Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2006-2010

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp giảm giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần than cao sơn - vinacomin.doc (Trang 50 - 109)

Giai đoạn từ năm 2006 - 2010 là giai đoạn kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động lớn và phức tạp, ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội nói chung và SXKD của Công ty nói riêng. Đặc biệt vấn đề lạm phát kinh tế gia tăng đỉnh điểm đầu 2008 và sau đó kinh tế toàn cầu chuyển sang giai đoạn suy thoái tác động mạnh đến thị trường tiêu thụ than, ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm, đời sống người lao động và hiệu quả kinh doanh của Tập đoàn VINACOMIN và của Công ty.

Trước tình hình đó, Công ty cổ phần than Cao Sơn - VINACOMIN đã triển khai nhiều biện pháp quản lý điều hành kinh doanh, quản trị tốt chi phí giá thành, đảm bảo đủ việc làm, thu nhập cho người lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh vẫn tăng trưởng qua các năm. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2006 - 2010 được thể hiện qua các số liệu trên bảng 2.4.

2.2.1. Sản lượng sản xuất

Công ty có tốc độ tăng trưởng về sản lượng giai đoạn 2006 - 2009 khá cao: Bóc đất 5 năm được 99,9 triệu m3, tuy nhiên từ năm 2007 do Công ty bắt đầu khai thác xuống sâu, hệ số bóc đất đá / tấn than nguyên khai giảm nên sản lượng đất bóc giảm dần.

Than nguyên khai 5 năm khai thác 20,9 triệu tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân 16%. Theo công suất thiết kế khi xây dựng Mỏ than Cao Sơn của Liên Xô thì công suất khai thác ổn định của mỏ là 1,5 triệu tấn/năm. Do yêu cầu tiêu thụ và yêu cầu kết thúc khai thác lộ thiên trước năm 2020 để đảm bảo môi trường cho phát triển du lịch, công suất khai thác của Công ty đã được nâng lên 4,3 triệu tấn/ năm. Năm 2009, sản lượng khai thác của công ty đã đạt trên 5 triệu tấn - mức sản lượng kỷ lục của các mỏ lộ thiên Việt Nam.

Than tiêu thụ 5 năm được 18,38 triệu tấn, năm 2009 thực hiện được 4,95 triệu tấn bằng 185,8% so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng bình quân 18%.

Bảng 2.4. Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh và công nghệ chính của công ty giai đoạn 2006-2010 TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 Bóc đất đá 1000m3 25.718 23.351 24.695 26.666 27.008 Giá thành bóc đất đ/tấn 35.918 39.723 55.166 54.814 69.650 8 Sản lượng sản xuất 1000T 2.556 2.839 2.757 3.115 3.761 9 Sản lượng tiêu thụ 1000T 2.563 2.848 2.739 3.143 3.721 10 Doanh thu tổng số Tỷ đ 1.214 1.363 1.933 2.045 2.568 DT sản xuất than "" 1.186 1.342 1.916 2.035 2.490 Doanh thu khác "" 28 21 17 10 78

11 Giá thành sản xuất than đồng/tấn 406.751 385.702 583.028 554.690 563.896 12 Giá bán bình quân đồng/tấn 415.937 624.286 635.760 605.915 624.286

13 Tổng LN trước thuế Tỷ đ 31 33,3 59,8 83 86

14 Vốn chủ sở hữu Tỷ đ 110 112 139 171 207

Vốn điều lệ Tỷ đ 100 100 100 100 100

Vốn khác + các quỹ Tỷ đ 10 12 39 71 107

15 Cổ tức chi trả cổ đông % năm 12 12 15 15 18

16 Nộp ngân sách nhà nước Tỷ đ 41,2 48 78 141 257

17 Lương BQ1 LĐ/tháng Tr.đ 3.642 5.210 5.809

0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 2006 2007 2008 2009 2010 Bóc đất đá 1000m3 Sản lượng sản xuất 1000T Sản lượng tiêu thụ 1000T

