Nội dung các công việc chính bao gồm: 1 Kiểm tra danh sách các cụm cần điều tra trong năm 2014 Danh sách các cụm điều tra của các tỉnh do Viện Dinh dưỡng cung cấp và thông báo theo công
Trang 1Năm 2014
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRA GIÁM SÁT DINH DƯỠNG TRẺ EM
Trang 2BỘ Y TẾ - VIỆN DINH DƯỠNG KHOA GIÁM SÁT VÀ CHÍNH SÁCH DINH DƯỠNG
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRA GIÁM SÁT DINH DƯỠNG NĂM 2014
(Bảng cập nhập 7/7/2014) (Dùng cho cán bộ giám sát tuyến tỉnh)
HÀ NỘI THÁNG 7 NĂM 2014
M.01
Trang 3MỤC LỤC
1 ĐIỀU TRA GIÁM SÁT PHÒNG CHỐNG SDD TRẺ EM 6
1.1 Nội dung thông tin thu thập 6
1.2 Phạm vi theo dõi: 8
1.3 Thời gian và nội dung các công việc chính 8
2 NỘI DUNG ĐIỀU TRA GIÁM SÁT DINH DƯỠNG 10
2.1 Chọn ngẫu nhiên hệ thống cụm điều tra 10
2.1.1Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống trong GSDD 10
2.1.2Số cụm và cỡ mẫu điều tra 10
2.1.3Kiểm tra khẳng định danh sách cụm điều tra 11
2.1.4Đề nghị thay đổi cụm điều tra 11
2.2 Chọn ngẫu nhiên thôn/ tổ 13
2.2.1Tại sao lại ngẫu nhiên 13
2.2.2Lấy danh sách thôn/ tổ của các cụm được chọn 13
2.2.3Thời điểm chọn 13
2.2.4Các phương pháp chọn ngẫu nhiên 3 thôn/ tổ 14
2.3 Kế hoạch và kinh phí điều tra 16
2.3.1Bảng kế hoạch điều tra giám sát dinh dưỡng 16
2.3.2Phương pháp xây dựng kế hoạch GSDD 16
2.3.3Phương pháp xây dựng kinh phí điều tra GSDD 16
2.4 Chọn đối tượng điều tra 17
2.4.1Tại sao lại ngẫu nhiên 17
2.4.2Cách chọn trẻ ngẫu nhiên khi không có danh sách 17
2.4.3Chọn ngẫu nhiên trẻ đầu tiên 18
2.4.4Danh sách trẻ dưới 5 tuổi để chọn ngẫu nhiên 18
2.4.5Cách chọn trẻ ngẫu nhiên theo danh sách 19
2.4.6Quy trình chọn trẻ theo danh sách 21
2.4.7Thời điểm chọn 21
2.5 Phối hợp và lồng ghép trong điều tra GSDD 22
2.5.1Tại sao cần phối hợp trong điều tra GSDD 22
2.5.2Cách phối hợp trong điều tra GSDD 22
2.5.3Lồng ghép trong điều tra GSDD 23
2.6 Công cụ điều tra 24
Công cụ chính của điều tra GSDD 24
Trang 42.6.2Ảnh hưởng của công cụ điều tra tới chất lượng số liệu 24
2.6.3Các tiêu chí chất lượng công cụ điều tra trong GSDD 24
2.6.4Dụng cụ cân: 24
2.6.5Kiểm tra và duy trì chất lượng công cụ điều tra 25
2.7 Đội điều tra GSDD 26
2.7.1Tại sao phải tổ chức đội điều tra giống nhau 26
2.7.2Cơ cấu tổ chức của điều tra GSDD 26
2.7.3Vai trò và chức năng nhiệm vụ của đội trưởng 27
2.7.4Vai trò và chức năng nhiệm vụ của điều tra viên 27
2.8 Tập huấn điều tra giám sát dinh dưỡng 30
2.8.1Tập huấn đội trưởng và điều tra viên 30
2.8.2Mục tiêu của lớp tập huấn 30
2.8.3Tổ chức lớp tập huấn 30
2.9 Chuẩn bị điều tra thực địa 31
2.9.1Chuẩn bị tốt, điều tra sẽ thuận lợi 31
2.9.2Phân công công việc, thông báo kế hoạch 31
2.9.3Tổ chức hội nghị chuẩn bị triển khai hoạt động điều tra GSDD 31
2.9.4Liên hệ với huyện, xã chuẩn bị đến điều tra 32
2.9.5Chuẩn bị cá nhân của các thành viên đội điều tra 32
2.10 Quy trình điều tra thực địa 33
2.10.1 Các giai đoạn trong điều tra GSDD ở một cụm 33
2.10.2 Trước khi xuống cụm điều tra 33
2.10.3 Bắt đầu điều tra ở cụm 33
2.10.4 Các bước được điều tra của một đối tượng điều tra 33
2.10.5 Giám sát chất lượng điều tra 35
2.10.6 Các bước cần thực hiện sau khi kết thúc điều tra tại cụm 35
2.11 Kết thúc và báo cáo điều tra 36
2.12 Kiểm tra và gửi phiếu 37
2.12.1 Phiếu làm sạch 37
2.12.2 Khi nào thì tiến hành làm sạch phiếu 37
2.12.3 Trình tự xắp xếp phiếu 37
2.12.4 Khi nào thì gửi phiếu 37
3 HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT CỦA GSDD 38
3.1 QUY TRÌNH CÂN ĐO TRẺ TẠI CỘNG ĐỒNG 38
Trang 53.2 QUY TRÌNH ĐO CHIỀU DÀI/CAO TRẺ TẠI CỘNG ĐỒNG 41
3.2.1Đối với trẻ dưới 2 tuổi (0-23 tháng) đo chiều dài nằm .42
3.2.2Đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên: đo chiều cao đứng .42
3.3 HƯỚNG DẪN CÁCH PHỎNG VẤN VÀ ĐIỀN PHIẾU ĐIỀU TRA GIÁM SÁT DINH DƯỠNG BÀ MẸ VÀ TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI NĂM 2014 43
3.3.1Các ký hiệu và loại thông tin trên phiếu điều tra 43
3.3.2PHẦN I & II: THÔNG TIN XÁC ĐỊNH VÀ THÔNG TIN MẸ 45
3.3.3PHẦN III: NHÂN TRẮC 47
3.3.4PHẦN IV: THÔNG TIN TRẺ KHI SINH VÀ BỔ SUNG VI CHẤT 49
3.3.5PHẦN VI: TRẺ ỐM/BỆNH, BÚ MẸ 52
3.3.6PHẦN VII: TRẺ DƯỚI 2 TUỔI BÚ MẸ VÀ ĂN BỔ SUNG 53
3.3.7PHẦN IX: TIẾP XÚC VỚI CHƯƠNG TRÌNH DINH DƯỠNG 62
3.4 PHẢN HỒI KẾT QUẢ ĐIỀU TRA TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CHO BÀ MẸ VÀ ĐỊA BÀN ĐIỀU TRA 64
3.4.1Phiếu phản hồi 64
3.4.2Xác định trẻ suy dinh dưỡng 64
3.4.3Viết kết luận 66
3.5 CÁCH PHOTOCOPY VÀ ĐÓNG PHIẾU PHỎNG VẤN 66
Trang 61 ĐIỀU TRA GIÁM SÁT PHÒNG CHỐNG SDD TRẺ EM
1.1 Nội dung thông tin thu thập
Điều tra giám sát được các Trung tâm Y tế dự phòng Tỉnh thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng
7 cho đến hết tháng 9 hàng năm Điều tra giám sát nhằm mục đích thu thập các thông tin dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi và bà mẹ để phục vụ cho việc đánh giá các chương trình hoạt động phòng chống trẻ SDD của Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2011- 2020
Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng Thông tin thu thập của giám sát dinh dưỡng Mục tiêu 2: Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em
Giảm tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn
ở phụ nữ tuổi sinh đẻ xuống còn 15%
vào năm 2015 và dưới 12% vào năm
2020
3.4 - Cân nặng của bà mẹ 3.5 - Chiều cao của bà mẹ
Giảm tỷ lệ trẻ có cân nặng sơ sinh thấp
(dưới 2500 gam) xuống dưới 10% vào
năm 2015 và dưới 8% vào năm 2020
4.3 - Cân nặng của trẻ khi sinh
Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở
trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 26% vào
năm 2015 và xuống còn 23% vào năm
2020
1.3 - Ngày điều tra
3.3 - Ngày sinh của trẻ
3.5 - Chiều cao/ dài của trẻ
Giới của trẻ Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở
trẻ em dưới 5 tuổi xuống 15% vào năm
2015 và giảm xuống 12,5% vào năm
2020
1.3 - Ngày điều tra
3.3 - Ngày sinh của trẻ
3.4 - Cân nặng của trẻ
Giới của trẻ Đến năm 2020, chiều cao của trẻ trai và
gái 5 tuổi tăng từ 1,5cm - 2cm
1.3 - Ngày điều tra
3.3 - Ngày sinh của trẻ
3.5 - Chiều cao/ dài của trẻ
Giới của trẻ
Dự án 2: Phòng chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, nâng cao tầm vóc người Việt Nam
Tổ chức các hoạt động tư vấn về dinh
dưỡng bao gồm: chế độ dinh dưỡng, chế
9.1 - Bà mẹ được tiếp xúc cán bộ y tế
9.2 - Bà mẹ được nghe, xem, tư vấn (K - Uống viên
Trang 7Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng Thông tin thu thập của giám sát dinh dưỡng
độ nghỉ ngơi, kiến thức về việc bổ sung
viên sắt/viên đa vi chất phòng chống
thiếu máu thiếu sắt trong quá trình theo
dõi thai nghén;
sắt khi mang thai; L - Kéo dài thời gian nghỉ thai sản)
Hỗ trợ và thúc đẩy nuôi con bằng sữa
mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và ăn bổ
sung hợp lý cho trẻ dưới 2 tuổi;
Toàn bộ các câu 7.x và 8.x về thông tin nuôi dưỡng trẻ nhỏ nhất dưới 2 tuổi
Xây dựng câu lạc bộ dinh dưỡng để chia
sẻ kinh nghiệm chăm sóc dinh dưỡng
nhằm nâng cao kiến thức và thực hành
dinh dưỡng vì sự phát triển của thai nhi;
Câu 9.2 - Bà mẹ được nghe, xem, tư vấn, nguồn thông tin 1(câu lạc bộ, nhóm dinh dưỡng)
Chăm sóc sức khoẻ và dinh dưỡng hợp
lý cho phụ nữ mang thai, góp phần
phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi và
nâng cao tầm vóc;
5.5 - 5.7 Bổ sung sắt, đa vi chất khi mang thai
Theo dõi biểu đồ tăng trưởng của trẻ
dưới 5 tuổi, đặc biệt đối với trẻ < 2 tuổi
đi kèm theo tư vấn giúp trẻ tăng trưởng
Dự án3: Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng
Phòng chống thiếu vitamin A: bổ sung
vitamin A liều cao 2 lần/nămcho trẻ em
6- 36 tháng tuổi
4.4 -Trẻ có uống Vitamin A từ các nguồn khác nhau trong 6 tháng qua
Bổ sung vitamin A liều cao cho bà mẹ
trong vòng 1 tháng sau khi sinh
5.1 Sau khi sinh trẻ nhỏ nhất, bà mẹ có được uống viên Vitamin A
Phòng chống thiếu máu do thiếu sắt: bổ
sung viên sắt/acid folic cho phụ nữ có
thai, phụ nữ tuổi sinh đẻ
5.5 - Trong 6 tháng qua, bà mẹ có uống viên sắt hoặc sắt folat và số tháng được uống
Triển khai việc tẩy giun định kỳ cho trẻ Trẻ có được tẩy giun trong 6 tháng qua
Trang 8Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng Thông tin thu thập của giám sát dinh dưỡng
Phòng chống rối loạn do thiếu I-ốt: vận
động người dân sử dụng muối có bổ
sung I-ốt;
9.3 - Gia đình có dùng muối hoặc bột canh có trộn I
ốt khi nấu ăn hoặc pha chấm không?
