1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao kiến thức, thực hành của học sinh trường tiểu học bát tràng về phòng chống cận thị học đường, góp phần giảm tỷ lệ mới mắc cận thị trong giai đoạn 2012 – 2013

102 527 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 7,62 MB

Nội dung

Nâng cao kiến thức, thực hành của học sinh, trường tiểu học bát tràng, về phòng chống, cận thị học đường, góp phần giảm tỷ lệ mới, mắc cận thị trong giai đoạn 2012 – 2013

Trang 1

BÁO CÁO THỰC TẬP CỘNG ĐỒNG 2

Kế hoạch can thiệp

Nâng cao kiến thức, thực hành của học sinh trường TH Bát Tràng về phòng chống cận thị học đường, góp phần giảm tỉ lệ mới mắc cận thị

trong giai đoạn 2012-2013

Hà Nội, 5/ 2012

Nhóm 15:

Giảng viên hướng dẫn:

Nguyễn Thu Huyền Nguyễn Thế Duy Nguyễn Anh Thơ Trần Hà Linh Phạm Hồng Tư Cao Ngọc Tân Đoàn Thị Nhung Đào Hoàng Bách

Trang 2

I ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Thông tin chung về xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội 1

1.1 Thông tin chung 1

1.2 Thông tin y tế tại xã Bát Tràng 1

2 Phương pháp thu thập thông tin 2

II XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ VẤN ĐỀ ƯU TIÊN CAN THIỆP 3

1 Các vấn đề sức khỏe tồn tại tại Bát Tràng 3

2 Sử dụng phương pháp Ranking, thu thập ý kiến cộng đồng: 4

3 Chấm điểm theo thang điểm cơ bản BPRS 4

III PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ ƯU TIÊN CAN THIỆP 5

1 Phương pháp thu thập thông tin 5

2 Mô hình khung xương cá 6

1 Phân tích nguyên nhân gốc rễ 7

IV MỤC TIÊU CAN THIỆP 10

1 Mục tiêu chung 10

2 Mục tiêu cụ thể 10

V XÁC ĐỊNH CÁC GIẢI PHÁP CAN THIỆP 11

VI KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG 14

VII KẾ HOẠCH GIÁM SÁT 17

1 Mục tiêu giám sát 17

2 Sơ đồ tổ chức giám sát và phối hợp cho chương trình can thiệp 17

3 Chức năng, nhiệm vụ chính của các cơ quan/thành viên trong quá trình giám sát 18 VIII KẾ HOẠCH THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ 18

1 Mục tiêu 18

IX KẾT LUẬN 25

1 Kết quả thu được về đợt thực địa 25

2 Bài học kinh nghiệm 25

3 Khuyến nghị của nhóm 25

X TÀI LIỆU THAM KHÁO 26

XI PHỤ LỤC 27

PHỤ LỤC I: Chức năng, nhiệm vụ của CB TYT xã Bát Tràng 27

PHỤ LỤC 2: Phỏng vấn các bên liên quan tìm vấn đề sức khỏe ưu tiên tại xã 28

PHỤ LỤC 5: Bộ câu hỏi phỏng vấn sâu học sinh trường TH và THCS Bát Tràng về vấn đề cận thị 39

PHỤ LỤC 6: Bộ câu hỏi phỏng vấn sâu GV trường TH và THCS Bát Tràng về vấn đề cận thị

41 PHỤ LỤC 7: Bộ câu hỏi phỏng vấn sâu PHHS về vấn đề cận thị 42

PHỤ LỤC 8: Bộ câu hỏi phỏng vấn sâu CBYT về tình hình cận thị trong trường học 43

PHỤ LỤC 9: Bảng kiểm trang thiết bị và kết cấu phòng học 44

PHỤ LỤC 10: Ma trận phân tích định tính 46

PHỤ LỤC 11: Bảng lý giải phương pháp tính điểm chọn giải pháp can thiệp 64

PHỤ LỤC 12: Bảng phân tích thuận lơi, khó khăn của các giải pháp được thực hiện 67

