Hợp đồng quyền chọn tín dụng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM từ năm 2000 đến nay (Trang 26 - 28)

- Nguyên nhân thuộc về chủ quan người vay

c.Hợp đồng quyền chọn tín dụng

- Khái niệm: Hợp đồng chọn tín dụng là cam kết quy định quyền và nghĩa vụ giữa tổ chức tín dụng (người mua quyền) và tổ chức kinh doanh quyền chọn (người bán quyền). Trong đó bên mua quyền có quyền mua hoặc quyền bán một khoản tín dụng nhất định (với những điều kiện về thu nhập và rủi ro được xác định trước) và có nghĩa vụ trả phí mua quyền cho bên bán quyền.

- Ưu điểm:

Hợp đồng quyền chọn tín dụng là một công cụ bảo vệ ngân hàng trước những tổn thất trong giá trị tài sản tín dụng và giúp bù đắp mức chi phí vay vốn cao hơn khi chất lượng tín dụng của ngân hàng giảm sút.

H Đ T D 1 H Đ T D 2 1a 2b 2a 1b Ngân hàng A Tổ chức trung gian Ngân hàng B Khách hàng X Khách hàngy

- Nhược điểm:

Vì việc mua hợp đồng quyền chọn tín dụng luôn làm phát sinh một khoản chi phí đối với ngân hàng nên trong trường hợp ngân hàng không thực hiện quyền sẽ làm giảm thu nhập ròng từ khoản tín dụng.

Cũng như các công cụ tài chính phái sinh khác, hợp đồng quyền chọn tín dụng lại chứa đựng một rủi ro tín dụng từ phía tổ chức bán quyền nếu tổ chức này không thực hiện giao dịch như cam kết.

1.4.3.3 – T ài trợ rủi ro tín dụng

a. Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và xử lý những khoản cho vay có vấn đề

- Một khoản cho vay được cho là có vấn đề khi ngân hàng nhận thấy sự suy giảm trong khả năng trả nợ của khách hàng hoặc giá trị tài sản đảm bảo bị giảm sút.

- Khi ngân hàng nhận thấy một khoản cho vay có vấn đề thì phải đưa ra giải pháp như:

• Luôn giữ vững mục tiêu tận dụng mọi cơ hội trong việc khôi phục toàn bộ phần vốn cho vay. Trong trường hợp khách hàng gặp khó khăn tạm thời nhưng vẫn có khả năng trả nợ và có thiện chí trả nợ thì ngân hàng nên tạo điều kiện hỗ trợ khách hàng.

• Phát hiện và báo cáo kịp thời những vấn đề nảy sinh liên quan đến khoản cho vay.

• Phải ước tính những nguồn sẵn có nhằm thu hồi những khoản cho vay có vấn đề.

• Tương ứng với mức độ rủi ro của khoản tín dụng cần phải trích lập dự phòng nhằm tạo nguồn bù đắp cuối cùng cho những tổn thất do khoản cho vay có thể gây ra.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM từ năm 2000 đến nay (Trang 26 - 28)