Tăng cường vi chất vào thực phẩm: tăng
cường vi chất vào bột mỳ, vitamin A vào
dầu ăn, sắt vào nước chấm và các thực
phẩm khác
Câu hỏi 8.3 được tách thành hai câu 8.3A và 8.3B liên quan đến gạo và bột mì(trong trường hợp có bổ sung vi chất vào bột mỳ sau này)
8.3 N - Sử dụng dầu, mỡ 8.3 P - Nước mắm và gia vị
1.2 Phạm vi theo dõi:
Hiện tại, điều tra GSDD chỉ tiến hành thu thập thông tin dinh dưỡng tại tại cộng đồng Mỗi tỉnh sẽ
tiến hành điều tra tại 30 xã được chọn ngẫu nhiên hệ thống(riêng hai thành phố lớn là HCM và Hà
Nội thì chọn tách riêng 30 cụm khu vực thành phố và 30 cụm khu vực nông thôn tương tự như năm
2012)
• Mỗi xã chọn ngẫu nhiên 3 thôn/ấp hoặc địa bàn điều tra
• Mỗi thôn/ấp hay địa bàn điều tra chọn ngẫu nhiên 17 trẻ em dưới 5 tuổi
• Đảm bảo cơ cấu dân số trẻ mỗi thôn theo tỷ lệ (2 trẻ 0-5th
): (5 trẻ 6-23th
): (10 trẻ 24-59th
) Như vậy tổng số mẫu sẽ là: 30 3 17 = 1530
Cách chọn xãvà địa bàn điều tra sẽ hướng dẫn cụ thể dưới đây trong phần hướng dẫn kỹ thuật
1.3 Thời gian và nội dung các công việc chính
Các tỉnh sẽ tiến hành cân đo trẻ em vào tháng 7 đến hết tháng 9 Nội dung các công việc chính bao
gồm:
1) Kiểm tra danh sách các cụm cần điều tra trong năm 2014 (Danh sách các cụm điều tra của các
tỉnh do Viện Dinh dưỡng cung cấp và thông báo theo công văn số 112 ngày 05/03/2014 (Phụ lục
2) Liên hệ các xã/ địa chính của tỉnh lấy danh sách các thôn/ tổ của các cụm được chọn (Phụ lục 2
3) Lập kế hoạch và kinh phí theo hướng dẫn và thông qua hoạt động với Sở Y tế của tỉnh (Phụ lục
3 Hướng dẫn tài chính xây dựng kinh phí cho điều tra giám sát dinh dưỡng của tỉnh)
Trang 94) Liên hệ các Trạm y tế/ Trung tâm Sức khỏe sinh sản của tỉnh để lấy danh sách trẻ của các thôn/
tổ đã chọn (bước 2) trongcác cụm điều tra Tiến hành chọn ngẫu nhiên trẻ theo cơ cấu tỷ lệ
nhóm tuổi 2:5:10 (Phụ lục 4 - Phương pháp chọn ngẫu nhiên đối tượng)
5) Thông báo cho các xã và các cơ quan phối hợp về lịch và nội dung điều tra.Tổ chức hội nghị
triển khai với tất cả xã được điều tra nếu cần thiết.(Phụ lục 5 Nội dung phối hợp triển khai hoạt
động giám sát dinh dưỡng)
6) Chuẩn bịvà kiểm tra chất lượng cân, thước và các vật tư khác phục vụ cho điều tra (Phụ lục 6
7) Tiến hành tuyển chọn, ra quyết định về cuộc điều tra và nhân sự tham gia điều tra giám sát dinh
dưỡng.(Phụ lục 7 Tổ chức các đội điều tra)
8) Tiến hành tập huấn đội trưởng và điều tra viên của điều tra GSDD (Phụ lục 8 Tài liệu tập huấn
cho học viên M02 và Giáo án giảng viên M03)
9) Chuẩn bị điều tra tại thực địa (Phục lục 9 Bảng kiểm trước khi điều tra tại thực địa BK01)
10) Tiến hành điều tra giám sát 30 cụm tại thực địa (Phụ lục 10a Quy trình tiến hành điều tra thu
thập số liệu tại thực địa; phụ lục 10b Giám sát đanh giá nâng cao chất lượng điều tra GSDD)
11) Kết thúc thu thập số liệu, tổng kết và viết báo cáo kết quả điều tra GSDD (Phụ lục 11 Mẫu báo
cáo điều tra giám sát dinh dưỡng năm 2014)
12) Kiểm tra, làm sạch và đóng gói phiếu gửi về Viện Dinh dưỡng (Phụ lục 12 Quy trình kiểm tra,
làm sạch và đóng gói phiếu gửi phiếu)
Trang 102 NỘI DUNG ĐIỀU TRA GIÁM SÁT DINH DƯỠNG
2.1 Chọn ngẫu nhiên hệ thống cụm điều tra
2.1.1 Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống trong GSDD
Từ năm 1989, Viện dinh dưỡng áp dụng phương pháp điều tra giám sát dinh dưỡng30 cụm Các cụm trong mỗi tỉnh được chọn theo phương pháp tỷ lệ cỡ dân số (PPS) Phương pháp này đã được mô tả trong các tài liệu chọn mẫu khác nhau, của WHO và các tài liệu điều tra GSDD của Viện dinh dưỡng trước đây.Phương pháp chọn mẫu này cho phép tính toán các chỉ số đại diện cho tỉnh từ các cụm điều tra mà không cần xác dịnh trọng số của các cụm
Từ năm 2010, quá trình chọn mẫu GSDD đã được tự động trên cơ sở số liệu MS Access có tên NinutPoP dựa theo phương pháp PPS Khoảng cách nhảy cụm được tính vào năm 2011 dựa trên số liệu dân số năm 2009 và 2011 Số ngẫu nhiên ban đầu được tính trên giá trị 1/5 của khoảng cách nhảy cụm nhân với năm điều tra kể từ năm 2012 Các cụm có dân số <100 trẻ dưới 5 tuổi và các cụm không có khả năng đạt đến (được các tỉnh thông báo)vào năm 2011 bị loại ra khỏi danh sách chọn mẫu Quá trình quay vòng chọn mẫu diễn ra trong vòng 5 năm (2012-2016)
2.1.2 Số cụm và cỡ mẫu điều tra
Chọn mẫu của điều tra GSDD được tiến hành theo các bước như sau:
Giai đoạn 1 - chọn cụm:
Viện Dinh Dưỡng chọn ngẫu nhiên hệ thống 30 cụm (xã/
phường) hàng năm cho cách tỉnh và thành phố theo phương pháp PPS Riêng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh chia thành hai khu vực: thành thị và nông thôn; mỗi khu vực đó lại chọn 30 cụm cũng tuân thep phương pháp PPS
Giai đoạn 2 - chọn thôn/ tổ:
Mục đích:
Hiểu và tiến hành kiểm tra
danh sách cụm điều tra hàng
năm
Mục tiêu:
Sau khi đọc phần này, người
đọc sẽ:
1) Hiểu được ý nghĩa của
việc chọn mẫu ngẫu
nhiên hệ thống trong
giám sát
2) Hiểu được tại sao phải
kiểm tra danh sách
3) Hiểu để thực hiện kiểm
tra danh sách cụm theo
Trang 11Tỉnh/ thành phố chọn ngẫu nhiên 3 thôn/ tổ trong mỗi xã/
phường của danh sách 30 cụm đã chọn
Giai đoạn 3 - chọn đối tượng:
Đội điều tra GSDD của tỉnh hoặc chuyên trách dinh dưỡng tiến hành chọn ngẫu nhiên 17 trẻ mỗi thôn
Như vậy:
• Mỗi cụm (xã/ phường) sẽ điều tra 17 trẻ × 3 thôn = 51 trẻ
• Mỗi tỉnh sẽ điều tra 30 cụm × 51 trẻ = 1530 trẻ
• Thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh sẽ điều tra 2 vùng × 1530 trẻ = 3060 trẻ
• Ước lượng tổng số trẻ điều tra toàn quốc sẽ là 1950 cụm × 51 trẻ = 99450 trẻ
2.1.3 Kiểm tra khẳng định danh sách cụm điều tra
Danh sách cụm điều tra đã được xác định từ năm 2012 Tuy nhiên, số liệu cụm vào thời điểm ngay
trước khi điều tra có thể thay đổi theo các lý do chính sau đây:
1) Xã/ phường có thể bị tách hoặc ghép lại do yêu cầu của phát triển về kinh tế và chính trị
2) Xã/ phường có thể đã bị chuyển quản lý địa chính từ huyện này sang huyện khác hoặc từ tỉnh
này sang tỉnh khác với các lý do khác nhau
3) Khả năng đến điều tra xã/ phường đã chọn trở nên không thể do các nguyên nhân khác nhau như
xây dựng cầu đường, an ninh quốc phòng, bất ổn về chính trị, thiên tai
4) Dân số trẻ dưới 5 tuổi đột ngột giảm do các biến động dân số như di dân, bệnh dịch, xung đột
2.1.4 Đề nghị thay đổi cụm điều tra
Nếu tỉnh sau khi kiểm tra, rà lại các xã đã được chọn không có sự biến động kể trên thì không cần
phải báo cáo lại cho Viện và tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo dựa trên danh sách này Ngược
lại, nếu tỉnh phát hiện có các xã hoặc phường có các biến động theo 4 lý do kể trên thì sẽ phải thông
báo báo bằng văn bản danh sách các xã/ phường cần hiệu chỉnh cho Khoa GS&CSDD-Viện Dinh
Dưỡng Nguyên tắc ứng phó với các xã trong danh sách điều tra GSDD có biến động như sau:
1) Xã được chọn bị tách: Chọn lại xã gốc bị tách (có số mã xã như trước khi tách) Chọn thôn dựa
trên danh sách thôn còn lại của xã
2) Xã được chọn bị ghép với xã khác không được chọn: Xã vẫn tiếp tục được chọn Thông báo lại
mã xã của TCTK của xã sau khi ghép Chọn thôn dựa trên danh sách thôn của xã chọn trước khi
ghép
3) Xã được chọn bị ghép với xã khác cũng được chọn: Xã vẫn tiếp tục được chọn Thông báo lại
mã xã của TCTK của xã sau khi ghép Chọn thôn của từng xã như xã chưa từng được gộp
4) Xã được chuyển từ huyện này sang huyện khác của cùng một tỉnh: Xã vẫn tiếp tục được chọn
điều tra
Trang 125) Xã được chuyển từ huyện này sang huyện khác của tỉnh mới: Tỉnh có xã chuyển đi sẽ chọn thêm
xã mới có điều kiện địa lý và dân số tương đồng với xã đã chuyển Tỉnh có xã chuyển đến vẫn
giữ nguyên danh sách xã chọn cũ trước khi có xã mới nhập vào
6) Xã khó tiếp cậnvới các lý do khác nhau như địa lý, chính trị hoặc xã có biến động dân số giảm:
Chọn xã mới có điều kiện địa lý và dân số tương đồng với xã không tiếp cận được được
