5. Nội dung và các kết quả đạt được:
6.2.2 Đối với công ty:
Công ty cần nâng số lượng số ao nuôi có đầu tư lên cũng như tìm thêm nhiều nguồn cung cấp nguyên liệu để đa dạng hóa nguồn cung và hạn chế được tình trạng bị động đối với nguyên liệu đầu vào khi có dịch bệnh, thiên tai xảy ra nhằm ổn định nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất.
Tiếp tục mở rộng và cũng cố mối liên kết với người nuôi bằng nhiều hình thức chẳng hạn như mở thêm các mặt hàng phục vụ người nuôi như thuốc thú y, vật liệu, công cụ khác phục vụ công tác nuôi tôm hay phổ biến, hướng dẫn những kỹ thuật mới cho nông dân,….
Tiếp tục cải tiến mạnh mẽ công tác điều hành quản lý chất lượng sản phẩm, phấn đấu không xảy ra sự cố vi sinh, mùi, vật lạ, … trong tôm; đồng thời, dự báo yêu cầu chất lượng trong giai đoạn tới và có giải pháp ứng phó kịp thời.
Nghiêm túc thực hiện công tác bảo trì thiết bị, máy móc, nhà xưởng nhằm duy trì tốt năng lực hoạt động của các nhà máy. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng điện nước nhân lực, nguyên liệu và các yếu tố khác để xây dựng mục tiêu, kế hoạch tiết kiệm và tổ chức thực hiện nhằm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng thêm lợi thế cạnh tranh cho công ty.
Tiếp tục công tác bồi dưỡng và nâng cao kiến thức cũng như kỹ năng điều hành cho cán bộ, nhân viên đặc biệt là kiến thức quản trị, điều hành cho các cán bộ cấp cao.
Tiếp tục đổi mới chế độ lương, thưởng và phúc lợi khác theo hướng tạo ra động lực làm việc, làm tăng năng suất lao động, khả năng hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao tính sáng tạo và trách nhiệm của người lao động. Chú trọng khen thưởng cả vật chất lẫn tinh thần.
Cải tiến các chính sách thu hút lao động nhằm khắc phục tình trạng khang hiếm lao động, đảm bảo kế hoạch sản xuất cũng như đáp ứng yêu cầu mở rộng kinh doanh của đơn vị.
Không ngừng nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới và cải tiến mẫu mã, bao bì sản phẩm để tăng thêm sự lựa chọn cho khách hàng.
Tiếp tục đa dạng hóa thị trường và tăng tỷ trọng doanh số vào các thị trường phụ và thị trường tiềm năng của công ty như Châu Âu và Châu Mỹ.
Tiếp tục tăng tỷ trọng tôm thẻ chân trắng trong các sản phẩm xuất khẩu của công ty lên, cố gắng đưa tôm thẻ chân trắng vào thị trường Mỹ và Nhật.
Tăng cường tìm hiểu nhu cầu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng, cập nhật thông tin, quy định mới của thị trường.
Tăng cường công tác Marketing, đẩy mạnh hoạt động quảng bá sản phẩm và hình ảnh và xây dựng thương hiệu cho công ty. Ngày càng hoàn thiện và thường xuyên cập nhật thông tin mới trên Website công ty.
GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU SVTH: TRẦN THỊ NGỌC HÂN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Hữu Hạnh (2005). Hướng dẫn thực hành kinh doanh xuất nhập khẩu. NXB Thống Kê
2. La Nguyễn Thùy Dung (2009). Tài liệu giảng dạy Marketing quốc tế. Khoa Kinh tế - QTKD Đại học Cần Thơ
3. Tạp chí Thương mại Thủy sản, năm thứ 11 – số 128 – Tháng 8/2010
4. Trương Khánh Vĩnh Xuyên (2009). Tài liệu giảng dạy kinh doanh quốc tế. Khoa Kinh tế - QTKD Đại học Cần Thơ
5. Lê Thạch Ngọc Ngân. Thực trạng xuất khẩu Tôm sang thị trường Nhật Bản của công ty cổ phần thủy sản CAFATEX. Lớp Ngoại Thương 2 K32, khoa Kinh tế - QTKD, trường Đại học Cần Thơ.
6. Trần Văn Tựu. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng – STAPIMEX . Lớp Tài Cính Danh Nghiệp K2006 Sóc Trăng, trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
7. Trương Thanh Thúy. Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản tại công ty cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản Cà Mau (CASES). Lớp Ngoại Thương 2 K32, khoa Kinh tế - QTKD, trường Đại học Cần Thơ
8. Các Website: www.vasep.com.vn www.stapimex.com.vn www.vietfish.com.vn www.agroviet.com.vn www.thuysanvietnam.com.vn www.fia.mpi.gov.vn
PHẦN PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: BẢN CÂU HỎI NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG VÀ BÊN NGOÀI ĐỐI VỚI SỰ THÀNH CÔNG CỦA CÔNG TY
STAPIMEX TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TÔM
Xin chào anh (chị), tôi tên là TRẦN THỊ NGỌC HÂN, hiện là sinh viên thuộc khoa kinh tế - QTKD của trường Đại học Cần Thơ. Để hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình, nay tôi thiết kế bản câu hỏi này nhằm mục đích tham khảo ý kiến của anh (chị). Rất mong anh (chị) vui lòng dành khoảng 5 (10) phút để tôi hoàn thành các câu hỏi có liên quan dưới đây. Tôi rất hoan nghênh sự cộng tác của anh (chị), và hãy yên tâm rằng những câu trả lời của anh (chị) sẽ được giữ bí mật tuyệt đối. Số thứ tự mẫu: Tên đáp viên: Số điện thoại: Giới tính: 1. Nam 2. Nữ Tuổi: Tên phỏng vấn viên: Ngày phỏng vấn: Kiểm tra viên: Kết luận:
1.PHẦN SÀN LỌC
1.Xin anh (chị) vui lòng cho biết, anh (chị) có công tác tại công ty STAPIMEX
Có 1 Tiếp tục
GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU B SVTH: TRẦN THỊ NGỌC HÂN
2. PHẦN NỘI DUNG
1. Theo anh (chị) các yếu tố bên ngoài sau đây có tầm quan trọng như thế nào đối với sự thành công của công ty trong ngành thủy sản? (1 = không quan trọng, 10 = Rất quan trọng)
Yếu tố 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
1. Mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước trên thế giới ngày càng phát triển
2. Khủng hoảng kinh tế tài
chính thế giới
3. Các rào cản thuế quan và
phi thuế quan
4. Thị hiếu người tiêu dùng 5. Có nhiều đối thủ cạnh tranh 6. Tính thới tiết và thời vụ của
nguyên liệu làm nên sản phẩm 7. Chính sách khuyến khích
xuất khẩu của Nhà nước và hổ trợ từ VASSEP
8. Sự thay đổi của tỷ giá hối
đoái 9. Lạm phát 10. Công nghệ mới 11. Yếu tố khác:……….. ……… ………
2. Xin anh (chị) vui lòng sắp xếp mức độ phản ứng của công ty trước sự thay đổi của các yếu tố bên ngoài sau:
1. Phản ứng yếu 2. Phản ứng trung bình 3. Phản ứng trên trung bình 4. Phản ứng tốt
Yếu tố 1 2 3 4
1. Mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước trên thế giới
ngày càng phát triển
2. Khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới 3. Các rào cản thuế quan và phi thuế quan
4. Thị hiếu người tiêu dùng
5. Có nhiều đối thủ cạnh tranh
6. Tính thới tiết và thời vụ của nguyên liệu làm nên sản phẩm 7. Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Nhà nước và hổ
trợ từ VASEP
8. Sự thay đổi của tỷ giá hối đoái
9. Lạm phát
10. Công nghệ mới
11. Yếu tố khác:………..
GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU D SVTH: TRẦN THỊ NGỌC HÂN 3. Theo anh (chị) các yếu tố bên trong dưới đây có mức độ ảnh hưởng như thế nào đối với sự thành công của công ty trong ngành thủy sản? (1 = không quan trọng, 10 = Rất quan trọng)
Yếu tố 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
1. Cơ sở vật chất kỹ thuật
2. Nguyên liệu đầu vào
3. Đội ngũ và trình độ nhân
viên
4. Chất lượng sản phẩm
5. Chiến lược xuất khẩu phù
hợp
6. Mối quan hệ với khách hàng 7. Thương hiệu trên thị trường 8. Kinh nghiệm lâu năm trong
ngành
9. Công ty đặt trong vùng nuôi tôm chính và dồi dào của cả nước
10. Khả năng cạnh tranh với
các công ty nước ngoài
11. Hoạt động nghiên cứu và phát triển 12. Hoạt động Marketing 13. Giá cả cạnh tranh 14. Yếu tố khác:……….. ……… ………
4. Theo anh (chị) công ty mạnh ở điểm nào và yếu ở điểm nào trong các yếu tố nội bộ sau đây? và vui lòng cho điểm cho mức độ của các điểm mạnh đó?
1: Điểm yếu lớn nhất 2: Điểm yếu nhỏ nhất 3: Điểm mạnh nhỏ nhất 4: Điểm mạnh lớn nhất
Yếu tố Điểm
1. Cơ sở vật chất kỹ thuật 2. Nguyên liệu đầu vào
3. Đội ngũ và trình độ nhân viên 4. Chất lượng sản phẩm
5. Chiến lược xuất khẩu phù hợp 6. Mối quan hệ với khách hàng 7. Thương hiệu trên thị trường
8. Kinh nghiệm lâu năm trong ngành
9. Công ty đặt trong vùng nuôi tôm chính và dồi dào của cả nước
10. Khả năng cạnh tranh với các công ty trong và ngoài nước
11. Hoạt động nghiên cứu và phát triển 12. Hoạt động Marketing
13. Giá cả cạnh tranh
14. Yếu tố khác:……….
……… ………
Xin anh (chị) vui lòng cho biết một số thông tin về cá nhân anh (chị): 5. Tuổi của anh (chị):
20 – 30 30 - 40
40 – 50 Trên 50
6. Học vấn của anh (chị):
GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU F SVTH: TRẦN THỊ NGỌC HÂN 7. Vị trí của anh (chị) trong công ty:
Nhân viên văn phòng Cán bộ quản lý Nhân viên kỹ thuật Lãnh đạo công ty Công nhân