Thủ tục điều tra và áp dụng thuế chống trợ cấp theo quy định của WTO

Một phần của tài liệu Trợ cấp và các biện pháp đối kháng.doc (Trang 27 - 28)

Trên cơ sở hồ sơ đề nghị áp dụng thuế chống trợ cấp (dưới đây gọi tắt là hồ sơ đề nghị) hợp lệ và đầy đủ bằng chứng của ngành sản xuất trong nước hoặc của đại diện cho ngành đó, cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu (dưới đây gọi tắt là cơ quan điều tra) sẽ tiến hành điều tra để xác định sự tồn tại, mức độ của trợ cấp, thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước và mối liên hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu được trợ cấp với thiệt hại đó. Trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra sẽ tiến hành tham vấn với các bên liên quan (như nhà sản xuất nước ngoài, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu sản phẩm đang bị điều tra, các hiệp hội liên quan, nhà sản xuất hoặc hiệp hội liên quan trong nước nhập khẩu, chính phủ nước xuất khẩu, v.v...) để làm rõ các vấn đề cần điều tra.

Kết quả của việc điều tra có thể đi đến quyết định (i) đánh thuế chống trợ cấp nếu các điều kiện và thủ tục quy định được đáp ứng; (ii) không đánh thuế chống trợ cấp trong trường hợp không hội đủ các điều kiện, trợ cấp dưới mức ngưỡng cho phép, lượng hàng nhập khẩu được trợ cấp hoặc thiệt hại gây ra không đáng kể, v.v...); hoặc (iii) nước nhập khẩu chấp nhận các cam kết tự nguyện do nhà xuất khẩu nước ngoài hoặc chính quyền nước xuất khẩu đưa ra. Sau khi đã có kết luận bước đầu về sự tồn tại của trợ cấp và thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước do hàng nhập khẩu được trợ cấp gây ra, cơ quan điều tra của nước nhập khẩu có thể áp dụng biện pháp tạm thời để ngăn chặn thiệt hại tiếp tục xảy ra trong quá trình điều tra.

Hiệp định SCM cũng quy định về quá trình điều tra, phương pháp điều tra, các biện pháp tạm thời được phép áp dụng trong quá trình điều tra và cách thức đánh thuế chống trợ cấp chính thức sau khi có kết luận điều tra cuối cùng.

2.1 Nộp hồ sơ

Việc điều tra để xác định sự tồn tại, mức độ và tác động của trợ cấp nước ngoài thường được tiến hành trên cơ sở đề nghị bằng văn bản của ngành sản xuất sản phẩm tương tự tại nước nhập khẩu, hoặc của một nhóm các nhà sản xuất đại diện cho ngành đó. Tuy nhiên, WTO cũng cho phép trong một số trường hợp đặc biệt khi đủ bằng chứng về trợ cấp của nước ngoài, thiệt hại và quan hệ nhân quả giữa trợ cấp và thiệt hại, cơ quan điều tra của nước nhập khẩu có thể quyết định bắt đầu tiến hành điều tra mặc dù không có hồ sơ của ngành sản xuất hoặc đại diện ngành đề nghị điều tra đánh thuế chống trợ cấp.

Hồ sơ đề nghị cần cung cấp các thông tin chủ yếu sau:

- Thông tin về các nhà sản xuất của nước nhập khẩu ký tên trong hồ sơ đề nghị điều tra áp dụng thuế chống trợ cấp; mô tả về sản lượng và giá trị sản xuất sản phẩm tương tự tại nước nhập khẩu của các đối tượng này; danh sách tất cả các nhà sản xuất hoặc hiệp hội các nhà sản xuất sản phẩm tương tự tại nước nhập khẩu mà các đối tượng ký tên trong hồ sơ đề nghị có thông tin;

- Mô tả đầy đủ về sản phẩm nhập khẩu bị điều tra áp dụng thuế chống trợ cấp; nước xuất xứ hoặc xuất khẩu sản phẩm đó; giới thiệu về từng nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất nước ngoài mà các đối tượng ký tên trong hồ sơ đề nghị có thông tin; danh sách những nhà nhập khẩu sản phẩm đang bị đề nghị điều tra áp dụng thuế chống trợ cấp;

- Bằng chứng về sự tồn tại, giá trị và bản chất của trợ cấp mà hàng nhập khẩu đang được hưởng;

- Bằng chứng về việc thiệt hại mà ngành sản xuất của nước nhập khẩu phải gánh chịu là do hàng nhập khẩu được nước ngoài trợ cấp gây ra, bao gồm thông tin về mức tăng khối lượng hàng nhập khẩu được trợ cấp, tác động của hàng nhập khẩu được trợ cấp đến giá sản phẩm tương tự tại thị trường nước nhập khẩu và ảnh hưởng hệ quả của hàng nhập khẩu được trợ cấp đối với ngành sản xuất của nước nhập khẩu, thể hiện qua các yếu tố và chỉ tiêu lien quan đến tình trạng ngành như sản lượng, doanh số, thị phần, lợi nhuận, v.v.;

Cơ quan điều tra sẽ kiểm tra tính đại diện của những người ký tên trong hồ sơ đề nghị cũng như tính chính xác và đầy đủ của các bằng chứng nêu trong hồ sơ này để đi đến quyết định có đủ căn cứ bắt đầu điều tra hay chưa.

Về tính đại diện của hồ sơ: hồ sơ chỉ được coi là thoả mãn yêu cầu về tính đại diện cho ngành sản xuất liên quan tại nước nhập khẩu nếu được sự ủng hộ của các nhà sản xuất chiếm hơn 50% tổng sản lượng sản phẩm tương tự của tất cả các nhà sản xuất hoặc ủng hộ hoặc phản đối đề nghị điều tra đánh thuế chống trợ cấp10. Đồng thời, tổng sản lượng của các nhà sản xuất tại nước nhập khẩu thể hiện sự ủng hộ đối với đề nghị điều tra phải chiếm ít nhất 25% tổng sản lượng của ngành sảnxuất sản phẩm tương tự với sản phẩm nhập khẩu được trợ cấp. Nói một cách đơngiản, sản lượng cộng gộp của những nhà sản xuất ủng hộ đề nghị điều tra phải lớnhơn sản lượng cộng gộp của những nhà sản xuất phản đối đề nghị này và phải chiếmtối thiểu 25% tổng sản lượng của ngành liên quan.

Trước khi bắt đầu điều tra, nước có sản phẩm xuất khẩu là đối tượng bị đề nghị điều tra sẽ được mời tham vấn nhằm làm rõ các vấn đề có liên quan đến nội dung hồ sơ đề nghị cũng như nhằm đi đến nhất trí một giải pháp được các bên cùng nhất trí để giải quyết vấn đề. Hiệp định SCM không giải thích thế nào được coi là một giải pháp được các bên cùng nhất trí mà để tuỳ ý các nước liên quan thỏa thuận với nhau. Do đó, giai đoạn tham vấn có vai trò như một khâu hòa giải sớm giữa chính phủ hai nước có liên quan.

2.2. Quá trình điều tra

10 Lưu ý rằng ngoài những nhà sản xuất ủng hộ hoặc phản đối đề nghị điều tra đánh thuế chống trợ cấp thì còn có cả những nhà sản xuất trung lập, tức là không thể hiện sự ủng hộ hay phản đối. Sản lượng của nhữngnhà sản xuất này

Một phần của tài liệu Trợ cấp và các biện pháp đối kháng.doc (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w