Có nhiều xã có biến động: Nếu tổng số xã được chọn có biến động lớn hơn 2 thì sẽ phải chọn lại danh sách xã mới của tỉnh đó theo PPS
Trang 132.2 Chọn ngẫu nhiên thôn/ tổ
2.2.1 Tại sao lại ngẫu nhiên
Kết quả của điều tra GSDD sẽ không đại diện cho toàn quốc nếu mẫu không được chọn ngẫu nhiên Chọn mẫu ngẫu nhiên đồng nghĩa với các đối tượng cùng có một cơ hội như nhau
Từ năm 2009, điều tra GSDD đã yêu cầu các tỉnh chọn ngẫu nhiên 3 thôn trong từng một xã Tuy nhiên, chưa có phương pháp hữu hiệu chọn thôn đã được đề ra
Đây là một quá trình mất thời gian Ai cũng muốn làm tắt để
đỡ tốn công sức Tuy nhiên, để cần đảm bảo mọi đối tượng
sẽ có cơ hội như nhau thì cần tuân thủ đúng tài liệu hướng dẫn
2.2.2 Lấy danh sách thôn/ tổ của các cụm được chọn
Liên hệ các xã hoặc địa chính của tỉnh để lấy danh sách các thôn/ tổ (kèm theo tổng số trẻ dưới 5 tuổi) của các cụm được chọn Bước này phải làm ngay sau khi đã được thông báo về danh sách các xã đã được chọn cho điều tra giám sát dinh dưỡng Trong công văn yêu cầu, xã cho biết cụ thể thôn/ tổ đặc biệt cần loại ra khỏi mẫu chọn như không có đường đến vào thời điểm điều tra, an ninh chính trị hoặc xã hội không đảm bảo
2.2.3 Thời điểm chọn
Chọn thôn nên tiến hành ngay sau khi có có danh sách các thôn/ tổ của các cụm được chọn Chuyên trách dinh dưỡng tỉnh là người chịu trách nhiệm chọn thôn/ tổ và cung cấp danh sách này lại cho đội trưởng cùng như TYT của xã/
phường Tuy nhiên, trong trường hợp đội điều tra đã đi
dựa theo phương pháp
tạo số thứ tự ngẫu nhiên
Phụ lục 2: Tệp Excel mẫu tạo
số ngẫu nhiên chọn thôn
Trang 14trưởng là người chịu trách nhiệm lấy danh sách thôn tổ và tự tiến hành chọn ngẫu nhiên 3 thôn/ tổ
theo phương pháp chung
2.2.4 Các phương pháp chọn ngẫu nhiên 3 thôn/ tổ
Trước khi chọn thôn tổ, tỉnh phải có danh sách các thôn/tổ của các xã/phường điều tra Đánh số thứ
tự của các thôn/tổ của xã/phường được chọn Có hai cách chọn ngẫu nhiên 3 thôn như sau:
Cách 1 - bắt thăm ngẫu nhiên:
Ghi số thứ tự của các thôn/tổ của xã/phường được chọn vào mẩu giấy cắt nhỏ giống nhau
Mỗi tờ chỉ có 1 con số thứ tự của một xã
Gập các mẩu giấy làm bốn và cho vào một cái túi hoặc mũ;
Bốc ngẫu nhiên 3 mẩu giấy và ghi lại số thứ tự của thôn được chọn
Tra danh sách thôn/tổ được chọn để thông báo cho đội trưởng và xã điều tra
Cách 2 - Sử dụng phần mềm Excel (hoặc phần mềm khác) để chọn số ngẫu nhiên:
Vào chương trình Excel và nhập công thức =RANDBETWEEN(1;X) trong một ô bất kỳ (Ví
dụ ô C4) Trong đó X là tổng số thôn/ tổ có trong xã/ phường (ví dụ ô C3)
Hình 1 Các nhận công thức ngẫu nhiên
Copy công thức xuống lần lượt cho thôn 2 và thôn 3 và 2 thôn dự bị (2 thôn dự bị sẽ được ưu tiên chọn tiếp nếu số nhẫu nhiên trong các thôn chọn bị trùng hoặc có 1 thôn nào đó không
thể chọn vì các lý do như không có đường đến, số trẻ dưới 5 tuổi quá ít )
Nếu thôn ngẫu nhiên bị trùng nhiều thì nhấn lại F9 để tạo mới In kết quả hoặc copy sang tệp
trên MS.Word sau khi kết thúc chọn tệp
Cách 3 - Sử dụng chương trình"Chon ngau nhien" đi kèm:
Tệp Excel được soạn trong bộ tài liệu tập huấn nhằm hỗ trợ cho việc tạo số ngẫu nhiên để
chọn mẫu Thứ tự các bước chọn các số thứ tự của 3 thôn trong từng xã như sau:
Mở tệp "Chon Ngau Nhien" và cho phép chạy Macro nếu cần
Chọn Tab "Chon Thon"
Vào ô "C1" nhập tên xã
Vào ô "C3" nhập số xã có trong thôn
Trang 15Vào ô "G3" để thay đổi nếu muốn chọn số thôn cần chọn khác với 3
Nhấn nút "Tạo số ngẫu nhiên" Các số thứ tự của các thôn cần chọn sẽ hiện ở dưới ô "C3"
Đánh dấu vùng và Copy sang tệp Word để bảo lưu kết quả chọn thôn
Lặp lại với các xã đã chọn khác
Hình 2 Màn hình tạo danh sách số thứ tự ngẫu nhiên thôn trên Excel
Trang 162.3 Kế hoạch và kinh phí điều tra
2.3.1 Bảng kế hoạch điều tra giám sát dinh dưỡng
Bảng kế hoạch điều tra GSDD là một tài liệu không thể thiếu được Tài liệu này là cơ sở để xây dựng một bảng kế hoạch điều tra dinh dưỡng Mỗi tỉnh có thể có yêu cầu và mẫu biểu xây dựng kế hoạch khác nhau Tuy nhiên, phương pháp xây dựng kế hoạch GSDD có thể áp dụng chung cho tất cả các tỉnh Kèm theo bảng kế hoạch điều tra GSDD là bảng dự trù kinh phí cho điều tra GSDD
2.3.2 Phương pháp xây dựng kế hoạch GSDD
2.3.3 Phương pháp xây dựng kinh phí điều tra GSDD
Mục đích:
Có đủ kinh phí kịp thời trước
khi triển khai điều tra GSDD
Mục tiêu:
Sau khi đọc phần này, người
đọc sẽ:
1) Hiểu được tầm quan
trọng của việc xây dựng
văn bản về quy chế chi
tiêu và phối hợp với các
chương trình Chiến lược
quốc gia về dinh dưỡng
Tài liệu:
Phụ lục 3: Tệp Excel mẫu
xây dựng kinh phí điều tra
GSDD
Trang 172.4 Chọn đối tượng điều tra
2.4.1 T ại sao lại ngẫu nhiên
Trẻ được điều tra trong GSDD sẽ không đại diện cho tỉnh nếu mẫu không được chọn ngẫu nhiên Chọn trẻ ngẫu nhiên đồng nghĩa với tất cả trẻ trong địa bàn sẽ cùng có một cơ hội được chọnnhư nhau
Sai số chọn mẫu xảy ra nếu trẻ không có cơ hội được chọn như nhau Ví dụ, Sai số chọn mẫu nếu chỉ chọn các bà mẹ ở gần Trạm y tế, ở Trung tâm xã hoặc nghe thông báo qua loa truyền thanh Những đứa trẻ ở gần Trạm y tế, trung tâm thôn hoặc xã thường thuộc gia đình có kinh tế khá giả và có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ y tế dễ dàng hơn những trẻ khác
Hiện tượng phổ biến trong các điều tra GSDD trước đây là rất ít trẻ nhỏ dưới 1 tuổi và cũng rất ít trẻ từ 4 tuổi trở lên Trẻ quá nhỏ thì bà mẹ không muốn đưa trẻ đi điều tra, còn trẻ quá lớn thì hay chạy chơi không ở nhà Kết quả các chỉ số IYCF
đã không thể đảm bảo được tính thống kê do cỡ mẫu quá nhỏ
Từ năm 2012, điều tra GSDD đã yêu cầu các tỉnh khi chọn phảiđảm bảo cơ cấu nhóm tuổi theo tỷ lệ 2:5:10 Việc này cũng đã phần nào giảm được mất cân đối giữa các nhóm tuổi điều tra
Đây là một quá trình mất thời gian Việc tuân thủ chọn mẫu ngẫu nhiên sẽ góp phần đảm bảo mọi đối tượng sẽ có cơ hội như nhau để điều tra
2.4.2 Cách chọn trẻ ngẫu nhiên khi không có danh sách
Trước tiên phải có danh sách thôn điều tra Crọn đối tượng sẽ được tiến hành theo hai bước: 1) Chọn ngẫu nhiên trẻ đầu tiên và 2) chọn các trẻ tiếp theo theo phuơng pháp nhà liền nhà Phương pháp này tương đối thủ công và mất nhiều thời gian để tìm được trẻ Khuyến cáo áp dụng trong trường hợp
không thể có được danh sách đầy đủ số trẻ của thôn
2) Đội trưởng đội điều tra
3) Chuyên trách dinh dưỡng
Trang 182.4.3 Chọn ngẫu nhiên trẻ đầu tiên
Có hai cách chọn ngẫu nhiên trẻ đầu tiên Cách thứ nhất là chọn nhà theo hướng từ trung tâm của
thôn Thứ tự các bước chọn ngẫu nhiên nhà đầu tiên theo hướng như sau:
1) Đi đến trung tâm của thôn với sự giúp đỡ của người dẫn đường hay trưởng thôn
2) Chọn một nơi tương đối phẳng và nhẵn Đặt chai nằm xuống và quay chai (coca, bia, rượu )
Theo hướng chỉ của cổ chai sau khi dừng quay để chọn nhà đầu tiên (Có thể dùng phần mềm
tương tự trên điện thoại Android như "Spin Bottle")
3) Tại nhà đầu tiên theo hướngchỉ hỏi xem có trẻ dưới 5 tuổi không Nếu có thì chọn trẻ đó và tiến
hành điều tra Nếu không thì tìm tiếp trẻ dưới 5 tuổi ở các nhà kề liền
4) Các trẻ tiếp theo cùng được chọn thep phương pháp nhà liền kề được mô tả tiếp theo dưới đây
Cách thứ hai là chọn ngẫu nhiên nhà đầu tiên từ danh sách trẻ đi tiêm chủng Các trẻ tiếp theo được
chọn theo phương pháp nhà liền kề được mô tả dưới đây
2.4.3.1 Chọn ngẫu nhiên tiếp các trẻ theo phương pháp nhà liền nhà
Hai nhà được xác định là liền kề nếu khoảng cách từ cửa chính của nhà đã được chọn sang cửa nhà
chưa được chọn là nhỏ nhất (theo bất kỳ hướng nào) Sau khi đã chọn được nhà có trẻ đầu tiên, chọn
nhà liền kề tiếp theo có trẻ dưới 5 tuổi Lặp lại các bước chọn này cho đến khi có đủ số trẻ cần điều
tra
Nếu thôn có ít hơn số trẻ trong độ tuổi cần điều tra thì đơn giản là điều tra tất cả các trẻ trong thôn