PHỤ LỤC 13: Phân tích các bên liên quan 69

PHỤ LỤC 14: Kế hoạch hành động chi tiết 70

PHỤ LỤC 15: Dự trì kinh phí cho kế hoạch can thiệp 85

PHỤ LỤC 16: Bảng kế hoạch thu thập các chỉ số 88

PHỤ LỤC 17: Quy trình thu thập thông tin lập kế hoạch can thiệp 97

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIÊT TĂT

Trang 5

Tỷ lệ lượt khám tại TYT

(theo Báo cáo thống kê y tế xã Bát Tràng

Tai nạn, chấn thương Khác

Sốt xuất huyết

Kế hoạch can thiệp vấn đề cận thị tại HS TH Bát Tràng Nhóm sinh viên 15

I ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Thông tin chung về xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội

1.1 Thông tin chung

Bát Tràng là một làng nghề truyền thống nổi tiếng nằm cách trung tâm Hà Nội 12 km vềphía đông với tổng diện tích tự nhiên là 164,2 ha được chia làm 2 thôn với 11 xóm Đây lànơi sinh sống của 2093 hộ gia đình với 8136 nhân khẩu và là nơi cung cấp việc làm chokhoảng từ 3000-8000 lao động ngoài khu vực Điều này tạo tiền đề thúc đẩy tình hình kinh tế

xã hội xã nhưng cũng làm cho công tác quản lý giám sát dịch bệnh trở nên khó khăn hơn

Về điều kiện kinh tế: Do có đặc thù về nghề làm gốm truyền thống nên xã Bát Tràng có hơn

1000 hộ làm nghề gốm và không có hộ nào tham gia sản xuất nông nghiệp Kinh tế của các

hộ gia đình tương đối đồng đều ở mức khá và chỉ có 0,7% hộ là ở mức nghèo Hiện cơ cấukinh tế của xã đang chuyển dịch theo hướng phát triển thương mại, dịch vụ kết hợp với duytrì nghề truyền thống

Về điều kiện văn hóa, xã hội: Bát Tràng là địa điểm du lịch làng nghề nổi tiếng ở Hà Nội, nơi

có nhiều tuyến đường bộ, đường thủy đi qua như quốc lộ đê sông Hồng, đường 5 Bên cạnh

đó, Bát Tràng có đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho đời sống nhân dân như trạm y tế (TYT), 1trường mẫu giáo, 1 trường tiểu học (TH), 1 trường trung học cơ sở (THCS) và 2 nhà văn hóathôn

Nhằm phục vụ cho nhu cầu thông tin liên lạc trong xã, xã đã hoàn thiện hệ thống loa phátthanh với 60 loa, phân bổ đồng đều cho các xóm Tỷ lệ người dân tiếp cận với kênh thông tinnày là 60% với các thông tin truyền thông đa dạng nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực y tế.Tuy nhiên do một số người dân thiếu ý thức, một số loa đã bị phá hỏng khiến cho sự truyềnthông bị gián đoạn

Các tổ chức xã hội trong xã như Hội Phụ nữ, Hội Người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, Đoànthanh niên hoạt động ổn định trong các chương trình của xã tuy nhiên chưa thực sự tích cựctrong các hoạt động nâng cao sức khỏe người dân

1.2 Thông tin y tế tại xã Bát Tràng

TYT Bát Tràng đạt chuẩn quốc gia vào năm 2006 với đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ chocông tác chăm sóc sức khỏe nhân dân Trạm hiện có 6 biên chế gồm trạm trưởng là y sĩ đakhoa, 1 nữ hộ sinh, 2 điều dưỡng trung học, 1 dược sĩ trung học và 1 y sĩ y học cổ truyền

(Chi tiết xem Phụ lục 1: “Chức năng, nhiệm vụ của cán bộ (CB) TYT xã Bát Tràng”) và

không CB nào sinh sống trên địa bàn xã Ngoài ra, hệ thống y tế cơ sở còn có 3 CB y tế thônđội và 12 cộng tác viên (CTV) y tế, tuy nhiên trên thực tế

các CB y tế thôn đội không tham gia vào các chương

trình y tế tại xã và các CTV y tế chỉ tham gia hỗ trợ TYT

trong các đợt khám chiến dịch lớn Do vậy mà mối liên

kết giữa TYT với cộng đồng không được bền chặt vì vậy

mà công tác quản lý cơ cấu bệnh tật của TYT chưa đạt

hiệu quả cao Bên cạnh đó, đặc thù của người dân Bát

Tràng là thích khám bệnh ở các bệnh viện lớn, có chuyên

khoa sâu nên mặc dù năm vừa qua, TYT có 1740 lượt

khám nhưng hầu hết chỉ là bệnh thông thường

Theo “Báo cáo kết quả hoạt động công tác y tế năm 2011 và phương hướng hoạt động năm 2012” của TYT xã, các chỉ tiêu của chương trình và mục tiêu y tế quốc gia đều được

TYT hoàn thành tốt như chương trình Tiêm chủng mở rộng (cho trẻ em dưới 1 tuổi, tiêmphòng uốn ván cho nữ từ 14-15 tuổi ) đạt 100%, chương trình vệ sinh môi trường với 100%

hộ dân sử dụng nước sạch, 97,5% hộ sử dụng hố xí hợp vệ sinh, Tuy nhiên, trong quá trìnhtìm hiểu, nhóm sinh viên (SV) nhận thấy nhiều vấn đề sức khỏe đáng quan tâm chưa được hệthống quản lý y tế cơ sở báo cáo triệt để như các bệnh không truyền nhiễm, ví dụ như tăng

1

Trang 6

Kế hoạch can thiệp vấn đề cận thị tại HS TH Bát Tràng Nhóm sinh viên 15

huyết áp (THA), tiểu đường, ung thư cũng như các vấn đề sức khỏe liên quan đến ô nhiễmlàng nghề Do đó để có thể biết được tình hình sức khỏe thực sự của người dân Bát Tràng,nhóm SV đã sử dụng các phương pháp thu thập thông tin được trình bày dưới đây

2 Phương pháp thu thập thông tin

Quy trình thu thập thông tin của nhóm SV được trình bày trong sơ đồ dưới đây:

Xem thêm Phụ lục 16: Quy trình thu thập thông tin lập kế hoạch can thiệp

2

Kết quả thu thập thông tin

Tình hình KT-VH-XH

Thông tin

về TYT và tình hình hoạt động

Các VĐSK tồn tại tại xã

VĐSK

ưu tiên

Nguồn và phương pháp thu thập thông tin

Tổng hợp sổ sách, báo cáo từ Ủy ban

nhân dân (UBND) xã, TYT, và các bên

liên quan

Phỏng vấn CB UBND xã, TYT, phòng Y

tế Công cộng (YTCC) – Trung tâm Y tế

(TTYT) và các ban ngành liên quan

Phỏng vấn cộng đồng

Phỏng vấn các CB y tế trường học, giáo

viên (GV), CTV y tế, chủ cơ sở dược tư

nhân, CB Phòng Lao động -Thương binh

- Xã hội

Trang 7

Kế hoạch can thiệp vấn đề cận thị tại HS TH Bát Tràng Nhóm sinh viên 15

II XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ VẤN ĐỀ ƯU TIÊN CAN THIỆP

1 Các vấn đề sức khỏe tồn tại tại Bát Tràng

Vì công tác quản lý sức khỏe tại xã Bát Tràng của TYT gặp nhiều khó khăn như đã đề cập

ở trên nên nhóm đã thu thập thêm thông tin bằng những cuộc phỏng vấn các CTV y tế, chủcác cơ sở dược tư nhân, các bên liên quan cũng như đánh giá trực tiếp nhu cầu chăm sóc sứckhỏe của người dân và coi đây là căn cứ chính để xác định các vấn đề sức khỏe đang tồn tại ởBát Tràng Kết quả của quá trình thu thập thông tin này là các vấn đề sức khỏe như sau:

1 Tỷ lệ THA ở người trên 45 tuổi cao

2 Tỷ lệ nhiễm khuẩn đường sinh dục của phụ nữ từ 15-49 tuổi cao (70% đối tượng tớikhám chiến dịch chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ)

3 Tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em dưới 5 tuổi cao (so với các bệnh được báo cáo tạiTYT)

37% ở THCS) và có xu hướng tăng

1.1 Tỷ lệ THA ở người trên 45 tuổi cao

Những thông tin cập nhật nhất về tình hình THA tại xã Bát Tràng được ghi nhận trong

Báo cáo Hoạt động chương trình An toàn Vệ sinh Thực phẩm xã Bát Tràng năm 2010 và kết

quả khám bệnh cho đối tượng chính sách (có công với cách mạng) vào ngày 16/07/2011 với

số người mắc lần lượt là 14 và 17 (17/62 đối tượng khám chính sách) Theo đó, có thể nhậnthấy số người mắc bệnh THA là không nhiều Tuy nhiên kết quả phỏng vấn nhanh cộng đồng

cho thấy THA ở những người từ 45 tuổi trở lên là phổ biến và đáng lo ngại: “bác thấy có khoảng 30% người trong hội bác (800 người) bị và ngay bác cũng đang bị cao huyết áp đây”

(Hội trưởng Hội Người Cao tuổi) Vì vậy, THA ở người trên 45 tuổi được nhóm coi là mộtvấn đề sức khỏe đáng quan tâm

1.2 Tỷ lệ nhiễm khuẩn đường sinh dục của phụ nữ từ 15 tới 49 tuổi cao (70% đối tượng tới khám chiến dịch chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ)

Theo Báo cáo kết quả thực hiện công tác dân số kế hoạch hóa gia đình xã Bát Tràng năm

2011 và phương hướng nhiệm vụ năm 2012 cũng như nhận định của CB phòng Dân số-Kế

hoạch hóa Gia đình, tỷ lệ phụ nữ từ 15 tới 49 tuổi bị nhiễm khuẩn đường sinh dục tại xã caovới 70% của 192 người tới khám chiến dịch mắc phải Tuy số liệu này không đại diện cho tất

cả 2120 phụ nữ từ 15 – 49 tuổi tại xã nhưng vấn đề vẫn được chú ý do nhiều người dân cho

rằng vấn đề này trên thực tế là khá nhiều: “theo cô thấy khoảng 70-75% là bị mắc nhiễm khuẩn sinh sản, nguyên nhân là do chủ quan từ trước, vệ sinh kém, chưa hiểu rõ vấn đề và nguồn nước bẩn không hợp vệ sinh”.

1.3 Tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em dưới 5 tuổi cao (so với các bệnh khác được báo cáo tại TYT)

Số lần khám và điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp cho trẻ em dưới 5 tuổi theo Báo cáo thống kê y tế xã phường 12 tháng năm 2011 cao vượt trội với 523 lượt, so với các loại bệnh

khác như viêm phế quản: 204 lượt, viêm phổi: 10 lượt, chiếm 30% tổng số lượt khám chữabệnh của TYT Hơn nữa, qua tất cả các cuộc phỏng vấn nhanh các ban ngành đoàn thể gồmPhó Chủ tịch UBND xã, Hội Phụ nữ, Hội Cựu Chiến binh, CB TYT và đặc biệt là người dânBát Tràng, nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em dưới 5 tuổi đều được đề cập tới như một bệnh

thường gặp tại xã: “nhiều chúng hay bị ho, sốt, viêm họng lắm, hay phải đi khám” Tại các

hiệu thuốc tư nhân, loại thuốc được người dân sử dụng nhiều nhất cũng là thuốc điều trị bệnh

đường hô hấp: “chủ yếu người ta mua thuốc hô hấp cho con em ạ, ở đây khói lò cũng nhiều” , một CTV y tế cũng nhận định: “trẻ em hay ho, viêm họng” nguyên nhân do “tỉ lệ lò hộp vẫn ít, vẫn sấy và đun bằng than vì dùng lò hộp tốn tiền” Vì vậy, vấn đề sức khỏe này

được nhóm coi là một trong những vấn đề sức khỏe đáng chú ý

3

Trang 8

8.81 7.08

18.19

3.87

21.46 16

Tỷ lệ cận thị tại trường Tiểu học và trường

2009- 2011

2010-

2011-2012 Niên học

THCS

Tiểu học

Kế hoạch can thiệp vấn đề cận thị tại HS TH Bát Tràng Nhóm sinh viên 15

1.4 Tỷ lệ mắc cận thị học đường ở học sinh Trường TH và THCS Bát Tràng cao và có

xu hướng tăng

Theo số liệu của Phòng YTCC – TTYT huyện Gia Lâm, số liệu và phỏng vấn nhanh các

CB TYT và Phòng Y tế tại trường TH và THCS Bát Tràng, xã Bát Tràng là một trong những

xã có tỷ lệ cận thị học đường cao nhất huyện Gia Lâm với khoảng 16% ở trường TH và 37%học sinh ở trường THCS mắc phải và đang có xu hướng tăng qua các năm, đặc biệt là ở các

em học sinh lứa tuổi TH Kết quả phỏng vấn các GV khẳng định thêm xu hướng cận thị hiện

nay: “các em khối sau bị cận nhiều hơn so với khối trước”, “ngồi trong lớp đến hơn một nửa chúng nó bị cận thị” CB TYT cũng khẳng định rằng “các anh chị ở TTYT nói khám ở xã này

là lâu nhất vì chúng nó bị cận nhiều” Trong khi cộng đồng cũng có nhiều nhận định đáng chú ý như: “các năm gần đây trẻ bị cận sớm”, hay “các cháu đi học lớp 3 lớp 4 đã thấy đeo kính”, “chẳng hiểu vì sao mà càng ngày càng cận nhiều” Do đó, tật cận thị học đường ở các

em học sinh trường TH và THCS Bát Tràng thực sự là một vấn đề sức khỏe nổi cộm

2 Sử dụng phương pháp Ranking, thu thập ý kiến cộng đồng:

Từ 4 vấn đề sức khỏe đã nêu trên, nhóm SV đã sử dụng phương pháp Ranking (xếp thứ

tự ưu tiên) để thu thập thêm nhu cầu ưu tiên của cộng đồng Kết quả phương pháp này chothấy: 12/29 người chọn tật cận thị học đường là vấn đề ưu tiên số 1, tiếp sau đó là vấn đềnhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em dưới 5 tuổi (11/29) và cuối cùng là bệnh THA ở người cao

tuổi với 6/29 bình chọn (Xem chi tiết phụ lục 2: Kết quả phương pháp Ranking).

Từ kết quả này nhóm chấm điểm theo thang điểm cơ bản BPRS để lựa chọn vấn đề sứckhỏe ưu tiên

3 Chấm điểm theo thang điểm cơ bản BPRS

vi (A)

Trầm trọng (B)

Hiệu quả (C)

BPRS = (A+2B) x C

Tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em

Xem chi tiết phụ lục 3: Bảng lý giải chấm điểm BPRS

Như vậy, theo thang điểm cơ bản BPRS, nhóm chọn vấn đề: “Tỷ lệ mắc cận thị học

đường ở học sinh trường TH và THCS Bát Tràng cao và có xu hướng tăng” là vấn đề

sức khỏe ưu tiên can thiệp tại Bát Tràng

4

Trang 9

Kế hoạch can thiệp vấn đề cận thị tại HS TH Bát Tràng Nhóm sinh viên 15

III PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ ƯU TIÊN CAN THIỆP

1 Phương pháp thu thập thông tin

Nhóm SV đã tiến hành thu thập thêm thông tin định tính bằng phương pháp phỏng vấnsâu các ban ngành đoàn thể có liên quan, trường TH, THCS Bát Tràng, GV, phụ huynh họcsinh (PHHS) và học sinh kết hợp với sử dụng bảng kiểm nhằm xây dựng khung xương cáthực tế về cận thị học đường tại đây

Xem chi tiết:

