Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần than Cao Sơn-

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp giảm giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần than cao sơn - vinacomin.doc (Trang 38 - 50)

Mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty thể hiện trên sơ đồ 2.1

Công ty cổ phần than Cao Sơn - VINACOMIN là công ty cổ phần trong đó Tập đoàn VINACOMIN nắm giữ 51% cổ phiếu, 49% do các cổ đông đóng góp (năm 2010: 29% cổ phần bán cho người lao động, 20% cổ phần của các đối tượng khác). Cơ cấu tổ chức gồm:

Hội đồng quản trị: là cơ quan lãnh đạo cao nhất, quản lý Công ty thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được ghi trong Luật doanh nghiệp nhà nước, Điều lệ hoạt động của Công ty và các văn bản quy phạm pháp luật khác.

Ban Kiểm soát: Do đại hội đồng cổ đông lựa chọn, có chức năng kiểm soát việc thực hiện chế độ chính sách, pháp luật của nhà nước và thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị trong Công ty.

Ban Giám đốc của Công ty gồm: 01 Giám đốc điều hành, 03 giám dốc và 01 kế toán trưởng.

Bộ máy phòng ban gồm các phòng ban kỹ thuật, nghiệp vụ; các đơn vị sản xuất gồm 16 công trường, phân xưởng.

Các phòng ban, đơn vị sản xuất có chức năng nhiệm vụ cụ thể, có mối quan hệ mật thiết, tương hỗ lẫn nhau.

Công ty hiện đang có Tổng số CBCNLĐ là 3571 người, trong đó - Cán bộ gián tiếp: 390 người chiếm 11%, Công nhân trực tiếp, phục vụ, phụ trợ các loại: 2674 người chiếm 75%%, 14% còn lại là bộ phận khác.

Với đội ngũ cá bộ có tay nghề cao cùng với việc áp dụng những công nghệ khoa học tiên tiến vào sản xuất cho phép công ty nâng cao năng suất lao động, tận dụng tối đa tài nguyên. Bên cạnh đó, công ty luôn quan tâm đến việc bồi dưỡg nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên nhằm nâng cao khả năng tiếp thu và thích ứng cũng như trình độ chuyên môn cho lực lượng lao động của công ty.

Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Giám đốc

Phòng KCS Phó giám đốc sản

xuất Phó giám đốc kỹ thuật Phó giám đốc kỹ thuật Phó giám đốc kỹ thuật

Đội thống kê

Trung tâm chỉ huy sản xuất

Các đơn vị:

- Công trường: khai thác 1, 2, 3, 4, máng ga; mìn; cơ giới cầu

Bảo vệ quân sự Y tế Phân xưởng đời sống PX môi trường và xây dựng Tổ chức đào tạo Thanh tra kiểm toán Văn phòng Phòng cơ điện Kỹ thuật vận tải Đầu tư thiết

bị Kế toán tài chính Lao động tiền lương Kế hoạch Vật tư Ban quản lý chi phí và Kỹ thuật khai thác Trắc địa địa chất Xây dựng cơ bản

Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức quản lý phân xưởng sản xuất chính

Các tổ chức chính trị đoàn thể: gồm có Đảng bộ, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh. Trong những năm qua, các tổ chức trong hệ thống chính trị của Công ty đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, góp phần to lớn vào sự phát triển chung của Công ty.

2.1.3. Đặc điểm khoáng sàng và công nghệ khai thác than của Công ty cổ phần than Cao Sơn [7]

2.1.3.1. Đặc điểm địa lý

Công ty cổ phần than Cao Sơn là một trong các công ty thuộc Vinacomin. Văn phòng Công ty cách trung tâm thị xã Cẩm Phả khoảng 3km về phía Đông. Khu khai thác than rộng khoảng 9,8km2 cách trung tâm thị xã Cẩm Phả khoảng 15km về phía Đông Bắc. Đây là khu công nghiệp chiếm 2/3 sản lượng toàn quốc. Xung quanh khu vực khai trường của Công ty đều là các công ty than thuộc Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam.

