1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TRUYỀN THÔNG THAY đổi HÀNH VI PHÒNG CHỐNG kì THỊ, PHÂN BIỆT đối xử

85 734 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 1,63 MB

Nội dung

Kì thị và phân biệt đối xử  Khái niệm Kì thị và PBĐX liên quan đến HIV/AIDS  Biểu hiện kì thị, PBĐX  Hậu quả của hiện tượng này  Biện pháp giảm nhẹ hiện tượng này...  Kì thị người c

Trang 2

Mục tiêu học tập

1. Trình bày được nguyên nhân, hậu quả của kì thị

& phân biệt đối xử liên qua HIV/AIDS

2. Trình bày được khái niệm truyền thông thay đổi

hành vi; kì thị, phân biệt đối xử liên quan với

HIV/AIDS

3. Trình bày được mục đích và một số hình thức

truyền thông thay đổi hành vi trong phòng,

chống HIV/AIDS và giảm kì thị, phân biệt đối xử

Trang 3

Nội dung chính

 Kì thị, phân biệt đối xử - nguyên nhân, hậu quả

 Các khái niệm truyền thông thay đổi hành vi

(TTTĐHV); kì thị, phân biệt đối xử (PBĐX)

 Những hành vi liên quan cần thay đổi

 Mục tiêu TTTĐHV trong phòng, chống

HIV/AIDS

 Chiến lược TTTĐHV phòng, chống HIV/AIDS và giảm kì thị, PBĐX

Trang 4

Kì thị và phân biệt đối xử

 Khái niệm Kì thị và PBĐX liên quan đến HIV/AIDS

 Biểu hiện kì thị, PBĐX

 Hậu quả của hiện tượng này

 Biện pháp giảm nhẹ hiện tượng này

Trang 5

Trải nghiệm

 Đã bao giờ bạn cảm thấy mình bị cô lập, xa

lánh, coi thường bởi người khác; hoặc chứng kiến người khác bị như vậy?

 Điều gì đã xảy ra? Cảm giác của bạn như thế

nào?

Trang 6

Kì thị?

Kì thị như một “thuộc tính cá nhân” dẫn đến việc cá nhân hoặc một nhóm cùng thuộc tính bị “cô lập hay

cách ly” ra khỏi cộng đồng bình thường; bị coi là một

người hoặc một nhóm người “khác thường, lệch

chuẩn hay vô dụng” (Goffman, 1963)

Trang 7

Kì thị (Stigma)

 Link & Phelan (2001), mô tả kì thị là quá trình 3 bước:

Phân biệt một số người ra khỏi những người bình thường và gán cho họ sự không bình thường

 Ví dụ: người nhiễm HIV thường liên quan với tệ nạn xã hội

Liên hệ sự khác biệt với những thuộc tính xấu

 Ví dụ: người tiêm chích ma túy là người có quan hệ tình dục bừa bãi với người bán dâm và thường bị mắc HIV

nó” (người không bình thường)

 Ví dụ: không ngồi chung, ăn chung cùng bàn với người nhiễm HIV

Trang 8

Kì thị

Kì thị:

Kì thị là thái độ khinh thường hay thiếu tôn trọng

người khác

Kì thị người có liên quan đến HIV là thái độ khinh

thường, thiếu tôn trọng người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó bị nhiễm HIV hoặc có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV

Trang 9

Phân biệt đối xử (discrimination)

Phân biệt đối xử (PBĐX):

PBĐX là hành vi xa lánh, từ chối, tách biệt, ngược

đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khác

 Đối với vấn đề HIV/AIDS, PBĐX người nhiễm HIV là biểu hiện của một hoặc nhiều hành vi nêu trên đối với một người vì biết hoặc nghi ngờ người đó

nhiễm HIV hoặc vì người đó có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV

Trang 10

Biểu hiện kì thị và PBĐX?

Bị kì thị, PBĐX: người nhiễm HIV bị

Đồn đại, nói xấu, dèm pha; gán nhãn: “tệ nạn xã

hội”;

 Bị xa lánh, tách biệt; làm mất vai trò, vị thế xã hội;

 Bị cách li, bỏ rơi, cho ở riêng; sử dụng đồ dùng

riêng; bị bạo lực;

 Không được học chung với trẻ bình thường;

 Khó xin việc; không giao việc

 Khó tiếp cận dịch vụ CSSK

 …

Trang 11

Biểu hiện kì thị và PBĐX?

Tự kì thị: người nhiễm HIV

 Cảm thấy họ bị xa lánh, bị hạ thấp nhân phẩm;

 Đánh giá tiêu cực về bản thân;

 Thiếu tự tin trong giao tiếp, ngại giao tiếp; né

tránh đồng nghiệp, tách rời khỏi tập thể;

 Cuối cùng, có thể tự cách li bản thân, mất dần các quan hệ xã hội; cảm giác xấu hổ, tội lỗi, ân hận, tự thù ghét chính mình

Trang 12

Biểu hiện kì thị và PBĐX?

 Kì thị và PBĐX liên quan đến HIV/AIDS thể hiện dưới nhiều hình thức và xảy ra trong gia đình, cộng đồng, trường học, cơ sở y tế và các địa

điểm công cộng khác

Kì thị làm cho cá nhân và nhóm bị kì thị trở

nên khác biệt

Trang 13

Thực trạng?

 Kì thị và phân biệt đối xử ở nơi làm việc:

“ …tình hình kỳ thị và phân biệt đối xử với người

nhiễm HIV/AIDS đang lan rộng ở Việt Nam Hiến

pháp nước CHXHCN Việt Nam công nhận quyền có công ăn việc làm cho tất cả mọi người Tuy nhiên,

kỳ thị và phân biệt đối xử đang khước từ quyền cơ bản này với rất nhiều người nhiễm HIV/AIDS”

Trang 14

Thực trạng?

“Dường như chỉ có tôi là người duy nhất ở huyện này

cho mọi người biết mình bị nhiễm HIV, những người khác vẫn còn che dấu bệnh của mình… Trường hợp

của tôi, chồng tôi bị nhiễm HIV và sau đó đến tôi và

con tôi Con tôi hiện nay đang đến trường mầm non Năm sau, đến tuổi cháu bắt đầu đi học lớp một nhưng nhà trường không chấp nhận cháu.”

(Chu Thị Cậy, nạn nhân của kỳ thị ; nguồn: http://go.worldbank.org/71BYZBL1C0)

Trang 15

Thực trạng?

Bà Hai, ngụ ở phường 1, quận 8 nói: "Chỉ mới đây thôi, tôi thấy con Hương trốn trong nhà

buồn thiu Hỏi thì nó vừa khóc vừa nói: Mấy

đứa bạn trong xóm nói con bị SIDA nên không thèm chơi với con! “

(nguồn: http://vietbao.vn)

Trang 16

Thực trạng?

Mẹ bé Hương, ngụ cùng xóm, gửi Hương cho bà Hai nuôi từ lúc lọt lòng Nhưng chỉ gửi tiền cháo sữa được vài tháng thì chị ta

bỏ mặc Bà Hai thấy tội nghiệp nên nhận Hương làm cháu

ngoại nuôi, giờ Hương đã học lớp 2 Hiện mẹ Hương đã chết vì bệnh AIDS Tiếng đồn lan ra, bà Hai ức lòng dẫn cháu đi xét

nghiệm, kết quả là Hương không bị nhiễm! Bà mang phiếu xét nghiệm lên trình UBND phường 1, xin giúp giải tỏa mối nghi

ngờ để cháu bà được bình yên Phường hứa sẽ cho họp tổ dân phố trong tháng 4-2005 để "minh oan" Bà Hai nói: "Ai có bị

miệng đời rồi mới thấm thía, mệt mỏi lắm!“

(nguồn: http://vietbao.vn)

Trang 17

Thực trạng?

Một lần Hoàng đã hỏi: "Bà ơi, tại sao các bạn nói con

bị SIDA?" Bà gạt đi: "Không phải đâu, tụi nó chê mình nghèo không có xe Honda đó! Bà rất khổ tâm khi

đêm nằm nghe cháu kể: " Sao con sang nhà hàng xóm chơi người ta cứ đuổi về, chỉ có bà nội là dám ôm

con?" (Bố mẹ Hoàng đã mất vì AIDS)

(nguồn: http://vietbao.vn)

Trang 18

Thực trạng?

 “ chị Kim Anh và hai con bị nhiễm, chủ nhà thuê đòi đuổi ra khỏi nhà, tổ dân phố phải can thiệp Người ta

sợ đến nỗi chị ngồi xuống ghế uống nước xong là

người ta xách ghế đi dội rửa Quận phải tổ chức họp tuyên truyền là bệnh chỉ lây qua đường máu và quan

hệ tình dục, người dân mới giảm bớt kỳ thị Nhưng

không phải ai cũng hiểu, nên chị Kim Anh đi bán vé số vẫn có người sợ lây qua vé số ”

Trang 19

hay vào đồ vải, quần áo của bệnh nhân …”