đó không cần áp dụng phương pháp trên rồi chuyển sang thôn kế bên để tìm số trẻ còn thiếu
2.4.4 Danh sách trẻ dưới 5 tuổi để chọn ngẫu nhiên
Trong mọi trường hợp, lý tưởng nhất là có danh sách trẻ dưới 5 tuổi của từng thôn/ tổ điều tra Có
một số nguồn trẻ dưới 5 tuổi có thể có như sau:
1) Danh sách trẻ chuẩn bị đi uống vitamin A vào ngày Vi chất dinh dưỡng (1/6) Danh sách này
thường có trước ngày chiến dịch uống Vitamin A (Danh sách trẻ được uống Vitamin A thường
sẽ không đầy đủ do có thể có một số trẻ không đến) Lưu ý khi sử dụng danh sách này như sau:
a) chỉ có trẻ từ 6-59 tháng tuổi; b) Thời điểm điều tra thường sau từ 1 đến 3 tháng nên sẽ có một
số trẻ quá tuổi và một số trẻ mới sinh; c) Hệ thống báo cáo y tế của trẻ có thể không đầy đủ nếu
trẻ đẻ ở nhà hoặc nơi khác chuyển đến, bố mẹ không có hộ khẩu
2) Danh sách trẻ đi tiêm chủng: Danh sách này cũng do Trạm y tế nắm Danh sách này có thể sử
dụng trong trường hợp thôn đó không tổ chức được cho trẻ đi uống vitamin A Ngoài các điểm
lưu ý tương tự như danh sách trẻ đi uống vitamin A, cần lưu ý thêm danh sách này thường tập
trung vào số trẻ dưới 2 tuổi hơn là các trẻ lớn hơn
3) Danh sách của y tế thôn bản/ cộng tác viên dinh dưỡng: Đây là danh sách cập nhập nhất từ
tuyến cộng đồng và là một phần nguồn số liệu của trạm y tế xã Các điểm cần lưu ý khi sử dụng
danh sách này như sau: a) Không có y tế thôn bản/ cộng tác viên dinh dưỡng; b) Y tế thôn bản/
Trang 19cộng tác viên dinh dưỡng mới hoặc trình độ không đủ; c) Y tế thôn bản/ cộng tác viên dinh
dưỡng không nhiệt tình với công việc, không thường xuyên tiếp xúc với cộng đồng
4) Danh sách từ sổ sách của hệ thống dân số: Danh sách này có thể sử dụng nếu hoạt động y tế
cơ sở không tốt Điểm lưu ý chính khi sử dụng danh sách này là: a) Không nằm trong hệ thống y
tế nên cần thêm một số thủ tục hành chính; b) Hệ thống dân số cũng có thể không cập nhập nếu
mạng lưới cán bộ dân số hoạt động không hiệu quả
Các danh sách trên thường được thu thập và báo cáo theo định kỳ, bắt buộc phải cập nhập thêm số
trẻ mới sinh từ đầu năm cho đến thời điểm điều tra (dưới 6 tháng tuổi) Một vấn đề cần lưu ý là trẻ
của các đối tượng sau có thể bị thiếu: a) Gia đình di cư đến hiện nay không có hộ khẩu tại địa
phương do các nguyên nhân khác nhau; b) Cháu nội/ ngoại ở với ông bà nhưng bố/ mẹ không có hộ
khẩu ở địa phương khác; c) Gia đình đến ở trọ; d) Các đơn vị/ tổ chức/ doanh nghiệp nằm trên địa
bàn xã
2.4.5 Cách chọn trẻ ngẫu nhiên theo danh sách
Trước khi chọn thôn tổ, tỉnh đã phải có danh sách các thôn/tổ của các xã/phường điều tra Bốc thăm
trẻ sẽ mất nhiều thời gian nếu số trẻ trong một thôn lớn Phương pháp bốc thăm tương tự như bốc
thăm chọn thôn và sẽ không trình bày trong phần này Nếu số trẻ dưới 5 tuổi nhỏ hơn 34 trẻ thì có
thể bốc thăm loại trừ (Chọn ngẫu nhiên những trẻ không điều tra) Việc sử dụng máy tính hay điện
thoại thông minh (Smart phone) sẽ giúp tạo số ngẫu nhiên một cách dễ dành Có hai cách chọn ngẫu
nhiên số thứ tự trẻ trong thôn bằng phần mềm Excel như sau:
Cách 1 - Sử dụng hàm số RANBETWEEN của Excel:
Vào chương trình Excel và nhập công thức =RANDBETWEEN(X;Y) trong một ô bất kỳ (Ví
dụ ô B3) Trong đó X là giới hạn thâp nhất để chọn và Y là giới hạn cao nhất để chọn Trong
ví dụ Hình 3 thì X=1 và Y=55
Hình 3 Các nhận công thức ngẫu nhiên
Ghi lần lượt các con số ngẫu nhiên này sau mỗi lần nhấn phím F9 cho đến khi có đủ số con
số ngẫu nhiên không trùng lặp
Có thể sử dụng phần mềm dùng trên điện thoại di động có tên "Random Number Generator"
chạy trên các máy có hệ điều hành Android từ Play Store của Google - hoặc - phần mềm
tương tự chạy trên iPhone, Nokia
Cách 2 - Sử dụng chương trình Visual Basic trong Excel (Tệp mẫu "Chon ngau nhien"):
Trang 20Tệp Excel được soạn trong bộ tài liệu tập huấn nhằm hỗ trợ cho việc tạo số ngẫu nhiên để
chọn mẫu Chương trình được lập trên Visual Basic nên phải cho phép chạy Macro bằng
cách nhấn nút "Option" sau khi mở tệp (Xem Hình 4) Thứ tự các bước chọn các số thứ tự
của trẻ trong từng thôn như sau:
Mở tệp "Chon Ngau Nhien" và cho phép chạy macro
Chọn Tab "Chon tre 6-59"
Vào ô "C1" nhập tên xã
Vào ô "C2" nhập tên thôn
Vào ô "C3" nhập số trẻ 6-59 tháng có trong thôn
Vào ô "G3" để thay đổi nếu muốn chọn số trẻ cần chọn (Ví dụ: 15 trẻ + 2 dự phòng)
Nhấn nút "Tạo số ngẫu nhiên" Các số thứ tự của các trẻ cần chọn sẽ hiện ở dưới ô "C3"
Đánh dấu và copy danh sách trẻ sang tệp Word để bảo lưu kết quả chọn trẻ của từng thôn
Lặp lại cho các thôn đã chọn tiếp theo
Hình 4 : Màn hình tạo danh sách số thứ tự ngẫu nhiên trẻ trên Excel
Trang 212.4.6 Quy trình chọn trẻ theo danh sách
Danh sách trẻ dưới 5 tuổi có thể được thu thập theo hệ thống ngành dọc của hệ thống y tế Thứ tự
các bước dự kiến như sau (Sử dụng từ thay thế: Tỉnh = tỉnh hoặc thành phố; Huyện = huyện hoặc
quận; thôn = thôn/ bản/ buôn/ tổ):
Tỉnh thông báo danh sách xã điều tra cho Trung tâm y tế huyện, rồi huyện thông báo xuống
xã - hoặc - tỉnh trực tiếp thông báo cho xã
Xã lập danh sách các thôn(kèm theo số trẻ dưới 5 tuổi và khả năng tiếp cận), gửi cho chuyên
trách dinh dưỡng tỉnh (thông qua huyện hoặc trực tiếp với tỉnh)
Tỉnh trực tiếp chọn ngẫu nhiên 3 thôn (theo Các phương pháp chọn ngẫu nhiên 3 thôn/ tổ ở
bước 2)và các số thứ tự ngẫu nhiên của trẻ trong từng thôn được chọn Tỉnh hiệu chỉnh lại kế
hoạch điều tra dựa theo khả năng tiếp cận các thôn được chọn Tỉnh gửi lại cho xã (hoặc
thông qua huyện) kế hoạch điều tra tại xã (thời gian dự kiến điều tra và danh sách thôn điều
tra)
Xã cập nhập danh sách trẻ và gửi trực tiếp cho tỉnh
Trong vòng một tuần trước ngày điều tra tại xã, tỉnh thông báo số thứ tự và tên của trẻ điều
tra để xã tiến hành mời trẻ theo lịch điều tra
2.4.7 Thời điểm chọn
Chọn đối tượng nên tiến hành ngay sau khi có có danh sách trẻ của thôn/ tổ thuộc các cụm được
chọn Chuyên trách dinh dưỡng tỉnh là người chịu trách nhiệm chọn đối tượng và cung cấp danh
sách này lại cho đội trưởng cũng như TYT của xã/ phường Tuy nhiên, trong trường hợp đội điều tra
đã đi xuống xã/ phường và vẫn chưa có danh sách đối tượng thôn thì Đội trưởng là người chịu trách
nhiệm lấy danh sách từ thôn tổ và tự tiến hành chọn ngẫu nhiên theo 1 trong 2 phương pháp kể trên Chú ý nên chia thành 2 nhóm đối tượng:
• Trẻ dưới 6 tháng tổ: Số liệu này nên cập nhập khi xuống xã vì trẻ mới sinh thường không có
trong danh sách được lập trước đó như danh sách trẻ đi uống Vitamin A Trường hợp bà mẹ
không mang trẻ đến thì nên đến hộ để điều tra phỏng vấn Mỗi thôn cần khoảng 2 trẻ hoặc
mỗi xã cần 6 trẻ
• Trẻ 6-59 tháng: Số liệu này thường có từ trước và có thể chọn ngẫu nhiên theo danh sách
như mô tả ở trên Nếu danh sách được lập từ 1 tháng trước thì có thể thiếu một số trẻ nhỏ
nhất
• Luôn sử dụng bảng kiểm soát điều tra cụm (BK04) để chắc chắn có đủ số trẻ theo cơ cấu
nhóm tuổi
Trang 222.5 P hối hợp và lồng ghép trong điều tra GSDD
2.5.1 T ại sao cần phối hợp trong điều tra GSDD
Trung tâm y tế dự phòng tỉnh (TTYTDP) là cơ quan được Bộ
Y tế và Viện Dinh Dưỡng ủy nhiệm thực hiện điều tra giám sát dinh dưỡng hàng năm Tuy nhiên, khi triển khai hoạt động này thì TTYTDP lại không phải là cơ quan duy nhất thực hiện Trong TTYTDP có một cán bộ chuyên trách dinh dưỡng và một số cán bộ khác biên chế trong khoa dinh dưỡng hoặc phối hợp với chuyên khoa khác Số cán bộ của khoa này thường không đủ và phải huy động thêm cán bộ từ các khoa khác trong trung tâm Nhiều tỉnh do không đủ người nên có thể phải huy động cả cán bộ từ Trung tâm Sức khỏe sinh sản hoặc cơ quan khác trong tỉnh Khi đội điều tra của tỉnh đi xuống xã thì còn cần có sự phối hợp của trung tâm y tế huyện
và cuối cùng là trạm y tế xã
2.5.2 Cách phối hợp trong điều tra GSDD
