1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

NHẬN xét đặc điểm HÌNH ẢNH nội SOI của BỆNH NHÂN UNG THƯ PHẾ QUẢN PHỔI

4 329 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 306,86 KB

Nội dung

Y H ỌC THỰC HÀNH (914) - S Ố 4/2014 82 hoạt ký sinh thang so sánh với 30 BN chỉ dùng thuốc uống trong Độc hoạt ký sinh thang đơn thuần cho phép đưa ra một số kết luận sau: 1. Dùng CP Bảo Cốt Khang kết hợp ĐHKST trong 21 ngày có tác dụng cải thiện mức độ đau theo VAS là 2,37  1,19 (điểm), theo Lequesne là 3,63 ± 1,65 (điểm); tăng tầm vận động khớp gối là 12,33  8,28 ( 0 ), giảm chỉ số gót mông là 3,17  3,05 (cm); Dùng duy trì CP Bảo Cốt Khang trong 30 ngày tiếp theo có tác dụng giảm đau theo VAS là 2,93  1,46 (điểm), theo Lequesne là 5,10 ± 2,32 (điểm), tăng tầm vận động là 14,00 ± 9,04 ( 0 ), giảm chỉ số gót - mông là 4,10 ± 3,11 (cm). Kết quả đạt được ở nhóm NC cao hơn rõ rệt so với nhóm chứng (p < 0,01). 2. Chế phẩm Bảo Cốt Khang không có biểu hiện tác dụng không mong muốn nào trên lâm sàng và cận lâm sàng trong 21 ngày điều trị.I LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Ngọc Ân (1994), Bệnh khớp do thoái hóa, Bách khoa toàn thư, bệnh học tập 2, Trung tâm biên soạn Bách khoa Việt Nam, Hà Nội tr. 67-74 2. Trường Đại học Y Hà Nội (2005), “Một số bệnh về khớp xương”, Bài giảng Y học cổ truyền tập 2, NXBYH, tr. 160 - 165. 3. Gabriel H.B, Jose A.R.I, Maria del C.T, Francisco J.B, Pere B, Emilo M.M, Javier P, Jose L.M, Armando P, Armando L, Domingos A, Manull F, Jaime B (2007), Glucosamin sulfate in the treatment of knee osteoarthritis symptoms: a randomized, double-blind,placebo- controlled, study using Acetaminophen as a side comparator, Arthritis & Rheumatism, 56 (2), 555-567.p.p. 4. Keisuke Kurita (1998), Chemistry and Application of Chitin and Chitosan, Polymer Degration and Stability, 59, 117-120.p NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH NỘI SOI CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ PHẾ QUẢN PHỔI TRẦN VĂN THUẤN TÓM TẮT Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta liên tục phát triển, góp phần nâng cao cuộc sống cho hàng triệu người dân, tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, nhưng song hành với nó là tình trạng ung thư tại Việt Nam ngày càng gia tăng, đặc biệt là ung thư phế quản phổi. Nghiên cứu được tiến hành với phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến cứu nhằm mô tả, nhận xét một vài đặc điểm hình ảnh nội soi của bệnh nhân ung thư phế quản phổi. Nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viên K với cỡ mẫu 76 bệnh nhân Kết quả nghiên cứu cho thấy dấu hiệu lâm sàng đau ngực hay gặp nhất 84,2%, ho khạc đờm lẫn máu 48,7%. Vị trí tổn thương ở phổi phải thuỳ trên 31,6%, thuỳ giữa và dưới là 9,2%. Kích thước tổn thương trung bình trên X-quang 4,3± 1,5cm. Vị trí tổn thương trên CLVT bên phổi phải tại thuỳ trên 28,9%. Bên phổi trái tại thuỳ trên 30,3%. Từ khóa: nội soi, ung thư phế quản phổi. SUMMARY For recent years, our economy ceaselessly develops that makes contribution to raising life quality of millions of people, creating more and more material properties for the society. However, in parallel with this, cancer in Vietnam becomes higher, especially bronchogenic carcinoma. A study have been conducted