Giới thiệu sản phẩm và qui trình công nghệ

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty cổ phần thủy sản sóc trăng - stapimex.pdf (Trang 33)

5. Nội dung và các kết quả đạt được:

3.3Giới thiệu sản phẩm và qui trình công nghệ

3.3.1 Đặc điểm sản phẩm

Hàng thủy sản có đặc tính là không để lâu được nên muốn bảo quản tốt thì phải bảo quản ở nhiệt độ thích hợp, đồng thời phải đảm bảo độ tươi mới của sản phẩm.

Thành phẩm sau khi xuất xưởng của công ty là tôm đông lạnh các loại, có thời gian bảo quản và sử dụng từ 6 tháng đến 12 tháng.

Nhiệt độ bảo quản là: -18 độ.

3.3.2 Qui trình công nghệ

Sản phẩm của công ty là thủy sản đông lạnh các loại. Trong đó, tôm đông lạnh là mặt hàng chính.

Để hoàn thành 1 sản phẩm công ty STAPIMEX sử dụng qui trình công nghệ khép kín từ khâu thu mua nguyên liệu, sơ chế, chế biến, cấp đông đến đóng gói thành phẩm xuất xưởng. Qui trình công nghệ được tóm tắt qua sơ đồ sau:

Chỉ tiêu

Hình 3.2: Qui trình thu mua chế biến sản phẩm tôm sú xuất khẩu của công ty STAPIMEX

( Nguồn: phòng kinh doanh của công ty STAPIMEX)

3.4 Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty STAPIMEX từ năm 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010 năm 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010

STAPIMEX với tư cách là một trong những đơn vị xuất khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam luôn không ngừng phấn đấu để đổi mới trang thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tỉ trọng các mặt hàng có giá trị gia tăng, tích cực tìm kiếm khách hàng mới…nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Do vậy, doanh thu của công ty tăng lên đáng kể trong giai đoạn

Cấp đông

Bao gói

Thành phẩm nhập kho Xuất khẩu

Nông dân Đại lý Trạm thu mua

Tiếp nhận

Sơ chế

Phân cỡ

GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU 23 SVTT: TRẦN THỊ NGỌC HÂN Sang năm 2008, tổng doanh thu của công ty tăng lên đến 1.122.857 triệu đồng,

tăng 39.322 triệu đồng, tương đương tăng 3,63% so với năm 2007. Năm 2009, tổng doanh thu của công ty tiếp tục tăng thêm 201.283 triệu đồng, tương đương tăng 18,73% so với năm 2008, nâng tổng doanh thu của công ty năm 2009 lên 1.333.140 triệu đồng. Trong sự gia tăng doanh thu của công ty giai đoạn 2007 – 2009 thì doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ là chủ yếu. Tuy nhiên, trong năm 2009, công ty đã phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu (10.809 triệu đồng) do có trường hợp hàng bán bị trả lại vì không đáp ứng yêu cầu của khách hàng về bao bì sản phẩm, công ty phải nhận hàng về và gia công làm lại bao bì. Tuy các khoản giảm trừ doanh thu năm 2009 chỉ chiếm 0,8% tổng doanh thu trong năm này nhưng về lâu dài, việc này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tổng doanh thu cũng như uy tín của công ty. Do vậy, công ty cần xem xét và có biện pháp khắc phục sớm. Riêng 6 tháng đầu năm 2010, tổng doanh thu của công ty là 501.718 triệu đồng, tăng 6.772 triệu đồng, tương đương tăng 1,37% so với cùng kỳ năm 2009.

Bảng 3.2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY STAPIMEX GIAI ĐOẠN 2007 – 2009

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 2007 2008 2009 Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) 1. Doanh thu (DT) bán hàng và cung cấp dịch vụ (DV) 1.075.789 1.106.824 1.314.293 31.035 2,88 207.469 18,74 2. Các khoản giảm trừ DT 0 0 10.809 0 - 10.809 - 3. DT thuần về bán hàng và cung cấp DV 1.075.789 1.106.824 1.303.483 31.035 2,88 196.659 17,77 4. Giá vốn hàng bán 1.007.730 1.003.732 1.225.196 -3.998 -0,40 221.464 22,06 5. Lợi nhuận (LN) gộp về bán hàng và cung cấp DV 68.059 103.092 78.286 35.033 51,47 -24.806 -24,06 6. DT hoạt động tài chính 7.754 16.033 29.657 8.279 106,77 13.624 84,98 7. Chi phí tài chính 11.439 33.125 20.859 21.686 189,58 -12.266 -37,03 8. Chi phí bán hàng 31.347 39.971 48.273 8.624 27,51 8.302 20,77 9. Chi phí quản lý DN 8.692 22.492 18.856 13.800 158,77 -3.636 -16,17 10. LN thuần từ hoạt động KD 24335 23.537 19.955 -798 -3,28 -3.582 -15,22 11. Thu nhập khác 988 1.579 682 591 59,82 -879 -56,81 12. Chi phí khác 59 67 614 8 13,56 547 816,4 13. LN khác 930 1.512 68 582 62,58 -1.444 -95,50 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 25.265 25.050 20.023 -215 -0,85 18.511 73,90 15. Thuế thu nhập DN hiện hành 0 108 809 108 - 701 649,07 16. LN sau thuế thu nhập DN 25.265 24.942 19.215 -323 -1,28 -5.727 -22,96 17. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 0,004 0,0036 0,0026 -0,0004 -10,00 -0,001 -27,78

GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU 25 SVTT: TRẦN THỊ NGỌC HÂN Mặc dù tổng doanh thu của công ty tăng đều qua các năm từ năm 2007 đến

năm 2009 nhưng lợi nhuận của công ty lại có xu hướng giảm do chi phí tăng dần qua các năm với tốc độ gia tăng cao hơn mức tăng doanh thu.

1.333.140 1.083.543 1.122.857 24.942 19.215 25.265 0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000 1.400.000 2007 2008 2009 Năm Tổ ng do anh t hu ( Đ V T: t ri ệu đồ ng ) 0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 Tổ ng l i nh uậ n V T: t ri ệu đồ ng )

Tổng doanh thu Tổng lợi nhuận sau thuế

Hình 3.3: Doanh thu và lợi nhuận sau thuế của công ty STAPIMEX giai đoạn 2007 – 2009

(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm của công ty STAPIMEX của phòng kế toán)

Năm 2007, lợi nhuận sau thuế của công ty STAPIMEX là 25.265 triệu đồng. Năm 2008, lợi nhuận sau thuế của công ty giảm 323 triệu đồng, tương đương giảm 1,28% so với năm 2007, đẩy lợi nhuận sau thuế của công ty xuống còn 24.942 triệu đồng. Đến năm 2009, lợi nhuận sau thuế của công ty tiếp tục giảm xuống còn 19.215 triệu đồng, giảm 5.727 triệu đồng, tương đương giảm 22,96% so với năm 2008. Nguyên nhân của hiện trạng lợi nhuận công ty liên tục giảm là do tốc độ tăng doanh thu tương đối nhỏ hơn tốc độ tăng của chi phí. Chi phí năm 2008 của công ty là 1.097.915 triệu đồng, tăng 3,75% so với năm 2007. Trong khi đó, mức tăng doanh thu năm 2008 so với năm 2007 chỉ có 3,63%.

Năm 2009, chi phí của công ty tăng lên 1.313.925 triệu đồng, tăng 19,67% so với năm 2008, cao hơn mức tăng doanh thu năm 2009 so với năm 2008 (18,73%). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.3: SO SÁNH MỨC TĂNG DOANH THU VÀ CHI PHÍ CỦA CÔNG TY STAPIMEX Đơn vị tính: % 2008 so với 2007 2009 so với 2008 6 tháng đầu năm 2010/2009

Mức tăng doanh thu 3,63 18,73 1,37

Mức tăng chi phí 3,75 19,67 1,23

(Nguồn: tổng hợp dựa vàobáo cáo hoạt động kinh doanh hàng năm của công ty STAPIMEX của phòng kế toán)

Chi phí tăng là do: ảnh hưởng bởi lạm phát làm cho các loại chi phí tăng cao hơn vào năm 2008, do sự gia tăng của giá vốn hàng bán. Cụ thể là năm 2009, giá vốn hàng bán của công ty là 1.225.196 triệu đồng, tăng 22,06% so với năm 2008. Nguyên nhân của sự tăng giá vốn hàng bán là do các loại chi phí khác tăng như: chi phí bao bì, nhân công, điện, sự thiếu hụt nguồn tôm nguyên liệu năm 2009 do ảnh hưởng xấu của thời tiết dẫn đến giá tôm nguyên liệu tăng, … Bên cạnh sự gia tăng của giá vốn hàng bán thì chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng lên đáng kể qua các năm.

Nhìn chung, tình hình sử dụng chi phí của công ty trong những năm qua tăng lên đáng kể nên mặc dù doanh thu có tăng song lợi nhuận lại giảm. Do đó, trong thời gian tới, để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh của công ty ở thị trường trong nước cũng như trên trường quốc tế thì công ty nên cẩn trọng xem xét và có những giải pháp thiết thực nhằm giảm bớt các chi phí phát sinh không đáng đặc biệt là các chi phí từ hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra sản phẩm với giá thành rẻ hơn, nâng cao khả năng cạnh tranh, đem lại lợi nhuận cao hơn và góp phần phát triển công ty.

Chỉ tiêu

GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU 27 SVTT: TRẦN THỊ NGỌC HÂN

3.5 Định hƣớng và kế hoạch phát triển của công ty trong thời gian tới

Nhu cầu thị trường ngày càng tăng tuy nhiên cũng dần khó tính và cạnh tranh sẽ trở nên gay gắt hơn. Do đó, để có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường hiện nay và được sự quan tâm, tin dùng của người tiêu dùng thì công ty đã định hướng và đề ra kế hoạch phát triển trong thời gian tới như sau:

Thứ nhất: tiếp tục phát triển và nâng cao sức cạnh tranh của công ty trên cơ sở tập trung đầu tư nhằm khai thác hết năng lực toàn công ty.

Thứ hai: tiếp tục cải tiến mạnh mẽ công tác quản lý, điều hành nhằm giữ vững vị trí công ty là một trong ba doanh nghiệp có doanh số xuất khẩu tôm hàng đầu của Việt Nam và tạo điều kiện phát triển trong những năm tới.

Thứ ba: xây dựng trụ cột tam giác: giá cả hợp lý, chất lượng ổn định và cung cấp thường xuyên, giao hàng đúng hạn.

Các chỉ tiêu cụ thể mà công ty đưa ra và phấn đấu đạt được năm 2010 :

 Sản lượng xuất khẩu: 8.500 tấn thành phẩm

 Giá trịxuất khẩu: 70 triệu USD

 Lợi nhuận: 25 tỷ đồng

 Đầu tư nuôi tôm: 650 ha mặt nước

 Lương bình quân: 3 triệu đồng/người/tháng

Sang năm 2011, công ty tiếp tục phấn đấu nhằm đạt:

 Sản lượng xuất khẩu: 9.000 tấn thành phẩm

 Giá trịxuất khẩu: 75 triệu USD

 Lợi nhuận: 27 tỷ đồng

 Đầu tư nuôi tôm: 650 ha mặt nước

Chỉ tiêu

CHƢƠNG 4

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU TÔM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SÓC TRĂNG – STAPIMEX

4.1 Hoạt động xuất khẩu tôm của công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng – STAPIMEX STAPIMEX

4.1.1 Hoạt động thu mua nguyên liệu của công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng – STAPIMEX Trăng – STAPIMEX

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, STAPIMEX luôn thu mua nguyên liệu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, kiểm tra được kháng sinh trước khi mua và đáp ứng yêu cầu vệ sinh thực phẩm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.1: SẢN LƢỢNG TÔM NGUYÊN LIỆU THU MUA CỦA CÔNG TY STAPIMEX TỪ NĂM 2007 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2010

Đơn vị tính: tấn 2007 2008 2009 6 tháng đầu năm 2010 Sản lƣợng 10.024 10.454 9.115 4.185,65

(Nguồn: báo cáo hoạt động thu mua nguyên liệu hàng năm của phòng kinh doanh)

Năm 2008, công ty thu mua được 10.454tấn tôm nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, tăng 430 tấn so với năm 2007. Sang năm 2009, công ty chỉ thu mua được 9.115 tấn tôm nguyên liệu, giảm 1.339 tấn so với năm 2008. Sở dĩ sản lượng tôm nguyên liệu thu mua giảm đáng kể như vậy nguyên nhân là do năm 2008 nông dân bị thất thu nên đã giảm diện tích nuôi vào năm 2009. Theo Cục Nuôi trồng thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), từ giữa năm 2009 đến nay, diện tích nuôi tôm ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) giảm rõ rệt. Vụ nuôi vừa qua, người dân chỉ thả được 477.536 ha tôm giống, giảm hơn 38.200 ha so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, trong năm 2009, do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu nên 6 tháng đầu năm, giá tôm sú rớt xuống

GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU 29 SVTT: TRẦN THỊ NGỌC HÂN trống khoảng 30% diện tích, cộng thêm tình trạng tôm chết do bệnh càng khiến

sản lượng toàn vùng sụt giảm. Bên cạnh đó, chi phí đầu vào tăng mạnh như chi phí thức ăn nuôi trong năm 2009 tăng cũng góp phần làm sản lượng nuôi tôm giảm.

Chính tình trạng sụt giảm sản lượng tôm nguyên liệu cho sản xuất nói trên đã khiến giá tôm nguyên liệu tăng. Giá thu mua tôm tăng cao trong thời gian gần đây khiến các hộ nuôi đẩy mạnh thu hoạch sớm. Nông dân đang có xu hướng chuyển đổi từ nuôi tôm sang nuôi một số loài thủy sản có giá trị kinh tế cao hơn. Hơn nữa, do nhiều năm qua diện tích nuôi tôm tuy tăng song chưa tương xứng với việc đầu tư mở rộng công suất của các nhà máy chế biến tôm xuất khẩu. Theo nhận định từ VASEP thì các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu có thể tiếp tục rơi vào tình trạng thiếu nguồn nguyên liệu từ đây đến hết năm 2010, nhất là đối với tôm sú. Trước tình hình chung như vậy, 6 tháng đầu năm 2010, công ty chỉ thu mua được 4.185,65tấn tôm nguyên liệu.

Tất cả các lô nguyên liệu thu mua vào nhà máy đều được truy xuất đến tận ao nuôi và mỗi nguồn cung cấp đều có mã hóa truy xuất bao gồm ao nuôi, người nuôi, vùng nuôi và phía sau là mã của nguồn cung cấp.

Hệ thống truy xuất nguồn gốc nguyên liệu tại công ty:

- Mua trực tiếp từ nông dân đầu tư (mã số: SA): truy xuất đến ao nuôi.

- Mua trực tiếp từ nông dân ngoài đầu tư (mã số: SC): truy xuất đến tận ao nuôi.

- Mua từ đại lý thu mua (mã số SC): truy xuất đến vùng nuôi

Vùng thu mua nguyên liệu của công ty chủ yếu là Sóc Trăng, chiếm 80%, còn lại 20% thu mua từ Bạc Liêu và Cà Mau (chủ yếu từ Bạc Liêu).

Công ty thu mua nguyên liệu chủ yếu qua ba nguồn cung cấp chính:

Nguyên liệu thu mua từ các ao nuôi đầu tư: đạt khoảng 750 ha, chiếm khoảng 60% tổng sản lượng cung cấp hàng năm. Công ty ký hợp đồng hỗ trợ về tài chính, thức ăn hoặc các hóa chất sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. Đổi lại người nông dân có trách nhiệm cung cấp nhật ký nuôi cho công ty khi có yêu cầu và cam kết không sử dụng bất kỳ hóa chất hoặc kháng sinh cấm theo quy định

của Bộ thủy sản trong suốt quá trình nuôi và đảm bảo các yêu cầu vệ sinh theo quy định của công ty trong quá trình bảo quản và vận chuyển sau khi thu hoạch. Trước khi thu hoạch, công ty sẽ tiến hành lấy mẫu để kiểm tra các chất kháng sinh cấm trong vòng 5 – 7 ngày.

Nguyên liệu thu mua từ đại lý: chỉ chiếm khoảng 10% tổng sản lượng thu mua. Các đại lý cung cấp này đều được công ty đánh giá lựa chọn và đáp ứng các điệu kiện đảm bảo an toàn thực phẩm. Định kỳ hàng tháng, công ty sẽ xuống tận cơ sở thu mua của từng đại lý cung cấp để đánh giá điều kiện vệ sinh và bảo quản trong quá trình thu mua.

Nguyên liệu thu mua trực tiếp từ nông dân (không đầu tư): cung cấp khoảng 30% tổng sản lượng nguyên liệu thu mua hàng năm. Trước khi thu hoạch, nông dân sẽ liên hệ với công ty và khi đó nhân viên phòng đầu tư sẽ đến khảo sát và ký hợp đồng thu mua nguyên liệu. Người nuôi có trách nhiệm cung cấp nhật ký nuôi, loại thức ăn và hóa chất sử dụng cho công ty khi có yêu cầu kiểm tra và cam kết không sử dụng bất kỳ các chất kháng sinh cấm nào theo quy định của Bộ thủy sản trong suốt quá trình nuôi. Trước khi thu hoạch 3 – 5 ngày, công ty sẽ tiến hành lấy mẫu để kiểm tra kháng sinh.

Đối với nguyên liệu mua trực tiếp từ nông dân (đầu tư và không đầu tư): công ty sẽ lấy mẫu kiểm kháng sinh trước 7 ngày thu hoạch. Còn đối với nguyên liệu mua từ đại lý: công ty sẽ lấy mẫu kiểm kháng sinh tại nhà máy.

Ngoài lấy mẫu kiểm kháng sinh, mỗi lô nguyên liệu vào nhà máy đều được kiểm cảm quan (mùi vị, tạp chất), vi sinh.

4.1.2 Hoạt động chế biến sản phẩm tại công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng – STAPIMEX

Để đảm bảo chất lượng sản phẩm theo quy định khắt khe của từng thị trường cũng như từng đối tượng khách hàng, công ty đã và đang áp dụng các chương trình quản lý chất lượng tại các nhà máy chế biến của mình như HACCP, ISSO 9001:2000, OHSAS, BRC,…Bên cạnh đó, công ty cũng trang bị các thiết bị tiên tiến để phát hiện dư lượng kháng sinh ở mức thấp nhất đối với nguyên liệu đầu vào và thành phẩm chế biến hàng ngày. Thành phẩm sẽ được lấy mẫu kiểm

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty cổ phần thủy sản sóc trăng - stapimex.pdf (Trang 33)