Dạy học đọc hiểu sang thu của hữu thỉnh trên cơ sở sáng tạo về ngôn từ, hình tượng và biểu tượng của tác phẩm

116 1.1K 6
Dạy học đọc hiểu sang thu của hữu thỉnh trên cơ sở sáng tạo về ngôn từ, hình tượng và biểu tượng của tác phẩm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ĐÀO THỊ HẢI HÀ DẠY HỌC ĐỌC HIỂU “SANG THU” CỦA HỮU THỈNH TRÊN CƠ SỞ SÁNG TẠO VỀ NGÔN TỪ, HÌNH TƯỢNG VÀ BIỂU TƯỢNG CỦA TÁC PHẨM LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN HÀ NỘI – 2015 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ĐÀO THỊ HẢI HÀ DẠY HỌC ĐỌC HIỂU “SANG THU” CỦA HỮU THỈNH TRÊN CƠ SỞ SÁNG TẠO VỀ NGÔN TỪ, HÌNH TƯỢNG VÀ BIỂU TƯỢNG CỦA TÁC PHẨM LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN Chuyên ngành: Lí luận và Phương pháp dạy học (bộ môn Ngữ văn) Mã số: 60 14 01 11 Cán bộ hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Thanh Hùng HÀ NỘI - 2015 3 LỜI CẢM ƠN Qua thời gian nghiên cứu miệt mài, nghiêm túc, cuốn luận văn của tôi đã hoàn thành. Bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS. Nguyễn Thanh Hùng, người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy giáo, cô giáo của trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội. Xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp đang giảng dạy tại trường THCS Ngô Quyền - Lê Chân, Hải Phòng, trường THCS Mỹ Đức - An Lão, Hải Phòng đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình triển khai thực nghiệm đề tài. Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng luận văn khó tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 11 năm 2014 Tác giả luận văn Đào Thị Hải Hà 4 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT GV Giáo viên HS Học sinh Nxb Nhà xuất bản SGK Sách giáo khoa SGV Sách giáo viên SL Số lượng THCS Trung học cơ sở TPVC Tác phẩm văn chương 5 MỤC LỤC Lời cảm ơn i Danh mục chữ viết tắt ii Mục lục iii Danh mục bảng vi MỞ ĐẦU 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 8 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài luận văn 8 1.1.1. Đọc - hiểu, vấn đề thời sự của nghiên cứu và dạy học văn 8 1.1.2. “Sang thu”, một bài thơ hay với nhiều sáng tạo của Hữu Thỉnh 11 1.1.3. Tầm quan trọng của kĩ năng đọc hiểu trong tiếp nhận ngôn từ, hình tượng và biểu tượng và mối quan hệ giữa ngôn từ, hình tượng và biểu tượng của tác phẩm 19 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài đề tài luận văn 22 1.2.1. Định hướng dạy học đọc hiểu tác phẩm "Sang thu" – Hữu Thỉnh trong sách giáo khoa và sách giáo viên lớp 9 22 1.2.2. Khảo sát một số sách tham khảo có hướng dẫn đọc – hiểu tác phẩm "Sang Thu" – Hữu Thỉnh. 24 1.2.3. Khảo sát thực trạng dạy học đọc – hiểu tác phẩm "Sang Thu" – Hữu Thỉnh 26 1.2.4. Khảo sát thực trạng họcsinh học đọc – hiểu tác phẩm "Sang Thu" – Hữu Thỉnh của học sinh 31 1.2.5. Nhận xét kết quả khảo sát . . 35 1.2.6. Một số đề nghị của giáo viên và học sinh về định hướng phương pháp dạy học văn 39 Chương 2. NHỮNG BIỆN PHÁP DẠY HỌC ĐỌC HIỂU TRÊN CƠ SỞ TĂNG CƯỜNG SỰ HIỂU BIẾT CỦA HỌC SINH VỀ NGÔN TỪ, HÌNH 6 TƯỢNG, BIỂU TƯỢNG ĐƯỢC SÁNG TẠO TRONG BÀI THƠ “SANG THU” CỦA HỮU THỈNH 41 2.1. Vận dụng hoạt động đọc - hiểu trong quá trình dạy học bài thơ “Sang thu” – Hữu Thỉnh 41 2.1.1. Hướng dẫn học sinh đọc “Sang thu” – Hữu Thỉnh trong sự đối chiếu với những bài thơ khác 41 2.1.2. Định hướng hoạt động đọc bằng những câu hỏi hướng vào tri thức đọc hiểu bài thơ "Sang thu" để học sinh tự học trước khi đến lớp 44 2.1.3. Hướng dẫn học sinh "kĩ năng đọc chính xác" để phát hiện và phân tích giá trị sáng tạo của ngôn từ trong bài thơ “Sang thu” – Hữu Thỉnh. 46 2.1.4. Hướng dẫn học sinh "kĩ năng đọc phân tích" để phát hiện và phân tích những hình tượng nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ “Sang thu” . 49 2.1.5. Hướng dẫn học sinh vận dụng "kĩ năng đọc sáng tạo" để phát hiện và đánh giá biểu tượng nghệ thuật trong bài thơ “Sang thu” 52 2.2. Thu thập một số ý kiến của học sinh về giá trị nội dung và hình thức của bài thơ “Sang thu” – Hữu Thỉnh 55 2.2.1. Lấy ý kiến về cách hiểu cái hay, cái đẹp của bài thơ “Sang thu” – Hữu Thỉnh 55 2.2.2. Lấy ý kiến thắc mắc chưa hiểu rõ về nội dung và hình thức bài thơ “Sang thu” – Hữu Thỉnh, đặc biệt là về ngôn từ, hình tượng và biểu tượng 56 Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 57 3.1. Mục đích thực nghiệm 57 3.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm 57 3.2.1. Đối tượng thực nghiệm 57 3.2.2. Địa bàn thực nghiệm 58 3.3. Nội dung và tiến trình thực nghiệm 58 7 3.3.1. Tiến trình thực nghiệm 58 3.3.2. Thiết kế giáo án thực nghiệm 60 3.4. Kết quả thực nghiệm 78 3.5. Đề xuất sau thực nghiệm 80 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 PHỤ LỤC 84 8 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Kết quả khảo sát giáo viên (Khảo sát 15 GV) 29 Bảng 1.2. Kết quả khảo sát học sinh (Khảo sát 90 HS) 33 Bảng 3.1. Đối tượng thực nghiệm và đối chứng 58 Bảng 3.2. Bảng kết quả kiểm tra lớp 9A1, 9A2, trường THCS Ngô Quyền 79 Bảng 3.3. Bảng kết quả kiểm tra lớp 9A5, 9A6, trường THCS Mỹ Đức 79 9 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thế giới đang bước sang thế kỉ XXI, thế kỉ của nền kinh tế tri thức, của công nghệ thông tin và truyền thông, của hội nhập quốc tế. Trong bối cảnh đó, mỗi quốc gia muốn phát triển đòi hỏi phải tự khẳng định, thông qua tham gia cạnh tranh lành mạnh, nhờ có nguồn nhân lực với trình độ cao. Do vậy, đổi mới nền giáo dục quốc dân là một trong những giải pháp quan trọng, có tính chất quyết định. Phải xây dựng một nền giáo dục mới, hướng theo giáo dục suốt đời, hướng vào người học. Với mong muốn người học có thể sẵn sàng tham gia vào đời sống xã hội, tiếp tục học ở trình độ cao hơn. Như thế, những kiến thức, kĩ năng và năng lực mà người học có được trong nhà trường phải trợ giúp cho họ trong việc đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Người dạy học vừa chú ý mục tiêu giáo dục theo yêu cầu của xã hội; vừa quan tâm đến nhu cầu, sở thích của cá nhân người học . Mục tiêu dạy học môn Ngữ văn trong những năm học tiếp theo là: Hình thành và phát triển các năng lực cốt lõi và năng lực đặc thù của môn học; đặc biệt là năng lực giao tiếp (kiến thức tiếng mẹ đẻ cùng với 4 kỹ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết và khả năng ứng dụng một cách phù hợp, linh hoạt và sáng tạo các kiến thức và kỹ năng ấy vào các tình huống giao tiếp khác nhau trong cuộc sống) và năng lực cảm thụ, thưởng thức văn học. + Năng lực tiếp nhận văn bản bao gồm 2 kỹ năng: Đọc và nghe (có thể thêm quan sát – viewing). + Năng lực tạo lập văn bản bao gồm 2 kỹ năng: Nói và viết (có thể thêm trình bày – Presenting). Cung cấp các kiến thức môn Ngữ văn cho người học bao gồm tri thức về tiếng Việt, văn học (văn bản), tập làm văn. + Kiến thức tiếng Việt bao gồm: Ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, văn bản. 10 + Kiến thức văn học gồm: Văn học Việt Nam, văn học nước ngoài, lý luận và lịch sử văn học (cơ bản và sơ giản). + Kiến thức tập làm văn: Các kiểu văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính – công vụ. Bồi dưỡng và nâng cao vốn văn hóa cho người học thông qua những hiểu biết về ngôn ngữ và văn học. Từ đó mà giáo dục, hình thành và phát triển cho học sinh những tư tưởng, tình cảm nhân văn trong sáng, cao đẹp. Để đáp ứng được những yêu cầu của giáo dục các nhà nghiên cứu cũng như bản thân người dạy học luôn mong muốn tìm ra những cách thức, phương pháp dạy học mới phù hợp và hiệu quả. Tìm hiểu TPVC, chúng ta luôn nhận thấy ngôn từ, hình tượng và biểu tượng có một vai trò đặc biệt trong việc thể hiện nội dung tư tưởng cũng như hình thức nghệ thuật mới mẻ, độc đáo của tác phẩm. Sự ra đời của lí thuyết đọc hiểu đã ảnh hưởng nhiều đến phương hướng nghiên cứu, giảng dạy TPVC ở nước ta. GS. TS Nguyễn Thanh Hùng cho rằng : “Đọc – hiểu là một địa hạt mới, gợi ra nhiều vấn đề khoa học để phương pháp dạy học phát triển thêm về mặt lí luận và vận dụng thực tế. Đọc – hiểu cần tách ra khỏi vòng kiểm soát chật hẹp của phương pháp để trở thành nội dung tri thức chúng gắn liền với lí thuyết tiếp nhận, lí thuyết giao tiếp, thi pháp học, lí luận dạy học Ngữ văn”. Qua nghiên cứu, chúng ta nhận thấy rằng vấn đề đọc – hiểu đã được xem là một trong những vấn đề quan trọng của khoa học cơ bản. Nó gợi ra nhiều vấn đề đáng suy ngẫm với các nhà giáo dục, nhất là trên con đường đổi mới phương pháp dạy học đối với môn Ngữ văn. Đọc hiểu đang trở thành xu thế tiếp cận và giải mã văn bản mà cả giáo viên và học sinh đều quan tâm. Người giáo viên cần dạy học sinh cách đọc để các em tự đọc lấy, tự phát hiện ra những nội dung và hình thức tiêu biểu của TPVC. Đề tài trong văn học mà TPVC phản ánh rất đa dạng, phong phú. Một trong những đề tài được nhiều tác giả quan tâm đó là đề tài về mùa thu. Mùa thu [...]... pháp dạy học đọc hiểu trên cơ sở sáng tạo của tác phẩm Sang thu, tổ chức thực nghiệm sư phạm để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giờ dạy học tác phẩm văn chương trong trường THCS nói chung và tác phẩm Sang thu 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài Nghiên cứu, tìm hiểu tác phẩm Sang thu – Hữu Thỉnh dưới góc độ về ngôn từ, hình tượng và biểu tượng của. .. trạng dạy học tác phẩm Sang thu tại trường THCS Ngô Quyền – Lê Chân – thành phố Hải Phòng Thứ hai: Đề xuất biện pháp dạy đọc hiểu Sang thu – Hữu Thỉnh Thứ ba: Tổ chức dạy thực nghiệm 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là các biện pháp dạy học đọc hiểu Sang thu trên cơ sở sáng tạo về ngôn từ, hình tượng và biểu tượng nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy tác phẩm văn chương – Sang thu. .. văn và người đọc về ngôn từ, hình tượng và biểu tượng thẩm mĩ Đọc TPVC trước hết cần phát hiện sự sáng tạo trong ngôn từ Đi qua ngôn từ ta đến với cấu trúc hình tượng và biểu tượng nghệ thu t của tác phẩm Ngôn từ, hình tượng và biểu tượng đã giúp cho tác phẩm hấp dẫn và sâu sắc hơn về ý nghĩa Qua đó đánh giá được sự sáng tạo, độc đáo của nhà thơ Nói tóm lại, đọc TPVC là một quá trình phát hiện và khám... từ, hình tượng và biểu tượng, việc vận dụng ngôn từ, hình tượng và biểu tượng vào dạy học tác phẩm Việc nghiên cứu thành công đề tài sẽ có đóng góp nhất định cho việc học tập và giảng dạy có hiệu quả tác phẩm Sang thu – Hữu Thỉnh rói riêng và thơ hiện đại nói chung 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Khẳng định giá trị nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thu t của tác phẩm Sang thu. .. tượng cho học sinh lớp 9 trong dạy học bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh – Bùi Văn Kiên 13 Điểm lại một số công trình nghiên cứu của một số tác giả về tác phẩm Sang thu – Hữu Thỉnh để thấy những đóng góp nhất định cho việc tìm hiểu, giảng dạy của giáo viên và việc học của học sinh Tuy nhiên các tác giả chỉ dừng lại ở việc khai tác ngôn từ, cấu trúc và mạch cảm xúc mà chưa đi vào tìm hiểu kĩ về ngôn từ,. .. liệu tham khảo và phụ lục, luận văn dự kiến được trình bày theo ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài Chương 2: Những biện pháp dạy học đọc hiểu trên cơ sở tăng cường sự hiểu biết của HS về ngôn từ, hình tượng, biểu tượng được sáng tạo trong bài thơ Sang thu – Hữu Thỉnh Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 15 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Cơ sở lý luận của đề tài luận... quan hệ, biến nó trở thành trung tâm của những quan hệ đó Ngôn ngữ, hình tượng, biểu tượng không tách rời nhau trong TPVC Tổng hợp các yếu tố ngôn từ, hình tượng, biểu tượng tạo thành tác phẩm 1.1.3 Tầm quan trọng của kĩ năng đọc hiểu trong tiếp nhận ngôn từ, hình tượng và biểu tượng Đọc hiểu là hoạt động truy tìm và giải mã ý nghĩa của văn bản Ý nghĩa ấy hình thành và sáng tỏ dần nhờ sự soi chiếu tổng... này của hình tượng văn chương mà người ta xem bạn đọc là một khâu trong quá trình sáng tạo Sáng tạo là bản chất của hình tượng nghệ thu t Hình tượng nghệ thu t bao hàm cả sự phóng đại, cường điệu, cả sự tỉa xén, nhào nặn Hình tượng nghệ thu t là kết quả của trí tưởng tượng và tư duy sáng tạo của người nghệ sĩ Phản ánh và sáng tạo là hai mặt của quá trình sản sinh ra hình tượng nghệ thu t Hình tượng. .. thẩm mĩ và tính nhân văn được phát triển mạnh mẽ, việc sử dụng một cách sáng tạo ngôn từ và việc khái quát hóa bằng hình tượng Như vậy, việc dạy học đọc hiểu TPVC có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình học và phát triển các kỹ năng, năng lực khác, giúp phát triển một cách toàn diện 1.1.2 Ngôn từ, hình tượng, biểu tượng và mối quan hệ giữa ngôn từ, hình tượng, biểu tượng của tác phẩm Ngôn từ... có nhiều hình thức và nội dung (như đọc thầm, đọc to, đọc lướt, đọc chậm, đọc kĩ, đọc sâu, đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm, đọc phân vai, đọc đối thoại, đọc tái hiện, đọc trải nghiệm, đọc phân tích, đọc bình giá, đọc tóm tắt, đọc khắc sâu, đọc sáng tạo, …) yêu cầu đa dạng, phong phú Nhưng đọc - hiểu văn là con đường duy nhất để học sinh tự mình cảm nhận cái hay cái đẹp của hình thức tồn tại của một văn . 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ĐÀO THỊ HẢI HÀ DẠY HỌC ĐỌC HIỂU SANG THU CỦA HỮU THỈNH TRÊN CƠ SỞ SÁNG TẠO VỀ NGÔN TỪ, HÌNH TƯỢNG VÀ BIỂU TƯỢNG CỦA TÁC PHẨM. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ĐÀO THỊ HẢI HÀ DẠY HỌC ĐỌC HIỂU SANG THU CỦA HỮU THỈNH TRÊN CƠ SỞ SÁNG TẠO VỀ NGÔN TỪ, HÌNH TƯỢNG VÀ BIỂU TƯỢNG CỦA TÁC PHẨM. PHÁP DẠY HỌC ĐỌC HIỂU TRÊN CƠ SỞ TĂNG CƯỜNG SỰ HIỂU BIẾT CỦA HỌC SINH VỀ NGÔN TỪ, HÌNH 6 TƯỢNG, BIỂU TƯỢNG ĐƯỢC SÁNG TẠO TRONG BÀI THƠ SANG THU CỦA HỮU THỈNH 41 2.1. Vận dụng hoạt động đọc

Ngày đăng: 18/08/2015, 11:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan