Sau khi đưa một số biện pháp vào hai thực nghiệm ta đã thu được kết quả sau: STT Mức độtiêu biểu Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng 1 Mức độ 1 20% % 2 Mức độ 2 60% 5% 3 Mức độ 3 15% 65% 4 Mức độ 4 5% 30% Mức độ 1:
Nhìn vào bảng ta thấy trẻ 5-6 tuổi hoàn toàn có khả năng kể lại truyện thần thoại có sáng tạo. Nếu cô giáo có biện pháp dạy trẻ kể lại truyện một cách sáng tạo.
Qua 2 thực nghiệm tôi thấy nhóm thực nghiệm kể lại truyện đạt được ở mức độ 1 đã tăng lên nhiều so với trẻ nhóm đối chứng. Khi được kể trẻ tích cực, say xưa, trẻ kể bằng ngôn ngữ và trí tưởng tượng của trẻ chứ không phụ thuộc vào ngôn ngữ văn bản truyện. Trẻ đã thâm nhập vào tác phẩm và khi kể trẻ đã hướng vào sáng tạo ở không gian, thời gian, công thức nghệ thuật , tình huống để nhân vật thần kỳ xuất hiện… và đặc biệt có trẻ biết kể thêm chi tiết làm câu chuyện thêm phong phú. Mức độ 2 : So với nhóm đối chứng thì nhóm trẻ thực nghiệm kể lại truyện đạt mức độ này rất nhiều. Tuy trẻ chưa tái tạo truyện bằng ngôn ngữ và trí nhớ của trẻ một cách sáng tạo ở các chi tiết làm phong phú truyện.
Thực nghiệm 1: Có cháu kể 2 chàng trai thể hiện tài ba của mình như “Thủy Tinh ra oai gây sấm sét mưa gió còn Sơn Tinh thì khoàn thai vẫy tay hóa phép rời núi, đổ cây…” Có cháu kể được đoạn Thủy Tinh không lấy được công chúa đã nổi giận dâng nước lên để đánh Sơn Tinh…”
Thực nghiệm 2: Có cháu kể được đoạn đầu “ Ngày xửa ngày xưa các con của Vua Hùng Vương thứ 6. Trong đó có một người tên là Lang Liêu… Ai đem được …ta sẽ nhường ngội cho …đoạn cuối hai thứ bánh của Lang Liêu đã được nhà Vua cho dùng để tế trời đất nhân ngày đầu năm và được truyền ngôi…
Mức độ3 : ở nhóm đối chứng biện pháp sử dụng ( như thực trạng đã nêu ). Do đó rất nhiều trẻ kể ở mức độ này. Cong nhóm thực nghiệm thì do có biện pháp mà tôi đưa vào kết hợp với khả năng của trẻ. Trẻ không phụ thuộc vào ngôn ngữ văn bản của truyện.
Mức độ 4: bằng biện pháp mà tôi đã khuyến khích trẻ cùng tham gia kể truyện và kết quả chỉ còn 1 trẻ là không nhớ truyện so với nhóm đối chứng là 6 trẻ,
Kết luận kết quả thực nghiệm : Qua phân tích và đối chiếu kết quả thực nghiệm tôi thấy trẻ ở nhóm thực nghiệm đã kể lại truyện thần thoại có nhiều sáng tạo. Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động kể và hứng thú khi được kể truyện. Nhóm đối chứng thì trẻ còn rất lúng túng trong diến đạt ngôn ngữ và trẻ chủ yếu mới kể được ở mức độ thuộc truyện.
Tóm lại: Khi đưa ra một số biện pháp thực nghiệm tôi đã thu được kết quả tốt đẹp. Phần lớn trẻ đã biết kể sáng tạo. Vậy điều đó chứng tổ những biện pháp tôi xây dựng là phù hợp với khả năng của trẻ. Tuy nhiên để đạt được kết quả đó thì quá trình kể chuyện cho trẻ nghe cô giáo đã phải tiến hành kể sáng tạo. Trên cơ sở cho trẻ nghe cô kể nhiều lần có sáng tạo kết hợp với khả năng và biện pháp của cô tổ chức cho trẻ kể sáng tạo. Khi tổ chức cho trẻ” Kể lại truyện một cách sáng tạo “ Tôi đã chú ý hướng trẻ vào ngôn ngữ và kích thích tính tích cực tư duy của trẻ và tính độc lập sáng tạo ngôn ngữ mạch lạc và khả năng tự hoạt động nghệ thuật của trẻ.
PHẦN III : Kết luận.
Những biện pháp để dạy trẻ kể lại truyện một cách sáng tạo được xây dựng trên cơ sở các khoa học liên ngành. Tuy nhiên việc sử dụng những biện pháp này tùy từng đối tượng và tùy từng nội dung bài dạy mà đòi hỏi giáo viên phải biết kết hợp cho linh hoạt, hợp lý. Tức là tất cả những biện pháp ấy không bao giờ dừng lại ở trạng thái tĩnh mà luôn luôn vận động, biến đổi và phát triển không ngừng.
Qua việc tìm kiếm xây dựng tôi thấy đề tài đã thu được những kết quả nhất định. Những vấn đề thuộc lý luận chung về đặc điểm tâm lý của trẻ giúp ta thấy rõ khả năng, năng lực của trẻ. Dựa trên các đặ điểm ấy ta hướng tác động phù hợp làm cho quá trình tâm lý của trẻ ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn.
Qua việc nghiên cứu “ một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi kể lại truyện thần thoại dân gian một cách sáng tạo trê đay. Tôi nhận thấy rằng: Trể 5-6 tuổi hoàn toàn coa khả năng kể lại truyện sáng tạo . tuy nhiên, để tiết học đạt kết quả cao đòi hỏi cô giáo :
1- Phải có những hiểu biết lý luận về khoa học liên ngành để có thể vận dụng biện pháp ,và đề ra những biện pháp phù hợp với đối tượng trẻ, phát huy tính độc lập sáng tạo ở trẻ.
2- Xuất phát từ khả năng của trẻ cô giáo khuyến khích trẻ thực hiện nhiệm vụ học tập, không áp đặt gò bó đối với trẻ.
3- Khi rèn luyện kỹ năng kẻ lại truyện cho trẻ cô giáo cần chu ý đến cách diễn đạt ngôn ngữ , cách thể hiện cử chỉ, điệu bọ… cho phù hợp.
4- Cô giáo phải là người sáng tạo trong hoạt động kể truyện để kích thích trẻ kể lại truyện một cách sáng tạo
5- Tiết học cô giáo phải tổ chức sao cho tất cả mọi trẻ đều được tham gia hoạt động kể lại truyện.
6- Cô giáo phải có lòng nhiệt tình, tình thương yêu trẻ, gợi ý động viên để trẻ phát huy khả năng sáng tạo của mình.
Nếu làm tốt những việc trên, tôi tin rằng năng lực tưởng tượng sáng tạo thông qua tiết học dạy “ trẻ kể lại truyện” và khả năng tự tham gia vào hạot động văn học nghệ thuật , thái độ sáng tạo ngôn ngữ ở trẻ sẽ được năng lên một bước mới. Trẻ
mẫu giáo sẽ ngày một thông minh hơn, học tập sau này sẽ tốt hơn. Như vậy ta đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục thế hệ trẻ thơ ngay từ thuở ấu thơ.
Vì điều kiện thời gian có hạn, cũng như năng lực của tác giả còn nhiều hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những điều thiếu sót nhất định. Mong rằng các thầy cô và các bạn đồng nghiệp góp ý xây dựng đề tài hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành chân thành cảm ơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Kỷ yếu hội thảo quốc gia. TĐHSPHN I- Khoa mẫu giáo 2-1992
Tác giả: Lê Thị Kim Anh 2. Giáo dục mầm non tập II. TĐHSPHN I
Tác giả : Đào Thanh Âm (chủ biên) Trịnh Dân
Nguyễn Thị Hòa 3. Đọc và kể truyện văn học ở vườn trẻ- Giáo dục Hà Nội 1976 Tác giả: BoGoLiupxKaIa.M.K
4. Chương trình chăm sóc giáo dụcmg (bé, nhỡ, lớn) năm1995. 5. Phương pháp kể sáng tạo truyện cổ tích thần kỳ cho trẻ mẫu giáo Tác giả: Hà Nguyễn Kim Giang
6. Các phương pháp cơ bản cho trẻ mẫu giáo tiếp xúc với tác phẩm văn học. ĐHSPHN I- Thông báo khoa học. Tháng 6- 1992
Tác giả: Hà Nguyễn Kim Giang.
7. Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non ( từ lọt lòng đến 6 tuổi) ĐHSPHN I 1994
Tác giả: Nguyến ánh Tuyết. Nguyễn Như Mai Đinh Kim Thoa
8. Phương pháp dạy văn học .NXBĐH Quốc gia Hà Nội 1996 Tác giả: Phạm Trọng Luận
Trương Dĩnh
Nguyễn Thanh Hùng Trần Thế Phiệt
9. Giáo dục trẻ mẫu giáo qua truyện và thơ. Giáo dục Hà nội 1996. Tác giả: Nguyễn Thu Thủy
10. Trí tưởng tượng và sáng tạo ở tuổi thiếu nhi. NXB phụ nữ 1995. Tác giả :Vưgotxki.
11. Thi pháp học và việc nghiên cứu thi pháp văn học nghệ thuật dân gian. Tạp chí văn hóa dân gian. Số 3.1991.
Tác giả: Nguyễn Xuân Kính.
Một Số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi kể lại chuyện thần thoại một cách sáng tạo