Hình 2.7. Biểu đồ thực hiện các chỉ tiêu sản lượng năm 2006 - 2010

- 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 2006 2007 2008 2009 2010

Doanh thu SX Than Tỷ đ Tổng LN trước thuế Tỷ đ Vốn chủ sở hữu Tỷ đ

Hình 2.8. Biểu đồ thực hiện các chỉ tiêu giá trị năm 2006 - 2010

2.2.2. Doanh thu

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 5 năm từ 2006 – 2010 đạt 9.123 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ than là 8.969 chiếm 98%, tốc độ tăng trưởng bình quân là 17%, sản lượng tiêu thụ 5 năm đạt 15.041 tấn, trung bình mỗi năm 3000 tấn.

Do những năm gần đây nhu cầu than đá, đặc biệt cho công nghiệp nhiệt điện tăng mạnh nên giá than đá có xu hướng tăng, góp một phần đáng kể vào việc tăng doanh thu của công ty.

2.2.3. Kết quả kinh doanh

Công ty Cao Sơn cổ phần hóa từ 2006, với mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh, từ khi bắt đầu cổ phần hóa đến nay kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty tương đối tốt, với mức chi trả cổ tức tăng từ 12% năm 2006 lên đến mức 18% năm 2010, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước vì vậy phần vốn chủ sở hữu của công ty trong 5 năm tăng gần 100%.

Bảng 2.5. Các chỉ tiêu vốn, lơi nhuận của Công ty giai đoạn 2006 – 2010

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Bình quân 1 Vốn chủ sở hữu Tỷ đ 110 112 139 171 207 148 Chỉ số liên hoàn 1.0 1 1,24 1,23 1,21 1,1 Chỉ số cố định 1 1 1,26 1,55 1,88 1,33

2 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đ 31 33,3 59,8 83 86 58.6

Chỉ số liên hoàn 1 1,07 1,79 1,39 1,04 1,3

Chỉ số cố định 1 1,07 1,92 2,68 2,77 1,89

3 Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu

đ/đ 0,026 0,024 0,03 0,04 0,033 0,03

Chỉ số liên hoàn 1 0,92 1,25 1,33 0,83 1,01

Chỉ số cố định 1 0,92 1,15 1,54 1,27 1,17

4 Lợi nhuận trước thuế/Vốn điều lệ

đ/đ 0,31 0,33 0,60 0,83 0,86 0,59

Chỉ số liên hoàn 1.0 1,06 1,82 1,38 1,04 1,26

Chỉ số cố định 1 1,06 1,94 2,68 2,77 1,89

(Nguồn số liệu: Phòng KTTC- CT Than Cao Sơn)

a) Vốn kinh doanh

Vốn điều lệ : từ năm 2006 Công ty tiến hành cổ phần hoá Nhà nước sở hữu 51 %, vốn điều lệ duy trì ổn định ở mức 100 tỷ đồng, sau năm 2011 công ty sẽ có kế hoạch tăng vốn lên 150 tỷ đồng.

Từ năm 2006 – 2010, vốn chủ sở hữu của Công ty bình quân là 148 tỷ đồng, chỉ số tăng trưởng bình quân hàng năm là 1,1, trong đó lợi nhuận trước thuế 5 năm là 293 tỷ tỷ đồng, sau khi cổ phần hoá Công ty lại được Nhà nước

miễn thuế thu nhập 3 năm, do đó toàn bộ số lợi nhuận sau khi chi cổ tức đều được trích lập các quỹ, các nguồn vốn nên vốn kinh doanh của Công ty không những được bảo toàn mà còn tăng lên gần 100%.

b) Hiệu quả kinh doanh

Lợi nhuận 5 năm Công ty là 293 tỷ đồng, chỉ số tăng trưởng bình quân hàng năm là 1,3, mức tăng trưởng năm 2010 gấp gần 1,9 lần 2006, đặc biệt là từ sau khi Tập đoàn VINACOMIN áp dụng cơ chế khuyến khích tăng giá so tăng sản lượng (từ năm 2006), những năm gần đây, doanh thu lợi nhuận có mức tăng đều đặn, năm 2010 mức thực hiện vượt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 37 % (kế hoạch: 63 tỷ).

Để đạt được lợi nhuận tăng lên qua các năm và tăng so với kế hoạch là do Công ty đã tăng sản lượng than sản xuất, đặc biệt là than chất lượng cao nên giá bán than tăng so với kế hoạch. Đồng thời, Công ty thực hiện tốt việc quản trị chi phí hợp lý nên giá thành than tiêu thụ giảm so với kế hoạch, từ năm 2006 đến năm 2010 Công ty đều đạt được tiết kiệm chi phí theo cơ chế khoán của VINACOMIN.

Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu bình quân 5 năm đạt 0,03 đồng/đồng doanh thu, chỉ số tăng trưởng bình quân là 1,3 - trong đó năm 2009 thực hiện cao nhất đạt 0,04 đồng lợi nhuận/ đồng doanh thu.

Tỷ suất sinh lợi trên vốn điều lệ bình quân 5 năm đạt 0,59 đồng/đồng vốn, chỉ sồ tăng trưởng bình quân là l,26, năm 2010 thực hiện 0,86 đồng/đồng vốn bằng 177% so với thực hiện năm 2006.

Ta thấy, chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận thực hiện trên vốn điều lệ của Công ty cổ phần than Cao Sơn - VINACOMIN giai đoạn 2006 – 2010 tuy không cao so với một số công ty trong ngành nhưng mức tăng đều, tương đối ổn định, điều đó là một tín hiệu tốt trong điều hành hoạt động kinh doanh của công ty nhất là trong hoàn cảnh cầu giảm do sản xuất gặp nhiều khó khăn trong thời giai đoạn kinh tế thế giới khủng hoảng kéo dài từ 2008 đến giữa 2010.

Đánh giá tổng quan về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Than Cao Sơn - VINACOMIN ta thấy hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt so với kế hoạch, các chỉ tiêu tăng trưởng phản ánh hiệu quả kinh doanh của Công ty ở mức ổn định và phát triển. Song trong điều kiện sản xuất kinh doanh các năm tiếp theo còn nhiều bất ổn, lạm phát tăng, tín dụng siết chặt gây nhiều khó khăn cho sản xuất, thì vấn đề đảm bảo hiệu quả kinh doanh, tích luỹ vốn để mở rộng sản xuất là một thách thức lớn đối với lãnh đạo và tập thể cán bộ, công nhân lao động trong toàn Công ty.

2.3. Phân tích chi phí và giá thành sản xuất than ở Công ty cổ phần than Cao Sơn giai đoạn 2006 - 2010

2.3.1. Cơ chế quản lý chi phí và giá thành của Công ty cổ phần than Cao Sơn - VINACOMIN

2.3.1.1.chế quản lý chi phí và giá thành của Tập đoàn VINACOMIN đối với Công ty cổ phần than Cao Sơn - VINACOMIN

a) Cơ chế phối họp sản xuất kinh doanh

Các công ty con thuộc Tập đoàn VINACOMIN thực hiện kế hoạch phối hợp kinh doanh với Công ty mẹ theo cơ chế tự trang trải các khoản chi phí bằng các khoản thu nhập và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình, thông qua hợp đồng ký kết hàng năm, trong đó bao gồm kế hoạch sản lượng và các chỉ tiêu công nghệ, kế hoạch chi phí, giá thành, giá mua/bán.

Trên cơ sở hợp đồng ký với Tập đoàn - Công ty mẹ và các quy định về quản trị chi phí, giá thành, giá mua/bán do VINACOMIN ban hành, các công ty con tự tổ chức giao khoán và quản trị chi phí nội bộ, các yếu tố chi phí và giá thành công đoạn của công ty có thể thực hiện linh hoạt phù hợp với công nghệ của từng đơn vị nhưng phải đảm bảo các chi phí theo quy trình công nghệ, an toàn BHLĐ, chế độ khấu hao tài sản, các chi phí phân bổ và chế độ cho người lao động, v.v...

b) Xác định giá thành, giá bán

Tập đoàn thanh toán với các công ty con, công ty trực thuộc giá trị sản phẩm thực hiện theo sản lượng sản phẩm giao nộp đã ký trong hợp đồng giao nhận thầu khai thác, chế biến, tiêu thụ sản phẩm và giá bán nội bộ.

Giá bán nội bộ được xác định theo chủng loại sản phẩm trên cơ sở giá thành tiêu thụ cộng (+) lợi nhuận định mức do Tập đoàn quy định.

Giá bán nội bộ theo chủng loại được xác định theo các bước sau đây:

Bước 1 : Xác định hệ số điều tiết

Hệ số điều

tiết =

Tổng giá thành tiêu thụ + Lợi nhuận định mức Doanh thu tính theo giá bán trong nước

(2.1)

Doanh thu tính theo giá bán trong nước bằng sản lượng tiêu thụ theo chủng loại nhân với giá bán sản phẩm sử dụng ở thị trường trong nước.

Bước 2: Giá bán nội bộ từng chủng loại bằng giá bán tối thiểu thị trường trong nước chủng loại đó nhân với hệ số điều tiết. Đồi với sản phẩm

xuất khẩu giao trên tàu nước ngoài, giá bán nội bộ xuất khẩu bằng (=) giá bán nội bộ trong nước cùng chất lượng cộng (+) chi phí chuyển tải, bốc xếp, tiêu thụ xuất khẩu. Đối với sản phẩm giao nhà máy tuyển tại máng ga các mỏ, giá bán nội bộ than, khoáng sản trong nguyên khai tính bằng (=) giá bán nội bộ sản phẩm trong nước cùng chất lượng trừ chi phí vận chuyển, sàng tuyển.

Tổng giá thành tiêu thụ bằng giá thành sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và sản lượng sản phẩm giao nộp đã ký trong hợp đồng giao nhận thầu khai thác, chế biến, tiêu thụ sản phẩm của từng công ty.

Giá thành sản xuất, tiêu thụ sản phẩm được xác định trên cơ sở đơn giá công đoạn tổng hợp và công nghệ sản xuất được xác lập chuẩn, phổ biến theo hướng tiên tiến, hiện đại (khoán công nghệ) của từng đơn vị sản xuất.

Đơn giá tổng hợp được tính toán chi tiết theo các yếu tố chi phí trên cơ sở các chỉ tiêu công nghệ, định mức kinh tế kỹ thuật, giá cả thị trường và các chế độ quy định Hàng năm căn cứ vào tình hình thị trường giá cả đầu vào, các chế độ quy định và điều kiện công nghệ, tổ chức sản xuất, Tập đoàn sẽ tính toán, cân đối và xác định hệ số điều chỉnh đơn giá cho phù hợp với tình hình thực tế. Năm 2008, Tập đoàn đã cùng với các công ty rà soát điều chỉnh ban hành hệ thống đơn giá tổng hợp cho phù hợp với công nghệ, thiết bị và mặt bằng giá hiện nay tại Quyết định 3026/QĐ-KH ngày 16/12/2008 áp dụng từ 01/01/2009.

Đối với Công ty than Cao Sơn là đơn vị khai thác than lộ thiên giá thành sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tính theo đơn giá tổng hợp các công đoạn sau :

* Giá thành sản xuất than : - Giá thành bóc đất

- Giá thành khai thác, vận chuyển than nguyên khai - Giá thành sàng tuyển, chế biến than

- Giá thành xúc bốc, vận chuyển than đến nơi tiêu thụ - Chi phí sản xuất chung

* Chi phí tiêu thụ

* Chi phí quản lý doanh nghiệp, phí và lãi vay

c) Cơ chế thanh quyết toán của VINACOMIN với Công ty

Hàng năm, Tập đoàn quyết toán với các công ty trên cơ sở sản phẩm giao cho Tập đoàn đã được nghiệm thu, giá bán nội bộ và thực hiện các chỉ tiêu công nghệ. Trường hợp, công ty không hoàn thành các chỉ tiêu công nghệ ghi trong hợp đồng thì giá bán nội bộ sẽ bị giảm trừ tương ứng.

Các chỉ tiêu công nghệ Tập đoàn VINACOMIN nghiệm thu cho Công ty gồm :

Hệ số bóc đất đá lộ thiên.

Tỷ lệ tổn thất than trong quá trình khai thác.

Cung độ vận chuyển đất đá, than nguyên khai, than tiêu thụ. Tỷ lệ nổ mìn đất đá lộ thiên.

Một số chỉ tiêu khác.

Trong đó có đánh giá nguyên nhân khách quan, chủ quan làm tăng giảm các chỉ tiêu công nghệ so với hợp đồng đã ký kết.

Giá trị (DTTH) Tập đoàn VINACOMIN thanh toán cho Công ty gồm : DTTH : DTGKH + ∆DT (2.2)

Trong đó:

DTGKH: Tổng giá trị thanh toán theo giá kế hoạch, được xác định theo công thức n

DTGKH = ΣQTTI x PGKH i=1 (2.3 )

+ QTTi : sản lượng than giao nộp chủng loại

+ PGKHI : Giá bán nội bộ kế hoạch (giá ký hợp đồng) than chủng loại

∆DT: Phần giá trị quyết toán tăng, giảm do thực hiện các chỉ tiêu công nghệ, tiến độ giao nộp sản phẩm, bao gồm :

∆DT = (∆DTKKG + ∆DTCP - ∆DTKT + ∆DTTĐ ) x ( 1 + k/100) (2.4)

+ ∆DTKKG : Giá trị tăng thêm do Tập đoàn tăng giá khuyến khích đối với sản

lượng giao nộp vượt kế hoạch chính thức - mức tăng cụ thể được xác định trong hợp đồng kinh doanh ký công ty.

+ ∆DTCP : Giá trị tăng thêm do các yếu tố chi phí đầu vào tăng khách quan (do giá cả, các chế độ tiền lương, khấu hao, các yếu tố công nghệ...).

+ ∆DTKT : Giá trị giảm trừ do không hoàn thành các chỉ tiêu công nghệ: hệ số bóc đất, cung độ vận chuyển đất đá lộ thiên, vận chuyển than nguyên khai, than tiêu thụ, tỷ lệ nổ mìn đất đá lộ thiên, tỷ lệ tổn thất trữ lượng than. Trường hợp, đơn vị có các giải pháp, sáng kiến cải tiến đã được nghiệm thu theo quy định làm giảm chỉ tiêu công nghệ nhưng không làm ảnh hưởng xấu đến việc chuẩn bị tài nguyên, kỹ thuật an toàn, chi phí kỳ sau, vv. . . thì Tập đoàn sẽ xem xét giảm mức trừ phần giá trị do giảm chỉ tiêu công nghệ.

TN iTH iTH iKH n i KT K K XQ DT DT = − +∆ ∆ ∑ = ) ( 1 (2.5) Trong đó :

KiKH : Hệ số đất bóc, tỷ lệ nổ mìn và cung độ vận chuyển đất đá lộ thiên, vận chuyển than nguyên khai, than tiêu thụ kế hoạch.

KiTH : Hệ số đất bóc, hệ số đào lò, tỷ lệ nổ mìn và cung độ vận chuyển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp giảm giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần than cao sơn - vinacomin.doc (Trang 50 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w