Tài liệu hướng dẫn khi Bé bị bón

2 489 0
Tài liệu hướng dẫn khi Bé bị bón

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tài liệu hướng dẫn khi Bé bị bón − Thưa bác sĩ, cháu bị bón quá, hai ba ngày mới đi tiêu một lần, tôi phải bơm đít mỗi ngày cho cháu. − Phân của cháu ra sao? − Phân cháu vẫn tốt, mềm, không sao cả, chỉ phải cái hai ba ngày mới đi một lần! − Cháu bú sữa gì? − Bú sữa mẹ. Thì ra đây là một bà mẹ “khó tánh”, bà nghĩ rằng người lớn “nên” đi tiêu mỗi ngày một lần thì bé cũng phải thế. Có lẽ trong thâm tâm, bà cũng như hầu hết chúng ta cho rằng bé là một người lớn thu nhỏ và người lớn là bé kéo dài. • Bón là gì? Thực ra bà hiểu lầm chữ bón. Thời gian giữa hai lần đi cầu mới chỉ là yếu tố phụ, yếu tố chính căn cứ vào tính chất của phân. Phân cứng, khô, ít, thì bón. Phân mềm, đi tiêu dễ dàng thì không phải là bón dù hai ba ngày bé mới đi một lần. Trường hợp bú sữa mẹ càng đặc biệt. Sữa mẹ là thứ sữa tốt nhất đối với bé, bé hấp thu dễ dàng và trọn vẹn, rất ít chất bã nên nhiều khi năm bảy ngày bé mới đi tiêu một lần mà không phải bón, nếu phân bé vẫn mềm tốt, bé đi vẫn dễ dàng. Trái lại, cũng trong trường hợp bú sữa mẹ, bé có thể đi tiêu mỗi ngày năm ba lượt, có chút nước, lợn cợn, lúc để lâu ngoài không khí hóa xanh xanh thì cũng không phải là bé tiêu chảy! Chẳng thuốc men gì cả! Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bé bón thực sự, nhất là ở các bé bú sữa bò, sữa đặc có đường. Nếu pha không đúng cách, pha loãng quá, phân bé ít, đặc cứng, lâu ngày mới đi cầu một lần thành bón. Pha đặc quá thì thiếu nước càng dễ bị bón. Như vậy, phân lượng sữa pha cho bé uống phải thích hợp. Khi bị bón, bé cẳn nhẳn, khó chịu, đau bụng từng cơn, bỏ bú và có khi nóng. Nhiều bà mẹ có thói quen thấy con nóng thì bơm đít một ống glycérine cho đi cầu, tưởng làm vậy là bé hết nóng, thực ra rất hiếm trường hợp nóng vì bón, trái lại đau bụng thì thường hơn. Tôi gặp một trường hợp khác đặc biệt. Bé T. năm tuổi, con một người bạn, bị đau bụng đã hai mươi ngày, đau từng cơn, rồi hết, rồi lại đau, ba bé ngờ bé bị lãi, cho uống thuốc lãi không hết; ngờ kiết, cho uống thuốc kiết, không hết; sau cùng cho bé uống mấy thứ thuốc chống đau bụng, hy vọng bé hết đau, nhưng bé chỉ tạm hết rồi lại đau dữ dội hơn. Bụng gò lên một cục, chạy tới chạy lui Ba bé sợ bị bướu độc hoặc một trường hợp cần giải phẫu nên dẫn đến tôi. Khám xong, tôi thấy bé có một “bướu phân” rất to ở vùng hông trái mà các thứ thuốc chống đau bụng làm mất sự co thắt của ruột càng làm cho bé bón thêm và khi hết thuốc càng đau bụng hơn. Cuối cùng phải bơm cho bé đi ra mới yên! • Nguyên nhân bón: Một vài chứng bệnh gây ra bón kinh niên như bệnh nhược giáp (suy tuyến giáp), bệnh ruột già phình to, nhưng rất hiếm. Thường nhất là trường hợp bé bị rách hậu môn, tét hậu môn, mỗi lần bé đi cầu đau chịu không nổi nên bé sợ hãi không dám đi nữa. Mỗi lần đi là kêu khóc ầm ĩ. Lâu ngày thành bón nặng. Bác sĩ sẽ phải chữa lành chứng tét hậu môn bé mới bình thường được. − Khi bé bị một bệnh tổng quát nào khác như cảm cúm, đau cổ họng, thúi lỗ tai và các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, sốt thương hàn bộ tiêu hóa của bé cũng bị rối loạn, bé mửa, bỏ ăn và có thể bón. − Trường hợp bé trên hai tuổi, đi cầu phân chặt cứng, tròn, lục cục như cứt dê, ta gọi là bón vì ruột co thắt, phần lớn do sự căng thẳng thần kinh. Bón ở trẻ con cũng có thể hoàn toàn do tâm lý. Trẻ từ một đến hai tuổi vì lý do nào đó đi cầu bị đau (chẳng hạn bé ăn bắp nướng, ăn ổi xanh) một vài lần sẽ sợ hãi hàng tháng, không chịu đi cầu và phân bé nằm lâu trong trực tràng bị hấp thu hết nước, khô cứng lại thành bón. Mặc khác các bà mẹ tập cho bé “vệ sinh” quá sớm, bắt bé phải có thói quen đi tiêu vào bô Khi đến hai tuổi bé luôn luôn phản đối người lớn thì bé sẽ từ chối không theo lới má dạy nữa. Bé phản kháng bằng cách không chịu đi cầu theo ý má nữa, nín lại nên thành bón. Có khi bé chịu vào bô ngồi nhưng không tiêu, chờ một lúc khác lén đi vào góc nhà tiêu bậy hoặc tiêu trong quần khoái hơn. Lớn một chút nữa, bé có thể vì mắc cỡ với bạn mà không chịu đi cầu, rán nhịn cơn đau, cũng thành bón. Nên hiểu và thông cảm bé những trường hợp đó. Dỗ dành một chút mà không xong thì kệ, bé đang cần tỏ ra quan trọng, độc lập đó, đừng có nổi giận mắng oan bé. Tóm lại, bé bú sữa mẹ ít khi bón, năm ba ngày đi một lần cũng chẳng sao, nếu phân bé tốt. Bón là khi phân cứng, khô, ít, đi khó khăn. Bé bú sữa bò thường bón hơn, nhớ cho bé ăn thêm trái cây: cam, đu đủ, nước cải xà lách • Chữa trị bón: Có một vài thứ thuốc giúp cho phân mềm, dễ đi tiêu ở trẻ con, do bác sĩ chỉ định. Luôn luôn để ý thay đổi cách pha chế sữa cho đúng lứa tuổi, cho bé uống nhiều nước, ăn thêm cam, nước trái cây từ lúc bé lên hai tháng. Không nên tự động mua thuốc xổ uống và nhất là không nên dùng thường loại thuốc bơm hậu môn. Tôi biết có bà mẹ nóng lòng bơm cả 10 ống thuốc trong hai ngày liền, bắt buộc bé phải ỉa ra phân – có bà bơm cho bé hai tháng liên tiếp như thế làm mất phản xạ tự nhiên của hậu môn. Không biết các bà mẹ đó có thử tự bơm cho mình lần nào chưa? Nếu có, chắc bà phải biết thức thuốc đó nó nóng ra sao và kích thích ruột làm quặn đau như thế nào! . Tài liệu hướng dẫn khi Bé bị bón − Thưa bác sĩ, cháu bị bón quá, hai ba ngày mới đi tiêu một lần, tôi phải bơm đít mỗi ngày. lần thành bón. Pha đặc quá thì thiếu nước càng dễ bị bón. Như vậy, phân lượng sữa pha cho bé uống phải thích hợp. Khi bị bón, bé cẳn nhẳn, khó chịu, đau bụng từng cơn, bỏ bú và có khi nóng lại, bé bú sữa mẹ ít khi bón, năm ba ngày đi một lần cũng chẳng sao, nếu phân bé tốt. Bón là khi phân cứng, khô, ít, đi khó khăn. Bé bú sữa bò thường bón hơn, nhớ cho bé ăn thêm trái cây: cam,

Ngày đăng: 14/04/2015, 07:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan