1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM

46 410 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

Từ thẩm định, xét duyệt, quyết định cho vay tới kiểm tra sử dụng vốn vay và theo dõi, xử lý thu hồi nợ sau khi cho vay

MỤC LỤC Nguyễn Thị Quỳnh Trang Lớp: Đầu tư 47D DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NHN O &PTNT : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn NHNN : Ngân hàng Nhà Nước NHN O : Ngân hàng Nông nghiệp DNNN : Doanh nghiệp nhà nước DNNQD : Doanh nghiệp ngoài quốc doanh HTX : Hợp tác xã TCTD : Tổ chức tín dụng TCKT : Tổ chức kinh tế NHTM : Ngân hàng thương mại NV&HTH : Nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp VIGLACERA : Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng TNHH : Trách nhiệm hữu hạn Nguyễn Thị Quỳnh Trang Lớp: Đầu tư 47D DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU Biểu đồ 2.1: Cơ cấu huy động vốn phân theo thành phần kinh tế .Error: Reference source not found Biểu đồ 2.2: Cơ cấu huy động vốn phân theo thời gian huy động Error: Reference source not found Biểu đồ 2.3: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của chi nhánh Bắc Hà Nội các năm từ 2005-2008 Error: Reference source not found Biểu đồ 2.4: Cơ cấu nợ xấu phân theo nhóm của chi nhánh Bắc Hà Nội các năm từ 2005-2008 Error: Reference source not found SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Quy trình thẩm định TCDA vay vốn tại các NHTM .Error: Reference source not found Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Chi nhánh Bắc Hà Nội .Error: Reference source not found Sơ đồ 2.2: Quy trình thẩm định dự án cho vay vốn tại chi nhánh Nguyễn Thị Quỳnh Trang Lớp: Đầu tư 47D Chuyên đề thực tập tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Trong tình hình suy thoái nền kinh tế toàn cầu, trước những thách thức về đổi mới công nghệ, quản lý điều hành, phát triển các dịch vụ và sản phẩm mới trong quá trình hội nhập với hệ thống tài chính, tiền tệ khu vực và quốc tế buộc các ngân hàng Việt Nam phải củng cố, mở rộng để đảm bảo hiệu quả và phát triển. Cùng với hệ thống ngân hàng trên toàn quốc NHN o &PTNT Việt Nam đã chú trọng công tác thẩm định dự án vay vốn nói chung và công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn nói riêng nhằm đảm bảo khai thác và sử dụng vốn đầu tư hiệu quả nhất. Thực tế cho thấy những dự án được ngân hàng thẩm định đầy đủ và khoa học trước khi cho vay thì quá trình thực hiện sẽ đạt được những mục đích đầu tư ban đầu. Ngược lại những dự án có quá trình thẩm định không được thẩm định đầy đủ, chi tiết, thận trọng theo đúng quy trình nghiệp vụ thì tại ngân hàn cho vay sẽ phát sinh nợ quá hạn thậm chí mất vốn. Từ những căn cứ trên tôi chọn đề tài “Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án vay vốn tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bắc Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu. Đề tài gồm 3 chương: Chương I. Một số vấn đề lý luận về thẩm định tài chính dự án vay vốn trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại. Chương II: Thực trạng thẩm định tài chính dự án vay vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Hà Nội các năm từ 2005 - 2008. Chương III: Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn trong hoạt động cho vay của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội thời gian tới. Em xin chân thành cảm ơn TS.Trần Mai Hương cùng các anh chị cán bộ trong phòng Nguồn vốn và Kế hoạch tổng hợp và trong Ngân hàng đã hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu của mình. Nguyễn Thị Quỳnh Trang Lớp: Đầu tư 47D 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN VAY VỐN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. I. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ DỰ ÁN VAY VỐN 1. Hoạt động cho vay của NHTM Cho vay được coi là hoạt động sinh lời cao, đồng thời nó cũng là hoạt động kinh doanh chủ chốt của NHTM để tạo ra lợi nhuận. Nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng là từ hoạt động cho vay, khoản mục cho vay chiếm quá nửa tổng tài sản của ngân hàng. Hay ngân hàng là tổ chức cho vay chủ yếu của các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình và một phần đối với nhà nước (tỉnh, thành phố … ). Vì vậy có thể nói cho vay là chức năng kinh tế cơ bản hàng đầu của các ngân hàng. Ngày nay, nền kinh tế phát triển kéo theo nhu cầu về tín dụng của khách hàng rất đa dạng và phong phú. Để đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn, các NHTM đã cung cấp nhiều loại hình tín dụng khác nhau. Tuỳ vào các căn cứ mà tín dụng có thể phân thành các loại sau: - Căn cứ vào mục đích vay vốn có thể liệt kê đến các khoản tín dụng như sau: Cho vay kinh doanh, cho vay tiêu dùng và các khoản cho vay khác. - Căn cứ vào lãi suất, thì có các loại hình như: Cho vay với lãi suất thả nổi, cho vay với lãi suất cố địnhcho vay với lãi suất ưu đãi. - Căn cứ vào tính chất bảo đảm, có các loại tín dụng: Cho vay có bảo đảm và cho vay không có bảo đảm. Nguyễn Thị Quỳnh Trang Lớp: Đầu tư 47D 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Căn cứ vào thời gian vay của khách hàng (đây là một tiêu thức phân loại rất quan trọng) thì có thể kể đến hai loại hình tín dụng: Tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung và dài hạn. + Cho vay ngắn hạn: Là những khoản cho vay có thời gian từ một năm trở xuống. + Cho vay trung và dài hạn: Là các khoản vay có thời gian trên một năm, được tiến hành chủ yếu trên các dự án đầu tư với thời gian thu hồi vốn chậm. Hoạt động cho vay mang lại cho ngân hàng rất nhiều rủi ro tiểm ẩn, đặc biệt là cho vay trung và dài hạn theo dự án. Tuy nhiên ngày nay các ngân hàng trở nên năng động trong việc tài trợ cho các doanh nghiệp mua sắm trang thiết bị, xây dựng, cải tiến kỹ thuật, mua công nghệ… đặc biệt là trong các nghành công nghệ cao. Do vậy mà ngân hàng thường đòi hỏi phải có bảo lãnh, theo đó ngân hàng có thể thu hồi khoản vay từ tổ chức bão lãnh khi khách hàng không có đủ khả năng trả nợ. Đồng thời việc cho vay đòi hỏi sự tham gia của một số tổ chức tài chính khác nhằm chia sẻ rủi ro. Tuy nhiên trong điều kiện kinh tế thị trường, cạnh tranh giữa các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác ngày càng gay gắt. Vì thế, để ngân hàng thắng trong cuộc cạnh tranh giành khách hàng này, ngân hàng sẽ phải tính biện pháp cho vay mà không cần bảo lãnh. Nhưng đây là một vấn đề rất khó khăn và nan giải. Vậy để ngân hàng vừa tăng được khả năng cạnh tranh mà vẫn bảo đảm cho khoản thu nhập xứng đáng và bảo đảm an toàn vốn thì ngân hàng phải có những dự án tốt. Ngày nay, trong quản trị hoạt động ngân hàng thương mại, các ngân hàng đều chú trọng tới việc làm giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra với các dự án cho vay đầu tư. Quá trình cho vay của một dự án thường gồm nhiều khâu: Từ thẩm định, xét duyệt, quyết định cho vay tới kiểm tra sử dụng vốn vay và theo dõi, xử lý thu hồi nợ sau khi cho vay. Trong đó các ngân hàng thương mại xem xét giai đoạn trước khi cho vay – giai đoạn phân tích Nguyễn Thị Quỳnh Trang Lớp: Đầu tư 47D 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp tín dụng, thẩm định dự án – là quan trọng nhất. Kết quả của khâu này se mang tính quyết định đối với một khoản cho vay. Đặc biệt, thẩm định dự án chính là khâu mà ngân hàng phải quan tâm hàng đầu để đảm bảo tránh được các rủi ro của một khoản cho vay, tạo sự an toàn và lành mạnh trong hoạt động của ngân hàng. Một trong những yêu cầu của ngân hàng là người cho vay phải xây dựng dự án, thể hiện mục đích kế hoạch đầu tư cũng như quá trình thực hiện dự án (sản xuất kinh doanh). Thẩm định dự án là điều kiện để ngân hàng quyết định phần vốn cho vay và xác định khả năng hoàn trả của doanh nghiệp. 2. Yêu cầu của lập dự án vay vốn ngân hàng. Theo quan điểm của các nhà ngân hàng thì dự án vay vốn được lập dựa trên cơ sở một dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo đúng trình tự pháp luật quy định; trongđó nêu rõ tổng vốn đầu tư, vốn tự có, vốn đề nghị vay ngân hàng ân hạn, thời gian vay vốn, lãi suất đề nghị vay, thời gian trả nợ, nguồn vốn trả nợ,… được thể hiện một cách rõ ràng trong dự án. Một dự án vay vốn ngân hàng khi được lập ra phải đảm bảo được các yêu cầu sau đây: - Đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn, tính pháp lý và tính đồng nhất. - Dựa trên cơ sở dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành. - Chỉ rõ được nguồn vốn của dự án, trong đó chia ra vốn ngân sách cấp, vốn đề nghị vay ngân hàng, vốn khác, thời gian vay, thời gian trả nợ, lãi suất vay,… - Sử dụng nguồn vốn vay một cách tiết kiệm nhất, mang lại hiệu quả cao nhất. - Hoàn trả được nợ ngân hàng đúng hạn, không để nợ ngân hàng quá hạn. Nguyễn Thị Quỳnh Trang Lớp: Đầu tư 47D 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp II. THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM 1. Mục đích, yêu cầu và tầm quan trọng của thẩm định dự án vay vốn ngân hàng, đặc biệt là công tác thẩm định tài chính. Thẩm định dự án vay vốn ngân hàng là việc phân tích, đánh giá, xem xét một cách khách quan, có khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi, khả năng hoàn trả, thời gian hoàn trả của một dự án đề nghị vay vốn, để từ đó ngân hàng ra quyết định cho vay về số tiền cho vay, lãi suất cho vay, thời gian cho vay, kỳ hạn trả nợ … Trong quá trình thẩm định dự án nhiều khi phải tính toán, phân tích lại dự án. Thẩm định tài chính dự án là một nội dung lớn và quan trọng trong thẩm định dự án. Song ở đây ta chỉ đề cập đến ở góc độ ngân hàng: Thẩm định tài chính dự án vay vốn tại ngân hàng là rà soát, đánh giá một cách khoa học và toàn diện mọi khía cạnh tài chính của dự án trên giác độ củangân hàng Nếu như chính phủ, các cơ quan quản lý vĩ mô quan tâm nhiều hơn đến hiệu quả kinh tế xã hội của dự án thì ngân hàng quan tâm nhiều hơn đến khả năng sinh lãi, khả năng trả nợ của dự án.  Mục đích của thẩm định dự án vay vốn ngân hàng: + Phân tích đánh giá các nội dung chủ yếu của dự án vay vốn, đưa ra các kết luận khả thi của dự án và khả năng hoàn trả nợ vay của người vay để làm cơ sở cho việc đưa ra quyết định cho vay hay không cho vay. + Đưa ra các cách thức, biện pháp để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro nhằm đảm bảo an toàn vốn trong hoạt động cho vay.  Tầm quan trọng của thẩm định dự án vay vốn ngân hàng: Thẩm định dự án vay vốn ngân hàng là một công việc hết sức quan trọng. Ngân hàng thu lợi chủ yếu nhờ hoạt động cho vay. Chính vì vậy mỗi một khoản tín dụng được cấp ra nhất thiết phải mang lại hiệu quả, điều đó Nguyễn Thị Quỳnh Trang Lớp: Đầu tư 47D 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp đồng nghĩa với việc đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng được an toàn và hiệu quả. Vì vậy điều ngân hàng quan tâm nhất là khả năng hoàn trả khoản vay cả gốc lẫn lãi đúng thời hạn. Do đó, việc ngân hàng phải tiến hành thẩm định dự án trên mọi phương diện kỹ thuật, môi trường, tổ chức, quản lý, tài chính… là rất quan trọng, trong đó có thể nói thẩm định tài chính là quan trọng nhất. Và chất lượng công tác thẩm định ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng trong tương lai và việc thực hiện mục đích cho vay của ngân hàng. Sở dĩ như vậy vì: - Thứ nhất: Nếu công tác thẩm định vay vốn được làm tốt thì hiệu quả đồng vốn của ngân hàng sẽ sát với kết quả mong đợi và đồng thời doanh nghiệp cũng sẽ đạt được mục đích đầu tư dự án của mình. Thẩm định của ngân hàng ở đây là bắt buộc và cũng hết sức cần thiết. Nó không chỉ tăng thêm tính cẩn thận khi xem xét hiệu quả của dự án vay vốn, mà còn rất khách quan, hơn nữa ngân hàng cũng có nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong việc này. Thẩm định dự án vay vốn của