3. Ý nghĩa của đề tài
2.4.3 Định hướng phát triển ngành chè
Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, tiềm năng phát triển ngành chè về đất đai, khí hậu, con người, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có; căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, ngành chè đã đề ra chủ trương phát triển cho cây chè như sau:
Xây dựng ngành chè là một ngành kinh tế có tầm vóc trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn cũng như trong sự nghiệp CNH-HĐH của đất nước theo đường lối của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã đề ra. Ngành chè cần phải:
+ Là một ngành kinh tế mũi nhọn trong việc phát triển kinh tế-xã hội ở
trung du và miền núi.
+ Đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng chè trong nước, xuất khẩu ngày càng nhiều và có tích lũy để tái sản xuất mở rộng.
+ Góp phần vào việc phân bố lại lao động và dân cư, thu hút ngày càng nhiều lao động, cải thiện thu nhập, điều kiện làm việc và sinh hoạt cho người lao động, đặc biệt cho vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
+ Góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc và bảo vệ môi sinh.
+ Chú trọng việc phát triển khoa học công nghệ để khắc phục nhược
điểm và yếu kém hiện nay, cụ thể:
- Đưa công nghệ mới vào kinh doanh và phát triển đồi chè.
- Lựa chọn loại hình công nghệ chế biến thích hợp, đổi mới bao bì, mẫu mã, để nâng cao chất lượng chè xuất khẩu.
- Có những giải pháp thích hợp để thu hút mọi nguồn vốn ở trong và ngoài nước nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển cây chè (Nguyễn Hữu Khải, 2005) [7].