Để phối hợp tốt cần có bảng kế hoạch điều tra GSDD Bảng
kế hoạch này khi xây dựng cần thông báo cho các đơn vị đối tác biết hoặc các đơn vị này cùng tham gia vào xây dựng bảng kế hoạch Trong bản kế hoạch sẽ phải ghi rõ nội dung công việc cụ thể, trách nhiệm, cam kết thực hiện, quyền lợi
và phân bổ kinh phí hoạt động Một số hoạt động trong điều tra GSDD như:
TTYT huyện:
• Chỉ đạo TYT các xã phối hợp tham gia;
• Cử người đi cùng đội điều tra xuống xã để phối hợp
và hỗ trợ điều tra
• Tổng hợp/ cung cấp các thông tin cho đội điều tra TYT xã
• Cung cấp danh sách thôn để chọn 3 thôn
• Cung cấp danh sách đối tượng
• Mời các đối tượng ra điểm điều tra tập trung theo lịch
• Thông tin cho các đối tượng về mục tiêu, nội dung của điều tra GSDD
Mục đích:
Đảm bảo điều tra GSDD
được tiến hành thuận lơi
Trang 23• Tìm và sắp xếp địa điểm điều tra
• Liên hệ với UBND xã đảm bảo trật tự an ninh cho đội điều tra và quá trình điều tra tại xã
• Hỗ trợ người tham gia điều tra, nhận diện đối tượng và đi mờiđối tượng
Ngoài kinh phí phân bổ cho huyện và xã thì đội điều tra GSDD có trách nhiệm thông báo phân tích
ban đầu về tình trạng dinh dưỡng của trẻ tại địa phương, cung cấp danh sách những trẻ suy dinh
dưỡng được phát hiện, tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ cùng phối hợp tham điều tra
2.5.3 Lồng ghép trong điều tra GSDD
Với một số tỉnh, điều tra GSDD không đơn thuần chỉ có GSDD Việc lồng ghép thêm các hoạt động
khác vào trong GSDD ở một số tỉnh đã giúp giảm bớt được kinh phí và nâng cao hiệu quả hoạt động
ở địa phương Các hoạt động thường được lồng ghép như các hoạt động giám sát cơ sở, giáo dục
truyền thông, phối hợp điều tra thu thập thông tin khác, với điều tra GSDD
Bản thân điều tra Giám sát dinh dưỡng cũng đã phải lồng ghép với các hoạt động tuyên truyền, tư
vấn và phát hiện trẻ suy dinh dưỡng Đội trưởng thường là người sẽ kết luận và phản hồi cho các đối tượng điều tra Khi phản hồi về tình trạng dinh dưỡng của trẻ và mẹ, người kết luận sẽ kết hợp giữa
tuyên truyền về phương pháp nuôi con bằng sữa mẹ, ăn bổ sung hợp lý với tư vấncho bà mẹ Các
trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng nặng đều được thông báo lại cho y tế cơ sở để có biện pháp hỗ trợ
Sử dụng các tài liệu truyền thông, tranh lật sẵn có từ Trung tâm Truyền thông, SKSS và Trung tâm
Ytế dự phòng
Trang 242.6 Công cụ điều tra
2.6.1 Cô ng cụ chính của điều tra GSDD
Có hai phương pháp thu thập số liệu chính trong điều tra GSDD là phỏng vấn và cân đo nhân trắc Công cụ chính đi kèm theo phương pháp phỏng vấn là phiếu phỏng vấn điều tra GSDD Công cụ cân đo nhân trắc bao gồm các loại cân thước
2.6.2 Ảnh hưởng của công cụ điều tra tới chất lượng số liệu
Chất lượng công cụ điều tra và kỹ năng sử dụng các công cụ điều tra đều ảnh hưởng đến đến chất lượng số liệu thu thập
Nếu như kỹ năng (phỏng vấn hoặc cân đo) không đúng dẫn đến sai số ngẫu nhiên về cả hai phía thì công cụ điều tra không chính xác lại thường dẫn đến sai số về hệ thống (Hoặc tăng thêm hoặc giảm đi về cùng một phía) Phần lớn các sai
số hệ thống có thể khống chế được nếu có áp dụng các biện pháp kiểm tra chất lượng thường xuyên như hiệu chỉnh cân, thước trước khi tiến hành điều tra hoặc hiệu chỉnh lại số liệu sau khi phát hiện sai số trên dụng cụ đo Đối với phiếu phỏng vấn thì chỉ có một biện pháp chính là kiểm tra thử bộ câu hỏi
kỹ càng trước khi đưa ra sử dụng
2.6.3 Các tiêu chí chất lượng công cụ điều tra trong GSDD
Kỹ thuật sản xuất cân có được nhiều cải tiến nên cân dễ dùng
và chính xác hơn Tuy nhiên các loại thước đo thì hầu như lại thay đổi rất ít Các loại thước gỗ, phooc mica sản xuất trong nước thường có chất lượng kém và cũng không chính xác bằng thước gỗ của UNICEF trước đây Trong mọi trường hợp, độ chính xác đối với cân là 0,1 kg, còn thước đo chiều dài hoặc chiều cao là 0,1 cm
2.6.4 Dụng cụ cân:
Muốn cân đúng phải có một chiếc cân đảm bảo tiêu chuẩn để
có độ chính xác cần thiết Có nhiều loại cân khác nhau nhưng người ta chia ra các loại cân theo cơ chế thiết kế như sau:
Mục đích:
Điều tra GSDD với các công
cụ điều tra đảm bảo chất
2) Biết được các tiêu chí
của các công cụ điều tra
3) Biết được cách kiểm tra
và duy trì chất lượng của
các công cụ điều tra
thước phục vụ cho điều tra
giám sát dinh dưỡng
Trang 25Cân cơ chế lưỡi dao: ví dụ như các cân lòng máng Loại cân này có độ chính xác cao và bền nhưng
đắt tiền.Loại cân này không khuyến cáo sử dụng cho điều tra GSDD
Cân theo cơ chế lò so: như cân đồng hồ treo Loại này chỉ dùng chính xác trong giai đoạn đầu,
thường cân được đến 2000 lượt đầu tiên sau đó lò so giãn ra và mất chính xác Cân trẻ càng lớn độ
giãn càng cao và do đó cách qui định cộng thêm một trọng lượng nào đó khi dùng cân cũ là không
thỏa đáng.Loại cân này không khuyến cáo sử dụng cho điều tra GSDD
Cân sắt theo cơ chế đối trọng có quả cân gắn liền hay được sử dụng Loại này có cơ chế gần giống
cân lưỡi dao và đảm bảo về độ bền nhưng nhược điểm chính là mức chia độ chính xác khi cân
những trẻ trên 10 kg Loại cân này không khuyến cáo sử dụng cho điều tra GSDD
Cân điện tử là cân bàn có phần cảm ứng để chuyển đổi từ trọng lượng sang hiển thị kỹ thuật số
Loại cân điện tử phổ biến là cân SECA của UNICEF cung cấp Trên thị trường hiện nay loại cân
điện tử này rất đa dạng nhưng cần chú ý chọn loại cân có độ chích xác tới 0,1 kg
Các tỉnh sẽ sử dụng loại cân thước do chương trình PCSDD quy định và trang bị
Chú ý: Kỹ thuật cân phụ thuộc vào loại cân được sử dụng Mỗi loại cân sử dụng đều phải có tài liệu
hướng dẫn cụ thể ĐTV nhân trắc phải học thuộc và sử dụng thành thạo loại cân được sử dụng
trong điều tra giám sát
2.6.5 Kiểm tra và duy trì chất lượng công cụ điều tra
Để đảm bảo chất lượng số liệu điều tra, các loại cân thước phải được kiểm tra chất lượng thường
xuyên Các nội dung kiểm tra cân thước theo định kỳ bao gồm:
• Kiểm tra điểm 0: Hàng ngày, hoặc trước mỗi lần cân (Không áp dụng cho thước)
• Kiểm tra một điểm nhất định: thường kiểm tra điểm thường sử dụng (dùng vật chuẩn biết
trước khối lượng, quả cân chuẩn, thước dài chuẩn): kiểm tra hàng ngày
• Kiểm tra nhanh: Tự kiểm tra cân nặng hoặc chiều cao của bản thân (người đo nhân trắc)
• Kiểm tra độ lặp lại tại dải đo thường sử dụng: 6 tháng/lần
• Hiệu chuẩn chu kỳ: 1 năm hoặc 3 năm/lần, tùy chu kỳ kiểm tra tại các trung tâm kiểm định
đo lường
Bảo quản cân thước:
• Sử dụng đúng dải đo của cân, không cân vật nặng trên khả năng cho phép của cân
• Giữ sạch cân, lau bụi, vết bám sau mỗi lần cân
• Ít nhất một lần mỗi ngày, sau khi sử dụng phải lau chùi, vệ sinh cân
• Đóng gói cân thước cẩn thật trước khi di chuyển giữa các địa điểm điều tra
Trang 262.7 Đội điều tra GSDD
2.7.1 T ại sao phải tổ chức đội điều tra giống nhau
Điều tra giám sát dinh dưỡng cũng giống như phần lớn các cuộc điều tra khác tại cộng đồng Nhiều loại thông tin khác nhau và nhiều công cụ khác nhau được áp dụng và điều tra viên cũng cần có kỹ năng nhất định mới có thể sử dụng được các công cụ điều tra đó Điều tra GSDD được tiến hành đồng loạt trên tất cả các tỉnh trong cả nước và do các tỉnh triển khai Để có được kết quả điều tra ít có sai số, các tỉnh sẽ cần
sử dụng một công cụ thu thập thông tin chuẩn, cách thức tổ chức đội điều tra như nhau và cùng được tập huấn theo một giáo trình, phương pháp giốngnhau
2.7.2 Cơ cấu tổ chức của điều tra GSDD
Các thành viên cơ bản của điều tra GSDD bao gồm:
• Nhóm kỹ thuật (Khoa Giám sát dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng)
• Giám sát viên (Tỉnh, Trung ương và Khu vực)
• Phụ trách điều tra*
• Đội trưởng
• Điều tra viên
• Nhập liệu (Khoa Giám sát dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng)