NHTM tác động tích cực đến hiệu quả đầu tư của dự án là do có sự gắn kết giữa lợi ích mà ngân hàng mong đợi và lợi ích của chủ dự án. - Thứ hai: Mục tiêu cho vay của ngân hàng là nhằm tìm kiếm lợi nhuận trên cơ sở an toàn vốn. Quyết định cho vay hay không được đưa ra dựa trên cơ sở chính là kết quả của công tác thẩm định; do vậy diễn biến của khoản vay như thế nào là phụ thuộc vào kết quả này. Nếu các kết luận về khả năng thực hiện của dự án vay vốn và khả năng thu hồi nợ vay được rút ra khoa học và chính xác thì quá trình cho vay – thu nợ sẽ diễn ra thuận lợi. Nếu do yếu kém về một mặt nào đó mà thẩm định dự án vay vốn đưa đến những kết luận sai lệch, thì hậu quả xấu sẽ xẩy ra, có thể phát sinh nợ quá hạn, thậm chí mất vốn của ngân hàng. Nguyễn Thị Quỳnh Trang Lớp: Đầu tư 47D 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp  Yêu cầu đối với công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn ngân hàng: Để đạt được mục tiêu nhất định công tác thẩm định nói chung và thẩm định tài chính nói riêng của dự án vay vốn ngân hàng phải đạt được các yêu cầu sau: + Bám sát chủ trương, đường lối, kế hoạch phát triển từng thời kỳ của nhà nước, chính quyền địa phương, các ngành các cấp. Trong mỗi thời kỳ nhà nước lại có những chính sách phát triển kinh tế - xã hội khác nhau, đòi hỏi công tác thẩm định không được xa rời những định hướng chung đó để đảm bảo dự án đầu tư đúng hướng, phù hợp với quy hoạch phát triển chung. + Xuất phát từ chính sách tín dụng đầu tư của ngân hàng: Mỗi ngân hàng có chính sách tín dụng riêng (về khách hàng, hướng đầu tư, cơ cấu đầu tư …) chi phối đến công tác thẩm định. + Công tác tổ chức thẩm định phải được tổ chức thực hiện khách quan, kịp thời chính xác, khoa học, toàn diện, chặt chẽ.  Phải toàn diện : Trong hồ sơ dự án đề cập đến rất nhiều vấn đề, đó là nội dung về thị trường, kỹ thuật, tài chính, nhân sự, quản lý, môi trường … Không thẩm định một cách toàn diện sẽ không đảm bảo được tính chính xác. Hơn nữa các nội dung đó lại có quan hệ mật thiết với nhau, cho nên yêu cầu của thẩm định là phải toàn diện và chặt chẽ.  Phải có độ tin cậy : Những kết luận của thẩm định đối với dự án vay vốn là rất quan trọng, quyết định cho vay hay không của một ngân hàng; do vậy đòi hỏi thẩm định phải khoa học và dộ tin cậy cao.  Phải khách quan : Khi thẩm định ta phải nhìn nhận dự án trên phương diện hiệu quả của dự án. Đứng trên góc độ ngân hàng hay chủ đầu tư đều làm giảm tính khách quan của dự án. Nguyễn Thị Quỳnh Trang Lớp: Đầu tư 47D 7 [...]... III CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN VAY VỐN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI CÁC NHTM 1 Quy trình thẩm định thẩm định dự án vay vốn tại các NHTM Quy trình thẩm định tài chính dự án vay vốn là một tập hợp các hoạt động đánh giá, xem xét phân tích các chi phí và lợi ích tài chính dự toán của dự án Lợi ích tài chính dự toán của dự án được xem xét thông qua các dòng tiền thu và dòng tiền chi dự toán Thông qua... xây dựng cơ bản; Lãi phải trả trong thời gian xây dựng cơ bản; Giá trị đất thuê trả trước; Dự phòng; Chi phí khác Vốn lưu động ban đầu: Là chi phí thường xuyên, đảm bảo cho dự án hoạt động ổn định - Tính toán mức cho vay, thời hạn cho vay, trả nợ vốn vay + Mức cho vay: Mức cho vay = Tổng nhu Vốn tự có cầu vốn - của chủ của dự án đầu tư Vốn ngân sách cấp (nếu có) - Vốn khác (nếu có) + Thời hạn cho vay: ... dự án: - Nếu NPV > 0 : Dự án được chấp nhận cho vay - Nếu NPV < 0 : Dự án không được chấp nhận cho vay - Nếu NPV = 0 : Ngân hàng sẽ tuỳ từng dự án và mục tiêu của dự án vay vốn mà quyết định cho vay hay không cho vay * Ưu điểm: + Quyết định chấp thuận hay từ chối và xếp hạng dự án phù hợp với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của chủ dự án vay vốn + NPV đo lường trực tiếp phần lợi nhuận mà dự án vay vốn. .. trình thẩm định và ra quyết định cho vay đối với dự án + Người ta thấy rằng: Vốn đầu tư cần thiết cho vốn cố địnhvốn lưu động thường bị tính toán, dự đoán hụt hay do chủ dự án cố tình khai khống để được ngân hàng cho vay vốn và thời gian thi công xây dựng, thời gian chạy thử thường dài hơn đáng kể so với dự định Điều này ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án vay vốn và hiệu quả sử dụng cốn của ngân... với dự án, trên cơ sở đó đưa ra các quyết định đầu tư và cho vay phù hợp 4 Nội dung thẩm định tài chính dự án vay vốn tại các NHTM Như đã nêu ở trên dự án vay vốn ngân hàng được lập dựa trên cơ sở dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt Do vậy nội dung thẩm định tài chính dự án vay vốn ngân hàng cũng giống như thẩm định dự án nhưng ở phạm vi và giác độ ngân hàng, có những nội dung ngân hàng thẩm. .. hiện dự ántrong đó quan trọng hơn cả đối với ngân hàng là hiệu quả của dự án và khả năng hoàn trả nợ từ dự án theo đúng như đề nghị vay vốn 4.1 Thẩm định hồ sơ và các điều kiện pháp lý của dự án vay vốn Việc đầu tiên khi thẩm định dự án là yêu cầu chủ dự án vay vốn cung cấp đầy đủ những hồ sơ có liên quan, để khẳng định dự án đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng trình tự quy định của. .. ký, cơ cấu vốn pháp định … Nguyễn Thị Quỳnh Trang Lớp: Đầu tư 47D Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 27 2 Nội dung thẩm định tài chính dự án vay vốn tại NHTM 2.1 Thẩm định tổng vốn đầu tư và nguồn vốn huy động của dự án * Nhu cầu vốn vay của dự án đã được các chủ dự án dự kiến, song ngân hàng cần tiến hành xem xét lại, điều này rất quan trọng vì nếu xác định chính xác nhu cầu vay vốn sẽ giúp dự án được thực... nghiệm trong hoạt động cho vay để thực hiện và phát triển có chất lượng hơn Xuất phát từ tính cần thiết, tính thực tế, tính hiệu quả của công tác thẩm định tài chính dự án bản thân nó đã và đang tiếp tục trở thành một bộ phận quan trọng mang tính quyết định trong hoạt động cho vay của mỗi ngân hàng 2.2 Quan điểm về chất lượng thẩm định tài chính dự án vay vốn trong hoạt động cho vay của NHTM Chất lượng... để thẩm định để đạt yêu cầu và hiệu quả Tóm lại, thẩm định dự án vay vốn ngân hàng là một công việc cần thiết, mặc đôi khi khá phức tạp do có sự tồn tại của các cơ hội kinh tế thay thế lẫn nhau để tận dụng các nguồn lực 2 Chất lượng thẩm định tài chính dự án vay vốn tại NHTM 2.1 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án vay vốn của ngân hàng Trong quá trình thẩm định dự án vay. .. án nâng cao chất lượng thẩm định nói chung và thẩm định tài chính dự án vay vốn nói riêng Hoạt động cho vayhoạt động quan trọng nhất của NHTM, các khoản cho vay thường chiếm 59% tài sản của ngân hàng và 60 – 75 % lợi tức ngân hàng sinh ra từ hoạt động cho vay Thành công của một ngân hàng tuỳ thuộc chủ yếu vào việc thực hiện kế hoạch tín dụng và thành công tín dụng, xuất phát từ chính sách cho vay . THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN VAY VỐN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. I. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ DỰ ÁN VAY. tốt nghiệp II. THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM 1. Mục đích, yêu cầu và tầm quan trọng của thẩm định dự án vay vốn ngân hàng, đặc

Ngày đăng: 17/04/2013, 15:17

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng tính độ nhạy hai chiều là bảng tính các chỉ tiêu hiệu quả tài chính khi cho đồng thời 2 trong số các yếu tố thay đổi để đánh giá mức độ vững chắc của các chỉ tiêu. - THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM
Bảng t ính độ nhạy hai chiều là bảng tính các chỉ tiêu hiệu quả tài chính khi cho đồng thời 2 trong số các yếu tố thay đổi để đánh giá mức độ vững chắc của các chỉ tiêu (Trang 21)
Sơ đồ 1: Quy trình thẩm định TCDA vay vốn tại các NHTM - THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM
Sơ đồ 1 Quy trình thẩm định TCDA vay vốn tại các NHTM (Trang 29)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w