Công ty cổ phần than Cao Sơn nằm trong địa hình phân cách mạnh, phía nam đỉnh Cao Sơn cao 436m. Đây là đỉnh núi cao nhất vùng Hòn Gai - Cẩm Phả. Địa hình của Công ty cổ phần than Cao Sơn thấp dần hơn về phía Bắc. Trong khu vực khai thác hiện nay không tồn tại địa hình tự nhiên và thảm thực vật mà nó thay đổi thường xuyên theo tiến trình khai thác của Công ty, đã làm mất cân bằng sinh thái trong khu vực và khu vực lân cận như: Cây

Phó quản đốc kỹ thuật Quản đốc Nhân viên kinh tế Thủ kho tiếp liệu Phó quản đốc đi ca Phó quản đốc kỹ thuật Ngành cụm Nhà ăn Tạp vụ

Tổ sửa chữa lao động tạp vụ

cối bị phá hủy, sông suối bị bồi lấp, các chất khí thải công nghiệp, dầu mỡ hoạt chất đã ảnh hưởng xấu đến môi sinh.

2.1.3.2. Địa tầng và hệ thống vỉa than

Địa tầng của Công ty cổ phần than Cao Sơn nằm trong địa tầng chung của khu vực Khe chàm bao gồm các thành phần tạo trầm tích, nhóm Triat Thống thượng bậc Nori (T3n) và các trầm tích Đệ tứ (Q). Địa tầng chứa than dày khoảng 1800m bao gồm các loại đá chủ yếu: Cuội kết, sạn kết, sét than và các vỉa than xen kẽ.

Công ty cổ phần than Cao Sơn có 22 vỉa than, đánh số thứ tự từ V1 đến V22, trong đó V13, V14 có tính phân chum mạnh mẽ và tạo ra các chùm vỉa: V13-1, V13-2, V13-4, V14-2, V14-3, V14-4, V14-5.

Chiều dày cụ thể được chia trong bảng sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Riêng khu vực Bàng Nâu có vỉa 17 có chiều dày trung bình 8,05m nhưng không ổn định.

Hiện nay Công ty cổ phần than Cao Sơn đang khai thác khu vực V14-5. Đây là vỉa có diện tích phân bố rộng, liên tục, chiều dày ổn định. Đá vách V14-5 có đặc điểm là gồm các hạt thô, sáng màu và rắn chắc, màu vàng nằm gần như sát vỉa tạo thành một lớp dày tồn tại gần như song song với V14-5. Tiếp xúc với vỉa than là một lớp sét mỏng 3 - 7cm.

Bảng 2.1. Bảng thống kê chiều dày vỉa than 12 – 14 Tên

vỉa

Chiều dày min (m)

Chiều dày max (m)

Chiều dày trung Bình (m) Ghi chú 12 0,19 6,29 1,31 Tương đối ổn định 13-1 0,36 18,75 6,9 Tương đối ổn định 13-2 0,75 6,22 2,67 Tương đối ổn định 14-1 0,00 4,38 1,32 Không ổn định 14-2 0,77 11,00 4,19 Tương đối ổn định 14-4 0,91 5,5 2,59 Tương đối ổn định 14-5 1,07 20,24 10,52 Tương đối ổn định Cấu trúc địa chất:

Bảng 2.2. Bảng đặc tính cơ lý đất đá

Chỉ tiêu Đơn vị Cuội sạn kết Cát kết Bội kết

Cường độ kháng nén Kg/cm3 1385 1375 621

Cường độ kháng kéo Kg/cm3 86 119 132

Góc ma sát Độ 32 31 31

Lực dính kết Kg/cm3 470 462 76,8

Trọng lượng thể tích Kg/cm3 2,52 2,52 2,67

Trữ lượng than: Tổng trữ lượng than còn lại đến 1-1-2010: 31.178 ngàn tấn.

Trong đó:

+ Cấp 111 = 23.713 ngàn tấn. + Cấp 222 = 2.745 ngàn tấn.

Tổng trữ lượng + tài nguyên còn lại đến 1-1-2010: 44.125 ngàn tấn. Công ty khai thác từ lòng đất sẽ vận chuyển than đến khâu sàng tuyển. Tại đây than sẽ được phân cấp lại thành các loại than khác nhau như: than cục 4, than cám 3, cám 4A, cám 4B, cám 5A, cám 5B và than cục xô. Loại sản phẩm của Công ty rất đa dạng có nhiều loại phân cấp khác nhau để phục vụ cho các nhu cầu đòi hỏi chất lượng như: Độ tro, chất bốc, hàm lượng lưu huỳnh có trong than, nhiệt lượng và một số đặc tính khác. Như vậy để đáp ứng được nhu cầu thị trường thì công ty cổ phần than Cao Sơn phải nắm bắt được thị trường hiện tại cần gì và làm sao cho sản phẩm của doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu đó để Công ty tồn tại và đi lên.

Sản phẩm của Công ty chủ yếu là than Antraxit (Anthracite) có chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam phục vụ cho các ngành kinh tế quốc dân và xuất khẩu. Sản phẩm than của Công ty đã được Giải thưởng chất lượng khải hoàn môn Châu âu năm 1997 do Ban tổ chức chất lượng thế giới có trụ sở tại Madrit cấp, Giải thưởng Sao vàng Đất Việt năm 2004, cúp vàng thương hiệu năm 2006. Chất lượng sản phẩm chính của công ty như sau: tiêu chuẩn Việt Nam TCVN - 1790:1999. Than cục 2a HG Ak ( 6,8 - 8,0 % ) 2b4 cục xô HG Ak ( 8,01 - 13,0 % ) 3a HG Ak ( 3,01 - 5,0 % ) 4a HG Ak ( 4,01 - 6,0 % )

4b HG Ak ( 6,01 - 12,0 % ) 5a HG Ak ( 5,0 - 7,0 % ) 5b HG Ak ( 7,01 - 12,0 ) Than cám Cám 1 HG Ak ( 6,0 - 8,0 % ) Cám 2 HG Ak ( 8,01 - 10,0 % ) Cám 3a HG Ak ( 10,01 - 13,0 % ) Cám 3b HG Ak ( 13,01 - 15,0 % ) Cám 3c HG Ak ( 15,01 - 18,0 %) Cám 4a HG Ak ( 18,01 - 22,0 % ) Cám 4b HG Ak ( 22,01 - 26,0 % ) Cám 5 HG Ak ( 26,01 - 33,0 % ) Cám 6a HG Ak ( 33,01 - 40,0 %

2.1.3.3. Công nghệ khai thác than của Công ty CP than Cao Sơn -VINACOMIN

Công suất mỏ: Theo thiết kế gốc của Liên Xô, trong giai đoạn phát triển ổn định mỏ sẽ khai thác với công suất tối đa là 2 triệu tấn/năm, trong khi đó khu Bàng Nâu là 500.000 tấn/năm, khu Cao Sơn 1,5 triệu tấn/năm (Khu Bàng Nâu đã bàn giao cho Công ty than Đông Bắc). Năm 2006, theo thiết kế mới đây nhất của Công ty tư vấn xây dựng công nghiệp mỏ - VINACOMIN, nếu công ty khai thác xuống sâu -170m trữ lượng than công nghiệp cuả công ty đạt 137.000.000 tấn.

Từ năm 2001 đến nay, để đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, công suất khai thác lộ thiên toàn mỏ Cao Sơn, công ty đã nâng công suất mỏ lên trên 1.000.000 tấn than một năm. Năm 2006, công ty sản xuất 2.000.000 tấn. Năm 2007 Công ty được giao nhiệm vụ khai thác 3 triệu tấn than và bốc xúc trên 23.310.000.000 m3 đất đá, hệ số bóc giảm từ 10m3/tấn (4 năm trước đó: 2003 đến 2006) xuống còn 7,77 m3/tấn, khi có yêu cầu của nền kinh tế Công ty cổ phần thanh Cao Sơn có thể khai thác 3,3 triệu tấn đến 3,5 triệu tấn than/ năm đạt gấp 2,3 lần công suất thiết kế.

