Lư uý rằng ngoài những nhà sản xuất ủng hộ hoặc phản đối đề nghị điều tra đánh thuế chống trợ cấp thì còn có cả những nhà sản xuất trung lập, tức là không thể hiện sự ủng hộ hay phản đối Sản lượng của nhữngnhà sản xuất này

Một phần của tài liệu Trợ cấp và các biện pháp đối kháng.doc (Trang 28 - 32)

không được tính đến khi so sánh giữa tương quan sản lượng của những nhà sản xuất ủng hộvà phản đối đề nghị

điều tra. Hiệp định SCM cũng cho phép người làm công (employees) hoặc đại diện nhữngngười làm công cho

doanh nghiệp sản xuất sản phẩm tương tự trong nước được quyền nộp hồ sơ đề nghị điềutra hoặc được bày tỏ sự

Theo qui định của Hiệp định SCM, điều tra để áp dụng thuế chống trợ cấp phải kết thúc trong thời hạn 12 tháng, và trong trường hợp đặc biệt chỉ được kéo dài tới tối đa là 18 tháng kể từ khi chính thức bắt đầu điều tra.

Các bên liên quan trong quá trình điều tra gồm: - Nhà sản xuất hoặc xuất khẩu nước ngoài; hoặc

- Nhà nhập khẩu sản phẩm đang bị điều tra về trợ cấp; hoặc

- Hiệp hội kinh doanh hay thương mại mà đa số thành viên là các nhà sản xuất, xuất khẩu, hoặc nhập khẩu sản phẩm đang bị điều tra về trợ cấp;

- Nhà sản xuất sản phẩm tương tự tại nước nhập khẩu; hoặc

- Hiệp hội kinh doanh hay thương mại có đa số thành viên cũng sản xuất sản phẩm tương tự tại nước nhập khẩu;

- Các đối tượng khác.

Các bên liên quan được cơ quan điều tra của nước nhập khẩu thông báo về cuộc điều tra, yêu cầu cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ điều tra và được tạo cơ hội để trình bày những bằng chứng và lập luận, giải trình về các vấn đề liên quan trong quá trình điều tra. Ngoài ra, các bên liên quan cũng được quyền tiếp cận thong tin mà cơ quan điều tra của nước nhập khẩu nắm giữ, trừ những thông tin mật. Các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm bị điều tra làm đầu vào sản xuất hoặc các hiệp hội người tiêu dùng tại nước nhập khẩu nếu sản phẩm bị điều tra thường được phân phối thông qua kênh bán lẻ cũng có quyền được cơ quan điều tra tạo cơ hội để trình bày hoặc cung cấp thông tin liên quan tới trợ cấp, thiệt hại và quan hệ nhân quả đang được tiến hành điều tra.

Diễn biến của quá trình điều tra có thể được tóm tắt như sau:

(i) Ngay sau khi chính thức bắt đầu điều tra, cơ quan điều tra của nước nhập khẩu phải công bố quyết định tiến hành điều tra và thông báo cho chính phủ nước xuất khẩu có sản phẩm bị điều tra cũng như các bên có quyền lợi lien quan. Công bố này cần bao gồm các nội dung như: tên nước xuất khẩu và sản phẩm bị điều tra, ngày bắt đầu điều tra, tóm tắt các căn cứ mà những người đứng tên trong hồ sơ đề nghị điều tra đưa ra về trợ cấp và thiệt hại, địa chỉ lien lạc của cơ quan điều tra, thời hạn dành cho các nước quan tâm và các bên lien quan bày tỏ quan điểm. Các nhà xuất khẩu và chính phủ nước xuất khẩu sẽ được cung cấp toàn văn hồ sơ đề nghị điều tra áp dụng thuế chống trợ cấp mà cơ quan điều tra đã nhận được. Các bên liên quan khác cũng được quyền yêucầu cơ quan điều tra cho phép tiếp cận văn bản hồ sơ này;

(ii) Cơ quan điều tra gửi bản câu hỏi điều tra cho các nhà xuất khẩu, nhà sản xuất của nước xuất khẩu và chính phủ nước xuất khẩu có sản phẩm đang bị điều tra. Các đối tượng được gửi câu hỏi điều tra sẽ được dành tối thiểu 30 ngày kể từ ngày nhận được câu hỏi để hoàn thành bản trả lời. Bản câu hỏi điều tra thường bao gồm các yêu cầu về: thông tin chung về doanh nghiệp (hình thức pháp nhân, các cổ đông lớn, mô hình tổ chức; công ty mẹ/con, chi nhánh, các sản phẩm của doanh nghiệp, v.v.); mô tả sản phẩm liên quan; số liệu thống kê (về sản lượng, doanh số, doanh thu ròng, năng lực sản xuất, công suất, tồn

kho/dự trữ, số lượng nhân công, giá trị đầu tư, v.v.); thông tin về xuất khẩu sản phẩm liên quan sang nước nhập khẩu (các giao dịch xuất khẩu với khách hàng quan hệ và có quan hệ, v.v.); thông tin về chương trình/biện pháp trợ cấp; v.v.

(iii) Trong quá trình điều tra, các bên liên quan và chính phủ nước xuất khẩu có quyền đề nghị với cơ quan điều tra tạo cơ hội cho trình bày các bằng chứng, thông tin liên quan cũng như ý kiến, nhận xét bằng lời trực tiếp hoặc thong qua văn bản. Tuy nhiên, mọi trình bày

của các bên liên quan lẫn của đại diện chính phủ nước xuất khẩu cuối cùng đều phải thể hiện lại dưới dạng văn bản để tổng hợp vào hồ sơ. Các quyết định của cơ quan điều tra cũng chỉ được căn cứ trên cơ sở các thông tin, lập luận lưu dưới dạng văn bản này.

(iv) Điều tra thực tế tại cơ sở (on-the-spot investigation): Cơ quan điều tra có thể tiến hành các chuyến điều tra tại lãnh thổ nước xuất khẩu nếu cần thiết, nhưng phải thông báo trước một khoảng thời gian hợp lý cho chính phủ nước xuất khẩu và không gặp phải sự phản đối của chính phủ này. Ngoài ra, cơ quan điều tra cũng có thể tiến hành điều tra tại cơ sở của nhà sản xuất hoặc xuất khẩu nước ngoài và xem xét các hồ sơ lưu trữ của doanh nghiệp đó nếu được sự đồng ý của doanh nghiệp và chính phủ nước liên quan sau khi nhận được thông báo về ý định điều tra của cơ quan điều tra. Thông thường các cuộc

điều tra tại cơ sở được tiến hành sau khi cơ quan điều tra đã nhận được trả lời bản câu hỏi điều tra nhằm thẩm tra các thông tin đã nhận được hoặc thu thập thêm thông tin còn thiếu. (v) Nếu chính phủ nước xuất khẩu hoặc bên liên quan nào từ chối cung cấp các thông tin cần thiết trong thời hạn hợp lý hoặc cố tình ngăn cản điều tra thì cơ quan điều tra được quyền đưa ra các kết luận sơ bộ và chính thức căn cứ theo những dữ kiện thực tế mà cơ quan này có thể thu thập được (facts available).

(vi) Khi cơ quan điều tra đã có kết luận sơ bộ về vụ việc:

- Nếu mức trợ cấp thấp hơn mức ngưỡng cho phép (de minimis11), hoặc khối lượng hàng nhập khẩu được trợ cấp thực tế hoặc có tiềm năng là không đáng kể, hoặc thiệt hại không đáng kể thì cơ quan điều tra sẽ chấm dứt điều tra.

- Nếu kết luận sơ bộ cho thấy rằng có tồn tại trợ cấp và thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước là do hàng nhập khẩu được trợ cấp gây ra:

+ cơ quan điều tra có thể áp dụng các biện pháp tạm thời để ngăn chặn thiệt hại xảy ra trong quá trình điều tra. Biện pháp tạm thời có thể dưới hình thức thuế chống trợ cấp tạm thời (provisional duties) được bảo đảm bằng một khoản tiền đặt cọc (cash deposit) hoặc cam kết nộp thuế (bond) với giá trị tương đương với mức trợ cấp tạm tính. Biện pháp tạm

thời chỉ được áp dụng sớm nhất là ngày thứ 61 tính từ ngày chính thức bắt đầu điều tra về trợ cấp và chỉ được kéo dài tối đa 4 tháng;

+ thay vì áp dụng biện pháp tạm thời, cơ quan điều tra có thể chấp thuận cam kết tự nguyện của chính phủ nước xuất khẩu hoặc nhà xuất khẩu: chính phủ nước xuất khẩu cam kết chấm dứt hoặc hạn chế trợ cấp hoặc áp dụng biện pháp khác để điều chỉnh tác động của trợ cấp12. Nhà xuất khẩu cam kết tăng giá sản phẩm xuất khẩu tới mức đủ để loại bỏ thiệt hại do trợ cấp gây ra cho ngành sản xuất của nước nhập khẩu và cam kết này

được sự đồng ý của chính phủ nước xuất khẩu; Quá trình điều tra có thể bị đình chỉ hay chấm dứt khi cơ quan điều tra của nước nhập khẩu chấp thuận các cam kết trên. Tuy nhiên, nếu chính phủ nước xuất khẩu hoặc cơ quan điều tra nước nhập khẩu vẫn muốn

hoàn tất cuộc điều tra đã khởi xướng thì điều tra vẫn được tiếp tục. Nếu kết luận điều tra cuối cùng cho thấy không có trợ cấp hoặc thiệt hại thì cam kết tự động hết hiệu lực, trừ trường hợp chính do sự tồn tại của cam kết mà điều tra mới đi đến kết luận đó. Nếu kết

11Mức ngưỡng này là 1% giá trị mỗi đơn vị sản phẩm bị điều tra đối với trợ cấp do nước thành viên phát triển sử dụng, là 2% với nước thành viên đang phát triển và 3% với nước thành viên kém phát triển nhất, nước thành viên đang phát là 2% với nước thành viên đang phát triển và 3% với nước thành viên kém phát triển nhất, nước thành viên đang phát triển có GNP bình quân đầu người mỗi năm dưới 1.000 USD và nước thành viên đang phát triển đã chấm dứt trợ cấp xuất khẩu trước năm 2003.

12.Biện pháp khác để điều chỉnh tác động của trợ cấp. chẳng qua là cách nói ngoại giao để đề cập tới các biện pháp hạn chế định lượng (Theo tài liệu .The Law of Subsidies under GATT/WTO system.). chế định lượng (Theo tài liệu .The Law of Subsidies under GATT/WTO system.).

luận điều tra cuối cùng cho thấy có trợ cấp và thiệt hại thì cam kết vẫn tiếp tục được thi hành;

(vi) Quyết định đánh thuế chống trợ cấp chính thức và thu thuế:

- Trong thời hạn hợp lý trước khi đưa ra kết luận điều tra cuối cùng, cơ quan điều tra phải thông báo cho chính phủ nước xuất khẩu và các bên liên quan về các dữ kiện thực tế mà cơ quan này đã căn cứ vào đó để quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp hay không áp dụng để các bên có đủ thời gian bảo vệ lợi ích của mình.

+ Nếu điều tra đã thực hiện theo đúng thủ tục và trình tự quy định và đi đến kết luận rằng các điều kiện để đánh thuế chống trợ cấp đã hội đủ, cơ quan điều tra sẽ xác định mức thuế chống trợ cấp cần thiết và ra quyết định đánh thuế chống trợ cấp chính thức. Mức thuế này không được lớn hơn giá trị của trợ cấp vì mục đích của việc đánh thuế chỉ là nhằm loại bỏ thiệt hại do trợ cấp gây ra đối với ngành sản xuất trong nước. Nếu trước đó thuế tạm thời đã được tạm tính và tạm thu dưới hình thức nhà nhập khẩu đặt cọc một khoản tiền hoặc nộp cam kết nộp thuế (bond) thì sau khi có quyết định cuối cùng, cơ quan điều tra có thể tính lại khoản thuế chính xác phải thu cho thời gian áp dụng thuế tạm thời trước đó theo mức thuế chính thức. Nếu khoản tiền tạm tính và tạm thu trước đó thấp hơn thuế chính thức thì nhà nhập khẩu không phải nộp thêm phần tiền chênh lệch, còn nếu lớn hơn thuế chính thức thì nhà nhập khẩu sẽ được hoàn lại phần tiền chênh lệch (nếu trước đó phải đặt cọc) hoặc được trả lại cam kết nộp thuế (bond);

+ Nếu kết luận điều tra cuối cùng là không có trợ cấp hoặc thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước thì nhà nhập khẩu sẽ được hoàn lại mọi khoản tiền đặt cọc hoặc được trả lại cam kết nộp thuế (bond) đã nộp trước đó;

