Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 31 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
31
Dung lượng
215,5 KB
Nội dung
PHẦN I : PHẦN MỞ ĐẦU I / Lý do chọn đề tài: 1. Cơ sở lý luận: Văn học là một môn nghệ thuật không thể thiếu được đối với trẻ em, nhất là trong chương trình giáo dục mầm non . Trong công tác giáo dục việc sử dụng phương tiện văn học ngày càng được coi trọng. Vì nó đem đến cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về cuộc sống xung quanh, các tác phẩm văn học nó đem lại và mở ra cho trẻ thế giới tình cảm của con người, kích thích sự chú ý đến con người, nó nuôi dưỡng và phát triển trí tưởng tượng sán tạo nghệ thuật và làm cho vốn ngôn ngữ của trẻ được chau chuốt có cấu trúc ngữ pháp đúng. Do vậy trong hoạt động dạy phải xác định được mục đích cụ thể của tiết học để có phương pháp , biện pháp dạy cho hợp lý, phát triển tư duy sáng tạo, tính tích cực cá nhân, tính độc lập sáng tạo của trẻ. Hình tượng văn học nghệ thuật có tác dụng tích cực đến việc giáo dục đạo đức, nhân phẩm của trẻ ngay tư tuổi ấu thơ và tạo tiền đề cho việc hònh thành nhân cách con người, nhất là trong thời đại mới. Để góp phần thực hiệnyêu cầu về việc dạy trẻ kể lại truyện thần thoại một cách sáng tạo là một trong những nhiệm vụ của trường mầm non. Nó không những giúp trẻ kỹ năng kể chuyện mà còn kích thích ở trẻ hứng thú “ đọc” truyện và nguyện vọng độc lập sáng tạo trong tiếp nhận văn học. Nó gợi lên trong lòng trẻ những rung cảm lành mạnh, từ đó hình thành ở trẻ tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ. Việc dạy trẻ kể lại truyện thần thoại có sáng tạo sẽ gây thái độ sáng tạo ngôn ngữ ở trẻ. Trên cơ sở đó trẻ say mê sáng tạo trong lĩnh vực nghệ thuật. 2: Cơ sở thực tiễn Trong những năm tháng dạy trẻ và luôn được dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi. Nhưng phạm vi tiếp xúc của trẻ còn hạn chế do một số trẻ chưa qua lớp 3-4 tuổi, dẫn đến sự hiểu biết của trẻ còn nghèo nàn, cuộc sống của trẻ còn nhiều điều mới lạ mà việc giúp cho trẻ kể lại chuyện giúp cung cấp cho trẻ những nội dung kiến thức đơn giản trong trường mầm non việc dạy trẻ kể lại chuyện đã được thực hiện nhưng chưa sâu sắc. Vì trẻ mới kể lại như thuộc một câu truyện mà chưa có sự sáng tạp trong khi kể. Vậy nó đòi hỏi sự nỗ lực hoạt động sáng tạo của cô giáo. Trước hết cô phải là người kể sáng tạo dựa trên những cơ sở khoa học, những biện pháp cụ thể đẻ dạy trẻ kể lại truyện một cách sáng tạo. Vậy để nâng caochất lượng giáo dục trong việc dạy trẻ kể lại truyện một cách sáng tạo. Tôi muốn đưa ra một số biện pháp để dạy trẻ trong môn học “Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học” đạt kết quả. II/: Lịch sử vấn đề: 1 vấn đề dạy khi trẻ kể lại truyện đã được các nhà nghiên cứu nhiều nước quan tâm. Nhưng đối với Việt Nam vấn đề này chưa được quan tâm sâu sắc. Trong quá trình tìm hiểu chúng tôi mới được tiếp xúc với một số công trình như : 1. “ Đọc và kể truyện văn học ở vườn trẻ” Tác giả M-KBOGOLIUPKAIA…SEPTSENKÔ: Lê Đức Mẫn dịch NXBGD năm 1976. 2. “ Giáo dục trẻ mẫu giáo qua truyện và thơ” của Nguyễn Thu Thủy năm1986 3. “ Tiếng Việt Văn học và phương pháp giáo dục “ của Lương Kim Nga-Nguyễn Thị Thuận- Nguyễn Thu Thủy năm 1988. 4. “ Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học “ của Hà Nguyễn Kim Giang” năm 2002. 5. “ Phương pháp kể sáng tạo truyện cổ tích thần kỳ” của Hà Nguyễn Kim Giang năm 2002. Các công trình này đã đề cập đến những vấn đề vị trí văn học trong việc giáo dục,các phương pháp đọc thơ kể truyện, các tác phẩm chọn làm mẫu trong đó có những cuốn sách nói về phương pháp , biện pháp , thủ thuật dạy trẻ kể lại chuyện. Trong các công trình nói trên các tác giả đã thấy được vai trò của văn học đối với việc giáo dục trẻ mẫu giáo và đã quan tâm đến việc phát triển trí tuệ, tới khả năng kể chuyện sáng tạo của trẻ nhưng chỉ là thể loại truyện cổ tích . Với vấn đề này trên cơ sở tiếp thunhững thành tựu, ý kiến của công trình nói trên. Tôi không có tham vọng gì lớn mà chỉ là bước đầu hệ thống hóa và đưa ra một số biện pháp dạy trẻ kể lại chuyện thần thoại có sáng tạo dựu trên những phương pháp chung cơ bản cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Tức là cô kể sáng tao và trẻ kể sáng tạo. III/ Mục đích nghiên cứu. Trên cơ sở lý luận của các nhà khoa họcliên ngành như: Tâm lý học, giáo dục học, phương pháp dạy văn học… Và thực tiến đề tài nhằm hệ thống hóa và đưa ra một số biện pháp dạy trẻ kể lại truyện thần thoại một cách sáng tạo dựa trên những phương pháp chung cơ bản cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Nhằm nâng cao khả năng kể chuyện của trẻ giúp trẻ hiểu được cuộc sống diễn ra xung quanh trẻ. Từ đó trẻ biết cách cư sử với mọi người, mọi vật xung quanh trẻ và đặc biệt là phát triển toàn bộ nhân cách cho trẻ. IV / Nhiệm vụ nghiên cứu : 1. Nghiên cứu lý luận: trên cơ sở tổng hợp các tư liệu về lý thuyết có liên quan đến đề tài để xây dựng cơ sở lý luận cho việc xây dựng một hệ thống các biện pháp dạy trẻ kể lại chuyện thần thoại một cách sáng tạo. 2. Nghiên cứu thực trạng để thấy được việc thực hiện dạng thức tiết học này đạt kết quả như thế nào? 2 3. Thực nghiệm : Làm sáng tỏ một số biện pháp mà tôi đã nêu ra. V/ Khách thể và đối tượng nghiên cứu 1. khách thể nghiên cứu : Quá trình dạy trẻ 5-6 tuổi kể lai chuyện thần thoại ở trường mầm non . 2. Đối tượng nghiên cứu : Một số biện pháp của giáo viên để phát huy tính sáng tạo của trẻ. VI/ Giả thuyết khoa học: Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi có nhu cầu và năng lực hoạt động nghệ thuật sáng tạo. Nếu giáo viên nắm được khả năng này của trẻ mà tìm ra những biện pháp thiết thực trong quá trình dạy trẻ kể lại chuyện thần thoại thì sẽ kích thích trẻ kể lại chuyện một cách sáng tạo, phát huy khả năng tự hoạt động văn học nghệ thuật và trí tưởng tượng phong phú ở trẻ. VII/ Phương pháp nghiên cứu : 1. Phương pháp tổng hợp, phân tích các tư liệu về lý thuyết có liên quan đến đề tài như: - Tâm lý học về vấn đề lĩnh hội và sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. - Giáo dục học mẫu giáo - Truyện thần thoại với những đặc trưng cơ bản về đặc điểm thi pháp của nó. 2. Phương pháp thực nghiệm : VIII/ Giới hạn phạm vi nghiên cứu : Về cách thức tổ chức cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hoạt động kể lại chuyện thần thoại một cách sáng tạo. PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU : CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI I/ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ TRẺ MẪU GIÁO LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC TIẾP NHẬN CHUYỆN THẦN THOẠI VÀ KHẢ NĂNG KỂ LẠI CHUYỆN SÁNG TẠO Ở TRẺ. 1. Tư duy: tư duy của trẻ là quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối quan hệ có tính qui luật của sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan mà ta chưa biết. - Đặc điểm tư duy của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi chủ yếu là tư duy trực quan hình tượng , đứa trẻ phải dựa vào hình ảnh, biểu tượng đã có, những kinh nghiệm đã trải qua để suy luận ra những vấn đề mới. Vì vậy việc đưa ra một số biện pháp dạy trẻ kể lại chuyện thần thoại có sáng tạo phải xuất phát tư đặc điểm này của trẻ. Truyện thần thoại dân gian nó kể lại sự tích các thần, những câu chuyện này vốn do người thời cổ tưởng tượng ra, để giaỉ thích nguồn gốc, ý nghĩa của hiện tượng tự nhiên xã 3 hội được coi là có quan hệ mật thiết đến sự sống còn của tập thể, thị tộc, bộ lạc như: trời, đất, gió mưa, sông núi, hạn hán, lũ lụt… các hiện tượng văn học đã góp phần kích thích sự phát triển tư duy của trẻ và nó phụ thuộc rất nhiều vào người đem văn học đến cho trẻ (đó là cô giáo ) ở đây cô giáo phải làm sao cho trẻ hiểu được các hiện tượng thiên nhiên phản ánh trong cuộc sống để trẻ hiểu được và luôn luôn có mơ ước cuộc sống có nhiều thay đổi và con người luôn thắng được mọi thiên tai. Từ đó bằng ngôn ngữ của mình trẻ kể chuyện có thể thêm bớt một số tình tiết có thể thay đổi trong chuyện và trẻ có thể kể theo kiểu sáng tạo riêng của mình. Vậy để tư duy của trẻ 5-6 tuổi phát triển mạnh trẻ có thể suy luận được nhiều vấn đề mới hơn. Điều này phụ thuộc vào rất nhiều quá trình sư phạm thứ nhất (Quá trình tìm ra cái mới của cô cụ thể: cô kể sáng tạo truyện thần thoại) quá trình này xuất phát từ thực tế của cách thể hiện trong cử chỉ, nét mặt, điệu bộ, cường độ, nhịp điệu, giọng kể của cô thì mới dễ dàng hình dung, thâm nhập vào tác phẩm một cách tốt nhất. Trong quá trình kể chuyện thì cử chỉ điệu bộ, của cô phải rõ ràng để thể hiện và xác định rõ nét tính cách của nhân vật. Ví dụ: truyện “ Sơn Tinh – Thủy Tinh” bằng việc thể hiện sự tức giận của Thủy Tinh và sự vui mừng của Sơn Tinh qua nét mặt và điệu bộ… Từ đó trẻ biết thể hiện thái độ đúng đắn với từng nhân vật khi trẻ kể lại câu chuyện này hay câu chuyện khác. Từ cách thể hiện trên sẽ giúp trẻ lấy đó làm kinh nghiệm phán đoán, nhận xét, suy diễn theo kinh nghiệm cuae mình làm cho tư duy của trẻ có cơ sở thực tiễn. Cùng với đặc điểm tư duy dựa vào các hình ảnh, các biểu tượng giúp trẻ có khă năng vận dụng kinh nghiệm đã học kết hợp với năng lực tư duy hoạt động nghệ thuật của mình mà trẻ kể lại chuyện một cách sáng tạo. Ngoài đặc điểm tư duy hình tượng là chủ yếu thì ở độ tuổi này (5-6t) còn xuất hiện đặc điểm tư duy mới đó là tư duy trực quan sơ đồ. Tức là trẻ dựa vào sơ đồ để suy luận ra những hình ảnh, biểu tượng , những cái mà trẻ cần tìm tòi, khám phá, tư duy, trực quan sơ đồ tạo ra cho trẻ một khả năng phản ánh những mối liên hệ tồn tại khách quan, không bị phụ thuộc vào hành động hay ý muốn chủ quan của bản thân đứa trẻ. Sự phản ánh những mối liên hệ khách quan là điều kiện cần thiết để trẻ lĩnh hội những tri thức vượt ra ngoài khuôn khổ của việc tìm hiểu từng sự vật riêng lẻ với những thuộc tính sinh động của chúng để đạt tới tri thức khái quát. Dựa vào đặc điểm tư duy này thì việc tổ chức cho trẻ kể lại chuyện sáng tạo theo tranh với nội dung câu chuyện là rất phù hợp. Hơn nữa việc đó còn kích thích tính tích cực tư duy tính độc lập sáng tạo của trẻ để giúp trẻ kể lại chuyện bằng ngôn ngữ , bằng tư duy của trẻ chứ không phụ thuộc vào ngôn ngữ của văn bản chuyện. 2. Tưởng tượng : là quá trình nhận thức, phản ánh những cái chưa có trong kinh nghiệm bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những hình ảnh đã có. 4 * Đặc điểm tưởng tượng của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là: Tưởng tượng tái hiện và tưởng tượng sáng tạo . - Tưởng tượng sáng tạo : là quá trình xây dựng nên những hình ảnh mới chưa có trong kinh nghiệm cá nhân cũng như chưa có trong xã hội và nó là thành phần không thể thiếu được trong hoạt động sáng tạo nói chung và sáng tạo văn học nghệ thuật của con người. Đối với đặc điểm sáng tạo của trẻ thì ta phải coi “ Sáng tạo” là một sự biến đổi, tạo ra một cái gì mới trên cơ sở những cái mà trẻ đã lĩnh hội được trong quá trình hoạt động chứ không phải chỉ bó hẹp trong những phát minh sáng tạo ra những tác phẩm vĩ đại cuả các vị đại nhân. Tức là thông qua việc kể chuyện sáng tạo của cô mà trẻ có thể kể lại theo trí tưởng tượng sáng tạo riêng của trẻ. Có thể nói tưởng tượng của trẻ đã phát triển mạnh mẽ, gặp sự tưởng tượng trong các loại hình nghệ thuật sẽ là sự gặp gỡ phù hợp và dễ dàng cho trẻ tiếp nhận văn học thần thoại. Tưởng tượng sáng tạo của trẻ cũng bắt đầu từ những câu chuyện thần thoại mà cô đã kể cho trẻ nghe. Tuy nhiên việc cô kể cũng phải có sự sáng tạo, việc kể sáng tạo của cô không phải là điều gì to lớn mà đó chỉ là cách kể kết hợp với việc sử dụng những biện pháp thông thường nhưng biết cách cải biên, nhào nặn thay đổi hình thức cho phù hợp, luôn luôn lôi cuốn sự chú ý của trẻ và kích thích khả năng tự hoạt động nghệ thuật ở trẻ. Từ cách kể sáng tạo của cô cũng như việc sáng tạo hoặc xây dựng được một vài chi tiết mới theo mô típ thần thoại, để kích thích trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ. Từ đó trẻ có thể kể lại chuyện theo khả năng tưởng tượng sáng tạo của mình. Tưởng tượng của trẻ chủ yếu là tưởng tượng tái hiện trẻ tưởng tượng dựa trên những ấn tượng đã có trước. Tưởng tượng của trẻ mẫu giáo cũng rất giàu và tưởng tượng còn là nguyên nhân và kết quả, phương tiện của sự lao động sáng tạo của con người mà chỉ ở con người mới có. Với trí tưởng tượng đã đưa trẻ bay cao, bay xa đưa trẻ tới những ước mơ, sự khát vọng và là thứ rất quí nó thúc đẩy khả năng sáng tạo của trẻ. Ví dụ như: Ước mơ làm giảm nhẹ sức lao động như mơ có hạt lúa to và tự nó lăn về nhà hay mơ con người trẻ mãi không già. Truyện “chú cuội cung trăng”. Những hình ảnh mà trẻ hình dung, tưởng tượng đều được thể hiện trong các cử chỉ, điệu bộ của trẻ khi kể lại chuyện trẻ đã thể hiện lại được cách kể sáng tạo qua lời kể của cô. Sự tưởng tượng đã giúp con người vượt lên trên thực tại và đạt tới những điều kỳ diệu. Nó trở thành độnglực của sự phát triển văn hóa và khoa học. Vì vậy cô giáo cần nhận thấy được vị trí, vai trò của tưởng tượng và phải dựa vào thế mạnh của chuyện thần thoại cùng với biện pháp kể sáng tạo của mình, để khi kể cô biết khơi gợi trong lòng trẻ những ước mơ tưởng tượng và cô khéo léo lồng vào hoạt động kể 5 sẽ làm tăng thêm việc hấp dẫn, sinh động văn học nghệ thuật và tính độc lập sáng tạo của trẻ. Căn cứ vào đặc điểm tưởng tượng của trẻ mẫu giáo ( 5-6 tuổi) chủ yếu là tưởng tượng tái tạo. Vì vậy việc kể sáng tạo của cô cũng là yếu tố rất quan trọng để đưa trẻ làm chất liệu xây dựng những hình tượng mới, những chi tiết hấp dẫn muôn màu, muôn vẻ. Bởi vì trẻ có kinh nghiệm về kể chuyện, có biểu tượng, hình ảnh về câu chuyện thì trẻ mới kể lại bằng trí tưởng tượng sáng tạo của mình được. Kinh nghiệm của trẻ càng nhiều, hình ảnh biểu tượng của trẻ càng phong phú thì tưởng tượng của trẻ càng đa dạng. Cô sẽ sử dụng một số biện pháp để dạy trẻ kể lại chuyện sáng tạo nhằm bồi dưỡng tính tích cực tư duy, tính độc lập sáng tạo của trẻ. 3. Ngôn ngữ : Đặc điểm về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi: Đây là tuổi có khả năng nắm vững và lĩnh hội được hai hình thức cơ bản của ngôn ngữ đó là ngôn ngữ nói và ngôn ngữ bên trong. Việc nắm ngôn ngữ trong thực hành và thông hiểu ngôn ngữ đã giúp cho đứa trẻ có thể hiểu được nhiều điều người lớn nói. Đây là một đặc điểm vô cùng thuận lợi để đứa trẻ nghe kể chuyện. Từ đó trẻ có thể kể lại chuyện bằng ngôn ngữ của mình. Những câu chuyện thần thoại dân gian đã có sự lôi cuốn sự yêu thích của trẻ. Vì nó đem đến cho trẻ nhiều ước mơ và sự chiến thắng, phù hợp với đặc điểm ngôn ngữ của trẻ và rất muốn nghe truyện. Nếu như lời kể của cô hấp dẫn, sinh động và lôi cuốn được trẻ. Bằng những biện pháp kể sáng tạo cô lựa chọn lời kể trong sáng, ngắn gọn xúc tích, tác động đến tình cảm thẩm mỹ sẽ giúp cho quá trình tiếp nhận của trẻ được tốt hơn. Trẻ có thể kể lại chuyện bằng ngôn ngữ của trẻ mà không phụ thuộc vào ngôn ngữ của câu chuyện với lối kể diễn cảm và sinh động, làm sống lại những hình ảnh, chi tiết cụ thể. Cô giáo đã làm câu chuyện như có “hồn” hơn, như đang diễn ra trước mặt trẻ. Cô kể sáng tạo trong ngôn với ngữ điệu dí dỏm thể hiện đúng tính cách nhân vật. Trẻ cũng có thể bắt chước và kể lại giống cô. Ví dụ: “Sơn Tinh- Thủy tinh” khi kể giọng giận giữ của Thủy Tinh… Như vậy khả năng thông hiểu ngôn ngữ của trẻ đóng một tầm quan trọng để hiểu ngôn ngữ của người khác mà cụ thể ở đây là ngôn ngữ thể hiện giọng điệu của cô. Theo tâm lí học “Một ngôn ngữ càng giàu hình tượng bao nhiêu, càng gởi cảm trẻ bấy nhiêu và càng khơi mạnh sức tưởng tượng, hình dung và xúc cảm của người ta bấy nhiêu. Khô khan, những ngôn từ tạo nên gợn sóng suy tưởng bằng những ngôn từ lung linh màu sắc, hình ảnh thì chắc chắn người nghe có thể nhìn thấy trước mắt những gì ta muốn miêu tả”. Ví dụ: trong chuyện “ Sự tích Hồ Gươm”có đoạn nói “không hiểu ai có thanh gươm quí thế này mà lại để rơi xuống sông nhỉ” và mặt nước có tiếng nói: “ Thanh 6 gươm đó là của ta… về cho Lê Lợi…” với cảnh kể đó sẽ làm trẻ khó hình dung và không biết tiếng nói đó ở đâu và ai nói. Vậy cần làm sao có thể để lại trong trí nhơ của trẻ nhưng hình ảnh lung linh sắc màu mà nó chỉ đủ khuấy động yếu ớt trong tâm hồn trẻ thơ và khi cho trẻ kể lại và trẻ cũng kể giống như cô. Ngôn ngữ của trẻ lặp lại giống như ngôn ngữ mà cô truyền đạt. Nhưng nếu như thay đổi ngôn ngữ kể thì nó sẽ sáng bừng trước mắt trẻ một cảch của thần linh của sự mơ ước và đã thành sự thật, điều đó có tác động to lớn trong hoạt động kể lại chuyện của trẻ. Tuy nhiên quá trình sư phạm thứ nhất ( cô kể sáng tạo ) cũng phải xuất phát từ đăc điểm ngôn ngữ cũng như liên quan trực tiếp đến đặc điểm tư duy, tưởng tượng, chú ý, trí nhớ và tiếp nhận nghệ thuật của trẻ. Vì thế mà phải thông qua quá trình sư phạm thứ nhất để tiến hành quá trình sư phạm thứ hai thì mới đạt kết quả tốt được. Quá trình cô kể sáng tạo là quá trìnhcó liên quan trực tiếp đến biện pháp dạy trẻ kể lại chuyện thần thoại một cách sáng tạo mà tôi sẽ trình bày ở chương sau: Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi không chỉ lĩnh hội được hai hình thức cơ bản của ngôn ngữ mà trẻ còn nắm được ngữ âm, ngữ điệu. Trẻ đã biết sử dụng ngữ điệu một cách phu hợp với nội dung giao tiếp hay nội dung câu chuyện mà trẻ kể. Do đó khi cô kể cho trẻ nghe thì việc kể đúng giọng điệu của tác phẩm là rất quan trọng. Từ việc cô kể đúng sẽ giúp trẻ kể lại đúng giọng điệu tác phẩm và sẽ giúp khả năng tưởng tượng của trẻ thêm phong phú, góp phần hình thành nên những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của trẻ, lòng yêu thương con người, lòng mơ ước, đức tính dũng cảm, chiến đấu dũng cảm vì thiên tai… cô sáng tạo trong ngôn ngữ kể giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng. Một yếu tố quan trọng đóng vai trò không nhỏ trong quá trình tư duy sáng tạo ở nhiều lĩnh vực như: âm nhạc, hội họa, toán, văn…Giúp trẻ có lòng say mê lý tưởng, một ước mơ tuổi thơ. Ngữ âm, ngữ điệu trong truyện thần thoại cũng dễ hiểu, dễ bắt chước do đó rất phù hợp với đặc điểm ngôn ngữ của trẻ. Cùng với việc nắm giữ ngôn ngữ trong thực hành và khả năng thông hiểu ngôn ngữ thì vốn từ của trẻ tâưng lên một cách đáng kể ( khoảng 2000- >3000 từ). Trẻ biết sắp xếp các từ thành một câu, biết dùng các câu nói để diễn đạt nguyện vọng, bày tỏ mong muốn của mình. Hơn nữa trẻ không chỉ có khả năng nói được các câu đủ thành phần, đúng ngữ pháp mà còn có khả năng nói được những câu giàu sắc thái biểu cảm. Tất cả những đặc điểm đó gợi cho ta những liên tưởng tới khả năng kể chuyện sáng tạo ở trẻ. đặc biệt là kể chuyện thần thoại dân gian. 4. Chú ý – trí nhớ. Đặc điểm chú ý- trí nhớ của trẻ 5-6 tuổi chủ yếu là không chủ định. Trẻ mẫu giáo chỉ chú ý, ghi nhớ những gì có thể liên quan đến nhu cầu chính của bản thân trẻ, những gì gây ấn tượng xúc cảm đối với trẻ. Vì vậy để tổ chức cho trẻ kể lại chuyện thần thoại có sáng tạo phải căn cứ vào đặc điểm này. Trước hết cô phải có biện 7 pháp , thủ thuật thế nào để lôi cuốn sự chú ý của trẻ. Trẻ có chú ý, ghi nhớ được câu chuyện thì trẻ mới có thể kể lại được truyện đó. Cô có sử dụng biện pháp kể tạo ra khả năng, sự hứng thú, gây được sự chú ý làm cho trẻ nhớ lâu thì ở trẻ mới xuất hiện nhu cầu cần thiết. Phải ghi nhớ nôi dung câu chuyện, nhu cần được tự mình kể lại chuyện bằng sự ghi nhớ của mình. Một trong những đặc điểm của chuyện thần thoại dân gian. Nó là sự tưởng tượng là ước mơ của con gnười, lại được kể bằng một phong cách, một giọng điệu như đã có thật. Điều này góp phần nên không khí vui tươi hành phúc…Trong truyện thần thoại nó giúp trẻ ghi nhớ, chú ý của trẻ có chủ định hơn. Bằng ngôn ngữ biểu cảm, trong sáng, ngắn gọn, cô đọng, xúc tích và giàu hình ảnh. Trong quá trình kể cô giáo sẽ tác động đến nhu cầu, tình cảm của trẻ, gây hấp dẫn lôi cuốn trẻ. Chính sự chú ý và ghi nhớ là điều kiện nhào nặn, cải biên sáng tạo chuyện theo mô hình thần thoại. ở trẻ mẫu giáo (5-6 t) đã bắt đầu xuất hiện đặc điểm chú ý ghi nhớ chủ định. Chú ý có chủ định là loại chú ý có mục đích, tự giác có kế hoạch, có biện pháp để hướng chú ý vào đối tượng, nó đòi hỏi một sự nỗ lực nhất định. Thần thoại là thế giới truyện kể về sự tích các thần nó để giải thích nguồn gốc, ý nghĩa của hiện tượng tự nhiên và xã hội được coi là có quan hệ mật thiết đến sự sống còn của tập thể thị tộc, bộ lạc. Thần thoại là sự tự nhiên, có nhân cách hóa tự nhiên, nhiều truyện có tính chất thần thoại suy nguyên có ý nghĩa là giải thích cắt nghĩa và vừa có tính chất sử thi kết hợp với tính chất giải thích hiện tượng tự nhiên. Ví dụ: truyện “ Cóc Kiện Trời” Vậy khi kể cô phải thể hiện được giọng kể trữ tình và giàu chất hùng ca, sôi nổi kết hợp với cách kể sáng tạo của cô, giúp trẻ “nghe” ra “nhìn” thấy những tình tiết, tính cách các nhân vật trong truyện và nó còn khái quát được chiến thắng trong một ước mơ của con người. Từ đó giúp trẻ kể lại được câu chuyện và kể sáng tạo bằng ngôn ngữ của mình và sự tưởng tượng của mình. Thế giới thần thoại cũng rất hấp dẫn với trẻ và nó phù hợp với đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Dựa vào những đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ cô giáo cần kể lại truyện thần thoại và tổ chức cho trẻ kể lại bằng trí tưởng tượng của mình. Từ đó giúp trẻ say mê tham gia vào sự hoạt động văn học nghệ thuật. II/ CƠ SỞ GIÁO DỤC HỌC MẪU GIÁO : 1. Giáo dục thẩm mỹ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục mẫu giáo nhằm góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ: Giáo dục thẩm mỹ là một quá trình tác động có mục đích và có hệ thống vào nhân cách của trẻ nhằm phát triển năng lực cảm thụ và nhận thức cái đẹp trong nghệ thuật, trong tự nhiên và trong đời sống xã hội. Giáo dục lòng yêu cái đẹp, đưa cái đẹp vào trong cuộc sống một cách sáng tạo. Giáo dục nghệ thuật là một bộ phận 8 quan trọng của giáo dục thẩm mỹ . Tuy nhiên việc nhận thức nghệ thuật rất đa dạng và độc đáo đến mức nó được tách ra trong hệ thống giáo dục như một bộ phận riêng của nó. Giáo dục trẻ bằng các phương tiện nghệ thuật là đối tượng của giáo dục thẩm mỹ. nghệ thuật mang tính đa dạng và độc đáo, nó phản ánh tập trung, điển hình nhất cuộc sống bằng các hình tượng nghệ thuật. Việc giáo dục nghệ thuật có những khó khăn phức tạp, nhưng rất phù hợp với trẻ em tiền học đường. Bởi tư duy của trẻ chủ yếu là tư duy trực quan hình tượng. Nghệ thuật là phương tiện để giáo dục thẩm mỹ, các tác phẩm nghệ thuật cổ điển, dân gian, nghệ thuật hiện đại là nguồn vui, nguồn khoái cảm thẩm mỹ và nó là tinh thần của trẻ. Nhiều loại hình nghệ thuật phù hợp với trẻ; âm nhạc, văn học, hội họa… mỗi loại hình nghệ thuật phản ánh một cách độc đáo cuộc sống và ảnh hưởng đặc biệt đến sự phát triển trí tuệ và tình cảm của trẻ. Văn học nghệ thuật giới thiệu với trẻ cuộc sống những con người trung thực, hiền lành, dũng cảm, lòng yêu tổ quốc, lòng nhân ái… Thông qua những tác phẩm văn học nghệ thuật, phát triển năng lực sáng tạo nghệ thuật ở trẻ. Từ sự phát triển này sẽ góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ. 2 Tiết học ở trường mẫu giáo: Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng năng lực tự hoạt động nghệ thuật của trẻ chịu ảnh hưởng của những tác động sư phạm. Vì vậy để có thể thúc đẩy khả năng tự hoạt động nghệ thuật cho trẻ thì họ coi tiết học được tổ chức thích hợp giữa đối tượng và chủ thể là phương tiện để làm giàu năng lực tự hoạt động cho trẻ. Vì vậy yêu cầu của cô giáo : Cô không chỉ truyền đạt một cách đơn thuần mà cô phải biết khêu gợi kích thích, thu hút, giải thích, hướng trẻ tới tự lực tìm tòi, phát hiện, sáng tạo những tác phẩm. Thông qua tiết học kể chuyện, qua cách thể hiện nghệ thuật (tự kể lại truyện) sẽ gây ra ở trẻ hứng thú và nguyện vọng độc lập sáng tạo. 3. Đảm bảo các nguyên tắc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học : Trong quá trình dạy trẻ kể lại truyện chúng ta cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau: * Nguyên tắc gợi cảm thẩm mỹ: Tính gợi cảm thẩm mỹ thể hiện ngay trong từng lời giảng dạy. Lời kể của cô giáo phải đảm bảo tính thẩm mỹ , hệ thống ngôn ngữ của cô giáo phải đảm bảo tính thẩm mỹ, hệ thống ngôn ngữ của cô giáo phải chuẩn mực, trong sáng, gợi cảm, chính xác ngắn gọn, giàu biểu tượng . Hình ảnh vừa mang tính biểu cảm vừa mang tính hình tượng . Tránh dư thừa ngôn ngữ , để tạo nên hứng thú ở trẻ, thu hút sự chú ý của trẻ. * Phát huy tính tích cực của trẻ: cô giáo cần chọn hình thức tổ chức học và vận dụng phương pháp, biện pháp sao cho phù hợp đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ để trẻ không chỉ tham gia tiếp nhận toàn diện và thích hợp, biết nhận xét đánh giá những điều mà trẻ đã lĩnh hội trong tác phẩm văn học. Cao hơn thế trẻ còn biết rung 9 động, biết được cái hay cái đẹp của tác phẩm, biết sáng tạo tác phẩm. Muốn vậy phải tổ chức cho trẻ hoạt động “ chuyển vào bên trong” để tác phẩm trực tiếp tác động đến nhân cách trẻ, biến thành nội dung nhân cách bền vững. * Đảm bảo nguyên tắc vừa sức: vừa sức không phải là phù hợp với “khả năng hiện có” của trẻ mà hướng tới khả năng có thể đạt được bằng nỗ lực đánh thức tiềm năng của trẻ. Nhờ các phương pháp, biện pháp tích cực trong dạy văn học. Thực hiện nguyên tắc vừa sức phải chú ý: Đảm bảo tính sư phạm trong kế hoạch đào tạo có hệ thống: từ đơn giẩn đến phức tạp những gì cần thiết cho sự phát triển đúng đắn năng lực của trẻ. Giáo dục đúng đắn chính là thức tỉnh trong trẻ những gì vốn có. Giúp trẻ phát triển theo định hướng sư phạm, phải chăng cần phải phát triển theo định hướng sư phạm, phải chăng càng phát triển ở trẻ trực cảm văn học thông qua việc hình thành ngày càng nhiều và có chất lượng hơn những biểu tượng và mối liên hệ giữa các biểu tượng đó. Trẻ càng phát triển thì càng có khả năng kết hợp có mạch lạc, hệ thống hơn những biểu tượng và ý niệm trong một chỉnh thể tác phẩm . 4. Về vấn đề hoạt động nghệ thuật của trẻ: Nghệ thuật là hình thái ý thức xã hội đặc biệt, dùng những hình tượng sinh động, cụ thể gợi cảm để phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng tình cảm. Bởi vậy giáo dục nghệ thuật cho trẻ là một quá trình khó khăn phức tạp . Tuy nhiên trẻ mẫu giáo đã có thể tham gia vào một số hình thức nghệ thuật : đặt một câu chuyện, thích tự mình kể lại chuyện, suy nghĩ một bài thơ, bài hát vẽ và nặn. Trẻ tham gia vào các hình thức nghệ thuật này một cách hồn nhiên và chân thực. Trên cơ sở ấy đứa trẻ đã hình thành năng lực sáng tạo nghệ thuật . Biểu hiện là trẻ biết phối hợp các tri thức, ấn tượng của mình để tạo ra một sản phẩm mang tính chất nghệ thuật , những tri thức, những ấn tượng ấy đã được tích lũy dần trong cuộc sống của trẻ trong câu chuyện, những cuộn phim… Trên cơ sở phát triển năng lực sáng tạo nghệ thuật ở trẻ sẽ góp phần kích thích khả năng trẻ tự tham gia vào hoạt động nghệ thuật. Sáng tạo của trẻ được thể hiện ở chỗ trẻ thường kết hợp có ý thức các chủ đề khác nhau. Trẻ lấy tư liệu từ truyện thần thoại, trong các chuyện kể, trong cuộc sống. Về khả năng tự hoạt động của trẻ thì nhà văn M.Gooski nói: “ Bản thân con người đã làm nghệ sỹ” trẻ tiếp xúc với tác phẩm nghệ thuật và bộc lộ những xúc cảm đó là biểu hiện của hoạt động nghệ thuật . Trong tiếp xúc với nghệ thuật , làm theo sáng kiến chủ động, chủ quan của mình tức là trẻ đã tìm được ra phương thức để thỏa mãn những nhu cầu tự thể hiện mình trước tác phẩm nghệ thuật và có thể nói là có thể nói là để có được những tác phẩm đó trẻ phải trải qua một quá trình tích lũy nhiều vốn văn hóa nghệ thuật nhất định: Trẻ đã nhiều lần được nghe kể chuyện, nghe đọc thơ, xem tranh, hát, múa … Trong khi chứng minh năng lực tự hoạt động 10 [...]... để giáo viên sử dụng linh hoạt trong việc tổ chức cho trẻ kể lại truyện Kích thích trẻ kể sáng tạo và phát huy tính tích cực của tư duy và khả năng tự hoạt động nghệ thuật của trẻ CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TRẺ MẪU GIÁO 5- 6 TUỔI KỂ LẠI TRUYỆN THẦN THOẠI MỘT CÁCH SÁNG TẠO I/ QUAN NIỆM VỀ HOẠT ĐỘNG SÁNG TẠO : là bất cứ hoạt động nào của con người, tạo ra một cái gì mới không kể rằng cái được tạo. .. Lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi A Lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi B Lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi C Lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi D; mẫu giáo 5- 6 tuổi E,G 3 Thời gian điều tra Từ ngày 20/3/20 05 đến 20/4/20 05 4 Nội dung điều tra : Gồm: - Việc soạn giáo án của giáo viên - Tiết kể lại chuyện của trẻ 5 Phương pháp điều tra ; Tôi sử dụng phương pháp quan sát để điều tra, đến từng lớp quan sát và dự giờ dạy trẻ kể lại truyện để xem cách thức. .. năng của trẻ Tuy nhiên để đạt được kết quả đó thì quá trình kể chuyện cho trẻ nghe cô giáo đã phải tiến hành kể sáng tạo Trên cơ sở cho trẻ nghe cô kể nhiều lần có sáng tạo kết hợp