Ma trận SWOT

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty cổ phần thủy sản sóc trăng - stapimex.pdf (Trang 72 - 81)

5. Nội dung và các kết quả đạt được:

4.2.3 Ma trận SWOT

Điểm mạnh (S):

- Có mối quan hệ tốt với khách hàng

- Sản phẩm chất lượng cao, đạt nhiều chứng nhận quốc tế (ISO 9001:2000, HACCP, SSOP,…)

GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU 61 SVTH: TRẦN THỊ NGỌC HÂN - Nhiều năm liền năm trong top 10 doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam: 11 tháng đầu năm 2009 xếp vị trí thứ 6, sang 6 tháng đầu năm 2010 vươn lên vị trí thứ 5.

- Ban quản lý giàu kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm cao. - Chiến lược xuất khẩu (XK) phù hợp.

- Cơ sở vật chất (CSVC) kỹ thuật hiện đại, máy móc đạt tiêu chuẩn quốc tế: với đa số máy móc hiện đại với công xuất lớn được nhập khẩu từ Nhật, Đức, Ý, Đài Loan như máy luộc, máy chiên, máy rà kim loại, máy hút chân không và đóng gói,...

Điểm yếu (W):

- Về hoạt động XK, công ty vẫn chưa khai thác tốt thị trường trong nước vốn cũng đầy tiềm năng mà chỉ chú trọng vào các thị trường nước ngoài.

- Mặc dù đã nhiều năm hoạt động trong ngành nhưng đến nay SP công ty vẫn chưa xây dựng được thương hiệu trên thị trường.

- Hoạt động Marketing cũng như R & D còn đơn giản, chưa mang lại hiệu quả.

- Chưa thu hút được đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, đầy sáng tạo: do đặt tại vùng sâu với kinh tế và công nghệ thông tin còn hạn chế nên công ty gặp khó khăn trong việc thu hút những nhân viên trẻ, năng động đặc biệt là những cử nhân kinh tế chuyên ngành kinh tế đối ngoại.

- Chi phí sản xuất còn cao: do trình độ, tay nghề của công nhân chưa cao và đồng đều nên vẫn còn hao hụt trong quá trình xử lý nguyên liệu và chế biến. Bên cạnh đó, việc quản lý chi phí điện, nước vẫn chưa hiệu quả và chi phí dành cho thiết kế chỉnh sửa bao bì còn cao (do có trường hợp bao bì không đáp ứng yêu cầu khách hàng).

Cơ hội (O):

- Mối quan hệ giữa Việt Nam (VN) với các nước trên thế giới ngày càng phát triển: Từ việc trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO cũng như ký kết các Hiệp định song phương với một số quốc gia đã làm cho hình ảnh của Việt Nam ngày càng trở nên quen thuộc và thân thiết trong mắt bạn bè quốc tế. Đây thật sự là một diễn biến rất thuận lợi cho hoạt động xuất

khẩu thủy sản của Việt Nam cũng như XK tôm của STAPIMEX. Từ đây, quan hệ hợp tác thương mại giữa các doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài sẽ được mở rộng và thuận lợi hơn, các mặt hàng tôm Việt Nam sẽ dễ dàng hơn trong việc thâm nhập vào thị trường thế giới.

- Chính sách khuyến khích XK của Nhà nước (NN) và hổ trợ từ VASEP dành cho các doanh nghiệp XK thủy sản.

- Nhu cầu tiêu dùng thủy sản của các thị trường lớn như Mỹ, Nhật, Canada, EU,… vẫn còn rất lớn và đầy tiềm năng.

Thách thức (T):

- Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các doanh nghiệp XK thủy sản trong và ngoài nước: do nhu cầu tiêu dùng thủy sản ngày càng tăng và có nhiều tiềm năng cho hoạt động XK thủy sản nên ngày càng có nhiều doanh nghiệp mới nhảy vào ngành, đối thủ tiềm ẩn cũng ngày càng tăng.

- Các yêu cầu về VSATTP và dư lượng kháng sinh của các thị XK đối với các mặt hàng tôm xuất khẩu ngày càng nhiều và khắt khe.

- Tính thời tiết và thời vụ của nguyên liệu làm nên sản phẩm: do đặc thù ngành nuôi trồng thủy sản phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết nên trong giai đoạn thời tiết đang diễn biến bất lợi như hiện nay thì nguồn tôm nguyên liệu của công ty đang bị đe dọa nghiêm trọng. Mặc dù biết rõ giá cả và lợi nhuận sẽ rất cao nếu tiến hành nuôi và thu hoạch tôm trái vụ nhưng thời điểm này dịch bệnh rất cao, đầy rủi ro nên đa phần nông dân đều chọn cho mình giải pháp an toàn là thả tôm giống và thu hoạch theo thời vụ. Điều này làm nguồn tôm nguyên liệu của các công ty phụ thuộc vào thời vụ thu hoạch tôm. Những tháng vào vụ thì tất bật hoạt động, những tháng chưa vào vụ thì hoạt động cầm chừng.

GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU 63 SVTH: TRẦN THỊ NGỌC HÂN

Bảng 4.8: Ma trận SWOT S (Trengths)

1. Có mối quan hệ tốt với KH

2. SP chất lượng cao, đạt nhiều chứng nhận quốc tế 3. Công ty đặt trong vùng nuôi tôm chính và dồi dào của cả nước

4. Nhiều năm liền nằm trong top 10 DN XK tôm lớn nhất của Việt Nam 5. Ban quản lý giàu kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm cao

6. CSVC kỹ thuật hiện đại 7. Chiến lược XK phù hợp

W (Weaknesses)

1. Chưa khai thác tốt thị trường trong nước

2. Chưa xây dựng được thương hiệu trên thị trường

3. Hoạt động Marketing, R & D chưa mang lại hiệu quả.

4. Chưa thu hút được đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, đầy sáng tạo

5. Chi phí sản xuất cao

O ( Opportunities)

1.Quan hệ giữa VN với các nước trên thế giới ngày càng phát triển 2. Chính sách khuyến khích XK của NN 3. Nhu cầu tiêu dùng thủy sản vẫn còn rất lớn Các chiến lƣợc SO (S2,S3,S4,S7+O1,O3) Chiến lƣợc phát triển thị trƣờng (TT) (S2,S5,S6+O2,O3)

Chiến lƣợc cải tiến SP Các chiến lƣợc WO (W2,W3,W5+O1,O3) Chiến lƣợc xây dựng thƣơng hiệu SP (W4+O2) Tận dụng TT trong nƣớc để ổn định đầu ra cho SP, tăng cƣờng tìm kiếm, thu hút nhân tài.

T (Threats)

1. Cạnh tranh ngày càng gay gắt

2. Yêu cầu của các thị trường XK ngày càng nhiều và khắt khe. 3. Tính thời tiết và thời vụ của nguyên liệu làm nên SP

Các chiến lƣợc ST (S1,S2,S4+T1)

Chiến lƣợc giữ chân khách hàng (KH) cũ

(S2,S4,S6+T2) Phát triển KH mới

(S3,S5,S6+T3) Ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào

Các chiến lƣợc WT

(W2,W3+T1)

Maketing xây dựng thƣơng hhiệu tạo lợi thế cạnh tranh

(W1+T2)

Chú trọng đến chất lƣợng SP, quan tâm hơn đến thị trƣờng trong nƣớc.

Qua bảng ma trận SWOT, dựa vào việc tận dụng cơ hội phù hợp với các điểm mạnh của công ty, khắc phục các điểm yếu để theo đuổi và nắm bắt cơ hội, tận dụng điểm mạnh để giảm khả năng bị thiệt hại vì các nguy cơ từ bên ngoài… tác giả xin đưa ra một số chiến lược nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh xuất khẩu tôm của công ty:

Các chiến lược SO nhằm theo đuổi những cơ hội phù hợp với các điểm mạnh của công ty:

Chiến lược phát triển thị trường: trước nhu cầu tiêu dùng thủy sản vẫn còn rất lớn và chính sách khuyến khích XK của NN đối với các DN xuất khẩu thủy sản ngày càng nhiều thì công ty cần dựa vào điểm mạnh của mình về chất lượng, danh tiếng cùng với chiến lược XK phù hợp để xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển thị trường nhằm chinh phục khách hàng, tăng doanh số tiêu thụ sản phẩm đồng thời giảm thiểu rủi ro khi những thị trường truyền thống có biến động. Thật vậy, để có thể thành công trong việc đưa sản phẩm công ty thâm nhập vào thị trường thế giới thì đòi hỏi công tác nghiên cứu thị trường phải được quan tâm sâu sắc và phải có chiến lược xuất khẩu phù hợp kết hợp với xây dựng một kênh phân phối sang thị trường nước ngoài.

Hiện nay, mặc dù hình thức xuất khẩu trực tiếp mà công ty đang thực hiện đã và đang mang lại những hiệu quả khả quan (sản lượng và giá trị xuất khẩu ngày càng tăng) thế nhưng, cho đến nay công ty vẫn chưa chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng, chưa có văn phòng đại diện ở nước ngoài, mọi giao dịch cũng như công tác ký kết hợp đồng chủ yếu được tiến hành tại phòng giao dịch đặt tại thành phố Hồ Chí Minh với cơ sở vật chất còn khá giản đơn, chưa hiệu quả trong việc tạo sự chú ý của đối tác nước ngoài nên hiện nay số hợp đồng ký kết vẫn còn hạn chế và hiệu quả giao dịch chưa cao. Vì thế, xây dựng một kênh phân phối hay một văn phòng đại diện ở nước ngoài nhất là những thị trường lớn và tiềm năng là việc làm rất cần thiết đối với công ty hiện nay. Việc này sẽ giúp cho công ty cập nhật thông tin về thị trường cũng như thị hiếu tiêu dùng một cách chuẩn xác hơn.

GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU 65 SVTH: TRẦN THỊ NGỌC HÂN

Chiến lược cải tiến sản phẩm: với những điểm mạnh về sản phẩm chất lượng cao, đạt nhiều chứng nhận quốc tế (ISO 9001:2000, HACCP, SSOP,…), ban quản lý giàu kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm cao, và CSVC kỹ thuật hiện đại kết hợp với cơ hội: chính sách khuyến khích XK của NN và nhu cầu tiêu dùng thủy sản vẫn còn rất lớn thì công ty cần có chiến lược cải tiến sản phẩm nhằm đa dạng hóa sản phẩm theo hướng tạo ra nhiều sản phẩm giá trị gia tăng để tăng thêm lợi nhuận cho công ty và đa dạng hóa mẫu mã bao bì để tăng thêm sự lựa chọn cho người tiêu dùng để từ đó đa dạng hóa phân khúc tiêu dùng, làm tăng thêm doanh thu và lợi nhuận cho công ty.

Chiến lược ST nhằm xác định những cách thức mà công ty có thể sử dụng điểm mạnh của mình để giảm khả năng bị thiệt hại vì các nguy cơ từ bên ngoài:

Chiến lược giữ chân khách hàng cũ: trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các doanh nghiệp XK thủy sản trong và ngoài nước thì công ty cần tận dụng các điểm mạnh vốn có của đơn vị mình về sản phẩm chất lượng cao, đạt nhiều chứng nhận quốc tế, có mối quan hệ tốt với KH và nhiều năm liền nằm trong top 10 DN XK tôm lớn nhất của Việt Namđể có chiến lược giữ chân khách hàng cũ nhằm ổn định thị phần và doanh số xuất khẩu của công ty.

Phát triển khách hàng mới: Trước yêu cầu của các thị trường XK ngày càng nhiều và khắt khe thì công ty cần tận dụng những điểm mạnh: sản phẩm chất lượng cao, đạt nhiều chứng nhận quốc tế, CSVC kỹ thuật hiện đại và nhiều năm liền nằm trong top 10 DN XK tôm lớn nhất của Việt Nam để có chiến lược phát triển khách hàng mới. Việc này sẽ giúp công ty tạo được lòng tin và từng bước chinh phục thêm nhiều khách hàng mới, góp phần giảm thiểu rủi ro và nâng cao doanh số xuất khẩu của công ty.

Ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào: trước sự đe dọa đối với nguồn tôm nguyên liệu của công ty do tính thời tiết và thời vụ của nguyên liệu làm nên SP thì công cần dựa vào những điểm mạnh của mình như việc công ty đặt trong vùng nuôi tôm chính và dồi dào của cả nước cùng với ban quản lý giàu kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm cao và CSVC kỹ thuật hiện đại để có biện pháp cụ thể để từng bước ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ tốt cho sản xuất.

Chiến lược WO nhằm khắc phục các điểm yếu để theo đuổi và nắm bắt cơ hội:

Chiến lược xây dựng thương hiệu sản phẩm: cơ hội ngày càng rộng mở cho công tác xuất khẩu: quan hệ giữa VN với các nước trên thế giới ngày càng phát triển cùng với nhu cầu tiêu dùng thủy sản vẫn còn rất lớn. Song hiện nay, công ty vẫn chưa xây dựng được thương hiệu trên thị trường, hoạt động Marketing, R & D chưa mang lại hiệu quả, chi phí sản xuất còn cao nên trong thời gian tới công ty cần phải xem xét thực hiện chiến lược xây dựng được thương hiệu để nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu. Đây là chiến lược quan trọng và có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh và khẳng định vị thế cho sản phẩm của công ty trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, đây là việc không hề dễ dàng mà nó đòi hỏi sự kết hợp đồng bộ của nhiều yếu tố như sản phẩm phải đa dạng, đạt chất lượng cao và đảm bảo yêu cầu VSANTTP, công tác tìm kiếm thị trường và marketing sản phẩm phải đạt hiệu quả cao,…nên mặc dù đã hoạt động trong ngành khá lâu nhưng đến nay công ty vẫn chưa thành công trong hoạt động này.

Tận dụng thị trường trong nước để ổn định đầu ra cho SP, tăng cường tìm kiếm, thu hút nhân tài: trước chính sách khuyến khích XK của NN đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản ngày càng nhiều thì công ty cần có biện pháp cụ thể để tận dụng thị trường trong nước, một thị trường đầy tiềm năng, để ổn định đầu ra cho SP, tăng cường tìm kiếm, thu hút nhân tài nhằm khắc phục điểm yếu: chưa thu hút được đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, đầy sáng tạo

Chiến lược WT nhằm hình thành một kế hoạch phòng thủ để ngăn không cho các điểm yếu của chính công ty làm cho nó trở nên dễ bị tổn thương trước các nguy cơ từ bên ngoài:

Maketing xây dựng thương hiệu tạo lợi thế cạnh tranh: với những yếu điểm trong hoạt động Marketing, R & D và chưa xây dựng được thương hiệu trên thị trường trong tình cảnh sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các doanh nghiệp XK thủy sản trong và ngoài nước thì công ty cần đẩy mạnh hoạt động Maketing xây dựng thương hiệu tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.

GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU 67 SVTH: TRẦN THỊ NGỌC HÂN

Chú trọng đến chất lượng SP, quan tâm hơn đến thị trường trong nước :

yêu cầu của các thị trường XK ngày càng nhiều và khắt khe nên việc xâm nhập sẽ ngày càng trở nên khó khăn hơn. Do đó, công ty sẽ phải tốn nhiều công sức và chi phí hơn thì mới có thể đảm bảo được việc đáp ứng nhu cầu của thị tường nước ngoài trong khi thị trường trong nuớc có nhiều tiềm năng nhưng vẫn chưa được quan tâm khai thác triệt để. Do vậy, trong thời gian tới công ty cần phải chú trọng đến chất lượng sản phẩm và quan tâm hơn đến thị trường trong nước để ổn định đầu ra cho sản phẩm và đảm bảo doanh số xuất khẩu của công ty.

Tóm lại, qua việc phân tích ma trận SWOT và căn cứ vào những điều kiện cụ thể hiện nay của công ty, theo tác giả thì công ty nên lựa chọn và thực hiện các chiến lược: Ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào và cải tiến sản phẩm.

Vì thực tế cho thấy, tình kinh doanh 3 năm gần đây của công ty chưa hiệu quả, mặc dù doanh thu từ hoạt động xuất khẩu luôn tăng nhưng lợi nhuận công ty lại có xu hướng giảm dần. Hơn nữa, hiện nay công ty còn đầu tư sang các lĩnh vực khác như đầu tư xây dựng nhà máy chế biến cá cụm công nghiệp Cái Côn, đầu tư trái phiếu,…. Số khoản mục cần đầu tư thì nhiều nhưng với số vốn có hạn và chi cho đầu tư xây dựng cơ sở vật chất không thể quá lớn nên cùng một lúc công ty không thể tiến hành thực hiện tất cả các chiến lược trên được. Do vậy, hiện tại, công ty nên tập trung cho chiến lược ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào và cải tiến sản phẩm vì so với các chiến lược khác thì chi phí cho việc đầu tư trong nước cho cải tiến sản phẩm sẽ ít tốn kém hơn và phù hợp với tiềm lực hiện nay của công ty. Thật vậy, so với việc phải đặt một kênh phân phối hay văn phòng đại diện tại nước ngoài của chiến lược phát triển thị trường thì chi phí cho việc đầu tư trong nước cho cải tiến sản phẩm sẽ ít tốn kém hơn. Thêm vào đó, công ty còn có thể tận dụng được đội ngũ sinh viên mới ra trường đang tràn đầy hoài bảo và nhiệt huyết sáng tạo từ các trường đại học trong nước hiện đang cần việc làm và cơ hội để cống hiến. Việc này sẽ dễ hơn nhiều so với việc tìm một số nhân viên trung thực, đáng tin cậy, có khả năng nghiệp vụ và khả năng ngoại ngữ

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty cổ phần thủy sản sóc trăng - stapimex.pdf (Trang 72 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)