by method of cross- sectional survey. Objective: To describe, comment some features on ultrasonic images of patient suffering from bronchogenic carcinoma. This study was performed at K Hospital with a sample size of 76 patients. The study showed that clinical symptoms included chest pain at ratio of 84.2%, and loose cough with blood at ratio of 48.7%. Trauma on upper lobe of lung occupies 31.6%, that on middle and lower lobes is 9.2%. Average size of trauma seen on X-ray is 4.3 ± 1.5cm. Trauma on CLVT in right lung, upper lobe occupies 28.9%. That on left lung, lower lobe is 30.3%. Keywords: ultrasonic, bronchogenic carcinoma. ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư phế quản phổi là loại ung thư phổ biến đứng thư nhất và cũng là một trong những ung thư gây tử vong cao nhất trên thế giới. Mỗi năm ở Hoa Kỳ có khoảng 99.000 nam giới và 78.000 nữ giới mắc ung thư phổi. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu ghi nhận ung thư 5 tỉnh thành (Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Cần Thơ) giai đoạn 2001 – 2004, ước tính mỗi năm trên toàn quốc có khoảng 7641 ca mới mắc ở Nam giới và 2720 ở Nữ giới. Các phương pháp chính để chẩn đoán ung thư phế quản phổi bao gồm khám lâm sàng, chụp X – quang phổi, CT. Scanner lồng ngực và phương pháp nội soi ống mềm. Đây là những phương pháp đóng vai trò quyết định trong chẩn đoán ung thư phế quản phổi, nhất là khi kết hợp với sinh thiết. Phương pháp nội soi đang được sử dụng rộng rãi trong thăm dò chẩn đoán bệnh lý phổi tại Việt Nam. Tuy nhiên cho tới nay chúng tôi thấy còn ít tác giả quan tâm nghiên cứu một cách đầy đủ về vai trò của nội soi ống mềm và chẩn đoán ung thư phổi. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nhận xét đặc điểm hình ảnh nội soi của bệnh nhân ung thư phế quản phổi”. MỤC TIÊU Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, X-quang, nội soi và mô bệnh học của bệnh nhân ung thư phế quản phổi. Đối chiếu đặc điểm hình ảnh nội soi với tổn thương mô bệnh học sinh thiết và hình ảnh X-quang của ung thư phế quản phổi. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được tiến hành trên 76 bệnh nhân ung thư phế quản phổi. Bệnh nhân được hỏi tiền sử, bệnh sử, khám lâm sàng triệu chứng theo mẫu bệnh án nghiên cứu. Đọc các tổn thương trên phim chụp cắt lớp trên phim X-quang thường. Đây là một nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến cứu với đối tượng là các bệnh nhân có điều kiện phù hợp với tiêu chuẩn lựa chọn, có triệu chứng lâm sàng liên Y H ỌC THỰC HÀNH (914) - S Ố 4/2014 83 quan tới các bệnh lý về phổi đang điều trị tại Bệnh viện K. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Bảng 1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu N ội dung n=76 T ỷ lệ % Nhóm tuổi ≤ 40 5 6,6 T ừ 41 – 50 tuổi 19 25 T ừ 51 – 60 tuổi 22 28,9 T ừ 61 – 70 tuổi 24 31,6 > 70 6 7,9 Giới tính Nam 75 98,7 N ữ 1 1,3 Nghề nghiệp Bác S ĩ 1 1,3 C ử Nhân 12 15,8 H ưu 14 18,4 Làm Ru ộng 48 63,2 Th ợ Mộc 1 1,3 Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 56,84  11,23, tuổi lớn nhất là 79, nhỏ nhất là 25. Nhóm tuổi hay gặp nhất là 50 – 70 chiếm 60,5%. Bệnh nhân Nam chiếm đa số 98,7% và nữ chiếm chỉ 1,3%. Tỷ lệ mắc có chênh lệch nhiều giữa 2 giới phần nhiều là do tỷ lệ hút thuốc ở nam giới cao (51,2%) so với nữ dưới 2%. Bệnh ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng có tỷ lệ mắc cao hơn ở người lớn tuổi do liên quan tới yếu tố phơi nhiễm, cụ thể hơn với ung thư phổi có sự liên quan chặt chẽ giữa thời gian hút và tỷ lệ mắc. Phần lớn đối tượng làm ruộng 48 trường hợp chiếm tỷ lệ cao 63,2% số còn lại là cử nhân 15,8% và về hưu 18,4%. Có 1 đối tượng là bác sỹ. Bảng 2. Triệu chứng lâm sàng – Tiền sử hút thuốc N ội dung n=76 T ỷ lệ % Tiệu chứng Ho khan 42 55,3 Ho kh ạc đ ờm máu 37 48,7 Đau ng ực 64 84,2 Khó th ở 35 46,1 Khàn ti ếng 24 31,6 Phù áo khoác 2 2,6 Pancoat – Tobiat 17 22,4 Claud - Bema - Honer 2 2,6 Pierre – Marrie 1 1, 3 To đ ầu chi 16 21,1 Hút thuốc Có 68 89,5 Không 8 10,5 Đau ngực là dấu hiệu lâm sàng hay gặp nhất chiếm 84,2%. Ho khạc đờm lẫn máu chiếm 48,7%, đây là dấu hiệu báo động ung thư và cũng là lý do khiến người bệnh đến khám. Ung thư phổi là bệnh có diễn biến nhanh, tiên lượng xấu vì vậy phần lớn bệnh nhân đến khám ở giai đoạn muộn. Đây cũng là lý do giải thích vì sao triệu chứng đau hay gặp. Kết quả về tỷ lệ mắc các triệu chứng của bệnh phù hợp với tác giả Phan Văn Hạnh và một số tác giả đã nghiên cứu trước đây. Thời gian diễn biến bệnh trung bình là 3,2  3,7 tháng. Có 68 trường hợp hút thuốc lá chiếm 89,5%. Thời gian hút trung bình là 23,1  9,7 năm. Bảng 3. Ví trí tổn thương trên X-quang V ị trí tổn th ương trên X – quang n Tỷ lệ % Phổi phải Thu ỳ trên 24 31,6 Thu ỳ giữa 7 9,2 Thu ỳ d ư ới 7 9,2 T ổng 38 50,0 Phổi trái Thu ỳ trên 25 32,9 Thu ỳ d ư ới 9 11,8 T ổng 34 44,7 R ốn phổi 4 5,3 T ổng 76 100,0 Bảng 3 cho thấy vị trí tổn thương ở phổi phải thuỳ trên có 24 trường hơp chiếm tỷ lệ cao 31,6%, trong khi đó tại thuỳ giữa và dưới có tỷ lệ bằng nhau 9,2%. Tại Phổi trái, thuỳ trên có 25 trường hợp tổn thương chiếm 32,9% thuỳ dưới 11,8%. Một số tác giả cho rằng ung thư phổi hay gặp thuỳ trên có thể là do ảnh hưởng của hút thuốc ảnh hưởng nhiều tới vùng này. Bảng 4. Hình ảnh tổn thương và TDMP trên X- quang Nội dung n=76 T ỷ lệ % Hình ảnh tổn thương Kh ối mờ, dạng tròn, bờ rõ 35 46,1 Kh ối mờ, dạng trái xoan, bờ rõ 10 13,2 Kh ối mờ nhiều c ạnh, bờ không rõ 31 40,8 Hình ảnh TDMP Không TDMP 72 94,7 TDMP 4 5,3 T ổng 76 100 Kích thước tổn thương trung bình trên X-quang là 4,3 1,5cm, tổn thương nhỏ nhất là 2cm, lớn nhất 10cm. Hình ảnh tổn thương thấy khối mờ, dạng tròn, bờ rõ có 35 trường hợp chiếm 46,1%, khối mờ nhiều cạnh, bờ không rõ có 31 trường hợp chiếm 40,8%. Không TDMP có 72 trường hợp chiếm 40,8%. Kết quả phù hợp với nghiên cứu của Hoàng Đình Chân và Anderson H. Bảng 5. Vị trí tổn thương trên CLVT V ị trí tổn th ương trên CLVT n T ỷ lệ % Phổi phải Thu ỳ trên 22 28,9 Thu ỳ giữa 8 10,5 Thu ỳ d ư ới 6 7,9 T ổ ng 36 47,3 Phổi trái Thu ỳ trên 23 30,3 Thu ỳ d ư ới 8 10,5 T ổng 31 40,8 R ốn phổi 6 7,9 T ổng 73 100 Vị trí tổn thương trên CLVT bên phổi phải tại Thuỳ trên có 22 trường hợp chiếm 28,9% trong khi đó thuỳ giữa và thuỳ dưới có ít tương ứng 8 và 6 trường hợp lần lượt chiếm tỷ lệ 10,5 và 7,9%. Bên phổi trái tại thuỳ trên có 23 trường hợp tổn thương chiếm 30,3%. Rốn phổi có 6 trường hợp chiếm 7,9%. Kết quả này có tỷ lệ phần lớn trùng lặp với kết quả của chụp X-quang thông thường. Tuy nhiên, có thể khẳng định chắc chắn rằng kết luận của CLVT luôn chính xác hơn và gần đây nhiều tác giả thống nhất rằng chụp CLVT có hiệu Y H ỌC THỰC HÀNH (914) - S Ố 4/2014 84 quả rõ rệt trong sàng lọc phát hiện sớm góp phần giảm tỷ lệ tử vong do ung thư phế quản-phổi. Bảng 6. Vị trí tổn thương trên nội soi V ị trí n = 7 6 T ỷ lệ % PQ g ốc cách carina > 2cm 2 2,6 PQ g ốc cách carina < 2cm 7 9,2 Phổi phải Thu ỳ trên 20 26,3 Thu ỳ giữa 8 10,5 Thu ỳ d ư ới 7 9,2 Phổi trái Thu ỳ trên 23 30,3 Thu ỳ d ư ới 9 11,8 T ổng 76 100,0 Bảng 6 cho thấy vị trí tổn thương tại thuỳ trên bên phổi phải có 20 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 26,3%. Tại thuỳ giữa và trái chiếm tỷ lệ ít hơn lần lượt là 10,5% và 9,2%. Tổn thương tại phổi trái, thuỳ trên có 23 trường hợp bệnh nhân chiếm 30,3%, thuỳ dưới có 9 trường hợp tổn thương chiếm 11,8%. Qua kết quả này cho thấy có sự tương đồng ở phần lớn các trường hợp khi đánh giá vị trị qua X-quang, CLVT và nội soi. Bảng 7. Mối liên quan giữa tổn thương đại thể và mô bệnh học sinh thiết Mô bệnh học Đ ại thể nội soi Tổng Sùi Thâm nhiễm Sùi loét Sùi thâm nhiễm UTBM d ạ ng biểu bì 20 9 1 10 40 UTBM tuy ến 3 7 0 2 12 UTBM TB nhỏ 2 12 0 3 17 UTBM TB lớn 1 4 0 0 5 U carcinoid 2 0 0 0 2 T ổng 28 32 1 15 76 Phần lớn tổn thương đại thể của ung thư phế quản-phổi qua nội soi là thể thâm nhiễm, sùi và phối hợp, chỉ có 2 trường hợp có phối hợp sùi và loét. Loại tế bào nhỏ hay gặp thể thâm nhiễm hơn cả. Kết quả này không có sự khác biệt so với Amonin KE. Bảng 8. Mối liên quan giữa vị trí và kết quả mô bệnh học sinh thiết Vị trí u Mô B ệnh Học Tổn g UTB M biểu bì UTB M tuyến UTB M TB nhỏ UTB M TB lớn U carcinoi d PQ g ốc xa carina 1 1 0 0 0 2 PQ g ốc gần carina 6 1 0 0 0 7 Phổ i phải Thu ỳ trên 9 4 6 1 0 20 Thu ỳ giữa 4 1 2 1 0 8 Thu ỳ dưới 1 1 4 1 0 7 Ph ổ Thu 16 1 3 2 1 23 i trái ỳ trên Thu ỳ dưới 3 3 2 0 1 9 T ổng 40 12 17 5 2 76 Kết quả về liên quan giữa vị trí u và kết quả mô bệnh học khi sinh thiết cho thấy UTBM dạng biểu bì gặp phần lớn ở thuỳ trên. Hai trường hợp u carcinoid đều gặp ở phổi trái. Tuy nhiên với tổng số mẫu là 76 bệnh nhân được chia thành nhiều thể MBH và nhiều vị trí, kết quả này ít có giá trị phản ảnh thực tế. Bảng 9. Đối chiếu vị trí tổn thương trên nội soi và X-quang Vị trí NS V ị trí TTXQ Tổng Ph ải trên Ph ải giữa Ph ả i dưới Trái trên Trái dưới R ốn phổi PQ g ốc xa carina 1 0 0 1 0 0 2 PQ g ốc gần carina 2 0 1 1 1 2 7 Ph ải trên 20 0 0 0 0 0 20 Ph ải giữa 0 7 1 0 0 0 8 Ph ải dưới 0 0 6 0 0 1 7 Trái trên 0 0 0 22 0 1 23 Trái dưới 0 0 0 1 80 0 9 T ổng 24 7 8 25 9 4 76 Kết quả bảng trên cho thấy phần lớn có sự phù hợp giữa tổn thương trên nội soi và chụp X-quang thường quy. Tuy nhiên có sự khác biệt nhất định về vị trí khi nhân định bằng 2 phương pháp này như tỷ lệ phù hợp ở vị trí phải trên chỉ là 20/24. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 76 trường hợp ung thư phế quản- phổi cho kết quả như sau: - Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 56,84  11,23. - Bệnh nhân nam chiếm đa số 98,7% và nữ chiếm chỉ 1,3%. - Dấu hiệu lâm sàng đau ngực hay gặp nhất chiếm 84,2%, ho khạc đờm lẫn máu chiếm 48,7%. - Vị trí tổn thương ở phổi phải thuỳ trên có 24 trường hơp chiếm tỷ lệ cao 31,6%, thuỳ giữa và dưới có tỷ lệ bằng nhau chiếm 9,2%. - Phổi trái, thuỳ trên có 25 trường hợp tổn thương chiếm 32,9% thuỳ dưới 11,8%. - Kích thước tổn