Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 13 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
13
Dung lượng
115,5 KB
Nội dung
Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh Đại học Kinh tế - Luật Bộ môn: Luật Tố tụng dân sự GV: ThS. Huỳnh Thị Nam Hải BÁO CÁO THỦ TỤC TIẾN HÀNH PHIÊN TOÀ PHÚC THẨM 1. Tính chất và ý nghĩa của thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự: 1.1. Tính chất: Được quy định tại điều 242, BLTTDS, xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Cụ thể, Tòa án cấp trên trực tiếp (cách nhau 1 cấp xét xử) kiểm tra tính hợp pháp (về nội dung và hình thức tố tụng) và tính có căn cứ (như các đương sự chứng minh, đưa ra chứng cứ, từ đó xem xét kết quả xét xử có liên quan đến chứng minh, chứng cứ hay không…). Theo quy định trên, có hai đối tượng của thủ tục xét xử phúc thẩm bao gồm: bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm. Trong quyết định có thể là quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giải quyết vụ án. Phân biệt như vậy bởi vì đối với hai đối tượng thì có thời hạn kháng cáo, kháng nghị khác nhau. 1.2. Ý nghĩa: - Khắc phục những sai lầm có thể có trong bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm; - Thông qua xét xử phúc thẩm, Tòa án cấp trên trực tiếp kiểm tra hoạt động xét xử của Tòa án cấp dưới, qua đó rút ra kinh nghiệm hướng dẫn công tác xét xử cũng như bảo đảm việc áp dụng pháp luật một cách thống nhất. 2. Kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm: 2.1. Kháng cáo: 2.1.1. Chủ thể: Được quy định tại điều 243 BLTTDS, chủ thể có quyền kháng cáo bao gồm đương sự, người đại diện của đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện. Tuy nhiên, những người này phải có tên trong danh sách đương sự tham gia vụ án của Tòa án. Có thể hiểu rằng, việc kháng cáo thực hiện bởi chính đương sự, người đại diện cơ quan, tổ chức khởi kiện hoặc bởi người mà đương sự, người đại diện cơ quan, tổ chức khởi kiện ủy quyền thay họ kháng cáo. Theo quy định tại điều 2, NQ 02/2012/NQ-HĐTP giải thích rất cụ thể về các chủ thể trên, tóm tắt như sau: - Đương sự là cá nhân có đầy đủ NLHV TTDS có thể tự mình làm đơn kháng cáo. - Đương sự đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không mất hoặc không bị hạn chế NLHVDS, có tài sản riêng và tham gia hợp đồng lao động bằng tài sản đó thì có thể tự mình làm đơn kháng cáo. - Đương sự là cơ quan, tổ chức thì người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức có thể tự mình làm đơn kháng cáo. - Người đại diện theo pháp luật của đương sự là người chưa thành niên (ngoại trừ trường hợp đã nêu ở ý thứ 2), người mất hoặc bị hạn chế NLHVDS thì có thể tự mình làm đơn kháng cáo. - Tất cả những chủ thể trên đều có quyền ủy quyền cho một người khác đại diện cho mình kháng cáo và việc ủy quyền này phải được làm thành văn bản có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc văn bản ủy quyền được lập ngay tại Tòa án có sự chứng kiến của Thẩm phán hoặc cán bộ Tòa án có thẩm quyền. - Ngoài ra còn trường hợp đặc biệt là các cơ quan, tổ chức (cơ quan về dân số, gia đình và trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ, công đoàn) khởi kiện để bảo vệ một người khác, lợi ích cộng đồng hoặc nhà nước thì người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức này tự mình làm đơn kháng cáo, không có quy định cho phép ủy quyền cho một người khác. Tóm tắt theo bảng: Chủ thể Ủy quyền cho người khác Đương sự đầy đủ NLHVDS X Đương sự từ đủ 15t đến chưa đủ 18t tham gia HĐ LĐ bằng tài sản riêng X Người đại diện cơ quan, tổ chức X Người đại diện theo PL của người chưa thành niên, người mất hoặc hạn chế BLHVDS X Cơ quan, tổ chức khởi kiện bảo vệ người khác 2.1.2. Đối tượng kháng cáo: Như đã nhắc ở trên, đối tượng kháng cáo là bản án, quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ xét xử vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. 