Công ty cổ phần than Cao Sơn khai thác than bằng phương pháp lộ thiên, mở vỉa bằng hào bám vách, khai thác từ vách qua trụ theo sơ đồ (hình 1-2).

Phương pháp mở vỉa bằng hào bám vách mà Công ty cổ phần than Cao Sơn đang áp dụng là phương pháp tiên tiến vì nó góp phần làm giảm tỷ lệ đất đá lẫn trong than từ đó làm tăng phẩm chất than.

Công nghệ sản xuất của Công ty cổ phần than Cao Sơn gồm hai dây chuyền sản xuất chính là dây chuyền bóc đất đá và dây chuyền khai thác than. Sơ đồ dây chuyền công nghệ được thể hiện qua sơ đồ (hình 1-3).

Do khối lượng bốc xúc và vận chuyển lớn nên Công ty phải sử dụng thiết bị công nghệ có công suất lớn chuyên dùng cho khai thác.

- Công nghệ khoan: Máy khoan xoay cầu có đường kính mũi khoan 250mm dùng để khoan các lỗ khoan theo hộ chiếu. Các lỗ khoan có chiều dài khác nha tùy theo chiều cao tầng:

+ Nếu tầng có chiều cao 15m thì chiều sâu lỗ khoan là 17m (sử dụng máy xúc EKG 4,6).

+ Nếu chiều cao tầng là 17m thì chiều sâu lỗ khoan là 19m (sử dụng máy xúc EKG 8u). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khoảng cách giữa các lỗ khoan từ 6m ÷ 9m tùy theo độ kiên cố đất đá và cấu tạo địa chất của tầng ở từng khu vực.

Công nghệ sản xuất của Công ty được tổ chức theo sơ đồ (1-3).

- Nổ mìn: Thuốc nổ ANFOR thường và thuốc nô chịu nước là loại thuốc nổ được dùng chủ yếu để phá đá trong quá trình khai thác của Công ty, khai thác than không phải dùng đến thuốc nổ.

- Vận chuyển đất: Đất đá nổ mìn được các máy xúc có dung tích gầu 4,6m3 và 8m3 xúc lên các xe CAT, HD, BELAZ có tải trọng từ 30 ÷ 96 tấn chở ra các bãi thải.

- Vận chuyển than: Sau khi đã bóc lớp đất đá đi, than được các máy xúc EKG 4,6, máy xúc thủy lực gầu ngược PC, CAT xúc lên các xe BELAZ loại 30 tấn hoặc các xe trung xa có tải trọng từ 10 ÷ 15 tấn chở về các cụm sàng để sàng tuyển, chế biến và đem đi tiêu thụ. Ngoài ra một phần than nguyên khai được vận chuyển thẳng đến máng ga để giao cho Công ty tuyển than Cửa Ông.

Hình 2.3- Sơ đồ công nghệ sản xuất của Công ty cổ phần than Cao Sơn

a) Công tác làm tơi đất đá: Sử dụng phương pháp làm tơi đất đá bằng khoan nổ mìn

Về công tác khoan, để hỗ trợ cho dàn máy khoan xoay cầu với đường kính lỗ khoan 250 mm có sẵn, nặng nề và năng suất thấp trong việc tạo các lỗ khoan, Công ty Cổ phần than Cao Sơn-VINACOMIN đã chủ động đầu tư thêm các loại máy khoan thuỷ lực DM CБIII 250, DM50L đường kính lỗ khoan 250 mm. Các máy khoan này đều phát huy được hiệu quả khi làm việc tại mỏ than Cao Sơn.

Công tác nổ mìn làm tơi đất đá hiện đang áp dụng tại mỏ than Cao Sơn là công nghệ nổ mìn vi sai toàn phần, nạp thuốc tập trung và phân đoạn bằng bữa cát, thuốc nổ sử dụng kết hợp loại chịu nước và loại không chịu nước, a gây ô nhiễm môi trường.

