Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần thủy sản

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty cổ phần thủy sản sóc trăng - stapimex.pdf (Trang 83)

5. Nội dung và các kết quả đạt được:

5.3 Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần thủy sản

Sóc Trăng - STAPIMEX

Để tiếp tục duy trì và gia tăng hơn nữa sản lượng cũng giá trị xuất khẩu các mặt hàng tôm của STAPIMEX trong thời gian tới thì công ty cần phải thực hiện đồng bộ các chiến lược sau:

Ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào: hiện nhu cầu đối với tôm đông lạnh ngày càng cao đặc biệt là từ sau sự cố tràn dầu ở vịnh Mêhicô, để có thể tận dụng tốt cơ hội này thì STAPIMEX cần phải chủ động tiếp cận, tìm kiếm nguồn nguyên liệu và xúc tiến công tác thu mua nhằm đảm bảo đủ nguyên liệu đáp ứng cho sản xuất, nhất là trong những tháng cuối năm nhu cầu tăng cao bằng các biện pháp cụ thể sau:

Nhận định tình hình và ký trước hợp đồng thu mua với các đại lý, trạm thu mua để hạn chế rủi ro thiếu hụt nguyên liệu và tình trạng trước biến động của thị trường các đại lý cò kè đòi tăng giá.

Đồng thời, công ty cũng cần tăng cường việc ký hợp đồng nuôi trồng và bao tiêu sản phẩm với các trang trại và hộ nuôi đạt chuẩn để đảm bảo dự trữ tốt nguồn nguyên liệu.

Tiếp tục mở rộng và cũng cố mối quan hệ với người nuôi bằng nhiều hình thức, phấn đấu đầu tư 700 ha mặt nước với sản lượng từ 3.000 tấn trở lên.

Bên cạnh đó, phấn đấu tăng tỷ trọng con tôm thẻ chân trắng trong các sản phẩm xuất khẩu của công ty để tăng thêm lựa chọn cho khách hàng và làm phong phú hơn phân khúc tiêu dùng là đều quan trọng không kém.

Chiến lược cải tiến sản phẩm: cuộc sống ngày càng phát triển, yêu cầu của khách hàng đối với hàng hóa cũng ngày càng cao hơn. Do đó, để hình ảnh sản phẩm của STAPIMEX đi sâu vào lòng người tiêu dùng thì công ty cần tập trung vào việc nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm cũ, những sản phẩm chủ lực (Nobashi, PDTO, CPDTO).

Không chỉ dừng ở chất lượng, công ty cần tìm hiểu nhu cầu thị trường để có định hướng cho tương lai và tiến hành đầu tư nghiên cứu cải tiến bao bì, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm nhằm đảm bảo tính đẹp mắt, tăng thêm sự lựa chọn cho khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm theo hướng tập trung vào các sản phẩm giá trị gia tăng nhằm mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty.

Thêm vào đó, công ty nên tạo thêm động lực làm việc và kích thích khả năng tìm tòi sáng tạo của nhân viên bằng các cuộc thi nhỏ về ý tưởng cho sản phẩm mới trong nội bộ công ty hay thiết kế bao bì sản phẩm từ sinh viên để làm phong phú thêm mẫu mã bao bì sản phẩm của công ty, hay khen thưởng nhân viên xuất sắc của năm…thường xuyên cử nhân viên đi học để nâng cao trình độ hay tổ chức các buổi gặp gỡ với các chuyên gia trong lĩnh vực marketing công nghiệp và dịch vụ để để được tư vấn và học hỏi kinh nghiệm trong công tác đa dạng hóa sản phẩm.

Bên cạnh đó, công ty nên kết hợp với việc xây dựng chính sách lương, thưởng, phúc lợi ngày càng hấp dẫn để tăng cường việc thu hút được đội ngũ nhân viên trẻ năng động, sáng tạo nhất là những cử nhân kinh tế chuyên ngành kinh tế đối ngoại và marketing để cho công tác cải tiến sản phẩm ngày càng mang lại hiệu quả thiết thực.

Đồng thời, công ty cũng nên trích một phần kinh phí cho việc lập một phòng nghiên cứu, cải tiến và phát triển sản phẩm mới để hoạt động này ngày càng hiệu quả, tạo ra được nhiều sản phẩm mới, tăng thêm sự lựa chọn và khả năng thu hút khách hàng.

GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU 73 SVTH: TRẦN THỊ NGỌC HÂN Bên cạnh các chiến lược trên, để nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động xuất khẩu của đơn vị thì công ty cũng cần có những biện pháp thích hợp:

Cắt giảm những chi phí sản xuất không đáng có như giảm định mức tiêu hao nguyên vật liệu, tổ chức thu mua nguyên vật liệu chặt chẽ hơn, thường xuyên bảo dưỡng sửa chữa máy móc, thiết bị và tăng cường công tác đào tạo, nâng cao tay nghề cho công nhân, đồng thời có chính sách lương, thưởng và chế độ đãi ngộ thích đáng để duy trì và thu hút lao động làm việc lâu dài đảm bảo mức độ đồng đều về trình độ tay nghề của công nhân để tối thiểu hóa phần phụ phẩm, giảm được công sức, thời gian và chi phí do việc đào tạo lại. Việc cắt giảm được chi phí nguyên vật liệu gây ra từ phụ phẩm sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc giảm giá vốn hàng bán cũng như chi phí sản xuất kinh doanh của công ty.

Giữ chân khách hàng cũ và phát triển khách hàng mới: trên cơ sở tạo dựng được mối quan hệ thân thiết với những đối tác truyền thống cùng với uy tín và điều kiện vốn có thời gian qua, công ty đã và đang khá thành công trong việc giữ chân khách hàng cũ với doanh số và sản lượng xuất khẩu sang các thị trường này (Mỹ, Nhật, EU,…) ngày càng tăng. Cùng với sản phẩm chất lượng cao, CSVC kỹ thuật hiện đại,… công ty đã bước đầu gặt hái được một số thành tựu nhất định trong việc phát triển khách hàng: từ việc chỉ xuất sang 7 thị trường năm 2007 với 16 khách hàng đến năm 2008 sản phẩm của công ty đã xuất được sang những thị trường khác, nâng số khách hàng của công ty lên con số 30 và 6 tháng đầu năm 2010, công ty đã có thêm 1 thị trường mới (Singapore). Do vậy, thời gian tới, công ty cần tiếp tục quan tâm và phát triển hơn nữa chiến lược này bằng việc:

Xúc tiến xây dựng nhà máy An Phú 2 với công suất 30 tấn/ngày và kho lạnh 4.000 pallet, với số vốn khoảng 30 tỷ đồng; đồng thời, công ty cần đầu tư thêm các khoản mục khác nhằm đảm bảo khai thác hết công suất toàn nhà máy, khắc phục tình trạng thiếu lao động đặc biệt là những tháng vào vụ để đảm bảo khả năng thực hiện được những hợp đồng lớn và giao hàng đúng hẹn, nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất và uy tín đối với khách hàng.

Ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm hướng vào việc chinh phục các thì trường khó tính vì vượt qua được yêu cầu của các thì trường này thì công ty

sẽ dễ dàng hơn trong việc đưa sản phẩm của mình sang các thị trường khác và đã bước đầu thành công trong việc chinh phục thị trường thế giới.

Ngoài ra, để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động xuất khẩu thì công ty cần :

Xúc tiến thương mại với các thị trường tiềm năng như: Brazil, Hàn Quốc, Singapore,… để giảm rủi ro khi các thị trường chính và truyền thống của công ty có biến động; đồng thời, hoạt động này cũng đem đến cơ hội để công ty từng bước đưa sản phẩm STAPIMEX chinh phục thị trường thế giới.

Quan tâm khai thác thị trường nội địa: bên cạnh việc chú trọng mở rộng thị trường xuất khẩu nước ngoài, công ty cũng nên quan tâm hơn đến thị trường trong nước, một thị trường cũng rất tiềm năng, để ổn định đầu ra cho sản phẩm bởi đời sống của người dân trong nước đang được cải thiện đáng kể, thu nhập ngày càng cao hơn nên các sản phẩm tôm nói chung không phải là mặt hàng quá xa xỉ với người tiêu dùng trong nước hiện nay. Với lợi thế là doanh nghiệp lớn, uy tín và nhiều năm liền nằm trong top 10 doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam cùng với việc các đối thủ cạnh tranh trong nước vẫn chủ yếu tập trung vào các thị trường nước ngoài mà ít chú trọng vào nhu cầu tiêu thụ nội địa thì chỉ cần quan tâm hơn trong công tác quảng bá, đi đầu trong việc tiếp thị sản phẩm đến người tiêu dùng thông qua việc tham gia các kỳ hội chợ, triển lảm thủy sản hay các kênh truyền thông: báo, đài, tivi… thì chắc chắn công ty sẽ gặt hái được những thành công rực rỡ ở thị trường nội địa. Hơn nữa, hiện nay Nhà nước ta cũng đang có nhiều chương trình và biện pháp khuyến khích “Người Việt dùng hàng Việt” nên công ty cần xem xét vấn đề này tránh tình trạng các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam tranh nhau tìm kiếm thị trường nước ngoài với việc cung cấp những sản phẩm chất lượng cao còn người tiêu dùng trong nước thì lại không có sản phẩm tốt để sử dụng hay quen dần với việc tiêu dùng các phụ phẩm hay sản phẩm kém chất lượng hoặc dã là sử dụng sản phẩm thay thế như đã từng xảy ra đối với mặt hàng cá ba. Các công ty xuất khẩu cá basa Việt Nam lúc bấy giờ đã dành những phần thịt ngon nhất của con cá để xuất khẩu chỉ chừa lại phần đầu và xương giữa để bán trong nước, đến khi các doanh nghiệp này quay trở lại với thị trường trong nước thì người tiêu dùng đã quen với việc tiêu dùng sản

GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU 75 SVTH: TRẦN THỊ NGỌC HÂN phẩm như vậy nên phải mất một thời gian khá dài để họ chấp nhận sản phẩm như ngày hôm nay.

Cải tiến công nghệ để đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm: công ty cần tăng cường tiếp cận và ứng dụng những tiến bộ công nghệ thông tin mới nhất về truy xuất nguồn gốc thực phẩm như công nghệ truy xuất nguồn gốc thực phẩm bằng sóng radio với các cảm biến và phần mềm truy xuất … nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về vệ sinh an toàn thực phẩm nhất là những thị trường khó tính. Mặc dù chi phí bước đầu thực hiện cao nhưng lợi ích về sau sẽ rất lớn nhờ vào việc tạo được niềm tin từ phía nhà nhập khẩu. Do vậy, trên cơ sở dựa vào khả năng tài chính và tình hình cụ thể của công ty mình, ban lãnh đạo công ty cần xem xét, cân nhắc và so sánh tương quan lợi ích và chi phí từ hoạt động này đem lại từ đó đưa ra quyết định có lợi nhất cho công ty

Maketing xây dựng thương hiệu tạo lợi thế cạnh tranh: Hoạt động marketing của công ty trong thời gian qua còn khá giản đơn và chưa mang lại hiệu quả. Do vậy, thời gian tới công ty cần sớm xây dựng một phòng Marketing riêng biệt với một bộ phận chuyên môn về hoạt động này nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng sức cạnh tranh cho công ty. Bên cạnh đó, công ty cần phải thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như tivi, radio, báo chí, tạp chí thủy sản,… để quảng cáo sản phẩm hay tích cực tham gia vào các hội chợ triển lảm thủy sản trong nước cũng như quốc tế để gới thiệu sản phẩm và tăng thêm cơ hội gặp gỡ làm ăn với đối tác mới.

Hiện nay, ứng dụng công nghệ thông tin hay cụ thể là thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh đang là xu hướng chung và là xu thế bắt buộc để hội nhập và phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, để đạt tới thành công thì STAPIMEX cần phải cần phải quan tâm hơn đến việc cặp nhật thông tin, nâng cao trình độ tin học cho đội ngũ nhân viên, và tăng cường việc tuyển các nhân viên IT để hoàn thiện và phát triển hơn nữa Website công ty cũng như các hoạt động liên quan đến thương mại điện tử để tạo sự chú ý và thông tin về sản phẩm cho các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng ở khắp nơi, để đây có thể là cầu nối giữa STAPIMEX với các nhà nhập khẩu, để cùng với chất lượng sản phẩm

và sự cạnh tranh trong giá cả từng bước tăng thêm danh tiếng và xây dựng thương hiệu cho công ty trên trường quốc tế.

Để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thì công ty cần phải có tầm nhìn trong hoạt động nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản, tìm kiếm các giải pháp công nghệ thông tin phù hợp với ngành thủy sản, đồng thời cập nhật những thông tin của Nhà nước quy định cho thị trường xuất khẩu thủy sản cũng như những định hướng của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành để ngành thủy sản vượt qua những thách thức và tìm kiếm cơ hội phát triển. Tuy nhiên tạo dựng được thương hiệu cho sản phẩm là điều không dễ dàng và có thể thực hiện một sớm một chiều được nên bên cạnh những nỗ lực của bản thân đơn vị mình thì STAPIMEX cần kết hợp với các công ty xuất khẩu thủy sản trong nước, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm để tạo nên vị thế cho thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới đặc biệt là các mặt hàng tôm đông lạnh.

GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU 77 SVTH: TRẦN THỊ NGỌC HÂN

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Sau 32 năm hoạt động, với những nỗ lực không ngừng của toàn thể tập thể STAPIMEX trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng những yêu cầu khắt khe của các nhà nhập khẩu như các quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hay những yêu cầu về dư lượng kháng sinh, vi sinh,… hiện nay, công ty đã tạo dựng được uy tín và vị thế khá vững chắc đối với hoạt động xuất khẩu trong ngành thủy sản trong và ngoài nước. Hoạt động xuất khẩu của công ty trong những năm vừa qua đều tiến triển tốt đẹp với sản lượng và giá trị xuất khẩu năm sau luôn cao hơn năm trước, luôn nằm trong top 10 doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam. Hàng năm, công ty thu về một lượng lớn ngoại tệ đóng góp đáng kể cho kim ngạch xuất khẩu của cả nước đặc biệt là trong bối cảnh tình hình chung xuất khẩu các mặt hàng khác của nước ta đều gặp khó khăn và sụt giảm nghiêm trọng (năm 2009). Bên cạnh đó, việc kinh doanh xuất khẩu còn giúp công ty góp phần vào việc xây dựng đất nước thông qua các khoản thuế đóng góp vào ngân sách Nhà nước và giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động tại địa phương.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì hoạt động xuất khẩu của công ty cũng không tránh khỏi một số khó khăn như chi phí sản xuất còn cao dẫn đến lợi nhuận giảm và kinh doanh kém hiệu quả. Về hoạt động xuất khẩu, công ty vẫn còn thụ động trong việc tìm kiếm thị trường, chủ yếu tập trung vào các thị trường truyền thống mà chưa khai thác được thị trường tiềm năng, đặc biệt là thị trường nội địa. Công tác Marketing vẫn còn giản đơn và chưa mang lại hiệu quả cao cho họat động quảng bá sản phẩm cũng như hình ảnh công ty đến người tiêu dùng. Công tác đầu tư và phát triển sản phẩm mới vẫn chưa được quan tâm sâu sắc nên hiện sản phẩm xuất khẩu của công ty vẫn còn khá đơn điệu về chủng loại và kiểu dáng, chưa tạo được sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước. Do vậy, cho đến nay công ty vẫn chưa xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm của mình trên thị trường thế giới. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến

khả năng cạnh tranh cũng như hoạt động xuất khẩu của công ty hiện nay cũng như trong thời gian tới.

6.2 KIẾN NGHỊ:

6.2.1 Đối với Nhà nƣớc:

Để hoạt động xuất khẩu của công ty ngày càng có hiệu quả và thương hiệu STAPIMEX đến được với thị trường thế giới thì ngoài những nỗ lực của bản thân doanh nghiệp thì sự hỗ trợ từ phía Nhà nước và các ban ngành có liên quan là vô cùng cần thiết. Sau đây là một số kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả cho hoạt động xuất khẩu tôm:

Nhà nước cần giảm bớt những thủ tục hành chính phức tạp, rườm rà trong công tác làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa cũng như cung cấp những thông tin cần thiết về thị trường xuất khẩu, công nghệ tiên tiến hay có những biện pháp kịp thời nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc thâm nhập, duy trì và

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty cổ phần thủy sản sóc trăng - stapimex.pdf (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)