- Trong trường hợp đặc biệt khi cơ quan điều tra thấy rằng thiệt hại khó có thể khắc phục và do khối lượng lớn hàng nhập khẩu được nước ngoài trợ cấp gây ra trong một khoảng thời gian tương đối ngắn, cơ quan này có thể quyết định đánh thuế chống trợ cấp chính thức cả với các sản phẩm từ nước trợ cấp được nhập khẩu vào trong nước trong phạm vi 90 ngày trước ngày bắt đầu áp dụng thuế tạm thời nhằm ngăn chặn thiệt hại tái diễn.

2.3. Nguyên tắc áp dụng và rà soát thuế chống trợ cấp

2.3.1. Nguyên tắc áp dụng thuế chống trợ cấp

- Mức thuế chống trợ cấp không được cao hơn giá trị trợ cấp tính theo đơn vị sản phẩm nhập khẩu được trợ cấp;

- Thuế chống trợ cấp phải được áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các nước bị xác định là có trợ cấp gây ra thiệt hại cho ngành sản xuất của nước nhập khẩu, trừ hàng nhập khẩu từ những nước đã tuyên bố chấm dứt trợ cấp hoặc đã đưa ra cam kết và được cơ quan điều tra chấp thuận. Tuy nhiên, mức thuế cụ thể áp dụng với hàng nhập khẩu của mỗi nước khác nhau cũng khác nhau phụ thuộc vào mức độ trợ cấp và thiệt hại cụ thể của từng trường hợp.

- Nếu có nhà xuất khẩu do thuộc nước xuất khẩu bị áp dụng thuế chống trợ cấp nhưng trên thực tế đã không được điều tra (vì một lý do nào đó chứ không phải do từ chối hợp tác với cơ quan điều tra) thì cơ quan điều tra sẽ phải tiến hành điều tra nhanh để xác định một mức thuế riêng hợp lý cho nhà xuất khẩu đó.

2.3.2. Thời hạn áp dụng và rà soát thuế chống trợ cấp

Thuế chống trợ cấp được áp dụng chừng nào còn cần thiết để đối phó với trợ cấp của nước ngoài gây ra thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước. Tuy nhiên, để ngăn chặn việc lạm dụng thuế chống trợ cấp, Hiệp định SCM quy định thời hạn áp dụng thuế chống trợ cấp tối

đa là 5 năm kể từ ngày bắt đầu áp dụng. Nếu muốn kéo dài thời hạn trên thì cơ quan điều tra bắt buộc phải tiến hành rà soát việc áp dụng thuế chống trợ cấp theo các thủ tục như điều tra mới trước khi thời hạn áp dụng 5 năm nói trên kết thúc. Cơ quan điều tra có thể chủ động tiến hành rà soát hoặc tiến hành rà soát theo đề nghị của đại diện ngành sản xuất trong nước.

Trong trường hợp rà soát khi có yêu cầu, điều kiện để tiến hành rà soát là khoảng thời gian từ lúc áp dụng thuế chống trợ cấp chính thức cho đến lúc có đề nghị rà soát đã đủ dài và đơn đề nghị phải cung cấp được các thông tin hợp lý chứng minh cho sự cần thiết phải tiến hành rà soát. Mục đích của việc rà soát theo đề nghị của đại diện ngành sản xuất trong nước là để xác định xem có cần tiếp tục đánh thuế để đối phó với trợ cấp hay không, nếu thay đổi mức thuế hoặc chấm dứt đánh thuế thì thiệt hại có thể tiếp diễn hay tái diễn hay không. Cơ quan điều tra phải cố gắng kết thúc rà soát càng nhanh càng tốt, thông thường trong vòng 12 tháng kể từ ngày bắt đầu tiến hành rà soát. Trong khi chờ kết luận rà soát của cơ quan điều tra, thuế chống trợ cấp vẫn tiếp tục được áp dụng. Nếu kết luận rà soát cho thấy vẫn cần áp dụng thuế chống trợ cấp, thuế này có thể được áp dụng tiếp trong vòng 5 năm kể từ ngày có kết luận nói trên.

Một phần của tài liệu Trợ cấp và các biện pháp đối kháng.doc (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w