III. CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN VAY VỐN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI CÁC NHTM.
2. Nội dung thẩm định tài chính dự án vay vốn tại NHTM
2.4. Thẩm định tính an toàn về tài chính
Sau khi xem xét tính khả thi của phương án vay vốn trên tất cả các phương diện, thẩm định hiệu quả tài chính mà dự án mang lại, cán bộ thẩm định có thể xem xét khả năng thanh toán lãi và gốc vay từ lợi nhuận sản xuất kinh doanh:
Hệ số thanh toán lãi vay =
Hệ số thanh toán lãi vay phản ánh khả năng trả lãi hàng năm của khách hàng dối với khoản vay của ngân hàng. Hệ số thanh toán lãi vay tỷ lệ thuận với hiệu quả sử dụng vốn vay, nên hệ số này càng lớn thì càng chứng tỏ dự án xin vay vốn khách hàng có hiệu quả và có khả năng hoàn trả vốn vay cho ngân hàng. Hệ số thanh toán lãi vay càng lớn càng tốt.
Trong quá trình cho vay việc thiếu hụt hoặc dư thừa tiền mặt cũng như một cơ cấu vốn không hợp lý, sẽ làm cho việc sử dụng vốn vay thiếu hiệu quả. Nếu như đánh giá hiệu quả vốn vay chỉ chú trọng vào các nguồn lực thực sự, được sử dụng trong dự án và do đó không tính tới các khoản thu, chi có ảnh hưởng tới bảng cân đối tiền mặt trong dự án, thì thẩm định khả năng thanh toán có nhiệm vụ đánh giá tình trạng tiền mặt trong suốt quá trình vay vốn của dự án.
* Thẩm định dòng tiền vào: Bao gồm tất cả những khoản thu bằng tiền mặt của dự án (bán các sản phẩm, dịch vụ ... ). Khi tính dòng tiền vào ta cần trừ đi phần sản lượng của dự án không được đem bán ngoài thị trường
* Thẩm định dòng tiền ra: Bao gồm tất cả các khoản chi bằng tiền mặt của dự án như: Chi mua nguyên vật liệu, trả lương công nhân, thanh toán các khoản nợ và lãi cho các khoản vay, trả chậm ...
Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay phải trả Lãi vay phải trả
* Thẩm địnhtình trạng tiền mặt: Tình trạng tiền mặt của dự án có thể là dư thừa hay thiếu hụt tại một thời điểm nào đó và được xác định trên cơ sở tổng các nguồn thu bằng tiền trừ đi tổng các khoản chi bằng tiền mặt tại thời điểm đó. Tình trạng tiền mặt được xem là tốt nếu đảm bảo khả năng thanh toán cho các khoản nợ bằng tiền mặt và có một khoản dự trữ nhất định, trong trường hợp thâm hụt ngân quỹ thì cần phải bù đắp bằng các khoản vay.
Sau khi đã đưa hết tất cả các khoản giao dịch thuộc giao dịch tài chính vào đánh giá dự án vay vốn, cán bộ thẩm định có thể xem xét:
- Vốn cổ phần và vốn vay dài hạn có đáp ứng đủ không?
- Các khoản thiếu hụt tiền mặt có được giới hạn ở mức có thể trang trải vay tín dụng ngân hàng ngắn hạn, hoặc có thể trừ đi bằng cách điều chỉnh lại một số khoản thu hoặc khoản chi hay không?
- Các điều kiện vay vốn dài hạn có thích hợp không?
- Lãi cổ phần như chủ đầu tư dự tính có thích hợp hay không?
- Phân tích khả năng thanh toán của dự án thường được thực hiện trong từng năm dự án.
CHƯƠNG II