2.1.3. Thời hạn kháng cáo: Được quy định tại điều 245 BLTTDS: - Đối với bản án Tòa án cấp sơ thẩm thì thời hạn kháng cáo là 15 ngày, kể từ ngày Tòa tuyên án, Trong trường hợp đương sự không có mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết. - Đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm thì thời hạn kháng cáo là 7 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định. Trong trường hợp đơn kháng cáo được gửi qua đường bưu điện thì ngày kháng cáo được xác định là ngày bưu điện nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Cách tính thời hạn kháng cáo được quy định chi tiết tại điều 4, NQ 06/2012/NQ- HĐTP, có thể tóm tắt ý chính gồm: + Thời điểm bắt đầu thời hạn kháng cáo là ngày tiếp theo của ngày mà Tòa án tuyên bản án sơ thẩm hoặc ngày bản án sơ thẩm được giao cho đương sự vắng mặt hoặc được niêm yết. Ví dụ: ngày 12/12/2012, Tòa án sơ thẩm tuyên bản án. Có hai trường hợp: - Đương sự có mặt tại phiên tòa: ngày xác định là ngày 12/12/2012, thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo, kháng nghị là 13/12/2012. - Đương sự vắng mặt tại phiên tòa, giả sử ngày đương sự nhận được bản án là ngày 20/12/2012 thì thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo, kháng nghị là 21/12/2012. + Thời điểm kết thúc thời hạn kháng cáo là ngày cuối cùng của thời hạn. Nếu ngày cuối cùng này trùng vào ngày nghỉ cuối tuần (thứ 7, CN) hoặc ngày nghỉ lễ thì thời điểm kết thúc thời hạn kháng cáo là vào lúc 24 giờ của ngày làm việc đầu tiên tiếp theo. 2.1.4. Đơn kháng cáo: Đơn kháng cáo phải đảm bảo đầy đủ nội dung được quy định tại điều 244 BLTTDS. Ví dụ: ông A kiện ông B vi phạm hợp đồng thuê nhà. Tòa án cấp sơ thẩm tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông A, theo đó tuyên (bản án sơ thẩm) ông B đã vi phạm hợp đồng, phải bồi thường cho ông A 50 triệu đồng. Ông B không đồng ý với bản án sơ thẩm nên đã kháng cáo, yêu cầu xét xử lại theo trình tự phúc thẩm. Đơn kháng cáo được nộp cho tòa sơ thẩm trên, kèm theo các giấy tờ, tài liệu chứng minh cho kháng cáo của ông B là có căn cứ và hợp pháp. Sau khi nhận đơn kháng cáo của ông B, tòa sơ thẩm sẽ đưa ra “Thông báo về việc kháng cáo” gửi ông A. Sau khi nhận được thông báo như vậy, ông A biết là bên ông B kháng cáo, qua đó chuẩn bị để tham gia phiên tòa phúc thẩm. 2.1.5. Kiểm tra đơn kháng cáo: Được quy định tại điều 246 BLTTDS. 2.1.6. Kháng cáo quá hạn: Được quy định tại điều 247 BLTTDS, được hiểu là kháng cáo vượt ra ngoài thời hạn kháng cáo quy định. Tòa án cấp sơ thẩm nhận được kháng cáo quá hạn phải gửi đơn kháng cáo cùng bản tường trình lý do quá hạn và tài liệu, chứng cứ (nếu có) của người kháng cáo cho Tòa án cấp phúc thẩm. Trong thời hạn mười ngày kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Toà án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng gồm ba Thẩm phán để xem xét kháng cáo quá hạn. Hội đồng có quyền ra quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn và phải ghi rõ lý do của việc chấp nhận hoặc không chấp nhận trong quyết định. + Nếu không chấp nhận đơn kháng cáo thì Toà án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định cho người kháng cáo quá hạn và Toà án cấp sơ thẩm + Nếu Toà án cấp phúc thẩm chấp nhận việc kháng cáo quá hạn thì Toà án cấp sơ thẩm phải tiến hành các thủ tục do Bộ luật này quy định và gửi hồ sơ vụ án cho Toà án cấp phúc thẩm. Việc kháng cáo quá hạn có được chấp nhận hay không là tùy thuộc vào Hội đồng có thẩm quyền của Tòa phúc thẩm. 2.2. Kháng nghị: 2.2.1. Chủ thể kháng nghị: Được quy định tại điều 250 BLTTDS, chủ thể duy nhất có quyền kháng nghị là Viện kiểm sát. Cụ thể, viện trưởng VKS cùng cấp và cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án, quyết định tạm đỉnh chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp trên trực tiếp giải quyết vụ án theo thủ tục phúc thẩm. 2.2.2. Thời hạn kháng nghị: Được quy định tại điều 252 BLTTDS, đối với mỗi đối tượng kháng nghị là bản án hoặc quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ xét xử vụ án có thời hạn khác nhau. Cụ thể: - Đối tượng là bản án của Tòa án cấp sơ thẩm, thời hạn kháng nghị của: + VKS cùng cấp là 15 ngày; + VKS cấp trên trực tiếp là 30 ngày. Thời hạn kể từ ngày tuyên án hoặc ngày VKS nhận được bản án nếu đại diện VKS không tham dự phiên tòa. - Đối tượng là quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ xét xử vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm, thời hạn kháng nghị của: + Viện kiểm sát cùng cấp là 7 ngày; + Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 