Thời gian vừa qua nền kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng cao với sự bùng nổ của TTCK, TTBĐS và hệ thống các tổ chức tài chính.
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 PHẦN MỞ ĐẦU Thời gian vừa qua nền kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng cao với sự bùng nổ của TTCK, TTBĐS và hệ thống các tổ chức tài chính. Đặc biệt trong năm 2006-2007, một loạt các định chế tài chính như các NHTM, các công ty chứng khoán và các quỹ đầu tư được thành lập và tham gia vào thị trường tài chính, tạo nên một môi trường cạnh tranh gay gắt và góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nóng, rủi ro tiềm ẩn lớn nhưng chưa được quan tâm một cách thích đáng. Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ toàn cầu bùng nổ và tác động mạnh tới nền kỉnh tế Việt Nam nói chung, trong đó hệ thống NH - TC chịu tác động trực tiếp nhất và mạnh mẽ nhất. Những biểu hiện đầu tiên của cuộc suy thoái này ở Việt Nam là sự đóng băng của TTCK và TTBĐS, tỷ lệ lạm phát tăng cao, tỷ giá biến động thất thường, . Đó là những cú sốc to lớn đối với các NHTM non trẻ, đặt ra những khó khăn và thách thức mang tính sống còn của hệ thing NHTM Việt Nam. Từ đó đặt ra yêu cầu cấp thiết đặt ra cho các NHTM lúc này là phải đổi mới công nghệ, cơ cấu lại hoạt động mà một trong những nội dụng trọng tâm nhất là nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro, đặc biệt là quản trị rủi ro tín dụng. Đây vừa là vấn đề mang tính sống còn của trong giai đoạn hiện nay, và cũng là chiến lược phát triển lâu dài và bền vững mà các NHTM cần triển khai. Em lựa chọn đề tài : “Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM từ năm 2000 đến nay” nhằm mục đích: - Nghiên cứu hệ thống lý thuyết về quản trị rủi ro tín dụng và thực trạng áp dụng vào hệ thống ngân hàng Việt Nam trong từ 2000 đến nay. - Xin đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của các NHTM trong thời gian tới. Sinh viên: Phạm Thị Phương Lớp : TCDN47C 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 MỤC LỤC: Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của các NHTM .6 1.1 - Các rủi ro trong hoạt động của NHTM .6 1.1.1 - Phân loại rủi ro trong hoạt động của NHTM 6 1.1.2 - Ảnh hưởng của rủi ro đối với ngân hàng 7 1.2 - Tín dụng 8 1.3 - Rủi ro tín dụng 9 1.3.1 - Khái niệm: .9 . 1.3.2 - Nguyên nhân của rủi ro tín dụng .9 - Nguyên nhân thuộc về chủ quan người vay - Nguyên nhân thuộc về ngân hàng - Nguyên nhân bất khả kháng: 1.3.3 – Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng 10 1.4 – Quản trị rủi ro tín dụng .11 1.4.1 – Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng 11 1.4.2 – Vai trò của quản trị rủi ro tín dụng .11 1.4.3 – Nội dung quản trị rủi ro tín dụng 12 1.4.3.1 – Phân tích, đánh giá rủi ro tín dụng .12 a. Phương pháp định tính (phân tích tín dụng) .12 b. Phương pháp định lượng .18 Mô hình điểm số Z 18 Mô hình cấu trúc kỳ hạn rủi ro tín dụng .20 1.4.3.2 – Kiểm soát rủi ro tín dụng .24 a. Sử dụng nghiệp vụ bán các khoản cho vay 25 b. Hợp đồng trao đổi tín dụng 26 c. Hợp đồng quyền chọn tín dụng 28 1.4.3.3 – Tài trợ rủi ro tín dụng .28 Sinh viên: Phạm Thị Phương Lớp : TCDN47C 2 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 a. Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và xử lý những khoản cho vay có vấn đề .28 b. Chứng khoán hóa các khoản cho vay 29 c. Sử dụng thư bảo lãnh tín dụng (SLC) .31 1.4.4 – Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng .34 1.4.4.1 – Nhóm các nhân tố chủ quan .34 a. Các nhân tố chủ quan từ phía ngân hàng 34 b. Các nhân tố chủ quan từ phía khách hàng nhận tín dụng .37 1.4.4.2 – Nhóm nhân tố khách quan 38 a. Sự biến động không dự kiến của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô .38 b. Các quy định trong chính sách tiền tệ .39 c. Sự phát triển của hệ thống thị trường và đặc biệt là thị trường tài chính .39 d. Các quy định của pháp luật 39 e. Sự phát triển và hỗ trợ của các kênh cung cấp thông tin về khách hàng 40 Chương II: T hực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam từ năm 2005 đến nay. 41 2.1 - Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của hệ thống NHTM việt nam từ năm 2005 đến nay 41 2.1.1 – Các mô hình tổ chức và quản trị rủi ro tín dụng và vấn đề kiểm soát nội bộ của các NHTM Việt Nam 41 2.1.2 – Công tác chấm điểm khách hàng và phân loại nợ của các NHTM Việt Nam 42 2.1.3 – Thực trạng nợ xấu của các NHTM Việt Nam .43 2.1.4 – Công tác xử lý nợ xấu và hoạt động tài trợ rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam 47 Sinh viên: Phạm Thị Phương Lớp : TCDN47C 3 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 2.1.5 – Thực trạng sử dụng các công cụ tài chính phái sinh trong quản trị rủi ro tín dụng .48 2.1.6 – Quản trị rủi ro tín dụng xét trên mức độ tập trung tín dụng cho lĩnh vực ngành nghề .49 2.2 – Đánh giá hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của hệ thống NHTM vn từ năm 2005 đến nay .51 2.3.1 – Thành tựu đạt được của hệ thống ngân hàng trong công tác quản trị rủi ro tín dụng từ năm 2005 đến nay .51 2.3.2 – Hạn chế và nguyên nhân của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng 52 . 2.3.2.1- Hạn chế 52 2.3.2.2 – Nguyên nhân của những hạn chế .54 Chương 3: M ột số giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam. . 57 3.1 – Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng của NHTM .57 3.2 – Một số kiến nghị 58 Sinh viên: Phạm Thị Phương Lớp : TCDN47C 4 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Chương I: Một số vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của các NHTM 1.1 - Các rủi ro trong hoạt động của NHTM 1.1.1- Phân loại rủi ro trong hoạt động của nhtm Rủi ro hiểu theo một nghĩa chung nhất là khả năng biến động của thu nhập thực tế so với dự kiến. Do đặc thù của kinh doanh ngân hàng là kinh doanh rủi ro trên hàng hóa đặc biệt là tiền tệ, liên quan đến chu chuyển vốn của cả nền kinh tế quốc gia và quốc tế nên các NHTM luôn phải đối mặt với những rủi ro tiềm tàng to lớn, về cơ bản có thể phân loại các rủi ro đó như sau: Rủi ro lãi suất: là khả năng biến động về thu nhập lãi trong hoạt động tái tài trợ tài sản nợ và tái đầu tư tài sản có, hoặc rủi ro làm giá trị tài sản thay đổi khi lãi suất thị trường thay đổi. Rủi ro ngoại hối: là khả năng biến động về thu nhập hoạt động hoặc khả năng làm thay đổi giá trị các tài sản tính bằng ngoại tệ khi tỷ giá biến động. Rủi ro tín dụng: là khả năng ngân hàng không thu hồi được đầy đủ các khoản vay, hoặc là việc khách hàng thanh toán các khoản nợ không đúng kỳ hạn. Sinh viên: Phạm Thị Phương Lớp : TCDN47C 5 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Rủi ro thanh khoản: là khả năng ngân hàng không đáp ứng được nhu cầu rút tiền của người gửi tiền, hoặc khả năng ngân hàng không đáp ứng được yêu cầu về dự trữ bắt buộc theo qui định của NHTW. Rủi ro hoạt động ngoại bảng: là khả năng tổn thất về thu nhập hoặc tài sản (nội bảng) của NHTM do các hoạt động ngoại bảng gây ra. Rủi ro công nghệ và hoạt động: phát sinh khi những khoản đầu tư cho phát triển công nghệ hay nâng cao hiệu quả hoạt động không đạt được tính hiệu quả như dự tính. Các rủi ro khác: như các rủi ro liên quan đến chiến tranh, thiên tai, các thay đổi bất thường trong pháp luật, . 1.1.2 - Ảnh hưởng của rủi ro đối với ngân hàng Do hoạt động của NHTM là luân chuyển vốn từ người cho vay đến người đi vay nên có thể nói kinh doanh ngân hàng là kinh doanh rủi ro. Vì vậy không thể loại bỏ hoàn thể phòng ngừa một phần và hạn chế các tổn thất do rủi ro gây ra.toàn các rủi ro trong hoạt động của NHTM mà các ngân hàng chỉ có Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của rủi ro gây nên những tổn thất (về tính sinh lời, tính thanh khoản của tài sản, về khả năng chi trả và uy tín của ngân hàng, .) và có thể dẫn tới phá sản ngân hàng. Đối với mỗi ngân hàng hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực ngành nghề hay các khu vực địa lý khác nhau mà khả năng gặp phải các loại rủi ro và mức độ ảnh hưởng của từng loại rủi ro là khác nhau liên quan đến đặc thù hoạt động của ngân hàng đó. Tùy thuộc vào chiến lược phát triển và kỳ vọng lợi nhuận mà mỗi ngân hàng chấp nhận các mức rủi ro khác nhau. Sinh viên: Phạm Thị Phương Lớp : TCDN47C 6 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Do hoạt động của các ngân hàng mang tính nhạy cảm hệ thống rất cao nên khi rủi ro xảy ra đối với một ngân hàng cũng có thể kéo theo sự bất ổn cho cả hệ thống ngân hàng và những biến động về kinh tế, chính trị của một quốc gia, khu vực thậm chí toàn thế giới. Vì vậy các NHTM đều phải tuân thủ theo các qui định về quản trị rủi ro theo pháp luật. 1.2 - Tín dụng Tín dụng (tín dụng ngân hàng) là hoạt động tài trợ của ngân hàng cho khách hàng. Đối với ngân hàng, đây là hoạt động quan trọng nhất và cũng là hoạt động sinh lời lớn nhất nhưng rủi ro cao nhất. Hoạt động tín dụng của ngân hàng rất đa dạng. Tùy theo các tiêu chí khác nhau mà có nhiều cách phân loại tín dụng. Theo mức độ rủi ro, có thể chia tín dụng thành: - Tín dụng lành mạnh: Các khoản tín dụng có khả năng thu hồi cao. - Tín dụng có vấn đề: Các khoản tín dụng có dấu hiệu không lành mạnh (trong thời hạn tín dụng). - Nợ quá hạn có khả năng thu hồi: Các khoản nợ đã quá hạn ngắn và khách hàng có kế hoạch khắc phục tốt, tài sản đảm bảo có giá trị lớn, - Nợ quá hạn khó đòi: Nợ quá hạn quá lâu, khả năng trả nợ rất kém, tài sản thế chấp nhỏ hoặc bị giảm giá, khách hàng chây ì, . Các nghiệp vụ tín dụng: chiết khấu thương phiếu, cho vay, cho thuê tài sản, bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh. Sinh viên: Phạm Thị Phương Lớp : TCDN47C 7 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 1.3 - R ủi ro tín dụng 1.3.1 - Khái niệm: - Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất ngoài dự kiến cho ngân hàng do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả, hoặc không trả đầy đủ vốn và lãi. - Trên quan điểm quản lý toàn bộ ngân hàng, rủi ro tín dụng là không thể tránh khỏi, là khách quan nên rủi ro dự kiến luôn được xác định trước trong chiến lược hoạt động chung của ngân hàng. 1.3.2 - Nguyên nhân của rủi ro tín dụng Nguyên nhân thuộc về chủ quan người vay - Do trình độ yếu kém của người vay trong dự đoán các vấn đề kinh doanh, yếu kém trong quản lý, không có khả năng thích ứng và khắc phục khó khăn trong kinh doanh. - Do người vay chủ định lừa đảo cán bộ ngân hàng hoặc chây ì không chịu trả nợ cho ngân hàng. Nguyên nhân thuộc về ngân hàng - Chất lượng cán bộ kém, không đủ khả năng đánh giá khách hàng hoặc không am hiểu khách hàng, không có khả năng dự báo các vấn đề liên quan đến người vay. - Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng không đảm bảo tiếp tay cho những hành vi gian lận, rút ruột ngân hàng. Sinh viên: Phạm Thị Phương Lớp : TCDN47C 8 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Nguyên nhân bất khả kháng : - Thiên tai, chiến tranh, những thay đổi về chính trị, pháp luật vượt quá tầm kiểm soát của cả người vay và người cho vay. 1.3.3 – Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng Từ các nguyên nhân nảy sinh rủi ro tín dụng, ngân hàng cụ thể hóa thành những chỉ tiêu hay dấu hiệu phản ánh rủi ro tín dụng: Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ - Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đã đến hạn thỏa thuận ghi trên HĐTD. - Khi một món nợ không trả được vào kỳ hạn nợ, toàn bộ nợ gốc của hợp đồng sẽ được chuyển vào nợ quá hạn. Nợ khó đòi và tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ - Nợ khó đòi là nợ quá hạn kèm theo một số tiêu chí khác như quá một kỳ gia hạn nợ, khoản nợ không có hoặc không bán được tài sản đảm bảo, con nợ thua lỗ triền miên, phá sản, . - Tuy nhiên khi đánh giá rủi ro tín dụng căn cứ vào những chỉ tiêu này cần phải lưu ý một số vấn đề như: Tính phù hợp giữa định kỳ trả nợ và chu kỳ thu nhập của người vay. Những hành vi đảo nợ hoặc giãn nợ đối với khoản nợ mà chắc chắn người vay không thể trả được. Chính sách cho vay của từng NHTM hoặc do một số quy định đối với các khoản vay theo chỉ thị của chính phủ mà các tiêu chí trên có thể khác nhau đối với từng NHTM. Sinh viên: Phạm Thị Phương Lớp : TCDN47C 9 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Điểm tín nhiệm của khách hàng do CBTD đánh giá. Các khoản cho vay có vấn đề Khi ngân hàng nhận thấy khoản tài trợ có dấu hiệu kém lành mạnh và có nguy cơ trở thành nợ quá hạn thì đó được coi là khoản nợ có vấn đề. Tính kém đa dạng của tín dụng Nếu ngân hàng tập trung tài trợ cho một nhóm khách hàng của một ngành hoặc một vùng hẹp thì rủi ro tín dụng sẽ cao hơn so với đa dạng hóa. Mất ổn định vĩ mô. 1.4 – Quản trị rủi ro tín dụng 1.4.1 – Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng Quản trị rủi ro tín dụng là sử dụng các biện pháp và công cụ nhằm đánh giá rủi ro tín dụng, phòng ngừa rủi ro tín dụng và hạn chế các tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra. 1.4.2 – Vai trò của quản trị rủi ro tín dụng Quản trị rủi ro tín dụng được coi là nội dung quản lý quan trọng nhất của các NHTM. Vì dư hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng nhất và có vai trò quyết định đối với kết quả hoạt động của NHTM. Quản trị rủi ro tín dụng giúp NHTM tận dụng triệt để các cơ hội kinh doanh mang lại thu nhập cao dựa trên cơ sở xác định tương đối chính xác các rủi ro của khách hàng, từ đó nâng cao khả năng sinh lợi cho ngân hàng. Sinh viên: Phạm Thị Phương Lớp : TCDN47C 10 [...]... 1.4.3 – Nội dung quản trị rủi ro tín dụng Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng rất phức tạp đòi hỏi phải có sự kết hợp của nhiều biện pháp khác nhau Tuy nhiên có thể chia nội dung quản trị rủi ro tín dụng thành các nội dung chính sau: 1.4.3.1 – Phân tích, đánh giá rủi ro tín dụng Để phân tích và đánh giá rủi ro tín dụng đối với một khoản tín dụng, ngân hàng có thể sử dụng các phương pháp định tính và phương... công tác quản trị ngân hàng Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng được cụ thể hóa thông qua chính sách tín dụng và quy trình tín dụng của ngân hàng - Tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ ngân hàng Hệ thống kiểm soát nội bộ đóng vai trò quan trọng đối với công tác quản trị ngân hàng nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng Nó quyết định tính chính xác và tin cậy của thông tin trong nội... Đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng, bởi mọi chính sách và việc thực thi các chính sách đó điều phải thông qua cán bộ ngân hàng các cấp Để công tác quản trị rủi ro tín dụng đạt hiệu quả cao đặt ra yêu cầu cao về trình độ của các cấp cán bộ ngân hàng: Đối với lãnh đạo cấp cao cần phải có khả năng quản lý, khả năng tổ chức và phân cấp hoạt... Mặt khác, một ngân hàng có khả năng quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả còn tạo điều kiện cho các dự án có khả năng sinh lời và tính khả thi cao tiếp nhận vốn vay từ ngân hàng cho dù khách hàng không có tài sản đảm bảo Từ đó nâng cao độ tín nhiệm của ngân hàng đối với khách hàng Trên giác độ vĩ mô toàn hệ thống NHTM và nền kinh tế, yêu cầu hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng ngày càng trở nên cấp thiết... đối tượng khách hàng chủ yếu của ngân hàng Các ngân hàng hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực khác nhau sẽ có các đặc thù khác nhau và đo đó có những rủi ro trọng yếu khác nhau Từ đó trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của mình, mỗi ngân hàng cần xác định những tác nhân trọng yếu gây nên rủi ro tín dụng và hoạch định chính sách quản trị rủi ro tín dụng phù hợp - Năng lực tài chính và năng lực... tác quản trị rủi ro tín dụng của một ngân hàng, đặc biệt là khâu kiểm soát và tài trợ rủi ro tín dụng b Các nhân tố chủ quan từ phía khách hàng nhận tín dụng - Nhu cầu tín dụng và thái độ trách nhiệm của khách hàng đối với việc sử dụng và trả nợ ngân hàng Nhu cầu tín dụng của khách hàng quyết định chính sách tín dụng của ngân hàng Đây là yếu tố quan trọng cần được xem xét trước tiên khi phân tích tín. .. động trong toàn hệ thống cũng như có thể đánh giá và nhận định những rủi ro tiềm ẩn trong tương lai Một ngân hàng có bộ máy quản trị rủi ro tín dụng khoa học, hệ thống và có tính tổ chức cao giúp ngân hàng đánh giá và kiểm soát rủi ro tín dụng một cách nhanh chóng, kịp thời cũng như đưa ra các giải pháp hạn chế và tài trợ rủi ro tín dụng Đó là cơ sở đảm bảo cho mọi hoạt động của ngân hàng có hiệu quả. .. hàng Đối với hoạt động của NHTM, rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng có liên quan đến mọi hoạt động của ngân hàng Do đó đặt ra yêu cầu đối với công tác quản trị rủi ro phải được tổ chức thật chặt chẽ và có hệ thống, có sự phân cấp và phân quyền nhiệm vụ cũng như trách nhiệm cụ thể đối với các cấp và các bộ phận trong ngân hàng Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng phải đảm bảo sự giám... theo cam kết trong SLC có thể phải thực hiện bất cứ khi nào mà không được thông báo trước 1.4.4 – Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng Sinh viên: Phạm Thị Phương Lớp : TCDN47C 32 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Hoạt động quản trị ngân hàng nói chung và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng nói riêng mang tính tổng hợp cao, liên... hàng trong quản trị rủi ro tín dụng Công nghệ ngân hàng hiện đại là một trong những đòi hỏi quan trọng hàng đầu để hỗ trợ hoạt động quản trị đạt hiệu quả Với sự hỗ trợ của hệ thống phần mềm hiện đại, khoa học thì mọi hoạt động thu thập và xử lý thông tin có thể được thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác, từ đó giúp cho việc ra quyết định của các cấp lãnh đạo kịp thời - Chính sách tín dụng và