Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM từ năm 2000 đến nay (Trang 57 - 60)

- Nguyên nhân thuộc về chủ quan người vay

3.2Một số kiến nghị

e. Sự phát triển và hỗ trợ của các kênh cung cấp thông tin về khách

3.2Một số kiến nghị

- Cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung để tạo hành lang pháp lý chặt chẽ, tạo điều kiện thúc đẩy các hệ thống thị trường. Đặc biệt đối là hệ thống văn bản pháp luật về hoạt động của NHTM và hoạt động quản trị ngân hàng.

- Đẩy mạnh sự phát triển của thị trường nội tệ và ngoại tệ liên ngân hàng, tạo môi trường phát triển các nghiệp vụ tài chính phái sinh và thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng.

- Đối với hoạt động mua bán nợ và công tác xử lý tài sản đảm bảo của các ợ khoản nợ có khả năng mất vốn cần có sự hướng dẫn và hỗ trợ từ phía các cơ quan quản lý nhà nước.

- Xúc tiến việc thành lập thị trường mua bán nợ và có thể cho phép sự tham gia của các tổ chức nước ngoài vào thị trường này.

- Nhanh chóng cổ phần hóa các NHTM nhà nước. hạn chế sự can thiệp trực tiếp của các cơ quan quản lý nhà nước vào hoạt động của các NHTM nhà nước, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các tổ chức tài chính.

- Cần hình thành và phát triển các tổ chức chuyên trách về thu thập, xử lý và cung cấp thông tin nhằm nâng cao tính hiệu quả thông tin của thị trường, tạo điều kiện cho các ngân hàng trong việc đánh giá và dự báo rủi ro tín dụng.

KẾT LUẬN

Cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay đã và đang đặt ra cho nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam những khó khăn và thách thức không nhỏ. Mặt khác nó cũng buộc chúng ta phải nhìn nhận và đánh giá hoạt động của thị trường mà nhất là hệ thống thị trường tài chính với lực lượng nòng cốt là các tổ chức tài chính và ngân hàng thương mại. Hơn bao giờ hết, vấn đề quản trị ngân hàng mà trọng tâm là quản trị rủi ro ngân hàng trở thành nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu đối với các ngân hàng thương mại để khắc phục những yếu kém vẫn còn tồn tại và những biến động khôn lường của nền kinh tế; đồng thời tìm ra hướng đi riêng cho mình trong tương lai.

Đề tài nghiên cứu xin được đề cập đến một số khía cạnh cơ bản nhất của công tác quản trị rủi ro tín dụng để làm cơ sở lý luận cho việc giải quyết những yếu kém và hạn chế của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở tìm hiểu về thực tiễn thị trường Việt Nam, em xin được đề xuất một vài giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro nói chung, quản trị rủi ro tín dụng nói riêng.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Giáo trình ngân hàng thương mại (PGS.TS.P.Phan Thị Thu Hà)

2. quản trị rủi ro trong ngân hàng thương mại (Nguyễn Văn Tiến)

3. Quản trị ngân hàng thương mại (Peter Rose)

4. Thời báo ngân hàng

5. tạp chí ngân hàng thương mại 6. Trang web :

http://www.sbv.gov.vn http://www.vnexpress.net http://vietbao.vn

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM từ năm 2000 đến nay (Trang 57 - 60)