1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN MÔN ÂM NHẠC CÁC yếu tố gây HỨNG THÚ CHO học SINH TRONG một TIẾT học âm NHẠC TIỂU học

13 881 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 470,5 KB
File đính kèm CÁC ONG MỘT TIẾT HỌC ÂM NHẠC TI.rar (416 KB)

Nội dung

Lý do chọn đề tài Để giảng dạy một tiết lên lớp dạy và học có hiệu quả thì đòi hỏi rất nhiều yếu tố từ phía giáo viên như việc chuẩn bị giáo án, nội dung kiến thức, các dụng cụ cần thiết

Trang 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MÔN: ÂM NHẠC

Người thực hiện: Nguyễn Tấn Tài Giáo viên bộ môn: Âm nhạc Trường Tiểu học Ngãi Hùng

Chuyên đề:

CÁC YẾU TỐ GÂY HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG MỘT TIẾT HỌC ÂM NHẠC TIỂU HỌC

***

I Lý do chọn đề tài

Để giảng dạy một tiết lên lớp dạy và học có hiệu quả thì đòi hỏi rất nhiều yếu tố từ phía giáo viên như việc chuẩn bị giáo

án, nội dung kiến thức, các dụng cụ cần thiết cho tiết dạy, tấm

lý của người giáo viên khi dạy tiết học đó, các thông tin xã hội cần thiết, và một số kinh nghiệm giảng dạy tự rèn hay học hỏi

từ đồng nghiệp,… Về học sinh thì có sự chuẩn bị bài cũ ở nhà,

Trang 2

xem trước bài mới, tư thế ngồi học, thời điểm học và phương pháp học tập, ý thức tự giác của học sinh,… Một tiết học sinh động, đạt hiệu quả, gây hứng thú trong tiết học và những tiết học sau là rất quan trọng, nó sẽ giúp học sinh chủ động khi học kiến thức mới, nhớ bài lâu hơn, không khí lớp vui vẻ không gây căng thẳng và áp lực cho học sinh, tạo một môi trường dạy

và học đạt hiệu quả như mong muốn Thời gian qua, với một tiết dạy lên lớp tôi thường theo một khuôn khổ sách vở và chưa biến chuyển theo tình hình thực tế tại lớp học Như thế đã vô tình làm cho tiết học âm nhạc trở nên nặng nề và tạo nên tâm trạng không tốt trong học tập của học sinh Tất cả những vấn

đề trên chính là lý do mà tôi chọn đề tài này

II Nội dung

1 Một số biện pháp giải quyết vấn đề

Để giải quyết những vấn đề trên, người giáo viên cần phải biết vận dụng các biện pháp cụ thể như sau:

a Xác định thể loại bài dạy:

- Trong bộ môn âm nhạc việc dạy và học có sự móc xích với nhau từ bài mới đến bài ôn tập và những tiết học nhạc

lý căn bản hay kể chuyện âm nhạc thì mỗi tiết học có những hình thức tổ chức đặc thù riêng như:

Trang 3

+ Tiết dạy bài mới: Giáo viên chuẩn bị tranh ảnh minh họa, nhạc nền cho bài mới hay giáo viên tự đàn và hát mẫu Tập hát theo lối móc xích từng câu Hát kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp Giáo viên chia từng nhóm thực hiện và nhận xét tuyên dương từng nhóm Ngoài ra, giáo viên tổ chức cho học sinh hát với các hình thức đơn ca, song ca, tam ca hay tốp ca, giúp cho học sinh tự tin và chủ động hơn

+ Tiết ôn tập bài hát:

 Ở lớp 1, 2, 3 thì tiết ôn tập bài cũ có thể cho học sinh hát lại với các hình thức và gõ đệm theo bài hát Ngoài ra, tạo điều kiện chia nhóm chia tổ để học sinh tìm những động tác phụ họa cho bài hát và giáo viên gợi ý những động tác chính để học sinh có định hướng khi tìm động tác

Vd: Bài Cùng múa hát dưới trăng – lớp 3

“ Mặt trăng tròn nhô lên Tỏa sáng xanh khu rừng”

Động tác thứ nhất: 2 tay đưa lên thành vòng tròn, nhún chân vào phách mạnh rồi nghiêng sang trái, sang phải theo câu hát

“Thỏ mẹ và thỏ con Nắm tay cùng vui hát”

Trang 4

Động tác thứ 2: Tay phải (hoặc tay trái) chỉ vào khoảng không như giới thiệu từng con vật theo câu hát

“Hươu nai sóc đến xem Xin mời vào nhảy cùng”

Động tác thứ 3: Vẫy tay trái hoặc 2 tay như mời bạn đến nhảy múa để phụ họa

“La la lá la lá la Cùng múa hát dưới trăng

La la lá la lá la Cùng múa hát dưới trăng”

Động tác thứ tư: “La la lá la lá la” gõ theo tiết tấu lời ca “Cùng múa hát dưới trăng” thực hiện giống động tác thứ nhất, 2 tay đưa lên thành hình tròn

 Tiết Kể chuyện âm nhạc, Giới thiệu một số hình nốt nhạc hay Giới thiệu một số nhạc cụ dân tộc:

Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh hát lại một số bài hát đã học để học sinh nhớ lại bài Việc kể chuyện âm nhạc giáo viên cần chuẩn bị một đoạn nhạc để làm nền trong khi kể (hay đọc truyện), học sinh sẽ thích hơn và chú ý hơn

Giới thiệu hình nốt nhạc thì cần có những ví dụ về âm thanh và trường độ như: nốt trắng (2 phách) thì giáo viên có

Trang 5

thể đàn một nốt bất kỳ với âm sắc kéo dài 2 phách (nên sử dụng âm sắc có trường độ như Brass, Flute, strings,…không nên sử dụng âm sắc bộ gõ hay piano vì như thế học sinh không nghe được độ dài của âm thanh) Hoặc dùng thanh phách để thể hiện như nốt trắng 2 phách thì gõ phách 2 lần Các hình nốt còn lại như nốt đen, móc đơn, móc đôi tương tự

Giới thiệu nhạc cụ dân tộc như đàn bầu ( hay gọi đàn độc huyền), đàn nguyệt (hay gọi đàn kìm), đàn tranh( hay gọi đàn thập lục) thì giáo viên cần cho xem tranh ảnh từng loại đàn và giới thiệu một vài nét về cấu tạo của đàn Như đàn bầu có 1 dây, cần đàn, 1 bầu và thùng đàn; đàn nguyệt có 2 dây và

thùng đàn tròn giống mặt trăng; đàn tranh có 16 dây và thùng đàn Giáo viên có thể đàn mẫu hay nghe băng đĩa ứng với từng nhạc cụ để học sinh nghe âm sắc của từng loại đàn

 Ở lớp 4, 5 thì tiết ôn tập thường là tiết học Tập đọc nhạc: Đây là môi trường đầu tiên giúp cho học sinh làm quen với các ký hiệu nhạc, tên nốt nhạc, về cao

độ và trường độ nốt nhạc

Luyện tập cao độ ở những nốt nhạc cơ bản của bài tập đọc nhạc, giáo viên đàn cao độ và đọc chuẩn để học sinh nghe

và thực hiện theo

Trang 6

Luyện tập tiết tấu ở âm hình tiết tấu của tập đọc nhạc hay mô-tif, giáo viên nên gõ bằng thanh phách với âm hình tiết tấu của bài hoặc chọn những học sinh khá giỏi hoặc có năng khiếu

gõ mẫu để cho các bạn xem

Vào bài TĐN, giáo viên nên hát mẫu tên nốt và lời ca vài lần, để học sinh tự dò tên nốt thật chậm đến nhanh Giáo viên tập từng câu (thường chỉ 2 câu nhạc) Giáo viên có thể chia nhóm hát đối đáp một bên hát tên nốt và một bên hát lời ca

Trò chơi: Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Đặt nốt nhạc của TĐN lên khuông nhạc để thi thố giữa 2 đội ai nhanh – đúng – đẹp Giáo viên chuẩn bị dụng cụ nốt nhạc và khuông nhạc cho học sinh Ở trò chơi này học sinh sẽ nhớ cả hình nốt và cao độ của bài tập đọc nhạc

 Tập biểu diễn hay ôn tập nhiều bài hát đã học:

Ở tiết 27 – lớp 2: Giáo viên chọn ban cán sự lớp làm ban giám khảo để chấm điểm tiết mục, các học sinh lên hát thi thố với nhau về cách thể hiện bài hát, hát đúng lời ca và giai điệu

Ưu tiên điểm cho những học sinh sáng tạo những động tác phụ họa cho bài

Ở tiết 16 -17 – lớp 4: Giáo viên chủ động và chuẩn bị ở mỗi bài hát cũ sẽ tạo một niềm vui cho học sinh như: Hình thức tổ chức có thể cho học biểu diển bất kỳ trong 5 bài đã

Trang 7

học: Em yêu hòa bình, Bạn ơi lắng nghe, Trên ngựa ta phi

nhanh, Khăn quàng thắm mãi vai em, Cò lả; Hoặc giáo viên tổ

chức trò chơi âm nhạc “Nhanh tai và nhanh tay”, giáo viên đàn một câu trong 5 bài để học sinh nhận diện đây là bài hát nào? Nhạc và lời của ai? Và lần lượt các bài còn lại Học sinh sẽ lắng nghe nhiều, tư duy nhiều và phấn chấn hơn Hình thức tương tự là nhìn hình ảnh minh họa đoán tên bài hát; Hoặc giáo viên tổ chức hát với mỗi hình thức khác nhau ở từng bài như:

Bài Em yêu hòa bình – nhóm nữ hát và đi đội hình 6

hs:

Đội hình ngang so le Đội hình chữ V

1 2 3 3 4

4 5 6 2 5

1 6

Bài Bạn ơi lắng nghe – nhóm nam nữ vừa hát vừa

thực hiện động tác sac-rông Tây nguyên hoặc cả lớp hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu để màu sắc của bài có tiếng bộ gõ giống âm nhạc Tây nguyên

Bài Trên ngựa ta phi nhanh – Cả lớp hát và nhóm

nam lên thực hiện động tác phi ngựa ( Câu 1,2,3: Tay trái đưa

về trước, tay phải đưa lên cao và xoay Câu 4: Tay trái đưa ra

Trang 8

phía trước rồi đưa sang bên trái Câu 5: Tay phải đưa ra phía trước rồi đưa sang bên phải Câu 6,7,8: Như động tác đầu)

Bài Cò lả - Chia lớp thành 3 nhóm và mỗi nhóm sẽ

có 1 nhóm trưởng để tập động tác minh họa Cả nhóm cùng suy nghĩ và thực hiện động tác khi hát Sau một khoảng thời gian nhất định cả nhóm sẽ lên biểu diển chấm điểm giữa các nhóm và giáo viên nhận xét tuyên dương

b Chuẩn bị đồ dùng dạy học

Mỗi tiết dạy có sự đặc trưng riêng về cách tổ chức lớp và

có những sáng tạo riêng của từng giáo viên Việc sử dụng đồ dùng dạy học trong tiết dạy là hết sức cần thiết vì giáo viên không thể thao thao bất tuyệt với lý lẻ suôn hay chỉ hát “chay”

từ ngày này qua ngày khác sẽ khiến học sinh nhàm chán và thiếu phấn khởi trong học tập Vì đây là môn năng khiếu cần

có sự bồi đắp và vun dưỡng từ giáo viên để tạo cơ hội cho những học sinh có năng khiếu bộc lộ mình

Giáo viên cần chuẩn bị dụng cụ hỗ trợ việc dạy nhạc như thanh phách, đàn organ hay băng đĩa, tranh ảnh minh họa Ngoài ra, giáo viên tìm những động tác phụ họa cho bài hát, tìm những trò chơi có ý nghĩa giáo dục học sinh qua bài dạy, tìm các hình thức hát mới như: hát lĩnh xướng, hát đối đáp, hát

bè đuổi, hát kết hợp đánh nhịp (2/4, 3/4), hát theo nguyên âm

Trang 9

(như: A, I, E, U, O), đọc thơ theo tiết tấu( như tiết 9 ôn tập bài

Lý cây xanh – lớp 1: có thể gõ tiết tấu theo bài hay gõ trống trên đàn hay dùng style hiphop để đọc)

Cái cây xanh xanh thì lá cũng xanh

Chim đậu trên cành chim hót líu lo

Hoặc:

Vừa đi vừa nhảy là anh sáo xinh Hay nói linh tinh là cô liếu điếu Hay nghịch hay tếu là cậu chìa vôi Hay chao đớp mồi là chim chèo bẻo

Và một số hình thức khác do mỗi giáo viên tìm tòi hay học hỏi

từ đồng nghiệp và tùy vào tình hình lớp học ở mỗi vùng khác nhau mà áp dụng cho hợp lý

c Phương pháp dạy học

Một số hình thức trên tôi đã trình bày với những kinh nghiệm học được và tự tìm tòi với mỗi cách thức tổ chức khác

Trang 10

nhau mà biến chuyển thêm sinh động và luôn mới lạ đối với học sinh

Các hình thức dạy như sau:

+ Học hát: Tập hát từng câu, hát từng đoạn, hát cả bài, hát với nhạc đệm ( giáo viên đàn hay beat), hát kết hợp gõ đệm, …

+ Ôn tập bài hát: Hát muá phụ họa, hát theo nguyên âm (A, I, E, U, O), trò chơi âm nhạc Nghe và đoán, xem tranh đoán bài hát, đọc thơ theo tiết tấu (RAP), các hình thức biểu diễn, trò chơi theo bài hát ( Như bài Tập tầm vông – lóp 1, Bắc kim thang – lớp 2), vừa hát vừa đi bước đều ( như bài Chiến sĩ

tí hon – lớp 2), vừa hát vừa đánh nhịp ( như tiết 7 – lớp 5: ôn bài Con chim hay hót và tạp đánh nhịp 2/4, 3/4),…

+ Kể chuyện âm nhạc và kí hiệu nhạc: Đọc truyện với nhạc không lời, học sinh biết tóm tắt nội dung câu chuyện ( tiết

16 – lớp 3: Cá heo với âm nhạc; trò chơi nốt nhạc trên bàn tay (như hình 1); tập viết khuông nhạc và khóa son (hình 2)

Trang 11

+ Ngoài ra, giáo viên cần chuẩn bị các thông tin của bài chuẩn bị học và những chi tiết liên quan để học sinh biết và tìm tòi thêm (như bài Chú voi con ở Bản Đôn – lóp 4: Do nhạc sĩ Phạm Tuyên đi thực tế ở Đăk Lăk vào năm 1983, nét nhạc lấy

từ dân ca Ê –đê; Kể chuyện âm nhạc: Khúc nhạc dưới trăng – lớp 5 thì giáo viên nên cho học sinh nghe bài Sonate Ánh trăng của Beethoven để học sinh cảm nhận hoặc bài Fur Elise, …)

d Chuẩn bị về tâm lý

Thế nhưng khi giáo viên đã chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học nhưng tâm lý của giáo viên hôm đó không tốt cũng sẽ không thể tạo ra hứng thứ mà điều này đôi khi ít chú ý đến nhưng lại thường xảy ra Tâm lý lên lớp của người giáo viên không tốt sẽ không tạo ra không khí thoải mái cho người học

và dù có gượng ép để dạy tốt cũng không thể tạo cho học sinh hứng thú được Vấn đề học tạp đối với học sinh là một quá trình tự nhận thức tư duy, phức tạp Nếu không không khéo sẽ gây tác dụng ngược lại của tiết dạy

Nhưng muốn tạo không khí vui vẻ và hứng thú trong học tập nhưng kiến thức chuyên môn không cao, kiến thức xã hội ít

và kinh nghiệm sống còn hạn chế, hoặc phương tiện phục vụ

Trang 12

giảng day có vấn đề, … tất cả sẽ làm cho tiết học không thể thành công và không tạo sự phấn khởi trong khi học và dạy

2 Kết luận

Nếu trong một tiết dạy giáo viên biết vận dụng đầy đủ các biện pháp vừa nêu ở trên và một số kinh nghiệm thực tiễn của giáo viên sẽ tạo cho tiết học sinh động hơn, học sinh hứng thú hơn, góp phần rất quan trong trong việc nâng cao chất lượng dạy và học ở từng bộ môn, giả được học sinh yếu kém Như vậy việc áp dung đầy đủ các biện pháp này không chỉ ở môn

Âm nhạc mà có thể áp dụng những hình thức chung để chuyển hóa cho phù hợp với từng bộ môn Với những kinh nghiệm trên và lòng nhiệt thành của giáo viên sẽ giúp tiết dạy trở nên một giờ học vui và bổ ích Từ đó khoảng cách giữa bộ môn với học sinh trở nên thân thiện hơn Bộ môn được học sinh yêu mến thì người giáo viên cũng hăng say và cố gắng hơn trong những tiết dạy sau Đó sự thành công của giáo viên và thành

đạt của học sinh vì mục tiêu chung “Vì lợi ích mười năm trồng

cây – Vì lợi ích trăm năm trồng người” mà Bác Hồ đã dạy.

Ngãi Hùng, ngày 15 tháng 04 năm 2011

Người viết

Trang 13

Nguyễn Tấn Tài

Ngày đăng: 17/08/2015, 18:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w