thương trung bình trên X-quang là 4,3  1,5cm, hình ảnh tổn thương thấy khối mờ, dạng tròn, bờ rõ có 35 trường hợp chiếm 46,1%, khối mờ nhiều cạnh, bờ không rõ có 31 trường hợp chiếm 40,8%. - Vị trí tổn thương trên CLVT bên phổi phải tại thuỳ trên có chiếm 28,9%. Bên phổi trái tại thuỳ trên có 23 Y H ỌC THỰC HÀNH (914) - S Ố 4/2014 85 trường hợp tổn thương chiếm 30,3%. Rốn phổi có 6 trường hợp chiếm 7,9%. - Vị trí tổn thương trên nội soi. Tại thuỳ trên bên phổi phải có 20 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 26,3%. Tại thuỳ giữa và trái chiếm tỷ lệ ít hơn lần lượt là 10,5% và 9,2%. Tổn thương tại phổi trái, thuỳ trên có 23 trường hợp bệnh nhân chiếm 30,3%, thuỳ dưới có 9 trường hợp tổn thương chiếm 11,8%. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Hoàng Anh; Ung thư Hà Nội 1991 – 1992. Tại chí Y học Việt Nam, 1993; 14 – 23. 2. Hoàng Đình Cầu và Nguyễn Đình Kim; Tổng quan về ung thư phế quản nguyên phát qua 173 ca mổ. Tạp chí Y học thực hành, 1981; 6(234): 40-45. 3. Hoàng Đình Cầu, Nguyễn Đình Kim và Hoàng Đình Kim. Tốc độ máu lắng trong các bệnh phổi (ung thư phổi, mưng mủ phổi và lao phổi). Gía trị của nó trong công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Nội san lao và bệnh phổi. 1991; 9:122 – 124. 4. Hoàng Đình Chân; Các nguyên nhân chẩn đoán ung thư phổi – phế quản. Nội san lao và bệnh phổi, 1992; 11: 181 – 183. 5. Hoàng Đình Chân; Luận án phó tiến sỹ khoa học y dược 1996. 6. Nguyễn Bá Đức; Thực hành xạ trị bệnh ung thư. Hoá chất điều trị bệnh ung thư. 7. Anderson H,burt P Stout R: VICE (Vincristine, Ifosfamide, Carboplatin and Etoposide) For small cell lung cancer – 5 year resuls Seventh world conference on lung cancer. Lung cancer 1994, 11 supp No 1: 174. 8. Amonin KE; Comparative study of surgery and radiotherapy in pavatiens with non small cell lung cancer with ipsilateral limph mode (N2) Lung cancer 1994; vol 11, Supp No1: 183. 9. Ayabe H, Nakamara A, Akamine S, Tsuji H: Extanded operations for T3 and T4 squamous cell carcinoma of the lung. Lung cancer 1994; vol 10, No 5.6: 393. NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA ÁP LỰC NỘI SỌ VỚI CORTISOL MÁU Ở BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO NẶNG NGUYỄN VIẾT QUANG TÓM TẮT Đặt vấn đề: Chấn thương sọ não gây nên những thương tổn nguyên phát và thứ phát, chính những thương tổn này dẫn đến phù não và hậu quả cuối cùng gây tăng áp lực nội sọ. Ngoài ra do hiện tượng viêm, nồng độ cortisol huyết tương bệnh nhân tăng cao. Khi áp lực nội và/hoặc cortisol tăng cao, tiên lượng càng nặng. Mục tiêu: Xác định giá trị áp lực nội sọ và nồng độ cortisol ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng và tìm mối tương quan giữa áp lực nội sọ với nồng độ cortisol máu ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 120 bệnh nhân chấn thương sọ não nặng điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế, tuổi ≥18. Kết quả: 120 bệnh nhân, nam 104, nữ 16, 18-39 tuổi có 82 bệnh nhân, 40-60 tuổi có 31 bệnh nhân, trên 60 tuổi có 7 bệnh nhân. Nhóm Glasgow 3-6 điểm có 35 bệnh nhân, nhóm bệnh nhân Glasgow 7-8 điểm có 85 bệnh nhân. Áp lực nội sọ ở nhóm bệnh nhân Glasgow 3-6 điểm là 32,78  9,63mmHg và nhóm Glasgow 6-7 điểm là 30,06  9,25mmHg. Cortisol máu ở nhóm bệnh nhân Glasgow 3-6 điểm là 761,80  183,86nmol/L và nhóm Glasgow 7-8 điểm là 731,24  151,23nmol/L. Kết luận: Ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng, áp lực nội sọ và cortisol máu tăng cao, khi áp lực nội sọ và/hoặc cortisol máu càng cao, tiên lượng bệnh càng nặng. Từ khóa: áp lực nội sọ, cortisol, chấn thương sọ não. SUMMARY Background: Traumatic brain injury causes lesions of primary and secondary, primary lesions leads to cerebral edema and consequently causing increased intracranial pressure. Traumatic brain injury as inflammatory reaction leads to increase cortisol plasmatic level. When increasing intracranial pressure and /or cortisol plasmatic level, prognosis is worse. Objectives: Valuation of intracranial pressure and cortisol plasmatic level in patients with severe traumatic brain injury and find the correlation between intracranial pressure with cortisol plasmatic level in patients with severe traumatic brain injury. Subjects and Methods: 120 patients with severe traumatic brain injury treated at Hue Central Hospital, age ≥18. Results: 120 patients, 104 males, 16 females, 18-39 years old: 82 patients, 40-60 years old: 31 patients, >60 years old: 7 patients. Group Glasgow 3-6 points: 35 patients, Glasgow 7-8 points: 85 patients. Cortisol plasmatic level in patients with Glasgow 3-6 points: 761.80  183.46nmol/L and Glasgow group 6-7 points: 731.24  151.23nmol/L, intracranial pressure in patients with Glasgow 3-6 points: 32.78  9.63mmHg, intracranial pressure in patients with Glasgow 7-8 points: 30.06  9.25mmHg. Conclusion: In patients with severe traumatic brain injury, intracranial pressure and cortisol plasmatic level increased, while increasing intracranial pressure and /or cortisol plasmatic level, prognosis is worse. Keywords: intracranial pressure, cortisol, traumatic brain injury. ĐẶT VẤN ĐỀ Chấn thương sọ não gây nên những thương tổn nguyên phát và thứ phát và hậu quả cuối cùng gây phù não, tăng áp lực nội sọ. Khi áp lực nội sọ gia tăng sẽ dẫn đến thiếu máu nuôi dưỡng não, nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến thương tổn não không hồi phục hoặc tử vong. Mặt khác, chấn thương sọ não gây nên phản ứng viêm làm nặng thêm thương tổn tế bào não. Khi áp lực nội sọ và/hoặc cortisol huyết tương tăng cao, tiên lượng của chấn thương sọ não càng nặng. Do vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm hai mục tiêu: Xác định giá trị áp lực nội sọ và nồng độ cortisol máu ở các bệnh nhân chấn thương sọ não nặng. Tìm mối tương quan giữa áp lực nội sọ với nồng độ cortisol máu của bệnh nhân chấn thương sọ não nặng. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, X-quang, nội soi và mô bệnh học của bệnh nhân ung thư phế quản phổi. Đối chiếu đặc điểm hình ảnh nội soi với tổn thư ng mô bệnh học sinh thiết và hình ảnh. trò của nội soi ống mềm và chẩn đoán ung thư phổi. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Nhận xét đặc điểm hình ảnh nội soi của bệnh nhân ung thư phế quản phổi . MỤC TIÊU Nhận. ngang tiến cứu nhằm mô tả, nhận xét một vài đặc điểm hình ảnh nội soi của bệnh nhân ung thư phế quản phổi. Nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viên K với cỡ mẫu 76 bệnh nhân Kết quả nghiên cứu

Ngày đăng: 19/08/2015, 15:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w