10 ngày. Kể từ ngày VKS nhận được quyết định. Cách tính thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc tương tự với cách tính của thời hạn kháng cáo đã nêu ở trên. (có thể đặt câu hỏi cho các bạn và nhắc lại) 2.2.3. Hình thức kháng nghị: Quyết định kháng nghị của VKS phải được lập thành văn bản và đảm bảo đầy đủ các nội dung được quy định tại điều 251 BLTTDS. Và quyết định kháng nghị được gửi ngay cho Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên án hoặc ra quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ xét xử vụ án để Tòa án cấp sơ thẩm tiến hành các thủ tục theo quy định và gửi hồ sơ cho Tòa án cấp phúc thẩm. Kèm theo quyết định kháng nghị là các tài liệu, chứng cứ chứng minh rằng kháng nghị của VKS là có căn cứ và hợp pháp. 2.3. Hậu quả của kháng cáo, kháng nghị: - Những phần của bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp pháp luật quy định cho thi hành ngay. Những bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm được thi thành ngay mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị quy định ở điểm a, điều 375 BLTTDS: “bản án, quyết định về cấp dưỡng, trả công lao động, nhận người lao động trở lại làm việc, trả lương, trợ cấp mất việc làm, bảo hiểm xã hội hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất tinh thần của công dân.” - Bản án, quyết định hoặc những phần của bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị. 2.4. Gửi hồ sơ vụ án và kháng cáo, kháng nghị: Được quy định tại điều 255 BLTTDS, Toà án cấp sơ thẩm phải gửi hồ sơ vụ án, kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho Toà án cấp phúc thẩm trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày: + Hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị, nếu người kháng cáo không phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm; + Người kháng cáo nộp cho Toà án cấp sơ thẩm biên lai nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm. 2.5. Thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị: + Trước khi bắt đầu phiên toà hoặc tại phiên toà phúc thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo, Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị, nhưng không được vượt quá phạm vi kháng cáo, kháng nghị ban đầu, nếu thời hạn kháng cáo, kháng nghị đã hết. + Trước khi bắt đầu phiên toà hoặc tại phiên toà phúc thẩm, người kháng cáo có quyền rút kháng cáo, Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền rút kháng nghị. Toà án cấp phúc thẩm đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với những phần của vụ án mà người kháng cáo đã rút kháng cáo hoặc Viện kiểm sát đã rút kháng nghị. + Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị trước khi mở phiên toà phải được làm thành văn bản và gửi cho Toà án cấp phúc thẩm. Toà án cấp phúc thẩm phải thông báo cho các đương sự biết về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị. Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị tại phiên toà phải được ghi vào biên bản phiên toà. 3. Thủ tục chuẩn bị xét xử phúc thẩm: 3.1. Thụ lý vụ án dân sự để xét xử phúc thẩm: Theo điều 257 BLTTDS, ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án, kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo, tòa án cấp phúc thẩm phải vào sổ thụ lý vụ án và lập hội đồng xét xử. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho các đương sự và viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án. 3.2. Hội đồng xét xử: Mục đích của việc phúc thẩm là để kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ trong các bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới nên hội đồng xét xử phải bao gồm những người có khả năng chuyên môn cao, đủ kiến thức pháp luật cần thiết để thực hiện mục đích này. Điều 53 BLTTDS quy định thành phần hội đồng xét xử phúc thẩm gồm ba thẩm phán, trong đó một thẩm phán làm chủ tọa phiên tòa. 3.3. Chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án dân sự: + Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án dân sự: Theo điều 258 BLTTDS, thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm là 2 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, tòa án cấp phúc thẩm đưa ra một trong các quyết định sau: • Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án • Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án • Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm Đối với những vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì chánh án tòa án cấp phúc thẩm có thể ra quyết định kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không được quá một tháng. Trong thời hạn một tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, tòa phải mở phiên tòa phúc thẩm. Trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là hai tháng. Ví dụ: Phúc kháng cáo về bản án của Tòa sơ thẩm tuyên Phúc phải trả 50 triệu đồng cho Lộc vì vi phạm hợp đồng thuê nhà. Giả sử, ngày Tòa án cấp phúc thẩm thụ lý vụ án là ngày 1/6/2012, như vậy thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án là đến ngày 1/8/2012. Nhưng vì lý do khách quan là tòa án nơi sử dụng để xét xử phúc thẩm cần được sửa chữa, chánh án Tòa án cấp phúc thẩm có quyền ra quyết định kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử đến 1/9/2012. Giả sử, quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm là ngày 1/9/2012, Tòa án vì lý do chính đáng có thể mở phiên tòa trong thời hạn hai tháng, tức là cho tới 1/11/2012. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm phải được gửi cho VKSND cùng cấp và những người liên quan đến kháng cáo, kháng nghị. + Nghiên cứu hồ sơ vụ án dân sự: Để chuẩn bị xét xử, thẩm phán phải tiến hành nghiên cứu hồ sơ vụ án, bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị, đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị và chứng cứ tài liệu kèm theo. Trường hợp thiếu chứng cứ, tài liệu thì yêu cầu đương sự bổ sung + Chuyển hồ sơ vụ án cho VKS nghiên cứu: Điều 262 3.4. Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự: Trong thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, nếu có căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án thì tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm. Việc quyết định tạm đình chỉ phúc thẩm vụ án dân sự, hậu quả của việc tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự được thực hiện theo quy định tương ứng về tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở tòa án cấp sơ thẩm. Điều 259 BLTTDS quy định được thực hiện theo quy định tại các điều 189,190,191 của bộ Luật này. 3.5. Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự: Được quy định tại điều 260 BLTTDS, Tòa án phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử vụ án hoặc một phần vụ án trong các trường hợp sau đây: • Các trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 điều 192; • Người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc VKS rút toàn bộ kháng nghị; • Người kháng cáo rút một phần kháng cáo hoặc VKS rút một phần kháng nghị. Nếu việc rút toàn bộ kháng cáo, kháng nghị xảy ra trước khi Tòa án phúc thẩm ra quyết định đưa vụ án ra xét xử thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa ra quyết định đình chỉ. Nếu việc rút toàn bộ kháng cáo, kháng nghị xảy ra sau khi Tòa án phúc thẩm ra quyết định đưa vụ án ra xét xử hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định đình chỉ. Như vậy, bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm. Trường hợp người kháng cáo rút một phần kháng cáo hoặc VKS rút một phần kháng nghị thì hội đồng xét xử nhận định và quyết định đình chỉ xét xử phần kháng cáo, kháng nghị đó trong bản án phúc thẩm. 4. Thủ tục xét xử phúc thẩm: 4.1. Phạm vi xét xử phúc thẩm: Về nguyên tắc, bản án quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị phần nào thì chỉ phần đó chưa có hiệu lực thi hành và sẽ đưa ra xét xử theo trình tự phúc thẩm. Phần còn lại của bản án, quyết định không bị kháng cáo, kháng nghị sẽ phát sinh hiệu lực và có hiệu lực thi hành khi hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị. Trường hợp bản án, quyết định sợ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị toàn bộ thì toàn bộ bản án, quyết định bị xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm. Điều 263 BLTTDS quy định: “Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại phần của bản án, quyết định sợ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị”. Điều 15 NQ 06/2012/ HĐTP quy định về phạm vi xét xử phúc thẩm quy định tại