với khả năng và biện pháp của cô tổ chức cho trẻ kể sáng tạo Khi tổ chức cho trẻ Kể lại truyện một cách sáng tạo “ Tôi đã chú ý hướng trẻ vào ngôn ngữ và kích thích tính tích cực tư duy của trẻ và tính độc lập sáng tạo ngôn... tự hoạt động nghệ thuật sáng tạo Cách thức tổ chức tiết học ở trường mẫu giáo cũng có vai trò rất lớn trong quá trình giáo dục trẻ Tổ chức làm sao để phat huy được ở trẻ tích cực độc lập sáng tạo trong mọi hoạt động, nhất là hoạt động văn học nghệ thuật Qua việc điều tra sư bộ thực trạng trong việc tổ chức cho trẻ kể lại truyện thần thoại ở một trường mầm non, kết hợp với khả năng phát triển của trẻ. .. năng của trẻ cô giáo khuyến khích trẻ thực hiện nhiệm vụ học tập, không áp đặt gò bó đối với trẻ 3- Khi rèn luyện kỹ năng kẻ lại truyện cho trẻ cô giáo cần chu ý đến cách diễn đạt ngôn ngữ , cách thể hiện cử chỉ, điệu bọ… cho phù hợp 4- Cô giáo phải là người sáng tạo trong hoạt động kể truyện để kích thích trẻ kể lại truyện một cách sáng tạo 5- Tiết học cô giáo phải tổ chức sao cho tất cả mọi trẻ đều... trẻ mẫu giáo hoạt động sáng tạo được thể hiện trong mọi hoạt động: hoạt động vui chơi, hoạt động học tập… Trong hoạt động học tập, sự sáng tạo được thể hiện ngay trong quá trình học mà chúng ta có thể quan sát được qua hoạt động, qua diễn đạt ngôn ngữ của trẻ, Đặc biệt nó được thể hịên rõ nhất thông qua hoạt động văn học nghệ thuật ở trẻ như : đọc , thơ, kể chuyện, đóng kịch… 2 Kể lại truyện thần thoại. .. điểm này giúp cho trí tưởng tượng của trẻ phong phú, đa dạng hơn và nó còn kích thích sự tích tham gia vào các hoạt động văn học nghệ thuật , để rẻ biết kể lại truyện thần thoại có sự sáng tạo CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG DẠY TRẺ MẪU GIÁO 5- 6 TUỔI KỂ LẠI TRUYỆN Ở TRƯỜNG MẦM NON HẠ LONG Để xây dựng cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp dạy trẻ kể lại truyện… một cách sáng tạo ở lớp mẫu giáo lớn, tôi... thần thoại một cách sáng tạo có thể được quan niệm như sau: Vẫn giữ nguyên nội dung cốt truyện, làm phong phú cốt chuyện hay nói cách khác kể chuyện sáng tạo không làm biến dạng thần thoại Sáng tạo không có nghĩa là sáng tạo ra một văn bản thần thoại mới mà căn cứ vào những yếu tố động, Biến đổi của truyện để sáng tạo trong kể Sáng tạo trong diễn đạt ngôn ngữ kể làm câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn... ngữ cho trẻ và giáo dục đạo đức ( Trần Thị Thu Cúc lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi D0 Trong tất cả 6 giáo án thì chưa có giáo án nào nhắc tới việc sử dụng phương pháp , biện pháp gì trong tiết dạy và chưa có giáo án nào đề cập đến việc giáo dục nghệ thuật , giáo dục thẩm mỹ cho trẻ Trong 4 giáo án chưa có giáo án nào đề cập và đặt ra yêu cần dạy trẻ kể lại truyện sáng tạo 2 Điều tra một số tiết dạy trẻ kể lại. .. , sáng tạo gắn với hoạt động kể Do đó sáng tạo được giới hạn trong hoạt động của chủ thể và được thể hiện trong quá trình vận động những đặc trưng thi pháp của thần thoại dân gian Mức độ sáng tạo được thể hiện ở chỗ: làm biến đổi, làm khác, làm mới ít nhiều bản kể II/ MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TRẺ KỂ LẠI TRUYỆN THẦN THOẠI DÂN GIAN CÓ SÁNG TẠO Một trong những vấn đề quan trọng nhất của giáo dục học mẫu giáo . Long 12 - Lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi A - Lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi B - Lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi C - Lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi D; mẫu giáo 5- 6 tuổi E,G. 3. Thời gian điều tra Từ ngày 20/3/20 05 đến 20/4/20 05. 4. Nội. CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TRẺ MẪU GIÁO 5- 6 TUỔI KỂ LẠI TRUYỆN THẦN THOẠI MỘT CÁCH SÁNG TẠO. I/ QUAN NIỆM VỀ HOẠT ĐỘNG SÁNG TẠO: là bất cứ hoạt động nào của con người, tạo ra một cái gì. thức tổ chức cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi hoạt động kể lại chuyện thần thoại một cách sáng tạo. PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU : CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI I/ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ TRẺ MẪU GIÁO