Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM từ năm 2000 đến nay (Trang 56 - 57)

- Nguyên nhân thuộc về chủ quan người vay

3.1Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng

e. Sự phát triển và hỗ trợ của các kênh cung cấp thông tin về khách

3.1Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng

của NHTM.

 Các ngân hàng Việt Nam cần lấy nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao trình độ cho cán bộ ngân hàng, đặc biệt là trình độ quản trị nói chung cho các cấp quản lý và sự am hiểu của đội ngũ cán bộ ngân hàng về các nghiệp vụ phái sinh cũng như các công cụ sử dụng trong quản trị rủi ro tín dụng.

 Cần nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức quản trị rủi ro tín dụngvà hệ thống kiểm soát nội bộ trong toàn hệ thống ngân hàng, đảm bảo cho các cấp quản trị thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ; đảm bảo tính nhất quán trong toàn hệ thống.

 Phải thành lập các bộ phận liên kết hoạt động và thông tin giữa các bộ phận và các cấp trong hệ thống ngân hàng để tận dụng triệt để tính hiệu quả của hệ thống và quy mô.

 Các chi nhánh, sở giao dịch trong từng hệ thống ngân hàng cần có sự liên kết mật thiết với nhau và phân nhiệm theo đối tượng khách hàng và loại hình dịch vụ, khắc phục tình trạng hoạt động cắt khúc theo địa giới hành chính như hiện nay.

 Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại vào mọi quy trình quản lý và hoạt động của ngân hàng.

 Cần nhanh chóng hoàn thiện và triển khai hệ thống chấm điểm khách hàng và phân loại nợ theo tiêu chuẩn quốc tế.

 Các nội dung của công tác quản trị rủi ro tín dụng cần được chú trọng thực hiện, nhất là công tác kiểm soát và tài trợ rủi ro tín dụng. Để thực hiện được mục tiêu này, các ngân hàng cần chú trọng vào thực hiện các công cụ tài chính phái sinh nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro tín dụng.

 Cần phải nâng cao hiệu quả của công tác dự báo trong ngân hàng.

 Cần phải thành lập các bộ phận chuyên trách về sử lý nợ xấu và tài trợ rủi ro tín dụng của từng hệ thống ngân hàng. giữa bộ phận phân loại và xử lý nợ xấu với bộ phận cấp tín dụng cho khách hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM từ năm 2000 đến nay (Trang 56 - 57)