Khoan

Nổ mìn Bốc xúc

Đất đá Vận tải Than NK

Bãi thải Cảng Cửa Ông Máng ga Sàng Cảng Công ty

Hình 2.4. Máy khoan thuỷ lực DM CБIII 250

b) Công tác xúc bốc than đất

Sử dụng các máy xúc phù hợp để thực hiện xúc, bốc đất, than.

Xúc đất than nguyên khai trong vỉa: ngoài máy xúc điện sẵn có (EKG-4,6; EKG-5), để đổi mới công nghệ, Công ty đã không ngừng đầu tư các thiết bi thuỷ lực có tính cơ động cao, có thể xúc chọn lọc nâng cao phẩm cấp và làm giảm tổn thất, như máy xúc TLGL bính xích dung tích 6 – 7 m3/gầu, 2 máy xúc VOLVO L180F, máy cú EKG 8U, ….

Hình 2.5. Các máy xúc thuỷ lực đang xúc bốc đất đá và xúc lực than trên khai trường mỏ than công ty Than Cao Sơn

Đối với khâu xúc than thành phẩm sau chế biến, Công ty sử dụng các máy thuỷ lực gầu ngược, bánh lốp dung tích gầu từ 2 đến 3,4 M3 chủng loại: Kawasaky 70Z4, Kawasaky S5, 90Z.

c) Công tác vận chuyển.

Vận tải đất đá và than là một khâu quan trọng trong dây chuyền sản xuất cửa các mỏ lộ thiên. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ đất triền miên trong nhiều năm trên các mỏ lộ thiên là năng lực vận tải của các mỏ không đáp ứng cho nhu cầu xúc bốc.

Công ty thực hiện công đoạn vận tải than, đất bằng xe ô tô.

Hình 2.6. Giàn xe ô tô CAT-773F trọng tải 55 tấn vận chuyển đất đá Đề thực hiện kế hoạch sàn lượng, Công ty đã chú trọng đầu tư bồ sung các loại thiết bị có tải trọng từ 22-60 tấn như xe ôtô khung mềm Volvo vận chuyển than vỉa trọng tại 35 – 40 tấn, xe ôtô vận tải đất đá trọng tải 55 – 60 CAT773F, xe vận chuyển than trọng tải 25 – 30 tấn Scania... các thiết bị vận chuyển này đều có tính cơ động cao phù hợp với điều kiện của các mỏ lộ thiên nói chung và mỏ than Cao Sơn nói riêng.

d) Công tác đổ thải

Hiện nay, đất đá thải của Công ty Cổ phần than Cao Sơn - VINACOMIN được đồ chủ yếu ở bãi thải ngoài. Tuy nhiên, việc đổ thải bài thải ngoài có nhược điểm cơ bản là chiếm dụng đất mặt lớn gây trượt lở bãi thải bồi lấp hệ thống sông suối, ô nhiếm môi trường và ảnh hường đến ảnh quan đô thị nên vấn đề sử dụng bãi thải trong là vấn đề cấp thiết.

Đất đá thải được vận chuyển bằng ô tô tự đổ lên bài thải và đồ trực tiếp xuống sườn tầng thải. Để đảm bảo an toàn cho các thiếp bị làm việc trên mặt bãi thải, tại mép tầng thải được đắp đê an toàn có chiều cao không từ hơn 0,5m

Khối lượng đất đá do ô tô đô trực tiếp xuống sườn tầng dự kiến tính bằng 70% khối lượng, còn lại do máy gạt đảm nhiệm 30% khối lượng

e) Công tác sàn/tuyền, chế biến than

Do mặt bằng công nghiệp nhỏ, dải rác và sản phẩm than tiêu thụ đòi hỏi đa rạng, linh hoạt về chủng loại, nên Công ty sử dụng các cụm máy sàng,

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp giảm giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần than cao sơn - vinacomin.doc (Trang 38 - 50)