60 0,67 5 Yakatamidori 0,47 0,80 0,60 0,53 0,60 Qua bảng 3.6 ta có thể thấy rằng: Mật độ bọ cánh tơ của các công thức tham gia thí nghiệm có sự khác biệt. Mật độ bọ cánh tơ tại các lần đo của các công thức có sự khác nhau, dao dộng từ 0,54 –0,67 (con/búp). Mật độ bọ cánh tơ ở giống keo am tích là cao nhất 0,67 con/búp, xuất hiện nhiều ở lần đo thứ
3 với 0,87 con/búp, giống chè Phúc Vân Tiên có tỉ lệ bọ cánh tơ thấp nhất
0,54 con/búp.
* Nhện đỏ
Nhện đỏ nâu là một trong những đối tượng hại quan trọng trên chè.