5. Nội dung và các kết quả đạt được:
4.1.1 Hoạt động thu mua nguyên liệu của công ty cổ phần thủy sản Sóc
4.1 Hoạt động xuất khẩu tôm của công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng – STAPIMEX STAPIMEX
4.1.1 Hoạt động thu mua nguyên liệu của công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng – STAPIMEX Trăng – STAPIMEX
Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, STAPIMEX luôn thu mua nguyên liệu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, kiểm tra được kháng sinh trước khi mua và đáp ứng yêu cầu vệ sinh thực phẩm.
Bảng 4.1: SẢN LƢỢNG TÔM NGUYÊN LIỆU THU MUA CỦA CÔNG TY STAPIMEX TỪ NĂM 2007 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2010
Đơn vị tính: tấn 2007 2008 2009 6 tháng đầu năm 2010 Sản lƣợng 10.024 10.454 9.115 4.185,65
(Nguồn: báo cáo hoạt động thu mua nguyên liệu hàng năm của phòng kinh doanh)
Năm 2008, công ty thu mua được 10.454tấn tôm nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, tăng 430 tấn so với năm 2007. Sang năm 2009, công ty chỉ thu mua được 9.115 tấn tôm nguyên liệu, giảm 1.339 tấn so với năm 2008. Sở dĩ sản lượng tôm nguyên liệu thu mua giảm đáng kể như vậy nguyên nhân là do năm 2008 nông dân bị thất thu nên đã giảm diện tích nuôi vào năm 2009. Theo Cục Nuôi trồng thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), từ giữa năm 2009 đến nay, diện tích nuôi tôm ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) giảm rõ rệt. Vụ nuôi vừa qua, người dân chỉ thả được 477.536 ha tôm giống, giảm hơn 38.200 ha so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, trong năm 2009, do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu nên 6 tháng đầu năm, giá tôm sú rớt xuống
GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU 29 SVTT: TRẦN THỊ NGỌC HÂN trống khoảng 30% diện tích, cộng thêm tình trạng tôm chết do bệnh càng khiến
sản lượng toàn vùng sụt giảm. Bên cạnh đó, chi phí đầu vào tăng mạnh như chi phí thức ăn nuôi trong năm 2009 tăng cũng góp phần làm sản lượng nuôi tôm giảm.
Chính tình trạng sụt giảm sản lượng tôm nguyên liệu cho sản xuất nói trên đã khiến giá tôm nguyên liệu tăng. Giá thu mua tôm tăng cao trong thời gian gần đây khiến các hộ nuôi đẩy mạnh thu hoạch sớm. Nông dân đang có xu hướng chuyển đổi từ nuôi tôm sang nuôi một số loài thủy sản có giá trị kinh tế cao hơn. Hơn nữa, do nhiều năm qua diện tích nuôi tôm tuy tăng song chưa tương xứng với việc đầu tư mở rộng công suất của các nhà máy chế biến tôm xuất khẩu. Theo nhận định từ VASEP thì các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu có thể tiếp tục rơi vào tình trạng thiếu nguồn nguyên liệu từ đây đến hết năm 2010, nhất là đối với tôm sú. Trước tình hình chung như vậy, 6 tháng đầu năm 2010, công ty chỉ thu mua được 4.185,65tấn tôm nguyên liệu.
Tất cả các lô nguyên liệu thu mua vào nhà máy đều được truy xuất đến tận ao nuôi và mỗi nguồn cung cấp đều có mã hóa truy xuất bao gồm ao nuôi, người nuôi, vùng nuôi và phía sau là mã của nguồn cung cấp.
Hệ thống truy xuất nguồn gốc nguyên liệu tại công ty:
- Mua trực tiếp từ nông dân đầu tư (mã số: SA): truy xuất đến ao nuôi.
- Mua trực tiếp từ nông dân ngoài đầu tư (mã số: SC): truy xuất đến tận ao nuôi.
- Mua từ đại lý thu mua (mã số SC): truy xuất đến vùng nuôi
Vùng thu mua nguyên liệu của công ty chủ yếu là Sóc Trăng, chiếm 80%, còn lại 20% thu mua từ Bạc Liêu và Cà Mau (chủ yếu từ Bạc Liêu).
Công ty thu mua nguyên liệu chủ yếu qua ba nguồn cung cấp chính:
Nguyên liệu thu mua từ các ao nuôi đầu tư: đạt khoảng 750 ha, chiếm khoảng 60% tổng sản lượng cung cấp hàng năm. Công ty ký hợp đồng hỗ trợ về tài chính, thức ăn hoặc các hóa chất sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. Đổi lại người nông dân có trách nhiệm cung cấp nhật ký nuôi cho công ty khi có yêu cầu và cam kết không sử dụng bất kỳ hóa chất hoặc kháng sinh cấm theo quy định
của Bộ thủy sản trong suốt quá trình nuôi và đảm bảo các yêu cầu vệ sinh theo quy định của công ty trong quá trình bảo quản và vận chuyển sau khi thu hoạch. Trước khi thu hoạch, công ty sẽ tiến hành lấy mẫu để kiểm tra các chất kháng sinh cấm trong vòng 5 – 7 ngày.
Nguyên liệu thu mua từ đại lý: chỉ chiếm khoảng 10% tổng sản lượng thu mua. Các đại lý cung cấp này đều được công ty đánh giá lựa chọn và đáp ứng các điệu kiện đảm bảo an toàn thực phẩm. Định kỳ hàng tháng, công ty sẽ xuống tận cơ sở thu mua của từng đại lý cung cấp để đánh giá điều kiện vệ sinh và bảo quản trong quá trình thu mua.
Nguyên liệu thu mua trực tiếp từ nông dân (không đầu tư): cung cấp khoảng 30% tổng sản lượng nguyên liệu thu mua hàng năm. Trước khi thu hoạch, nông dân sẽ liên hệ với công ty và khi đó nhân viên phòng đầu tư sẽ đến khảo sát và ký hợp đồng thu mua nguyên liệu. Người nuôi có trách nhiệm cung cấp nhật ký nuôi, loại thức ăn và hóa chất sử dụng cho công ty khi có yêu cầu kiểm tra và cam kết không sử dụng bất kỳ các chất kháng sinh cấm nào theo quy định của Bộ thủy sản trong suốt quá trình nuôi. Trước khi thu hoạch 3 – 5 ngày, công ty sẽ tiến hành lấy mẫu để kiểm tra kháng sinh.
Đối với nguyên liệu mua trực tiếp từ nông dân (đầu tư và không đầu tư): công ty sẽ lấy mẫu kiểm kháng sinh trước 7 ngày thu hoạch. Còn đối với nguyên liệu mua từ đại lý: công ty sẽ lấy mẫu kiểm kháng sinh tại nhà máy.
Ngoài lấy mẫu kiểm kháng sinh, mỗi lô nguyên liệu vào nhà máy đều được kiểm cảm quan (mùi vị, tạp chất), vi sinh.
4.1.2 Hoạt động chế biến sản phẩm tại công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng – STAPIMEX
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm theo quy định khắt khe của từng thị trường cũng như từng đối tượng khách hàng, công ty đã và đang áp dụng các chương trình quản lý chất lượng tại các nhà máy chế biến của mình như HACCP, ISSO 9001:2000, OHSAS, BRC,…Bên cạnh đó, công ty cũng trang bị các thiết bị tiên tiến để phát hiện dư lượng kháng sinh ở mức thấp nhất đối với nguyên liệu đầu vào và thành phẩm chế biến hàng ngày. Thành phẩm sẽ được lấy mẫu kiểm
GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU 31 SVTT: TRẦN THỊ NGỌC HÂN kháng sinh, vi sinh và cảm quan theo từng ngày sản xuất. Tất cả kết quả kiểm tra
sẽ được lưu vào hồ sơ HACCP. Tổng công xuất chế biến thành phẩm/ngày: 70 tấn.
Bảng 4.2: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY STAPIMEX GIAI ĐOẠN 2007 – 2009
Đơn vị tính: tấn Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 2007 2008 2009 Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tổng sản phẩm 6.466,66 6.964,30 6.658,81 487,64 7,54% -259,49 -4,25%
(Nguồn: báo cáo thành phẩm nhập kho hàng năm của công ty STAPIMEX)
Qua bảng trên, ta thấy năm 2008 công ty sản xuất được 6.964,30 tấn thành phẩm, tăng 487,64 tấn, tương đương tăng 7,54% so với năm 2007. Tuy nhiên, sang năm 2009, do thiếu nguồn nguyên liệu đầu vào vào 6 tháng đầu năm 2009 như đã phân tích. Hơn nữa, giữa năm 2009, nhu cầu thị trường về tôm sú trên thế giới có dấu hiệu tăng trở lại sau khủng hoảng tài chính, và về cuối năm, đơn đặt hàng nhiều khiến nguồn tôm nguyên liệu càng khan hiếm nên tổng thành phẩm mà công ty sản xuất được giảm xuống còn 6.658,81 tấn. Riêng 6 tháng đầu năm 2010, vì đây là thời điểm chưa vào mùa tôm chính vụ, nguyên liệu tôm thu mua có phần giảm sút mà công ty chủ yếu hoạt động với công xuất lớn vào quý III và quý IV của năm nên thời gian này công ty chỉ sản xuất 2.683,22 tấn thành phẩm.