“NVBV coi đây là những biện pháp hợp lý để tự bảo vệ Đây chính là các

dạng phân biệt đối xử với các bệnh nhân có HIV, tạo nên tâm lý sợ hãi cho tất cả mọi người và khiến cho bệnh nhân có HIV cảm thấy bị kỳ thị ”

Trang 20

Thực trạng

 Nghiên cứu của Mạng lưới những người sống chung với HIV ở

Việt Nam (2011) khẳng định sự tồn tại của hiện tượng này

 “Tình trạng phân biệt kì thị cũng đã làm cho người nhiễm HIV

hạn chế tiếp cận dịch vụ điều trị, dẫn đến điều trị muộn.” (Báo

cáo của VAAC, 3/2013)

 “…do sự kì thị, phân biệt đối xử nên vẫn còn tỷ lệ đáng kể người dân đi làm xét nghiệm HIV không khai đúng tên, địa chỉ nên vẫn còn tỉ lệ đáng kể không quản lì, theo dõi sau khi có kết quả xét

nghiệm HIV +” (Báo cáo của VAAC, 5/2014)

Trang 22

Yếu tố gây kì thị và PBĐX

 Khi cá nhân có một số thuộc tính:

Hành vi khác thường (rối loạn hành vi, tâm

thần…)

 Thuộc một nhóm xã hội cụ thể nào đó (tôn giáo,

dân tộc…)

Trang 23

Yếu tố gây kì thị và PBĐX

 HIV/AIDS có những đặc điểm dễ gây ra kì thị:

túy…, là những hành vi bị xã hội lên án và bị coi là lỗi của

những cá nhân liên quan

 Người nhiễm HIV ở giai đoạn AIDS suy sụp nhanh, nhiễm

trùng cơ hội làm bệnh cảnh nặng nề, trầm trọng gây sợ hãi

Hoài nghi bệnh có thể lây truyền qua các tiếp xúc thông

thường hàng ngày

 Gia tăng hiện tượng ngại tiếp xúc, gần gũi với người nhiễm HIV, bệnh nhân AIDS, dẫn đến xa lánh và tránh tiếp xúc người mắc HIV; AIDS

Trang 24

Yếu tố gây kì thị và PBĐX

Người nhiễm HIV hoặc mắc AIDS bị kì thị bất chấp

nguyên nhân họ bị lây nhiễm là gì

 Người tiêm chích ma túy và người bán dâm (có thể

nhiễm HIV) thường bị kì thị nặng nề

Trang 25

Nguyên nhân?

Nỗi lo sợ bị lây nhiễm HIV:

 Qua các tiếp xúc thông thường trong sinh hoạt

hàng ngày với người có HIV

 => hiện tượng ngại tiếp xúc, chủ động tránh tiếp

xúc hay xa lánh người nhiễm HIV, người bệnh AIDS

 Là nguyên nhân gốc rễ của hiện tượng kì thị người nhiễm HIV

Trang 26

Nguyên nhân

 Hiểu biết không đầy đủ về HIV/AIDS

 Thiếu thông tin chính xác về

đường lây truyền HIV;

 Suy luận từ chính kiến thức về HIV/AIDS

Dẫn đến nỗi lo sợ bị lây nhiễm HIV qua tiếp xúc thông

thường

Ví dụ: Hiểu biết của thanh niên về HIV/AIDS:

57% ở mức cao; 36% ở mức trung bình và 7% ở mức thấp

(SAVY lần 2, 2009)

Trang 27

Ví dụ:

Kết quả điều tra các chỉ tiêu dân số và AIDS Việt Nam 2005 (Tổng cục Thống kê;

Viện VSDT trung ương, PRB)

Trang 28

Trưng cầu ý kiến trên trang web của Cục pc

HIV/AIDS (12/4/2011)

Trang 29

Ví dụ:

Kết quả điều tra các chỉ tiêu dân số và AIDS Việt Nam 2005 (Tổng cục Thống kê;

Viện VSDT trung ương, PRB)

Trang 30

Nguyên nhân

Cảm giác sợ hãi hình thành

do thông tin đại chúng về

HIV/AIDS (thông điệp, hình

thái truyền thông chưa phù

hợp)

Trang 31

Nguyên nhân

Lo ngại về việc chữa trị HIV/AIDS

 HIV/AIDS vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu

 Vắc xin phòng bệnh vẫn đang trong giai đoạn

nghiên cứu

 Vì thế người mắc HIV/AIDS bị kì thị, phân biệt giống như đối với bệnh Lao, Phong trước đây

Trang 32

Nguyên nhân

 Tác động của giá trị, chuẩn mực xã hội và những phán xét đạo đức:

 QHTD không an toàn; tiêm chích ma túy… thường bị lên án

 Gắn HIV/AIDS với các nhóm bị xã hội lên án (mại dâm, tiêm chích…) [“ma túy, mại dâm là mầm sida”]

=> Coi HIV/AIDS như một tệ nạn xã hội

 HIV (+) là “lựa chọn”, là lỗi của cá nhân

Trang 33

 Rất nhiều người khác cũng nghĩ như vậy

(Nguồn: http://forum.hiv.com.vn)

Trang 34

 Thiếu hiểu biết về pháp luật, chính sách liên quan đến HIV/AIDS

nhiễm lan truyền trong công đồng; thờ ơ, né tránh với công tác

Trang 35

Bệnh cảnh trầm trọng (AIDS) gây sợ hãi:

 Nếu thiếu chăm sóc; thiếu hỗ trợ thì tử vong

nhanh hơn và sự sợ hãi tăng dần và hiện tượng kì thị, PBĐX ngày càng trầm trọng

Trang 36

Hậu quả của Kì thị và PBĐX?

Đối với người nhiễm:

 Kì thị, PBĐX ngăn cản cá nhân đạt được quyền con người

 Không phân biệt đối xử chính là nền tảng cơ bản về quyền con người

 Bị hạn chế quyền và cơ hội học tập, có việc làm,

tiếp cận dịch vụ CSSK…

Trang 37

Hậu quả của Kì thị và PBĐX?

Đối với người nhiễm:

 Rào cản đối với những nỗ lực phòng chống

HIV/AIDS

 Hạn chế tiếp cận dịch vụ tư vấn VCT

 Hạn chế tiếp cận can thiệp giảm tác hại

 Hạn chế tiếp cận dịch vụ điều trị kháng virus

 Cá nhân người nhiễm bị cách li, tách rời xã hội

 Người nhiễm HIV và gia đình họ tự kì thị: xấu hổ,

suy sụp, cô lập

Trang 38

Hậu quả của Kì thị và PBĐX

Đối với người nhiễm:

 Thiếu sự quan tâm, chăm sóc trong gia đình

 Có thể bị mất các cơ hội như: kết hôn; sinh con;

nuôi dạy con; quan hệ xã hội, vị thế xã hội…

 Người nhiễm HIV không muốn bộc lộ tình trạng

nhiễm của mình, làm tăng nguy cơ lây lan trong gia đình và cả cộng đồng

Trang 39

Hậu quả của Kì thị và PBĐX

Đối với người nhiễm:

 Không hoặc ít nhận được sự hỗ trợ của cộng đồng

 Tạo thuận lợi cho người nhiễm HIV có hành vi nguy

cơ lây nhiễm

 Làm tăng nỗi bất hạnh và đau khổ của người nhiễm HIV

Trang 40

Hậu quả của Kì thị và PBĐX

Đối với người bình thường:

 Sợ hãi, hoang mang dẫn đến phòng ngừa quá mức,

xa lánh người nhiễm HIV hoặc người bị nghi ngờ

 Gây ra những nghi ngờ đối với một số đối tượng

trong cộng đồng làm tăng thêm kì thị

 Hạn chế hơn đối với hỗ trợ và chăm sóc người

nhiễm HIV

40

Trang 41

Hậu quả của Kì thị và PBĐX

Đối với nỗ lực phòng chống HIV/AIDS:

 Người nhiễm phó mặc bản thân; né tránh, từ chối hợp tác với hoạt động giảm hại, điều trị, chăm sóc:

nhiễm

nghiệm tự nguyện, chăm sóc, điều trị,

 Khi người nhiễm từ chối tham gia, cộng tác sẽ mất

đi đội ngũ giáo dục viên đồng đẳng tiềm năng

Trang 42

Làm thế nào để hạn chế và dần xóa bỏ hiện tượng này?

Truyền thông, vận động là giải pháp quan

Trang 43

Làm thế nào để hạn chế và dần xóa bỏ hiện tượng này?

Truyền thông

 Nêu rõ vai trò của gia đình, cộng đồng trong việc

chăm sóc người nhiễm

 Tư vấn hỗ trợ, nâng cao năng lực cho người nhiễm, giảm tự kì thị

Trang 44

Làm thế nào để hạn chế và dần xóa bỏ hiện tượng này?

 Nêu gương hoạt động, cống hiến của người nhiễm

với xã hội

Phạm Thị Huệ (PLWH) được tạp chí Time bình chọn là anh hùng châu Á, 2004;

gặp Cựu Tổng thống B.Clinton năm 2006 44

Trang 45

Làm thế nào để hạn chế và dần xóa bỏ hiện tượng này?

Truyền thông

 Đa dạng hóa truyền thông về HIV/AIDS; lồng ghép với các chương trình xã hội khác

 Truyền thông về pháp luật, chính sách liên quan

đến HIV/AIDS; quyền con người…

Trang 46

Làm thế nào để hạn chế và dần xóa bỏ hiện tượng này?

Trang 47

Làm thế nào để hạn chế và dần xóa bỏ hiện tượng này?

Vận động ủng hộ, vận động chính sách

 Nâng cao hiểu biết của những người có quyền

lực/ảnh hưởng, người lập chính sách… về HIV/AIDS

và các vấn đề liên quan với HIV/AIDS

 Để có được chính sách phù hợp; môi trường

thuận lợi cho phòng, chống kì thị, PBĐX người

nhiễm HIV, bệnh nhân AIDS

Trang 48

Làm thế nào để hạn chế và dần xóa bỏ hiện tượng này?

Thực hiện Luật , Chiến lược quốc gia p/c

HIV/AIDS, các Nghị định liên quan:

 Triển khai các hoạt động p/c kì thị và PBĐX

 Mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn,

chăm sóc, điều trị cho người nhiễm

 Triển khai các chương trình giảm tác hại

 Khuyến khích, huy động các tổ chức NGO, từ thiện … tham gia phòng, chống HIV/AIDS; chăm sóc người

nhiễm bị bỏ rơi

Trang 49

Làm thế nào để hạn chế và dần xóa bỏ hiện tượng này?

 Phát huy vai trò của gia đình và cộng đồng trong chăm sóc người nhiễm

 Tạo điều kiện để người nhiễm tiếp cận dịch vụ tư

vấn, chăm sóc, điều trị; giao lưu với cộng đồng; giảm mặc cảm; không dấu tình trạng nhiễm

Trang 50

Làm thế nào để hạn chế và dần xóa bỏ hiện tượng này?

 Vận động, khuyến khích sự tham gia của người nhiễm HIV, người thân của họ trong phòng,

chống HIV/AIDS

  xóa mặc cảm, tạo niềm tin cho bản thân và

cộng đồng; làm giảm kì thị, phân biệt

  tăng cơ hội tham gia của người nhiễm (kiểm

soát nguy cơ; chia sẻ kinh nghiệm, thể hiện giá trị bản thân…), góp phần giảm nguy cơ lây nhiễm

Trang 51

Làm thế nào để hạn chế và dần xóa bỏ hiện tượng này?

Giải pháp chuyên môn kĩ thuật

 Tiếp tục nghiên cứu vắc xin, thuốc chữa trị

 Tăng số người nhiễm HIV được điều trị khi có chỉ

định

 Đánh giá sự tồn tại và mức độ của hiện tượng

kì thị, PBĐX:

 Cần thiết cho hoạt động can thiệp

 Cần cho đánh giá kết quả can thiệp

Trang 52

Làm thế nào để hạn chế và dần xóa bỏ hiện tượng này?

Trang 53

Ví dụ

 Những hoạt động có thể diễn ra ở cộng đồng:

 Nói chuyện về HIV/AIDS, kì thị, PBĐX và hậu quả;

luật pháp, chính sách liên quan… trong các sự kiện tại cộng đồng

 Người trình bày có thể là những người nhiễm HIV, họ lên tiếng, chia sẻ quan điểm và mong muốn

 Truyền thông, giáo dục, tư vấn phòng lây nhiễm

HIV/AIDS, đả kích kì thị, PBĐX tại các điểm công

cộng; tụ điểm vui chơi giải trí…

 Hoạt động của các nhóm trợ giúp người nhiễm HIV

Trang 54

Ví dụ:

 Những hoạt động diễn ra ở cộng đồng:

 Tiếp cận các nhóm có nguy cơ lây nhiễm để tuyên truyền

phòng lây nhiễm HIV và vận động tham gia các hoạt động phòng lây nhiễm

đồng, tham gia các hoạt động phòng lây nhiễm HIV/AIDS; chống kì thị, PBĐX

 Truyền thông đa dạng để truyền tải những thông điệp

chống kì thị, PBĐX đến người dân

nhiễm HIV/AIDS; phòng chống kỳ thị, PBĐX

Trang 55

Ví dụ

 Phòng chống kì thị và PBĐX tại nơi làm việc:

 Nâng cao hiểu biết của lãnh đạo và nhân viên về

HIV/AIDS; về luật, chính sách, qui định liên quan đến HIV/AIDS

 Thực hiện các chính sách hỗ trợ; sắp xếp công việc phù hợp cho người nhiễm HIV (nếu có)

Ngày đăng: 17/08/2015, 01:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w