Điều 263 của BLTTDS “Có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị” là trường hợp việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị đối với phần này của bản án, quyết định sơ thẩm đòi hỏi phải xem xét, giải quyết đồng thời phần khác của bản án, quyết định sơ thẩm đó mặc dù phần này không bị kháng cáo, kháng nghị. Ví dụ: Tại bản án số 45/2013/DS-ST ngày 17-3-2013, Toà án nhân dân huyện K, tỉnh TN đã quyết định xử chia di sản thừa kế của ông N cho năm người thuộc diện thừa kế theo pháp luật của ông N. Toà án cấp sơ thẩm còn quyết định các thừa kế của ông N phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản do ông N để lại đối với ông B. Sau khi xét xử sơ thẩm, ông B kháng cáo phần bản án sơ thẩm về thanh toán nghĩa vụ tài sản mà các thừa kế của ông N phải thực hiện đối với ông B trong khối di sản do ông N để lại. Trường hợp này việc giải quyết kháng cáo của ông B đòi hỏi phải xem xét đồng thời phần bản án về chia di sản thừa kế của ông N cho các thừa kế theo đúng quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 là người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại. Như vậy, nội dung (phạm vi) phúc thẩm là chỉ xét lại những nội dung do đương sự kháng cáo và bị giới hạn bời phạm vi mà bản án sơ thẩm đã giải quyết. Nói cách khác, tòa phúc thẩm chỉ xét xử trong phạm vi những nội dung mà tòa sơ thẩm đã xét xử và đương nhiên chỉ những phần đương sự kháng cáo. Tòa phúc thẩm không thể giải quyết yêu cầu mới vì nếu như vậy sẽ vừa xét xử sơ thẩm vừa xét phúc thẩm ngay nên sẽ vi phạm nguyên tắc hai cấp xét xử. Tuy nhiên việc đề xuất các chứng cứ mới trước tòa phúc thẩm để biện giải cho các yêu cầu của mình là quyền của đương sự và nó hoàn toàn khác với yêu cầu mới. Tóm lại, theo quy định tại điều 263 thì phạm vi xét xử phúc thẩm được giới hạn bởi hai vấn đề: Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét những vấn đề mà tại phiên tòa sơ thẩm đã giải quyết và Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị và những vấn đề có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị. 4.2. Những người tham gia phiên tòa phúc thẩm: Theo điều 264 thì những người tham gia phiên toà phúc thẩm bao gồm: Người kháng cáo, đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải được triệu tập tham gia phiên toà và Kiểm sát viên Viện kiểm sát. Về người kháng cáo, đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải được triệu tập tham gia phiên toà, toà án còn có thể triệu tập những người tham gia tố tụng khác tham gia phiên toà nếu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị. Mục đích của việc tham gia phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự của VKS là kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án. Bởi vậy mà sự tham gia phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự của VKS là hết sức cần thiết. Theo khoản 2 điều 264 BLTTDS thì “Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên toà phúc thẩm trong trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị hoặc đã tham gia phiên toà sơ thẩm”. Trên thực tế, việc tòa án ra những bản án, quyết định sơ thẩm sai là khá phổ biến. Khi có sai sót xảy ra, VKS sẽ kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đã giới thiệu ở phần trước. Điều này giúp cho các vụ án dân sự được xét xử đúng đắn hơn. Khi đã thực hiện quyền kháng nghị thì VKS buộc phải có mặt trong phiên tòa phúc thẩm. 4.3. Hoãn phiên tòa phúc thẩm: Trước đây có quy định có trường hợp người kháng cáo đã triệu tập đến lần thứ hai nhưng vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì Tòa vẫn mở phiên tòa để xét xử như vậy là chưa hợp lý, bởi vì xét xử phúc thẩm là dựa trên căn cứ có người kháng cáo. [...]... hoãn phiên toà và quyết định hoãn phiên toà phúc thẩm được thực hiện như giai đoạn sơ thẩm theo quy định tại Điều 208 BLTTDS 4.4 Thủ tục tiến hành phiên tòa phúc thẩm: Về cơ bản, thủ tục tiến hành phiên tòa phúc thẩm giống với thủ tục tiến hành phiên tòa sơ thẩm Tham khảo nội dung các điều 267 đến điều 273a Nhưng có một số điểm cần lưu ý như sau: 4.4.1 Nguyên đơn rút đơn khởi kiện trước khi mở phiên tòa. .. trong quá trinh giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm, vụ án thuộc một trong các trường hợp quy định tại điều 192 4.4.4 Bản án phúc thẩm: Được quy định tại điều 279 BLTTDS, hội đồng xét xử phúc thẩm ra bản án phúc thẩm Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án (có giá trị chung thẩm) 4.5 Thủ tục phúc thẩm đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị: Được quy... điều 273a Nhưng có một số điểm cần lưu ý như sau: 4.4.1 Nguyên đơn rút đơn khởi kiện trước khi mở phiên tòa phúc thẩm hoặc tại phiên tòa phúc thẩm: Được quy định tại điều 269 BLTTDS, trước khi mở phiên tòa phúc thẩm hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì hội đồng xét xử phúc thẩm phải hỏi bị đơn có đồng ý hay không và tùy các trường hợp sau mà giải quyết: - Bị đơn không đồng ý thì... đồng phúc thẩm không phải mở phiên tòa, không phải triệu tập các đương sự (không bắt buộc); - KSV VKS cùng cấp tham gia phiên họp phúc thẩm; - Khi xem xét quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, hội đồng phúc thẩm có quyền: + Giữ nguyên quyết định; + Sửa quyết định; + Hủy quyết định và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm để tiếp tục giải quyết vụ án; Quyết định phúc thẩm có... tại phiên tòa phúc thẩm: Được quy định tại điều 270 BLTTDS, tại phiên toà phúc thẩm, nếu các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và thoả thuận của họ là tự nguyện, không trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra bản án phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, công nhận sự thoả thuận của các đương sự Các đương sự tự thoả thuận với nhau về việc chịu án phí sơ thẩm; ... xử phúc thẩm: Được quy định tại điều 275 BLTTDS, Hội đồng xét xử phúc thẩm có các quyền sau đây: - Giữ nguyên bản án sơ thẩm; - Sửa bản án sơ thẩm (điều 276): + Sửa một phần bản án sơ thẩm nếu Tòa án cấp sơ thẩm quyết định không đúng + Sửa toàn bộ pháp luật trong các trường hợp sau: + áp dụng đúng pháp luật TT nhưng không đúng pháp luật nội dung; + áp dụng đúng pháp luật TT nhưng Tòa án cấp phúc thẩm. .. nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án Các đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm và phải chịu một nửa án phí phúc thẩm + Trường hợp hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án thì nguyên đơn có quyền khởi kiện lại vụ án theo thủ tục do BLTTDS quy định nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn Điều... bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại (điều 277) khi: + Việc chứng minh và thu thập chứng cứ không theo đúng quy định tại Chương VII của Bộ luật này hoặc chưa được thực hiện đầy đủ mà tại phiên toà phúc thẩm không thể thực hiện bổ sung được; + Thành phần của Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng quy định của Bộ luật này hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố... quyết vụ án; Quyết định phúc thẩm có hiệu lực kể từ ngày ra quyết định 4.6 Gửi bản án, quyết định phúc thẩm: Được quy định tại điêu 281 BLTTDS, thời hạn gửi bản án, quyết định phúc thẩm là mười lăm ngày kể từ ngày ra bản án, quyết định phúc thẩm Trong trường hợp Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao xét xử phúc thẩm thì thời hạn này có thể dài hơn nhưng không quá hai mươi lăm ngày ... hoãn phiên toà Nếu người kháng cáo đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ việc kháng cáo và toà án ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm phần vụ án có kháng cáo của người kháng cáo vắng mặt Người tham gia tố tụng khác không phải là người kháng cáo vắng mặt tại phiên toà thì việc hoãn phiên toà hay vẫn tiến hành xét xử phúc thẩm được thực hiện như ở giai đoạn sơ thẩm . đoạn sơ thẩm theo quy định tại Điều 208 BLTTDS. 4.4. Thủ tục tiến hành phiên tòa phúc thẩm: Về cơ bản, thủ tục tiến hành phiên tòa phúc thẩm giống với thủ tục tiến hành phiên tòa sơ thẩm. Tham. khởi kiện trước khi mở phiên tòa phúc thẩm hoặc tại phiên tòa phúc thẩm: Được quy định tại điều 269 BLTTDS, trước khi mở phiên tòa phúc thẩm hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, nguyên đơn rút đơn. Hải BÁO CÁO THỦ TỤC TIẾN HÀNH PHIÊN TOÀ PHÚC THẨM 1. Tính chất và ý nghĩa của thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự: 1.1. Tính chất: Được quy định tại điều 242, BLTTDS, xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp