Trong đó nhiệm vụ giáo dục và đào tạo của trường phổ thông, trunghọc cơ sở về giáo dục pháp luật cho học sinh có ý nghĩa rất lớn và thiết thực góp phần “Tạo sự chuyển biến cơ bản toàn di
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới sâu sắc và toàndiện về kinh tế xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền với mục tiêu “Dân giàu, nướcmạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Công cuộc đổi mới đòi hỏi đồng thời phải thựchiện rất nhiều khâu quan trọng, trong đó xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật thì vấn
đề giáo dục nhận thức pháp luật cho nhân dân, thanh niên là một quan tâm hàng đầu củaquốc gia dân tộc
Con người ngày nay yêu cầu phải có sự phát triển toàn diện về trí tuệ, thể chất, tinhthần và đạo đức Đó là cả một quá trình giáo dục của nhà trường, gia đình, xã hội và sự
tu dưỡng rèn luyện của bản thân, trong đó giáo dục pháp luật có ý nghĩa rất quan trọng.Song, trong thực tế vấn đề này chưa được quan tâm đúng mức Cho nên đó là một trongnhững nguyên nhân chủ yếu làm cho tình trạng vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội có xuhướng ngày càng tăng lên và đang là vấn đề bức xúc, âu lo trong toàn xã hội mà cáccấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương phải đặc biệt quan tâm giải quyết
Nước ta đang trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền, quản lý xã hội bằngpháp luật thì đôi khi việc thi hành, hoàn thiện hệ thống pháp luật là làm sao cho mọingười hiểu biết pháp luật, sống là làm việc theo pháp luật Tức là phải tổ chức giáo dụcpháp luật cho nhân dân nói chung và đặc biệt là các thế hệ thanh thiếu niên học sinh.Đây là nhiệm vụ rất quan trọng mà các cơ quan Đảng; Nhà nước và các tổ chức đoànthể phải chăm lo Trong đó nhiệm vụ giáo dục và đào tạo của trường phổ thông, trunghọc cơ sở về giáo dục pháp luật cho học sinh có ý nghĩa rất lớn và thiết thực góp phần
“Tạo sự chuyển biến cơ bản toàn diện trong phát triển giáo dục và đào tạo”
Từ những nhận thức nêu trên, tôi chọn đề tài : “Tăng cường công tác giáo dục pháp luật cho học sinh Trường Trung học cơ sở An Thạnh Trung, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang” để viết tiểu luận cuối khóa với mong muốn đóng góp vào công tác giáo
dục pháp luật cho học sinh trường trung học cơ sở An Thạnh Trung nơi tôi đang công
tác
MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Mục đích của đề tài là làm rõ về cơ sở lý luận và thực tiễn công tác giáo dục phápluật cho học sinh trường trung học cơ sở An Thạnh Trung, tìm ra những ưu điểm, hạn
Trang 2chế của công tác giáo dục pháp luật và đề xuất các giải pháp kiến nghị của công tác nàytrong thời gian tới.
Phạm vị nghiên cứu của đề tài giới hạn trong 2 năm học 2009 – 2010, 2010 – 2011
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp luận để giải quyết đề tài cá nhân duy vật biện chứng; cá nhân duy vậtlịch sử và phép biện chứng duy vật của Triết học Mác – Lênin, với quan điểm : kháchquan, toàn diện, lịch sử cụ thể, phát triển và thực tiễn
Phương pháp nghiên cứu cụ thể là : Thực tế giáo dục, tổng hợp phân tích, thống kê,
so sánh…
BỐ CỤC CỦA TIỂU LUẬN
Tiểu luận gồm có : Lời mở đầu, ba chương và kết luận
Chương 1 : Cơ sở lý luận về công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trung học cơsở
Chương 2 : Thực trạng công tác giáo dục pháp luật cho học sinh Trường Trung học
cơ sở An Thạnh Trung, huyện Chợ Mới
Chương 3 : Mục tiêu, giải pháp công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trung học
cơ sở
Trang 31.1 Những vấn đề lý luận về công tác giáo dục pháp luật
1.1.1 Sự cần thiết của công tác giáo dục pháp luật :
Pháp luật ra đời cùng với Nhà nước, do Nhà nước ban hành và pháp luật là sự biểuhiện của quyền lực chính trị, đồng thời là công cụ sắc bén để thực hiện quyền lực chínhtrị của giai cấp thống trị duy trì địa vị và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị
Công tác giáo dục pháp luật có vai trò không những cung cấp tri thức pháp luật,nâng cao hiểu biết pháp luật cho mọi người mà còn góp phần hình thành ý thức phápluật, xây dựng những tình cảm pháp lý trong sáng và thói quen xử sự theo pháp luật.Đây là việc làm rất cần thiết của Nhà nước mà nhất là Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhànước của dân do dân và vì dân Vai trò của công tác giáo dục pháp luật Nhà nước xã hộichủ nghĩa không chỉ là tất yếu mà còn có ý nghĩa hết sức quan trọng, đặc biệt là trongthời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội Giáo dục pháp luật chính là sự hình thành ý thứccủa con người là quá trình ảnh hưởng tác động thống nhất của các điều kiện khách quanlẫn các nhân tố chủ quan Về khách quan Mác – Ănghen cho rằng quá trình giáo dụcngười lao động không được tách rời những điều kiện của xã hội như : kinh tế, chính trịvới sự phát triển cụ thể của xã hội
1.1.2 Bản chất của hoạt động giáo dục pháp luật :
Để pháp luật đi vào cuộc sống không chỉ dừng lại ở việc xây dựng và ban hànhpháp luật kịp thời, phản ánh đúng nhu cầu xã hội; đáp ứng sự điều chỉnh của pháp luậtđối với quan hệ xã hội ở từng giai đoạn nhất định, mà điều kiện tiên quyết bảo đảm chopháp luật đi vào cuộc sống là đẩy mạnh công tác phổ biến giáo dục pháp luật; nhằmtruyền tải thông tin pháp luật tới các chủ thể pháp luật Qua đó nâng cao sự hiểu biết vàthái độ tôn trọng cho các tầng lớp nhân dân trong xã hội
Như vậy, phổ biến pháp luật là sự truyền tải thông tin về pháp luật hiện hành, làmcho mọi người hiểu, biết về pháp luật, biết được quyền và nghĩa vụ của mình
1.1.3 Mối quan hệ giữa giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức:
Trang 4Giáo dục pháp luật là một dạng trong hệ thống giáo dục chung có mối quan hệ vớitất cả các dạng khác nhau trong cùng một hệ thống như giáo dục pháp luật tác độngtương hỗ một cách sâu sắc với giáo dục chính trị Giáo dục pháp luật là một yếu tố rấtquan trọng nhằm nâng cao trình độ dân trí và pháp luật Giáo dục pháp luật với tư tưởnggiáo dục đạo đức.v.v.
Giữa giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức tuy là những phạm trù khác nhaunhưng có sự đan xen về nội dung Pháp luật là chỗ dựa, là cơ sở cho việc hình thành đạođức mới Các nguyên tắc cơ bản của đạo đức mới được thể chế hoá thành các qui phạmpháp luật Do đó pháp luật bảo vệ và phát triển đạo đức, bảo vệ tính công bằng, chủnghĩa nhân đạo, tự do, lòng tin và lương tâm con người Vì vậy giáo dục đạo đức tạonên những tiền đề cần thiết để hình thành ở công dân sự tôn trọng sâu sắc đối với phápluật Ngược lại giáo dục pháp luật tạo khả năng thiết lập trong đời sống thực tiễn hàngngày những nguyên tắc của đạo đức, củng cố các nghĩa vụ đạo đức, thiếp lập quan hệkhông dung thứ với các biểu hiện chống đối xã hội, bảo vệ hạnh phúc gia đình, bồidưỡng thế hệ trẻ
1.1.4 Mục đích vai trò của giáo dục pháp luật:
Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII đã chỉ rõ : “ Tăng cường giáo dục công dân, đạo đức, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác - Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh coi trọng hơn nữa các môn xã hội và nhân văn, nhất là tiếng việt, lịch sử dân tộc, địa lý và văn hoá Việt Nam” Ngoài ra mục đích của giáo dục pháp luật còn giúp cho việc xác định hiệu
quả của quá trình giáo dục Không dựa vào mục đích của giáo dục pháp luật, chẳngnhững không thể đánh giá mà không thể tiến hành tìm kiếm các chỉ số xác định hiệuquả của giáo dục pháp luật Đáp ứng mong đợi của xã hội, đáp ứng được nhu cầu vớithực tiễn và giúp cho việc đánh giá, nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật ở nước tatrong từng thời kỳ
1.2 Giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông và trung học cơ sở
Khái niệm giáo dục pháp luật thường xuất phát từ khái niệm giáo dục của khoa học
sư phạm, theo nghĩa hẹp giáo dục đó là quá trình tác động định hướng của nhân tố chủquan lên khách thể giáo dục Như vậy những ảnh hưởng hay tác động của các yếu tốkhách quan không nằm trong nội hàm của khái niệm giáo dục
Theo nghĩa rộng, giáo dục là quá trình ảnh hưởng của những điều kiện khách quan(như chế độ xã hội, trình độ phát triển kinh tế, môi trường sống…) và những tác độngcủa nhân tố chủ quan (tác động tự giác, định hướng của nhân tố của người)
Trang 5Phải khẳng định rằng : có tồn tại khái niệm giáo dục pháp luật Bởi vì theo quanniệm giáo dục cả ở nghĩa rộng lẫn nghĩa hẹp của khoa học sư phạm thì con người nóichung là khách thể chịu ảnh hưởng và tác động của các điều kiện khách quan và cả cácnhân tố chủ quan để hình thành ý thức, tình cảm và hành vi pháp luật.
Về các điều kiện khách quan, Các – Mác, Ănghen, Lênin đều cho rằng trong quátrình giáo dục, người lao động không được tách rời những điều kiện tồn tại của xã hộinhư chế độ kinh tế, chính trị với những giai đoạn cụ thể của sự phát triển xã hội ấy.Không có sự hoàn thiện “Văn hoá trừu tượng của cá nhân” mà trước hết là sự thay đổicác điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của đời sống con người sẽ tạo ra khả năng pháttriển đời sống tinh thần của quần chúng và ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục Vì vậy,nghiên cứu sự ảnh hưởng của các hệ thống pháp luật hiện hành, giáo dục pháp luật chỉ
là một yếu tố của quá trình hình thành ý thức pháp luật ở cá nhân con người và đóng vaitrò chủ đạo trong quá trình ấy
Như vậy : Giáo dục pháp luật là hoạt động có định hướng, có tổ chức, có chủ địnhchủ thể giáo dục pháp luật tác động lên các đối tượng giáo dục pháp luật nhằm hìnhthành tri thức, tình cảm pháp luật và thái độ tôn trọng pháp luật theo những yêu cầu củapháp luật
Học sinh là thế hệ trẻ của đất nước họ là nguồn lực rất quan trọng đáp ứng cho yêucầu phát triển mới của cách mạng Việt Nam, thời kỳ mới đó là : Tiếp tục đổi mới, đẩymạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dânchủ, công bằng, văn minh vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội
2 QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÁP LUẬT Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
2.1 Quan điểm của Đảng
Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm, coi trọng công tác giáo dục tuyên truyền giảithích pháp luật nhất là từ khi có đường lối đổi mới của Đảng từ đại hội lần thứ VI đến
nay, văn kiện lần thứ VI của Đảng đã xác định rõ : “Đưa việc dạy pháp luật vào hệ thống các trường học của Đảng của Nhà nước (kể cả các trường phổ thông, đại học) của các đoàn thể nhân dân Cán bộ quản lý các cấp từ Trung ương đến đơn vị cơ sở phải có kiến thức về quản lý hành chính và hiểu biết về pháp luật Cần sử dụng nhiều hình thức và biện pháp để giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật và làm tư vấn pháp luật cho nhân dân” Và “Phải dùng sức mạnh của pháp chế xã hội chủ nghĩa kết hợp với sức mạnh của dư luận quần chúng để đấu tranh chống những hành vi phạm pháp Các
Trang 6cấp uỷ Đảng từ trên xuống dưới phải thường xuyên lãnh đạo công tác pháp chế, tăng cường cán bộ có phẫm chất và năng lực cho lĩnh vực pháp chế và kiểm tra chặt chẽ các hoạt động của các cơ quan pháp chế”.
Tại Đại hội lần thứ IX công cuộc đổi mới tiếp tục khẳng định “ Đổi mới và hoàn hiện quy trình xây dựng luật, bàn hành và thực thi pháp luật, trong đó chú trọng việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật và tổ chức thi hành luật một cách nghiêm minh”.
Tại Đại hội lần thứ XI tiếp tục khẳng định “ Làm tốt công tác giáo dục chính trị,
tư tường, truyền thống, lý tưởng, đạo đức và lối sống; tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ cho thế hệ trẻ Khuyến khích, cổ vũ thanh niên nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão lớn, xung kích, sáng tạo, làm chủ khoa học, công nghệ hiện đại.”
Như vậy, công tác phổ biến giáo dục pháp luật đã được Đảng ta đặc biệt quan tâm
và chỉ đạo ngày càng toàn diện hơn, sâu sắc hơn Đó là quá trình xây dựng con ngườimới xã hội chủ nghĩa, những quan điểm tư tưởng và đường lối chỉ đạo nêu trên củaĐảng làm cơ sở cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cụ thể hoá thành các văn bảnquy phạm pháp luật đồng thời phân công nhiệm vụ cho các cơ quan thực hiện
2.2 Cơ sở pháp lý về công tác giáo dục pháp luật:
Tại điều 31 của Hiến pháp năm 1992 của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam quy định : “Nhà nước tạo điều kiện để công dân phát triển toàn diện, giáo dục ý thức công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật… ”.
Để kiện toàn với xây dựng đội ngũ cán bộ giáo giáo viên Thủ tướng Chính phủ
đã ban hành Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg, ngày 12/3/2008 như sau: “Xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp tài liệu pháp luật và các điều kiện hỗ trợ cần thiết khác
để nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, phóng viên, biên tập viên pháp luật trong các cơ quan báo chí, xuất bản, giáo viên dạy môn giáo dục công dân, pháp luật đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm thực tiễn Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng về ngoại ngữ và tiếng dân tộc cho đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại những địa bàn liên quan”
Chỉ thị số 32-CT/TW, ngày 09/12/2003 của Ban bí thư về tăng cường sự lãnh đạocủa Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp
luật của cán bộ, nhân dân: “Ban cán sự đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ban
Trang 7cán sự đảng Bộ Tư pháp và các bộ ngành, địa phương tiếp tục hoàn thiện chương trình, giáo trình, sách giáo khoa về pháp luật phục vụ trực tiếp cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường theo phương châm kết hợp nhuần nhuyễn lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành Việc đưa nội dung pháp luật vào giảng dạy trong nhà trường phải được chọn lọc hợp lý, có hệ thống và bảo đảm hiệu quả thiết thực.”
Kế hoạch số: 143/KH-BGDĐT, ngày 29/3/2011 của Bộ Giáo Dục và đào tạo, về
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2011 của Ngành giáo dục: “Tổ chức “Ngày
pháp luật” định kỳ tại đơn vị thông qua các hình thức phù hợp để phổ biến các văn bản pháp luật mới cho cán bộ, giảng viên, công nhân viên và người học Xây dựng, nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng tủ sách pháp luật; mở chuyên mục PBGDPL trên Website, đài truyền thanh, bản tin nội bộ của đơn vị”.
Quyết định Số : 2378 /QĐ-UBND, ngày 28 tháng 12 năm 2011 về việc ban hành
Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 trên địa bàn tỉnh An Giang:
“Triển khai thực hiện tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật được thể chế hóa từ Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX Đảm bảo các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào thực tế cuộc sống.”
Kế hoạch số: 102/KH-SGDĐT, ngày 12/10/2011 của Sở Giáo Dục và đào tạo An
Giang, về triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật ngành giáo dục Đào tạo năm
học 2011- 2012: “Tích cực phổ biến những chủ trương, chính sách, văn bản pháp luật
do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kết hợp việc phổ biến văn bản pháp luật với các cuộc vận động lớn, các phong trào thi đua của ngành năm học 2011-2012 Đồng thời phổ biến, giáo dục pháp luật cần gắn với nội dung cuộc vân động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Tiếp tục thực hiện chương trình giáo dục pháp luật cho các lớp 6,7,8,9 theo hướnglồng ghép nội dung pháp luật trong môn giáo dục công dân
Tổ chức cuộc thi giáo viên dạy giỏi, học sinh học giỏi môn giáo dục công dân,pháp luật
Tổ chức báo cáo chuyên đề về pháp luật nhằm nâng cao ý thức chấp hành phápluật, phòng ngừa vi phạm pháp luật trong học sinh
Trang 8CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH
TRƯỜNG THCS AN THẠNH TRUNG
1 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH TRƯỜNG THCS AN THẠNH TRUNG
Trường THCS An Thạnh Trung nằm trên địa bàn xã An Thạnh Trung, huyệnChợ Mới, tỉnh An Giang, đông dân nhưng đa số sống bằng nghề nông (80%) Nguồnthu nhập chủ yếu là nông sản, kinh tế còn lạc hậu, mặt bằng dân trí thấp
Trường được thành lập vào tháng 8 năm 1995 với vị trí gần trung tâm dân cư,nhưng điều kiện đi lại của giáo viên và học sinh còn gặp nhiều khó khăn do đường xá bịlầy lội vào mùa mưa lũ Trường có 16 phòng trong đó phục vụ giảng dạy 6 phòng sáng,chiều còn lại là : 1 phòng BGH, 1 phòng giáo viên,1 phòng thiết bị, 4 phòng bộ môn, 2phòng làm thư viện,1 phòng truyền thống Đội Năm học 2010-2011 trường có 12 lớpvới tổng số học sinh là 432 HS, chia ra 4 khối lớp(Khối 6: 3 lớp với 112; Khối 7: 3 lớpvới 107; Khối 8: 3 lớp với 107; Khối 9: 3 lớp với 106)
Đội ngũ nhà trường có 42 CB-GV-NV trong đó: Cán bộ quản lý: 2 gồm 1 Hiệutrưởng và 1 phó Hiệu trưởng, giáo viên: 35, nhân viên: 5
Hơn 80% phụ huynh học sinh là nông dân, nguồn thu nhập chủ yếu là nông sản,nên việc theo dõi giáo dục con em học tập còn nhiều hạn chế… số còn lại sống bằngnghề khác, có thu nhập khá hơn
Nhìn chung bằng dân trí thấp, số gia đình quan tâm đến con em mình chiếm tỷ lệrất nhỏ, phần lớn phó thác cho nhà trường, một phần do quan niệm lạc hậu, mặt khác dotác động của mặt trái kinh tế thị trường, các gia đình chỉ chú trọng đến kinh tế cũng ảnhhưởng không nhỏ đến lối sống và hoạt động của học sinh trong nhà trường
Trang 9Một số gia đình có thu nhập cao hơn, có thừa điều kiện lo cho con em mình ănhọc, nhưng lại là những gia đình hoàn toàn không quan tâm đến việc học cũng như việcgiáo dục nhân cách cho các em.
Từ một môi trường gia đình như vậy đã khiến cho tư tưởng thực dụng, lối sống
cá nhân ích kỷ theo thời gian có chiều hướng gia tăng, các nhu cầu về văn hóa khôngđược hướng dẫn, chọn lọc…Hằng ngày, hàng giờ tác động đến ý thức các em
Xuất phát từ những thực tế ấy, trong những năm học qua, nhà trường thườngxuyên giáo dục đạo đức, nhân cách, chính trị, giáo dục pháp luật cho học sinh thông quamôn học Giáo dục công dân trong các tiết học chính khoá; giáo dục học sinh theo 5 điềuBác Hồ dạy Hầu hết các em chấp hành tốt nội quy học sinh, biết lễ phép, kính yêu thầy
cô, biết xây dựng tình bạn trong sáng, gắn bó, giúp đỡ nhau trong học tập và lao động
Thông qua các hoạt động giáo dục chính khoá và ngoại khoá đã góp phần hìnhthành nhân cách con người mới XHCN Các em biết sống có đạo lý của dân tộc Việt
Nam: “Uống nước nhớ nguồn”, lòng nhân đạo để các em sống xứng đáng với thế hệ cha
ông đã hy sinh xương máu trên quê hương, trong đó nổi bật là tấm gương của những liệt
sĩ trong huyện Chợ Mới
Bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận học sinh bị ảnh hưởng những hiện tượng tiêucực ngoài xã hội, biểu hiện hành vi thô bạo, thích đánh nhau, nói năng ứng xử khiếmnhã, có tính cách quái dị như để tóc nhuộm vàng, học sinh nam đeo khoen tai các emhọc sinh này chây lười trong học tập, thích đua đòi và thường xuyên vi phạm nội quyhọc sinh Nguyên nhân là số các em này thuộc gia đình khá giả, cưng chiều nhưng ítquan tâm đến việc dạy dỗ, học tập của các em
2 THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH CỦA TRƯỜNG THCS AN THẠNH TRUNG
2.1 Công tác tổ chức và chương trình hoạt động :
2.1.1 Công tác tổ chức :
Sau khi có chỉ thị 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí Thư TW Đảng, Tỉnh
ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã kịp thời chỉ đạo cấp ủy,chính quyền địa phương từ cấp tỉnh đến huyện, thành phố và xã phường thị trấn trongtỉnh triển khai, quán triệt tinh thần chỉ thị rộng khắp trong cán bộ, Đảng viên Thôngqua đó thủ trưởng các ngành, các cấp, cấp ủy, các chi ủy đảng bộ cơ sở thấy được mụcđích, ý nghĩa tầm quan trọng của công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luậttrong giai đoạn hiện nay
Trang 10Trên cơ sở thực hiện Nghị quyết số 03/1998/QĐ.TTg ngày 07/01/1998 của ThủTướng Chính Phủ và Chỉ thị số 16.CT/UB ngày 27/8/1999 của Tỉnh Ủy Trường Trunghọc cơ sở An Thạnh Trung cũng thành lập Ban phối hợp công tác phổ biến, giáo dụcpháp luật của trường, do đồng chí Hiệu trưởng làm trưởng ban, các đồng chí Chủ tịchcông đoàn, Bí thư chi đoàn và Ban hoạt động ngoài giờ lên lớp làm phó ban, có 12 giáoviên chủ nhiệm và Tổng phụ trách đội làm thành viên.
Trường đã lập được tủ sách pháp luật của trường
Tham mưu và phối hợp, với sự hỗ trợ của các ban ngành, mặt trận, các tổ chứcđoàn thể xã hội, đã tuyên truyền những nội dung văn bản pháp luật đến toàn thể cán bộ,giáo viên, nhân viên và học sinh của trường Bước đầu thực hiện khá đầy đủ các chứcnăng, nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh
2.1.2 Về nội dung hoạt động :
Tham mưu phối hợp nhờ sự hỗ trợ của các ngành chức năng như: Công an xã,trạm y tế xã, ban tư pháp xã, … đến báo cáo cho học sinh hoặc cung cấp những tài liệu
và hướng dẫn giải thích cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường Sau đócán bộ, giáo viên, nhân viên phổ biến tuyên truyền giáo dục cho đối tượng học sinhmình phụ trách
Tham mưu phối hợp với đài truyền thanh xã An Thạnh Trung tăng cường phátthanh trên địa bàn của xã để phụ huynh học sinh hiểu biết được và có sự phối hợp giáodục con em mình cùng với nhà trường
Phối hợp với hội phụ nữ phường tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật sâurộng vào các chị em phụ nữ, thông qua các buổi sinh hoạt của phụ nữ để chị em nắm rõ,
từ đó góp phần giáo dục cho con em mình một cách thuận lợi hơn
Phối hợp với Đoàn thanh niên thông qua các buổi sinh hoạt Đoàn, Đội có phổbiến tuyên truyền giáo dục pháp luật cho các em thông qua các hình thức như: Sinh hoạtđầu tuần, hái hoa dân chủ, đố vui
Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã An Thạnh Trung, hội khuyến họcthông qua các cuộc vận động hỗ trợ giúp học sinh gia đình nghèo có hoàn cảnh gia đìnhkhó khăn
Công tác tham mưu phối hợp với các tổ chức đoàn thể để phổ biến tuyêntruyền ,giáo dục pháp luật cho học sinh và kể cả phụ huynh học sinh được thực hiệnmột cách thường xuyên, liên tục nhằm phổ biến các nội dung, các văn bản pháp luật,các văn bản dưới luật như: Luật giáo dục, Luật phổ cập giáo dục, Luật giao thôngđường bộ, Luật phòng cháy chữa cháy, Pháp lệnh phòng chống mại dâm HIV/AIDS,
Nguyễn Văn Đôn
10
Trang 11Luật phòng chống ma túy, Pháp lệnh dân số, Luật hôn nhân gia đình, Nghị định 36/CP,Luật biên giới, Quy chế dân chủ cơ sở,
2.1.3 Các hình thức tuyên truyền phổ biến giáo dục, pháp luật của trường trong thời gian qua:
Do nội dung các văn bản pháp luật để tuyên truyền giáo dục khác nhau cũng nhưđối tượng được phổ biến tuyên truyền giáo dục, pháp luật cũng khác nhau ( bao gồmgiáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh ) nên việc tổ chức thực hiện các hoạt độngphổ biến tuyên truyền giáo dục pháp luật của Trường Trung học cơ sở An thạnh Trungcũng hết sức đa dạng và linh hoạt bằng nhiều hình thức phong phú và thiết thực đượcthể hiện như sau:
+ Tuyên truyền giáo dục pháp luật thông qua các buổi sinh hoạt chào cờ vào ngày thứ hai hàng tuần:
Trong buổi sinh hoạt vào ngày thứ hai đầu tuần ngoài việc tổng kết rút kinhnghiệm trong tuần vừa qua, phổ biến công tác tuần tới, Ban Giám hiệu còn lồng ghéptuyên truyền giáo dục pháp luật cho học sinh toàn trường gồm những nội dung phù hợpvới tình hình thực tiễn xảy ra hoặc theo các văn bản chỉ đạo của các cấp, của ngành haycủa địa phương nhằm phục vụ tốt cho công tác dạy và học, giáo dục đạo đức, nề nếp kỷluật, trật tự, hình thành nhân cách của học sinh, mục đích giúp các em thực hiện và chấphành tốt pháp luật của Nhà nước
+ Tuyên truyền giáo dục pháp luật thông qua các buổi sinh hoạt Chi bộ :
Chi bộ là nơi tập trung được sinh hoạt của các đồng chí Đảng viên, là nhữngngười tiên phong, gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động phong trào của nhà trường Vìvậy, cần phải được tuyên truyền giáo dục pháp luật trước hết phải am hiểu một cáchtường tận để từ đó làm cơ sở tuyên truyền vận động cho mọi người cùng thực hiệnthành công các đường lối chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước
+ Tuyên truyền giáo dục pháp luật thông qua các buổi họp Hội đồng sư phạm của trường:
Hàng tháng đều có tổ chức ít nhất là một lần họp Hội đồng sư phạm toàn trường
để tổng kết rút kinh nghiệm thời gian qua, triển khai kế hoạch công việc sắp tới, trao đổi
về chuyên môn, vấn đề tuyên truyền giáo dục, pháp luật cũng được thực hiện thông quachuyên san, thông tin tư tưởng, thế giới trong ta để cán bộ, giáo viên, công nhân viênhiểu và áp dụng tuyên truyền giáo dục pháp luật lại cho học sinh thông qua các buổisinh hoạt chủ nhiệm hàng tuần,và phụ huynh học sinh thông qua các lần liên hệ gia đìnhhọc sinh hoặc trong công tác vận động học sinh
Nguyễn Văn Đôn
11
Trang 12+ Tuyên truyền giáo dục pháp luật thông qua các buổi sinh hoạt chủ nhiệm lớp vào ngày thứ bảy hàng tuần:
Mặc dù đã được tuyên truyền giáo dục pháp luật vào buổi sinh hoạt chào cờ ngàythứ hai và đến ngày thứ bảy sinh hoạt chủ nhiệm lớp, tùy theo tình hình thực tế của lớp
mà giáo viên chủ nhiệm lớp lồng ghép tuyên truyền giáo dục pháp luật cho các em,thông qua đó nhắc nhở và đôn đốc các em thực hiện và chấp hành tốt
+ Tuyên truyền, giáo dục pháp luật thông qua việc lồng ghép vào các tiết dạy chính khóa :
Thông qua các tiết dạy chính khóa trên lớp, giáo viên tùy theo nội dung các bàidạy nếu thấy thích hợp và có điều kiện thuận lợi cũng phải thực hiện tuyên truyền giáodục pháp luật ngay trong tiết dạy đó và cũng phải thể hiện trong kế hoạch bài dạy
Ví dụ: Chủ đề “Quyền trẻ em và quyền nghĩa vụ của công dân trong gia đình”
Ơ lớp 6 : dạy bài: “Công ước liên hiệp quốc và quyền trẻ em”
Ơ lớp 7: dạy bài: “Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em ViệtNam”
Ơ lớp 8: dạy bài: “Quyền và nghĩa vụ công dân trong đời sống gia đình”
Ơ lớp 9: dạy bài: “Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân”
Những chuẩn mực pháp luật được giảng dạy lồng ghép trong chương trìnhGDCD ở bậc THCS là những quyền và nghĩa vụ của công dân, quyền và nghĩa vụ củaNhà nước đối với công dân Những chuẩn mực ấy bao gồm: 5 chủ đề được sắp xếp theolãnh vực đời sống xã hội từ đơn giản đến phức tạp:
- Quyền trẻ em và quyền, nghĩa vụ công dân trong gia đình
- Quyền và nghĩa vụ công dân về giữ gìn trật tự an toàn xã hội
- Quyền và nghĩa vụ công dân về văn hoá giáo dục và kinh tế
- Các quyền tự do cơ bản của công dân
- Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam-quyền và nghĩa vụ công dân trong quản
lý Nhà nước
Trong đó, nội dung các quyền và nghĩa vụ của công dân được cụ thể hoá bằngcác qui định của pháp luật Quyền và nghĩa vụ của Nhà nước đối với công dân thể hiệnqua chức năng, nhiệm vụ quản lý xã hội của Nhà nước
Nguyễn Văn Đôn
12
Trang 13Ngoài ra nhà trường xây dựng nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh gắn vớigiáo dục pháp luật như sau:
- Giáo dục đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam
- Giáo dục truyền thống “Tôn sư trọng đạo”, giáo dục truyền thống của nhà
trường
- Giáo dục lòng nhân ái
+ Tuyên truyền giáo dục pháp luật thông qua hình thức phối hợp với các ngành chức năng đến trường báo cáo cho tập thể tại trường :
Thông qua các đợt phát động phong trào, các đợt cao điểm, các chiến dịch theo
sự chỉ đạo của ngành, của các cấp Tùy theo nội dung tuyên truyền giáo dục pháp luật,nhà trường có thể mời đại diện của ngành công an, y tế, tư pháp…đến báo cáo cho tậpthể thầy cô và học sinh tại trường
+ Tuyên truyền giáo dục pháp luật thông qua sinh hoạt Đoàn, Đội :
Thông qua các buổi sinh hoạt Đoàn, Đội, ngoài việc tổ chức cho các em sinhhoạt vui chơi, còn tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật cho các em Đội viên làmnồng cốt trong việc thực hiện và chấp hành tốt pháp luật của Nhà nước để các em khácnoi theo
+ Tuyên truyền giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như :
Tổ chức cho các em vui chơi, giải trí, văn nghệ, đố vui, hái hoa dân chủ hoặcchiếu phim
+ Tuyên truyền giáo dục pháp luật thông qua các cuộc vận động, huy động học sinh đến trường :
Đối với những em học sinh thường hay nghỉ học hoặc có chiều hướng bỏ học,thường là do hoàn cảnh gia đình nghèo, khó khăn hoặc do phụ huynh học sinh chưahiểu rõ, chưa nhận thức đúng đắn về nghĩa vụ và quyền lợi của cha mẹ và con em trongvấn đề học tập thì khi đến gia đình vận động cho các em đi học lại ngoài việc tạo điềukiện hổ trợ gia đình vượt qua khó khăn đồng thời còn phải kiên trì thực hiện tuyêntruyền giáo dục pháp luật đối với phụ huynh học sinh như Luật phổ cập giáo dục, Luậtbảo vệ và chăm sóc trẻ em, kế hoạch hóa gia đình, Luật hôn nhân và gia đình…để phụhuynh học sinh thông suốt, từ đó có sự phối hợp với nhà trường trong việc chăm lo họctập con em mình
Nguyễn Văn Đôn
13
Trang 14* Kết quả đạt được: Các văn bản đã được tuyên truyền trong thời gian qua
và tiếp tục tuyên truyền trong thời gian tới:
-Pháp lệnh phòng chống mại dâm số 10/2003/PL - UBTVQH11
-Luật Phòng, Chống Ma túy số 23/2000/QH10
-Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật phòng, chống ma túy, số16/2008/QH12 ngày 03-06-2008 của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 3
-Luật của Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số
06/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003 về luật biên giới quốc gia
-Thông tư liên tịch số TLĐLĐVN, ngày 07/06/2006 hướng dẫn việc xây dựng, quản lý và khai thác tủ sáchpháp luật ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học
02/2006/TTLT-BTP-BCA-BQP-BGDĐT-BLĐTBXH Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP, ngày 07/12/2007 về việc tiếp tục thực hiện chỉthị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng ( Khóa IX ) vềtăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao
ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân …
Đã tổ chức sinh hoạt dưới cờ 35 lần, có hơn 15120 nghìn lượt học sinh tham gia.Mời các ngành chức năng đến báo cáo 8 lượt cho tập thể thầy cô giáo và hơn
3456 nghìn lượt học sinh tham gia gồm các nội dung : Pháp lệnh phòng chống mại dâmHIV/AIDS, Luật biên giới, Luật giao thông đường bộ, Luật phòng chống ma túy, Luậtbảo vệ môi trường
Dạy lồng ghép 40 tiết dạy chính khóa có 17280 nghìn lượt học sinh tham gia
Tổ chức hơn 15 cuộc vận động và huy động được trên 20 học sinh trở lại trường.Cuối năm học 100% học sinh được xếp hạnh kiểm từ trung bình trở lên, không
có học sinh bị kỉ luật, cũng như vi phạm pháp luật
Nhìn chung, đa số phụ huynh học sinh có nhận thức chăm lo cho con em học tập,
đa số các em có ý thức chấp hành tốt và không vi phạm pháp luật
2.2 Hạn chế, tồn tại :
Trong năm học 2010 – 2011 và đầu năm học 2011-2012 được sự quan tâm chỉđạo sâu sát của Chi bộ và Ban Giám hiệu nhà trường cùng với sự tham mưu phối hợpvới các ngành, các cấp, trường trung học cơ sở An Thạnh Trung đã đạt được những kếtquả khả quan Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại như:
+ Tủ sách pháp luật của trường còn ít được các em học sinh mượn đọc, thamkhảo, không đủ để phục vụ
Nguyễn Văn Đôn
14