* Trong điều tra GSDD, chuyên trách dinh dưỡng của Trung tâm Y tế dự phòng mỗi Tỉnh sẽ đóng vai trò của Giảng viên, Chuyên trách điều tra và Giám sát viên tuyến tỉnh
• Với chức năng là giảng viên điều tra GSDD của tỉnh, chuyên trách dinh dưỡng sẽ chịu trách nhiệm tập huấn cho đội trưởng và điều tra viên trước khi tỉnh tiến hành điều tra GSDD
• Với chức năng Phụ trách điều tra, chuyên trách dinh dưỡng sẽ nhận danh sách cụm (xã/phường) điều tra từ Viện Dinh dưỡng Họ sẽ là người trực tiếp hoặc cùng đội
trưởngchọn 3 thôn/tổ dân số từ danh sách các thôn/ tổ dân phố của các xã được chọn trong điều tra GSDD hàng năm
Mục đích:
Tổ chức được đội điều tra
đáp ứng yêu cầu chất lượng
của GSDD
Mục tiêu:
Sau khi đọc phần này, người
đọc sẽ:
1) Hiểu được vai trò, chức
năng và nhiệm vụ của
các thành viên trong đội
điều tra
2) Biết các tiêu chí cần thiết
cho các thành viên của
đội điều tra
Trang 27Trong quá trình điều tra, với chức năng Giám sát viên tuyến tỉnh, chuyên trách dinh dưỡng
sẽ tiến hành giám sát quá trình thu thập thông tin của các đội điều tra tại ít nhất 3 cụm trong
tổng số 30 cụm (10% được giám sát)
Điều tra viên là người do Giám sát viên tuyến tỉnh tuyển chọn (từ các cán bộ trong Trung tâm Ytế
dự phòng hoặc Trung tâm Sức khỏe sinh sản nếu có sự phối hợp giữa hai Trung tâm này của
tỉnh).Điều tra viên chịu trách nhiệm phỏng vấn đối tượng là bà mẹ hoặc người chăm sóc trẻ bằng
phiếu điều tra GSDD - và cân đo nhân trắc
2.7.3 Vai trò và chức năng nhiệm vụ của đội trưởng
Vai trò đội trưởng rất quan trọng trong việc đảm chất lượng của số liệu thu thập Do nhiều hoạt
động của chương trình dinh dưỡng sẽ dựa trên các số liệu thu thập từ điều tra GSDD nên việc giám
sát là hết sức cần thiết
Đội trưởng:
• Là người động viên và nâng cao hiệu quả của điều tra viên
• Xác định đối tượng điều tra và kiểm tra xác định đúng cụm, thôn/ tổ dân phố theo danh sách của
Chuyên trách dinh dưỡng tỉnh cung cấp
• Quan sát (hoặc phỏng vấn lại nếu cần thiết) khoảng 10% số cuộc phỏng vấn để đảm bảo độ tin
cậy và chất lượng của các cuộc phỏng vấn
• Kiểm tra lại tất cả các phiếu điều tra trước khi đội rời khỏi xã/ phường điều tra, sửa lại các lỗi
được phát hiện để giảm sai số do mất số liệu hoặc số liệu bất hợp lý
• Hỗ trợ và giải quyết các vấn đề xảy ra trong quá trình phỏng vấn, cân đo nhân trắc cũng như giải
đáp các câu hỏi liên quan đến điều tra GSDD
• Ghi chép các vấn đề hoặc tình huống bất thường trong nhật ký điều tra thực địa
• Hướng dẫn lại kỹ thuật phỏng vấn hoặc cân đo nhân trắc cho điều tra viên nếu cần thiết
• Biết cách giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình điều tra tại thực địa
• Trung thực với các quy tắc đề ra trong đề cương điều tra GSDD
2.7.4 Vai trò và chức năng nhiệm vụ của điều tra viên
Công việc của điều tra viên tác động trực tiếp lên chất lượng của số liệu Điều quan trọng nhât đối
với điều tra viên là điều tra đúng đối tượng và tuân thủ theo các bước trong phỏng vấn cũng như
cân đo nhân trắc
Điều tra viên:
• Xác định đúng đối tượng là trẻ dưới 5 tuổi và bà mẹ của trẻ (hoặc người chăm sóc trẻ nếu trẻ
không có mẹ sống cùng)
Trang 28• Nhắc lại với đối tượng được phỏng vấn về sự tự nguyện tham gia của họ và tính không xác
định đối tượng phỏng vấn; xác nhận sự đồng ý tham gia của đối tượng và đảm bảo tính
không xác định của đối tượng trên phiếu
• Hướng dẫn đối tượng các bước tiếp theo sau khi kết thúc
• Nộp tra phiếu cho đội trưởng - người sẽ kiểm tra điền phiếu đầy đủ, rõ ràng ngay tại thực
• Giữ thái độ trung gian khi hỏi phỏng vấn (Không phản ứng khi đối tượng trả lời đúng hoặc
sai hoặc không đúng cách)
• Kiên nhẫn khi hỏi, giải thích nếu chưa hiểu câu hỏi nhưng không gợi ý câu trả lời
• Hỏi theo kiểu phỏng vấn, không hỏi theo tra hỏi; chỉ sử dụng câu hỏi dò như "Còn gì nữa ",
"chị khẳng định là " chỉ khi nào cần thiết
• Chỉnh lại câu hỏi theo từ ngữ địa phương đã được xây dựng trong lớp tập huấn
• Chú ý chuyển câu, nhảy câu theo phiếu sau khi có câu trả lời của người được phỏng vấn
• Điền phiếu đầy đủ và cẩn thận, kiểm tra và sửa lỗi điền phiếu trước khi di chuyển sang cụm
điều tra khác
Khi làm nhiệm vụ cân đo nhân trắc:
• Giữ gìn bảo quản cân thước trong suốt quá trình điều tra
• Duy trì kiểm tra cân thước theo định kỳ
• Tìm và đặt cân, thước ở nơi phù hợp (bằng, phẳng, cứng)
• Luôn tìm sự hợp tác và hướng dẫn bà mẹ rõ ràng khi cân đo trẻ
• Xác định tuổi của trẻ trước khi quyết định đo trẻ đứng hay đo trẻ nằm
• Đảm bảo an toàn cho trẻ khi cân
• Đọc kết qua cân đo to và rõ Ghi chép số đo cẩn thận
• Cân đo nhân trắc theo đúng quy trình với độ chính xác cao nhất
2.7.4.1 Ch ỉ định cán bộ phụ trách điều tra cho đợt điều tra:
Người này có trách nhiệm lập kế hoạch cho đợt cân đo trẻ em, lựa chọn người điều tra, theo dõi
giám sát quá trình cân đo trẻ em và phân tích tính toánkết quả.Nếu một khâu nào đó được ủy quyền
cho người khác thì điều phối viên phải chuẩn bị các công việc cho họ và chịu trách nhiệm giám sát
công việc của họ
Trang 29Điều phối viên phải là người nắm rõ quá trình điều tra nhân trắc dinh dưỡng trẻ em và có kinh
nghiệm điều tra tại cộng đồng Nên chỉ định người có trọng trách trong hoạt động phòng chống SDD trẻ em
Điều phối viên phải quản lý chặt chẽ được mọi khâu trong quá trình điều tra cân đo Người này phải
quan sát trực tiếp người cân đo ngay từ khi làm thử, ban đầu quan sát 25-50% trường hợp cho mỗi
điều tra viên⇒ nhận ra các thiếu sót và phản hồi thông tin cho điều tra viên Trong quá trình điều tra
thực sự phải quan sát được 10% số trường hợp cân đo
Phải tính toántrước số người tham gia cân đo trẻ em(1 người cân đo và 1 người trợ giúp+ 1 người
ghi chép tên và khai thác ngày tháng năm sinh - xem phần kỹ thuật cân đo trẻ em) Dự tính trước số
trẻ cân được trong một ngày cho một nhóm trẻ là bao nhiêu để lập kế hoạch đợt điều tra
2.7.4.2 Chỉ định cán bộ nhân trắc:
Việc tập huấn và giám sát những người cân đo trẻ em phải được coi là một trong những công việc
then chốt Tất cả các thông số về tuổi, cân nặng, chiều cao của trẻ đều có tầm quan trọng như nhau,
do đó từ khâu khai thác tuổi đến cân đo trẻ em đều phải được tập huấn kỹ để nắm vững kỹ thuật và
người làm công việc đó phải có tinh thần trách nhiệm cao Cán bộ cân đo nhân trắc phải có sức
khỏe, chiều cao để đảm đương công việc này Chi tiết kỹ thuật được hướng dẫn ở phần sau
Trang 302.8 Tập huấn điều tra giám sát dinh dưỡng
2.8.1 Tập huấn đội trưởng và điều tra viên
Tiến hành tập huấn cho đội trưởng và điều tra viên của điều tra GSDD là yêu cầu bắt buộc trước khi tiến hành điều tra GSDD Tâm điểm của khóa học này tập trung vào kỹ năng phỏng vấn bằng bộ câu hỏi và hiểu biết cách chọn hộ, đối tượng của điều tra giám sát Ngoài ra, học viên sẽ được thực hành các kỹ năng phỏng vấn, cân đo nhân trắc; đội trưởng thực hành kỹ năng giám sát ĐTGS là một điều tra cắt ngang
ở cộng đồng nhằm thu thập các chỉ số sức khỏe và dinh dưỡng quan trọng nhất với độ thống kê tin cậy Để có số liệu chất lượng cần phải có đào tạo một cách bài bản nhất
2.8.2 Mục tiêu của lớp tập huấn
• Nghiên cứu các câu hỏi của của GSDD, các chỉ số
có liên quan với các câu hỏi được thu thập và tại sao có một
số chỉ số lại quan trọng hơn trong ĐTGS
• Tích lũy thêm kinh nghiệm thông qua thực hành sử dụng công cụ hỗ trợ điều tra, từ vựng, phiếu đồng ý tham gia, bảng kiểm cải thiện chất lượng và hiệu chỉnh bộ câu hỏi cho phù hợp
• Tích lũy kỹ năng giám sát, phỏng vấn và các kỹ thuật điều tra khác
2.8.3 Tổ chức lớp tập huấn
Lớp học này phải do cán bộ chuyên trách dinh dưỡng tỉnh đã tham gia lớp tập huấn TOT của Viện Dinh Dưỡng tập huấn
Lớp học này được tiến hành ngay trước khi điều tra giám sát
Lớp học sẽ phải kéo dài trong 2 ngày, kể cả 1 buổi thực hành tại thực địa
(Phụ lục 8 Tài liệu tập huấn cho học viên M02 và Giáo án giảng viên M03)
