Phương thức thanh toán sử dụng

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty cổ phần thủy sản sóc trăng - stapimex.pdf (Trang 64)

5. Nội dung và các kết quả đạt được:

4.1.3.5 Phương thức thanh toán sử dụng

GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU 53 SVTH: TRẦN THỊ NGỌC HÂN kèm chứng từ: D/P và D/A. Trong đó, tỷ lệ phương thức T/T trong tổng các phương thức thanh toán của công ty là không đáng kể; vì tính rủi ro trong thanh toán cao nên công ty chỉ áp dụng T/T đối với những khách hàng thân thiết. Từ năm 2009 đến nay, phương thức L/C được công ty chọn sử dụng chủ yếu, chiếm đến 60% tổng các phương thức thanh toán sử dụng tại công ty vì mức độ an toàn cao mà phương thức này đem lại cho việc thanh toán tiền hàng xuất khẩu của công ty. L/C 60% D/P 35% D/A 5% L/C D/P D/A

Hình 4.9: Cơ cấu các phƣơng thức thanh toán sử dụng tại công ty STAPIMEX trong giai đoạn từ năm 2009 đến 6 tháng đầu năm 2010.

(Nguồn: phòng kinh doanh )

Hơn nữa, thanh toán bằng L/C trong những năm qua chiếm tỷ lệ cao như vậy còn do năm 2008 là năm suy thoái kinh tế, lạm phát cao, nên các doanh nghiệp nói chung và STAPIMEX nói riêng phải cẩn trọng hơn trong các hợp đồng ký kết vì thế chọn L/C là phương án tối ưu nhằm đảm bảo sự an toàn, hiệu quả hơn và giảm thiểu rủi ro trong việc thu tiền hàng. Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích thì việc sử dụng L/C trong thanh toán cũng không tránh khỏi một số nhược điểm nhất định như phí mở tín dụng, tỷ lệ ký quỹ tương đối cao và thời gian thực hiện khá dài. Do đó, để giảm bớt một phần chi phí và thời gian thì bên cạnh L/C, công ty còn sử dụng phương thức nhờ thu D/P và D/A với tỷ lệ tương

ứng trong tổng số các phương thức thanh toán sử dụng tại công ty lần lượt là 35% và 5%.

4.2 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động xuất khẩu tôm của công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng – STAPIMEX

4.2.1 Ma trận phân tích ảnh hƣởng của các yếu tố bên ngoài tác động đến công ty – EFE

Để hoạt động xuất khẩu tôm ngày càng phát triển và mang lại hiệu quả cao thì việc tìm hiểu và quan tâm đến các yếu tố tác động đến công ty của mình là rất quan trọng để có thể biết được yếu tố nào ảnh hưởng tốt, yếu tố nào gây bất lợi cho công ty trong rất nhiều các yếu tố bên ngoài và bên trong. Từ đó, các nhà quản trị sẽ biết được vị thế của công ty mình như thế nào và có thể đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm phát huy những điểm mạnh và hạn chế những yếu điểm mang lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất. Do đó, ta cần xem xét một vài nguyên nhân ảnh hưởng đến công ty như:

GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU 55 SVTH: TRẦN THỊ NGỌC HÂN

Bảng 4.6: BẢNG MA TRẬN CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI CỦA CÔNG TY STAPIMEX (EFE) Yếu tố Tầm quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng

1. Mối quan hệ giữa Việt Nam với các

nước trên thế giới ngày càng phát triển 0,10 4 0,41 2. Khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới 0,08 3 0,25 3. Các rào cản thuế quan và phi thuế

quan 0,12 2 0,23

4. Thị hiếu và nhu cầu tiêu thụ của người

tiêu dùng 0,12 3 0,35

5. Có nhiều đối thủ cạnh tranh 0,10 3 0,31 6. Tính thới tiết và thời vụ của nguyên

liệu làm nên sản phẩm 0,09 2 0,18

7. Chính sách khuyến khích xuất khẩu

của Nhà nước và hổ trợ từ VASEP 0,11 4 0,44 8. Sự thay đổi của tỷ giá hối đoái 0,10 3 0,30

9. Lạm phát 0,09 2 0,18

10. Công nghệ mới 0,09 2 0,18

Tổng điểm: 1,00 2,82

(Nguồn: kết quả điều tra thông qua bản câu hỏi của tác giả)

Nhận xét: Tổng số điểm đạt được từ việc phân tích ma trận các yếu tố bên ngoài là 2,82 cho thấy công ty đang phản ứng khá tốt với các yếu tố bên ngoài (cao nhất là 4,0)

Qua bảng trên, ta thấy các yếu tố: thị hiếu và nhu cầu tiêu thụ của người tiêu dùng cùng với các rào cản thuế quan và phi thuế quan được cho là có tác động nhiều nhất đến kết quả hoạt động xuất khẩu tôm của công ty vì chính phủ ở các nước nhập khẩu luôn tìm cách để bảo vệ cho các doanh nghiệp và ngành sản xuất

trong nước bằng cách lập ra hàng loạt các rào cản thuế quan và phi thuế quan để hạn chế các nhà xuất khẩu nước ngoài. Vì thế mỗi năm, xuất khẩu tôm Việt Nam nói chung và công ty nói riêng đều có khó khăn riêng về thị trường, về kiện tụng chống bán phá giá và rào cản vệ sinh an toàn thực phẩm (dư lượng kháng sinh và hóa chất cấm…). Điển hình như việc Mỹ áp thuế chống bán phá giá 4,57% đối với sản phẩm tôm xuất khẩu của STAPIMEX hay việc các thị trường khó tính như Nhật, EU,…đòi hỏi sản phẩm tôm đông lạnh nhập khẩu vào thị trường các nước này phải đảm bảo tiêu chuẩn của HACCP, truy xuất nguồn gốc sản phẩm,… đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận, khả năng cạnh tranh cũng như hoạt động xuất khẩu của công ty. Bên cạnh đó, về thị hiếu người tiêu dùng: việc hiểu và nắm bắt được thị hiếu và xu hướng của người tiêu dùng là rất có ý nghĩa và tác động rất lớn đối với sự thànhcông của một công ty như STAPIMEX. Vì dựa vào việc này công ty có thể biết được khách hàng của mình đang cần gì và có chiến lược, kế hoạch thiết kế sản phẩm phù hợp với từng đối tượng khách hàng, từng thị trường, đón đầu tung ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu vào đúng thời điểm. Thời gian qua, công ty đã có những phản ứng khá tốt trước thị hiếu của người tiêu dùng thủy sản thế giới (hướng vào thủy sản tươi, sống, đặc

biệt là các loại có giá trị cao, đảm bảo yêu cầu về an toàn thực phẩm) thể hiện

qua việc tập trung vào các sản phẩm có giá trị gia tăng và chất lược cao. Minh chứng cụ thể là sự ra đời của 2 sản phẩm giá trị gia tăng cao cấp vào năm 2008: Tempura và Ebifry đã được sự hưởng ứng rất tốt của người tiêu dùng Nhật (thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của công ty). Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với công ty, nó đã bù đắp phần nào thiệt hại do sự sụt giảm tiêu dùng đối với các mặt hàng khác của công ty, giữ cho sản lượng và giá trị xuất khẩu của công ty luôn ở mức ổn định và tăng trưởng.

Yếu tố chính sách khuyến khích xuất khẩu của Nhà nước và sự hổ trợ từ VASEP được đánh giá là quan trọng nhất đối với công ty vì khi Nhà nước khuyến khích xuất khẩu thì công ty sẽ được hưởng nhiều ưu đãi như quy định mức thuế suất xuất khẩu 0% hay giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, ... hay việc nâng tỷ giá USD/VNĐ của Nhà nước trong thời gian qua cũng góp phần kích

GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU 57 SVTH: TRẦN THỊ NGỌC HÂN thích xuất khẩu, góp phần đáng kể vào việc tăng thêm doanh thu cho công ty bằng việc quy đổi tiền hàng thu được từ hoạt động xuất khẩu sang VNĐ.

Bên cạnh đó, các yếu tố mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước trên thế giới ngày càng phát triển, sự thay đổi của tỷ giá hối đoái cũng như việc có nhiều đối thủ cạnh tranh cũng tác động khá cao đối với công ty (đều chiếm 10%). Với việc lần lượt đều chiếm 9% trong tổng các yếu tố: lạm phát, công nghệ mới và tính thới tiết và thời vụ của nguyên liệu làm nên sản phẩm cũng được đánh giá là các yếu tố tương đối có tác động đối với công ty.

Khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới được đánh giá là yếu tố ít tác động đến công ty. Thực tế cũng cho thấy là những năm gần đây nhiều dịch bệnh nguy hiểm xảy ra ở hầu hết các loại thực phẩm khác như H1N1 ở gia cầm, dịch heo tai xanh hay bò điên đã và vẫn còn đang gây tâm lý lo sợ cho người tiêu dùng. Hiện nay, có thể nói thủy sản là mặt hàng duy nhất chưa có dịch bệnh nguy hiểm bùng phát, tuy có cảnh báo về dư lượng kháng sinh nhưng số trường hợp không đáng kể, và các mặt hàng thủy sản đặc biệt là tôm đông lạnh hiện vẫn đang là sự lựa chọn số 1 của người tiêu dùng. Do đó, nhu cầu đối với các mặt hàng tôm đông lạnh của Việt Nam nói chung và STAPIMEX nói riêng vẫn ổn định và thậm chí còn tăng ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng, điều này đã dẫn đến sản lượng xuất khẩu của công ty tăng dần trong khoảng thời gian từ năm 2007 – 2009.

Nhìn chung, qua việc phân tích ma trận các yếu tố bên ngoài ta thấy công ty phản ứng khá tốt với các yếu tố bên ngoài và khả năng cạnh tranh là tương đối cao. Tuy yếu tố công nghệ mới vẫn còn tác động khá hạn chế vào sự thành công của công ty nhưng yếu tố này có thể được khắc phục trong thời gian tới một khi hiệu quả hoạt động xuất khẩu của công ty ngày càng được nâng cao, kinh doanh ngày càng có lãi.

4.2.2 Ma trận phân tích ảnh hƣởng của các yếu tố nội bộ tác động đến công ty – IFE

Bên cạnh các yếu tố bên ngoài thì các yếu tố nội bộ bên trong cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của công ty. Việc biết được những điểm mạnh cũng như yếu điểm phát sinh ngay từ bên trong công ty mình sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp, giúp nâng cao hơn nữa hiệu

quả kinh doanh của công ty. Do vậy, trong quá trình thực tập, tác giả đã tìm hiểu và tiến hành phân tích các yếu tố sau:

Bảng 4.7: BẢNG MA TRẬN CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG CỦA CÔNG TY STAPIMEX (IFE) Yếu tố Tầm quan trọng Trọng số Tính điểm 1. Cơ sở vật chất kỹ thuật 0,08 3 0,23

2. Nguyên liệu đầu vào 0,08 3 0,25

3. Đội ngũ và trình độ nhân viên 0,08 3 0,23

4. Chất lượng sản phẩm 0,09 4 0,35

5. Chiến lược xuất khẩu phù hợp 0,07 3 0,22 6. Mối quan hệ với khách hàng 0,09 4 0,34 7. Thương hiệu trên thị trường 0,08 1 0,08 8. Kinh nghiệm lâu năm trong ngành 0,07 3 0,21 9. Công ty đặt trong vùng nuôi tôm chính

và dồi dào của cả nước 0,07 3 0,21

10. Khả năng cạnh tranh với các công ty

trong và ngoài nước 0,08 2 0,16

11. Hoạt động nghiên cứu và phát triển 0,07 1 0,07

12. Hoạt động Marketing 0,07 1 0,07

13. Giá cả cạnh tranh 0,08 3 0,23

Tổng điểm: 1,00 2,64

(Nguồn: kết quả điều tra thông qua bản câu hỏi của tác giả)

Nhận xét: Tổng số điểm đạt được từ việc phân tích ma trận các yếu tố bên trong là 2,64 > 2,50 cho thấy công ty khá mạnh về nội bộ (cao nhất là 4,0)

Từ bảng ma trận trên ta thấy, chất lượng sản phẩm và mối quan hệ với khách hàng được đánh giá là có ảnh hưởng lớn nhất đối với sự thành công của

GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU 59 SVTH: TRẦN THỊ NGỌC HÂN xuất khẩu của công ty. Thật vậy, chính nhờ sự ổn định về chất lượng cùng với uy tín cao trong việc làm ăn với khách hàng mà trong thời gian qua STAPIMEX luôn được các bạn hàng tin tưởng và tìm đến ký hợp đồng thương mại với số lượng ngày càng tăng. Minh chứng cụ thể là sản lượng và doanh số tôm xuất khẩu của công ty tăng dần qua các năm từ năm 2007 đến 2009 (như đã phân tích).

Các yếu tố còn lại cũng không kém phần quan trọng đối với sự thành công của công ty. Về kinh nghiệm lâu năm trong ngành: sẽ giúp công ty có kinh nghiệm trong việc tìm kiếm đối tác, ký kết các hợp đồng ngoại thương, có thời gian tìm hiểu và hiểu rõ khách hàng của mình hơn và có nhiều khách hàng truyền thống; nhờ đó, công ty sẽ có thể tránh được những rủi ro trong thanh toán tiền hàng xuất khẩu, tiết kiệm được chi phí và thời gian trong việc làm thủ tục hải quan, ổn định được đầu ra cho sản phẩm,… Bên cạnh đó, việc công ty đặt trong vùng nuôi tôm chính và dồi dào của cả nước cùng với nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định (60% từ hộ nuôi đầu tư): điều này sẽ giúp cho công ty đảm bảo được nguồn tôm nguyên liệu phục vụ cho sản xuất với chi phí vận chuyển thấp hơn do gần nguồn cung và đảm bảo được độ tươi ngon của nguyên liệu. Trong thời gian qua, nhờ tận dụng lợi thế của tỉnh Sóc Trăng – một trong những khu vực nuôi tôm sú lớn nhất Việt Nam, STAPIMEX luôn được cung cấp nguồn tôm nguyên liệu dồi dào, nhờ đó công ty có thể đảm bảo mang đến các sản phẩm tôm sú tươi ngon nhất với đầy đủ kích cở và mức giá cạnh tranh cho khách hàng khắp nơi trên thế giới. Cùng với đội ngũ nhân viên năng động, giàu kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm đã tạo nên lợi thế giúp công ty luôn chủ động trong việc thực hiện hợp đồng, đảm bảo giao hàng đúng hẹn, góp phần giữ vững và không ngừng nâng cao hơn nữa uy tín cho công ty.

Tuy nhiên, bên cạnh những điểm mạnh thì công ty vẫn còn tồn tại một số yếu điểm. Trong đó, vấn đề về thương hiệu, hoạt động Marketing, hoạt động nghiên cứu và phát triển hiện là điểm yếu lớn nhất của công ty.

Về thương hiệu trên thị trường: đây là điều mà một doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản như STAPIMEX rất quan tâm vì nhờ đó sẽ giúp cho người tiêu dùng nhớ đến công ty ngay khi có nhu cầu. Nhưng nhìn chung, hầu hết mặt hàng thủy

sản xuất khẩu của công ty hiện nay đều chưa xây dựng được thương hiệu riêng trên thị trường quốc tế mà chủ yếu xuất khẩu dưới nhãn hiệu của các nhà nhập khẩu, hay thương hiệu của các hệ thống phân phối hay siêu thị nước ngoài. Cho tới nay, sản phẩm của STAPIMEX xuất sang các thị trường nước ngoài chỉ được ghi trên bao bì: nơi xuất sứ là Việt Nam nên người tiêu dùng không thể tìm thấy và nhận ra sản phẩm của công ty mặc dù công ty đã hoạt động lâu năm và có tiếng trong ngành. Điều này làm giảm giá trị xuất khẩu và cơ hội khẳng định vị thế của các sản phẩm thủy sản STAPIMEX.

Về hoạt động Marketing: Thời gian qua, công ty đã tích cực tham gia các hội chợ triển lảm trong và ngoài nước để giới thiệu sản phẩm (SP) của đơn vị mình với khách hàng. Hiện tại, công ty đang thiết kế và triển khai hoạt động thương mại điện tử nhằm quản bá rộng rải hình ảnh của công ty đến các đối tác nước ngoài. Bằng chứng là công ty đã có website riêng (http:

www.stapimex.com.vn) để giới thiệu những thông tin chung về công ty đến với các khách hàng gần xa. Tuy nhiên, website công ty vẫn còn hạn chế về mặt thông tin và vấn đề cập nhật thông tin mới vẫn chưa được quan tâm sâu sắc.

Nhìn chung, hoạt động Marketing của công ty vẫn còn khá đơn giản, chưa hoàn chỉnh, chưa có một đội ngũ nghiên cứu riêng cho hoạt động trong lĩnh vực này, thị trường xuất khẩu tôm chủ yếu dựa vào những đối tác nhập khẩu truyền thống. Công tác chiêu thị vẫn còn hạn chế do tâm lý ỷ lại vào mối quan hệ gắn bó lâu năm với các thị trường truyền thống và lượng cầu cao đối với mặt hàng thủy sản nhất là tôm đông lạnh.

- Hoạt động nghiên cứu và phát triển (R & D): Nhìn chung, hoạt động R & D sản phẩm tại công ty vẫn chưa mang lại hiệu quả do hiện tại công ty vẫn chưa có phòng nghiên cứu và phát triển riêng

4.2.3 Ma trận SWOT

Điểm mạnh (S):

- Có mối quan hệ tốt với khách hàng

- Sản phẩm chất lượng cao, đạt nhiều chứng nhận quốc tế (ISO 9001:2000, HACCP, SSOP,…)

GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU 61 SVTH: TRẦN THỊ NGỌC HÂN - Nhiều năm liền năm trong top 10 doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty cổ phần thủy sản sóc trăng - stapimex.pdf (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)