Mục đích:
Đảm bảo đội điều tra phải
được tập huấn đầy đủ trước
khi đi điều tra
Mục tiêu:
Sau khi đọc phần này, người
đọc sẽ:
1) Hiểu được vai trò của tập
huấn trước điều tra
Trang 312.9 Chuẩn bị điều tra thực địa
Phần chuẩn bị thường được tiến hành ngay sau khi kết thúc lớp học tập huấn cho đội trưởng và điều tra viên Ngoài ra, tất cảcác bước trước đó như chọn cụm (bước 1), chọn thôn (bước 2) và có thể chọn ngẫu nhiên đối tượng (bước 4) đã phải hoàn thành Bước chuẩn bị điều tra là phần chuẩn bị cuối cùng trước khi thực hiện điều tra theo kế hoạch
2.9.1 Chuẩn bị tốt, điều tra sẽ thuận lợi
Thành công trên thao trường, thắng lợi trên chiến trường
2.9.2 Phân công công việc, thông báo kế hoạch
Công việc chuẩn bị cần thực hiện trước khi điều tra bao gồm:
• Thông báo kế hoạch điều tra cho các đội, thống nhất lại và hiệu chỉnh kế hoạch (nếu cần thiết)
• Hoàn thành các thủ tục hành chính liên quan đến nhân
sự đội điều tra, chuẩn bị công văn, giấy giới thiệu, giấy đi đường
• Cung cấp danh sách cụm, thôn, đối tượng
• Cung cấp công cụ điều tra như phiếu, cân, thước và vật tư, công cụ hỗ trợ khác theo bảng kiểm BK02
• Giải quyết các vấn đề tài chính liên quan đến đội điều tra
• Soạn công văn thông báo chính thức kế hoạch điều tra cho các đơn vị là trung tâm y tế huyện để huyện thông báo tiếp xuống xã
2.9.3 Tổ chức hội nghị chuẩn bị triển khai hoạt động điều tra GSDD
Trong điều kiện có thể nên tổ chức một buổi hội nghị triển khai điều tra GSDD Thành phần tham dự bao gồm Sở Y tế, lãnh dạo Trung tâm y tế dự phòng, Phụ trách điều tra GSDD, các đội trưởng , chuyên trách dinh dưỡng của các huyện và trạm trưởng trạm y tế của các cụm điều tra
Mục tiêu của hội nghị nhằm chuẩn bị để phối hợp thực hiện điều tra GSDD Nội dung của hội nghị bao gồm:
2) Đội trưởng đội điều tra
3) Điều tra viên
Tài liệu:
Phụ lục 9: Bảng kiểm trước
khi điều tra tại thực địa
BK01, Bảng kiểm của đội
trưởng trước khi xuống điều
tra thực địa (BK02), Danh
sách đối tượng điều tra 30
cụm BK04
Trang 32• Giới thiệu tóm tắt về mục đích, mục tiêu và nội dung hoạt động của điều tra GSDD năm
2014
• Thông báo kế hoạch dự kiến điều tra GSDD theo các huyện và xã trong tỉnh
• Thông báo nội dung công việc huyện và xã sẽ phải chuẩn bị trước khi điều tra và nội dung
hoạt động để phối hợp điều tra
• Thảo luận, giải đáp thắc mắc và thống nhất lại kế hoạch phối hợp hoạt động giữa tỉnh với các huyện, xã điều tra
• Nhất trí và cam kết thực hiện kế hoạch
2.9.4 Liên hệ với huyện, xã chuẩn bị đến điều tra
Trước khi đoàn đếnxã điều tra cần liên lạc trực tiếp với huyện và xã nhằm khẳng định sự sẵn
sàng của các đơn vị trên Các thông tin cụ thể cần nắm bắt sau khi liên hệ với cơ sở bao gồm:
• Kế hoạch phối hợp điều tra của huyện (người phân công đi cùng đoàn, tình hình chuẩn bị
của các xã triển khai điều tra, tình hình thời tiết và phương tiện đi đến các điểm điều tra )
• Địa điểm và thời gian đón gặp cán bộ huyện tham gia phối hợp
• Kế hoạch phối hợp điều tra của xã:
o Cán bộ chịu trách nhiệm phối hợp, số người tham gia cùng (ví dụ như tiếp đón và gọi
đối tượng, dẫn đường, phiên dịch, hỗ trợ điều tra)
o Cách đi đến địa điểm điều tra
o Công việc chuẩn bị mời đối tượng, lịch mời đối tượng
o Chuẩn bị địa điểm điều tra (địa điểm an toàn, có bàn tiếp đón, bàn cân đo nhân trắc,
hai bàn phỏng vấn, bàn kết luận &trả kết quả)
o Các đặc điểm cần lưu ý khi đến địa phương (Đường xá, phong tục tập quán, tình hình
an ninh trật tự xã hội )
o Nơi ăn nghỉ của đoàn
2.9.5 Chuẩn bị cá nhân của các thành viên đội điều tra
Sử dụng các bảng kiểm (Bảng kiểm chung BK01, Bảng kiểm cho đội trưởng BK02) Ngoài ra các
thành viên phải tự chẩn bị để sẵn sàng về mặtsức khỏe và tinh thần trước khi đi điều tra Cần chuẩn
bị tốt các công việc gia đình và bàn giao giải quyết các công việc cơ quan
Trang 332.10 Quy trình điều tra thực địa
2.10.1 Các giai đoạn trong điều tra GSDD ở một cụm
Quá trình điều tra mỗi cụm bao gồm các giai đoạn sau:
1) Chuẩn bị xuống cụm điều tra 2) Triển khai tổ chức điều tra sau khi đến cụm 3) Tiến hành điều tra đối tượng (Cân đo, phỏng vấn, kết luận, tư vấn)
4) Kết thúc điều tra tại cụm
2.10.2 Trước khi xuống cụm điều tra
2.10.3 Bắt đầu điều tra ở cụm
2.10.4 Các bước được điều tra của một đối tượng điều tra
Tiến hành điều tra giám sát 30 cụm tại thực địa (Phụ lục 10a
Quy trình tiến hành điều tra thu thập số liệu tại thực địa; phụ lục 10b Giám sát đánh giá nâng cao chất lượng điều tra GSDD)
2) Đội trưởng đội điều tra
3) Điều tra viên
4) Trạm trưởng trạm y tế
Tài liệu:
Phụ lục 4: Tệp Excel mẫu tạo
số thứ tự ngẫu nhiên chọn trẻ
Trang 34Quá trình được thực hiện theo 4 bước như sau:
• Xác nhận đúng bà mẹ và trẻ theodanh sách mẫuđã lập
• Khẳng định sự đồng ý tham gia của bà mẹ
• Hướng dẫn nội dung điều tra cho bà mẹ
• Điền thông tin cơ bản vào phiếu và chỉ dẫn sang bàn số 2
• Phát nhận bồi dưỡng
• Tiếp nhận phiếu và sắp xếp phiếu đợi cân đo
• Gọi bà mẹ đến lượt, xác định trẻ dưới 2 tuổi
• Hướng dẫn bà mẹ cách bà mẹ có thể trợ giúp
• Tiến hành cân đo nhân trắc theo quy trình
• Tra bảng và đánh giá tình trạng dinh dưỡng
• Điền phiếu,đưa cho bà mẹ và chỉ dẫn sang bàn số 3
• Tiếp nhận phiếu và sắp xếp phiếu đợi phỏng vấn
• Gọi bà mẹ đến lượt, tiến hành phỏng vấn theo quy trình
• Kiểm tra điền phiếu đầy đủ
• Chỉ dẫn bà mẹ sang bàn số 4
• Tiếp nhận phiếu và sắp xếp phiếu đợi kết luận
• Đọc lại phiếu, kiểm tra điền phiếu đúng và các điểm chính liên quan đến nuôi trẻ
• Kiểm tra các kết quả nhân trắc trên phiếu phản hồi
• Phản hồi cho bà mẹ về tình trạng dinh dưỡng
• Tư vấn dinh dưỡng cần thiết
• Cảm ơn sự tham gia, chỉ sang bàn 1 để nhận bồi dưỡng
Tại 4 vị trí điều tra ở trên sẽ do các thành viên khác nhau của đội thực hiện:
Bàn 1: thường do cán bộ y tế cơ sở đảm nhiệm vìbiết rõ người dân địa phương Các bộ điều tra
trong bàn này không cần tập huấn nhưng phải được đội điều tra của tỉnh hướng dẫn và theo dõi
Trang 35Bàn 2: cân đo nhân trắc do 1-2 cán bộ đã được tập huấn về cân đo nhân trắc Các cán bộ nhân trắc
ngoài việc tiến hành cân đo còn có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ
(tính BMI) và của trẻ (bằng biểu đồ) Kết quả được ghi đồng thời trên phiếu điều tra và phiếu phản
hồi
Bàn 3: phỏng vấn đối tượng do cán bộ được tập huấn kỹ thuật phỏng vấn Số lượng cán bộ phỏng
vấn có thể tăng từ 2 đến 3 người do công việc này mất nhiều thời gian Cán bộ phỏng vấn cũng cần
có tờ chuyển đổi lịch âm dương, ảnh mẫu thực phẩm, túi đựng bao bìcác loại thuốc đa vi chất,
vitamin A, viên sắt…
Bàn 4: kết luận do đội trưởng đảm nhận Đội trưởng sẽ tra kết quả trên bảng ngưỡng suy dinh
dưỡng (trẻ dưới 2 tuổi) hoặc BK11 (trẻ 2-4 tuổi) để kiểm tra xem trẻ có bị SDD không, đồng thời tư
vấn cho bà mẹ (nếu cần thiết) Sau khi kết thúc, phát quà cho bà mẹ và yêu cầu ký nhận Phiếu sẽ
được Đội trưởng giữ lại kiểm tra và sắp xếp vào túi phiếu của cụm được điều tra
2.10.5 Giám sát chất lượng điều tra
2.10.6 Các bước cần thực hiện sau khi kết thúc điều tra tại cụm
1) Tổng hợp tình hình điều tra vào Bảng kiểm soát điều tra 30 cụm BK04 , và ghi lại các trường
hợp không cân đo được của cả mẹ và con
2) Đảm bảo cơ cấu dân số trẻ điều tra theo tỷ lệ (6 trẻ 0-5th): (15 trẻ 6-23th): (30 trẻ 24-59th
) 3) Kiểm tra cân thước
4) Tập hợp phiếu và kiểm tra lần cuối
5) Đóng gói phiếu, sắp xếp thứ tự theo cụm (xã phường),thôn và mã bà mẹ
6) Phiếu điều tra tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi và bà mẹ năm 2014
7) Bảng kiểm soát điều tra 30 cụm BK04
8) Thông báo kết quả điều tra cho địa phương dựa trên kết quả ban đầu về tình trạng dinh dưỡng
của trẻ
9) Cảm ơn về sự giúp đỡ của chính quyền địa phương
Trang 362.11 Kết thúc và báo cáo điều tra
Điều tra giám sát dinh dưỡng được tiến hành định kỳ hàng năm và luôn cần được rút kinh nghiệm để năm sau làm tốt hơn năm trước Viết báo cáo sau điều tra đã được thực hiện trong lần tổng điều tra năm 2009, không được thực hiện cho các năm trước Trong điều tra giám sát dinh dưỡng năm 2014
sẽ có yêu cầu viết báo cáo gửi kèm một bảng có dấu xác nhận của cơ quan chủ quản thực hiện điều tra giám sát dinh dưỡng, kèm theo gói phiếu gửi về trung ương – và – một bảng gửi bằng thư điện tử cho khoa giám sát dinh dưỡng (theo địa chỉ cho cán bộ quản lý số liệu điều tra giám sát của khoa GS & CSDD, VDD: nguyenvietluan.nin@gmail.com)
Mẫu báo cáo được kèm trong bộ tài liệu hướng dẫn BC01 (bản điện tử của tài liệu này sẽ được gửi qua email cho tất cả các tỉnh)
Mục đích:
Đảm bảo quá trình điều tra
được tổng hợp trong báo cáo
2) Biết cách ghi chép theo
dõi quá trình điều tra làm
tư liệu để báo cáo
Phụ lục 11: Mẫu báo cáo
điều tra giám sát dinh dưỡng
năm 2014
Trang 372.12 Kiểm tra và gửi phiếu
Tổ chức chuyển phiếu về trung ương sớm để phân tích rất quan trọng Phiếu gửi về trung ương theo đường bảo đàm của Bưu điện
2.12.1 Phiếu làm sạch 2.12.2 Khi nào thì tiến hành làm sạch phiếu 2.12.3 Trình tự xắp xếp phiếu
Phiếu được đóng gói theo từng cụm, số mã của cụm được ghi trên một tờ bìa ngoài kèm theo 3 phiếu bảng kiểm soát BK04 của 3 thôn thuộc xã đó
Khi toàn bộ các hộ trong cụm đã được phỏng vấn, đội trưởng của đội điều tra sẽ phải kiểm tra sự hoàn thiện của toàn bộ số phiếu; so sánh tổng số phiếu thu được với số liệu đã điền trong bảng kiểm soát BK04; tính tổng các cột ở cuối phiếu;
Ghi nhận xét chung về quá trình điều tra cụm đó
Gộp tất cả các phiếu của cụm theo thứ tự mã sốbà mẹ tăng dần và bó lại bằng dây ni lông Phiếu quản lý cụm điều tra sẽ được đặt lên trên cùng của bộ phiếu cụm
Toàn bộ phiếu cần được đựng trong một bao bì bìa cứng hoặc túi ni lông Bên ngoài bao bì sẽ phải ghi rõ tên địa bàn điều tra: Tên tỉnh/ thành phố; số cụm điều tra (Xã/ phường); Tổng
số bà mẹ điều tra; và thời gian hoàn thành điều tra
2.12.4 Khi nào thì gửi phiếu
Phiếu nên gửi ngay sau khi đã hoàn thành công việc kiểm tra phiếu Giữ lại hóa đơn gửi phiếu trong trường hợp kiểm toán hoặc phiếu không đến nơi nhận Trong trường hợp mang trực tiếp đến viện nên xin ký nhận đầy đủ từ phía Viện Dinh dưỡng
Trang 383 HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT CỦA GSDD
3.1 QUY TRÌNH CÂN ĐO TRẺ TẠI CỘNG ĐỒNG
1) Chuẩn bị
Mỗi bước trong quá trình cân đo cần chỉ định cụ thể người phụ trách và cần xác định rõ trước khi
cân đo Ví dụ ĐTV là “Người cân đo”, bà mẹ của trẻ là “Người trợ giúp”
Kiểm tra cân trước và trong khi sử dụng: chỉnh thăng bằng ở vị trí 0 kg đối với cân đòn hoặc cân
lòng máng; chỉnh kim đồng hồ treo Trong thời gian sử dụng thỉnh thoảng phải kiểm tra lại Nên dự
trữ sẵn một vật chuẩn khoảng 5 kg hoặc 3 kg để kiểm tra Nếu cân không cho kết qủa đúng theo vật
chuẩn thì phải chỉnh Nếu cân hỏng phải thay thế
Nếu dùng cân điện tử thì tìm mặt phẳng cứng và không bị nghiêng hay dốc Lý tưởng nhất là nền
nhà lát gạch men Nếu mặt phẳng đặt cân bị nghiêng thì sai số từ 5-10%! Trong trường hợp không
tìm được nơi bằngphẳng, cứng, phải kiểm tra lại bằng cách cân vật chuẩn trước khi cân
2) Yêu cầu có 2 ĐTV nhân trắc đã qua huấn luyện
Yêu cầu có 2 người đã qua huấn luyện để đo chiều dài/cao của trẻ:người đo (giữ trẻ và sử dụng dụng cụ),người trợ giúp (giữ trẻ và ghi chép số đo vàophiếu) Nếu có người trợ giúp không được huấn
luyện, ví dụ như bà mẹ, thì người trợ giúp đã qua huấn luyện cũng nên tự ghi số đo vàophiếu Nếu
không có người trợ giúp (chỉ có một ĐTV) thì người đo có thể tự cân trẻ và ghi lại kết quả (khi )
3) Vị trí đặt cân thước
• Nếu dùng cân lòng máng, cân điện tử, cân kim đồng hồ:
Ngay khi vào hộ điều tra, quan sát và tìm vị trí thích hợp để đặt cân và thước Lựa chọn vị trí
đặt cân thước Tốt nhất là cân đo ngoài trời khi ban ngày Nếu trời lạnh, mưa hay quá nhiều
người xung quanh ảnh hưởng đến quá trình cân đo thì có thể chuyển vào trong nhà Cần đảm
bảo đủ ánh sáng trong nhà, chọn mặt phẳng vững chắc để làm nơi đặt cân (như mặt bàn, sàn
nhà )
• Nếu dùng cân đòn treo hoặc cân đồng hồ treo:
Dùng dây có tính bền chắcđể treo cân lên xà ngang hoặc cành cây vững chắc
4) Xác định tuổi
Trước khi cân đo, cần phải xác định tuổi của trẻ Nếu trẻ <2 tuổi, đo chiều dài nằm Trẻ ≥2 tuổi đo
chiều cao đứng(nếu không xác định được chính xác tuổi, đo chiều dài nằm nếu trẻ dài dưới 85cm)
Cách xác định trẻ dưới 2tuổi được dựa trên ngày sinh của trẻ và ngày điều tra.Nếu ngày sinh của trẻ
với ngày điều tra chênh nhau hơn2năm (≥24 tháng) thì được tính trẻ đã trên 2 tuổi Ví dụ: Ngày điều
tra là 17/07/2013 Nếu trẻ sinh từ ngày 17/07/2011 trở về trước thì được tính là trẻ trên 2tuổi, còn trẻ sinh sau ngày 17/07/2011 thì được tính trẻ là trẻ dưới 2 tuổi Nếu bà mẹ chỉ biết ngày sinh của trẻ
nhỏ nhất theo lịch âm trong năm 2011 thì chuyển đổi sang lịch dương (sử dụng bảng chuyển đổi lịch âm-dương của năm 2011), sau đó áp dụng phương pháp trên để xác định
Trang 395) Khi nào thì tiến hành cân đo nhân trắc
Cân và đo sau khi đã ghi đủ các thông tin phỏng vấn trong phiếu.Khi đó ĐTV cũng đã làm quen
được với các thành viên của hộ KHÔNG cân đo trước khi phỏng vấn hay khi vừa vào nhà, gây cảm
giác xâm phạm riêng tư của gia đình
6) Cân và đo lần lượt từng trẻ
Nếu bà mẹ có hơn 1 trẻ được lựa chọn thì cần hoàn thành phiếu và cân đo 1 trẻ trước,sau đó tiếp tục
tiến hành với trẻ sau KHÔNG cân đo tất cả các trẻ cùng một lúc Làm thế dễ gây nhầm lẫn và sai số
đo, ghi số đo của trẻ này vào phiếu của trẻ khác Cất dụng cụ vào túi ngay khi kết thúc cân đo ở mỗi
hộ
7) Kiểm soát trẻ
Khi cân và đo, ĐTV cần kiểm soát trẻ Cần giữ trẻ nhẹ nhàng nhưng chắc chắn Khả năng bình tĩnh
và tự tin của ĐTV sẽ có thể tác động tốt tới bà mẹ và đứa trẻ
Khi cân, trẻ cần được bỏ khăn mũ, giày dép.Vào mùa ấm/nóng nên cởi bớt quần áo,vào mùa rét nên
cân ở nơi kín gió, cởi bớt quần áo nhưng chú ý đề phòng trẻ bị lạnh
Nếu trẻ được đặt vào cân thước, ĐTV cần giữ và kiểm soát trẻ khỏi trượt ngã Không bao giờ để trẻ
một mình trên cân thước,luôn giữ lấy trẻ trừ khi ĐTV phải bỏ tay ra vài giây đểthao tác lấy số đo
8) Trẻ quá lo sợ
Khi cân đo, ĐTV cân đo sẽ phải chạm vào người trẻ, gây cho trẻ căng thẳng, lo sợ
Giải thích về quy trình cân đo cho bà mẹ và giỗ dành trẻ để giảm thiểu sự lo sợ hay không thoải mái
của đối tượng ĐTV cần xác định ngừng việc cân đo lạikhi bàmẹ hay trẻ quá lo lắng, sợ hãi Nên
nhớ, trẻ nhỏ thường không hợp tác, chúng có thể gàokhóc , đấm đá và có thể cắn Nếu một trẻ quá
sợ và khóc nhiều, cố gắng giữ bình tĩnh cho trẻ, đưa trẻ cho bà mẹ bế một lúc trước khi cân đo lại
Không tiến hành cân và đo trẻ khi:
1) Bà mẹ từ chối
2) Trẻ quá ốm yếu hay quá sợ
Trang 403) Thân thể trẻ bị dị tật, biến dạng làm ảnh hưởng đến kết quả đo Để thể hiện tế nhị, ĐTV có
thể vẫn cân đo trẻ đó nhưng cần ghi chú về dị tật của trẻ trong phiếu
9) Ghi chép số đo - Cẩn thận
Ghi chép kết quả bằng bút mực Nếu ĐTV ghi nhầm, gạch bỏ kết quả sai và ghi lại kết quả đúng
Không cầm bút trong tay hay ngậm ở miệng, cài lên tóc hay để túi áo ngực trong khi cân đo vì sự
bất cẩn này có thể gây thương tích cho trẻ hay chính ĐTV Khi không dùng đến bút, có thể để trong
túi đựng dụng cụ, hộp bút hay trong phiếu điều tra Không được để móng tay dài Nên tháo bỏ nhẫn
và đồng hồ trước khi cân đo Không được hút thuốc khi vào hộ gia đình hay khi cân đo
10) Cố gắng nâng cao kỹ thuật
ĐTV có thể trở thành một chuyên gia nếu cố gắng cải thiện kỹ thuật và luôn tuân theo từng bước
của quy trình Chất lượng và tốc độ cân đo sẽ được nâng cao khi được thực hành nhiều Nếu thực
hiện điều tra theo nhóm, ĐTV không chỉ phải có trách nhiệm với công việc của chính mình mà còn
với chất lượng công việc của cả nhóm