- Phụ lục 4: Bộ câu hỏi phỏng vấn học sinh trường TH và THCS Bát Tràng

- Phụ lục 5: Bộ câu hỏi phỏng vấn GV trường TH và THCS Bát Tràng

- Phụ lục 6: Bộ câu hỏi phỏng vấn PHHS trường TH và THCS Bát Tràng

- Phụ lục 7: Bộ câu hỏi phỏng vấn CB TYT

- Phụ lục 8: Bảng kiểm

- Phụ lục 9: Ma trận phân tích định tính

5

Trang 10

Kế hoạch can thiệp vấn đề cận thị tại HS TH Bát Tràng Nhóm sinh viên 15

2 Mô hình khung xương cá

6

Tỷ lệ mắc cận thị ở HS trường TH và THCS Bát Tràng cao và có xu hướng tăng

Thiếu các chương trình can thiệp, hoặc không hiệu quả

Yếu tố dịch vụ

y tế

Trẻ thiếu kiến thứcThái độ trẻ chưa đúng

Yếu tố sinh học

Di truyền

Yếu tố môi trường

Môi trường học tập

Thiết bị hỗ trợ học tập không đủ tiêu chuẩn

Môi trường vật chất

Thiết kế phòng học không đủ tiêu chuẩnThiếu sân chơi

Gia đình

Gia đình chưa quan tâm đúng mức tới trẻ

Gia đình không có thời gian quan tâm

Gia đình giáo dục con không đúng cách

Cha mẹ thiếu kiến thức

Môi trường

xã hội

Giáo viên thiếu kiến thức

Khả năng tiếp cận dễ dàng với game, truyện…

Nhà trường, GV chưa quan tâm đúng mức

Trang 11

Kế hoạch can thiệp vấn đề cận thị tại HS TH Bát Tràng Nhóm sinh viên 15

1 Phân tích nguyên nhân gốc rễ

3.1 Học sinh thiếu kiến thức về phòng chống cận thị

Phỏng vấn sâu các em học sinh cho thấy, kiến thức về cận thị của các em học sinh cònthiếu Đơn cử như việc các em bị mắc cận thị, trước khi được khám và thông báo là mình

bị cận, các em đều không biết mình bị mắc tật này “Em nhìn lên bảng giờ thấy mờ mờ, không rõ, chứ em không biết là mình bị cận gì” hay: một học sinh được gọi khám lại cho biết “Em có bị cận đâu, tại các cô cứ chỉ xuống cái chữ hàng thứ 4 thứ 5, bé tí ai mà nhìn được”, khi được hỏi tại sao em có mặt tại buổi khám lại mắt và phát kính miễn phí tại trường thì có em nói rằng: “Em chẳng hiểu vì sao người ta gọi em

đi khám, mắt em có 5/10 thì đeo kính làm gì”.

3.2 Tư thế sinh hoạt không hợp lý

Qua phỏng vấn cộng đồng, nhóm nhận thấy phần lớn các em

học sinh có tư thế học tập và sinh hoạt hằng ngày không hợp lý:

“Em hay để báo trên ghế rồi ngồi đọc luôn chứ không để lên bàn”

(học sinh lớp 9); “Cứ ngồi một lúc thì cháu lại cúi xuống, học bao

giờ cháu mỏi thì cứ nằm xuống bàn ạ”(học sinh lớp 4); và nhận

xét của phụ huynh “Bọn nó toàn lấy ghế con ngồi sát vào màn

hình tivi ”(PHHS lớp 6) Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) cũng cho

biết “lớp này chúng nó cúi nhiều lắm, ngồi mỏi thì lại gối vào tay,

nhắc được một lúc lại quên” (GV lớp 1) Quan sát tại các lớp học

và tại nhà cũng chứng minh điều các em nói là đúng với thực tế

3.3 Thực hành chăm sóc mắt không tốt

Tiến hành phỏng vấn 9 đối tượng là các em học sinh cho thấy thực hành về chăm sócmắt của trẻ chưa tốt, mặc dù các em học sinh được hướng dẫn cách chăm sóc mắt bởi cácthầy cô giáo ở lớp nhưng ngay chính các thầy cô giáo có những cách chăm sóc mắt trẻchưa đúng hoặc còn thiếu như: hướng dẫn trẻ nhìn lên mặt trời vào buổi sáng, hướng dẫntrẻ nhìn vào một điểm để điều tiết mắt mà không rõ nhìn với khoảng cách như thế nào

Bên cạnh đó một số em không có thói quen thực hành chăm sóc mắt tốt: “em bao giờ mỏi mắt thì nghỉ thôi” không có bài tập để giảm tình trạng mỏi mắt này Đa phần học sinh, GV

và phụ huynh không biết đến các bài tập rèn luyện về mắt “đây là trường học, cũng không phải là y tế nên chẳng có bài tập gì” (GVCN lớp 1).

3.4 Sử dụng vi tính, tivi nhiều, đọc sách truyện …nhiều và liên tục

Một trong những điểm đáng quan tâm là tại địa phương với số đông các em học sinhcho rằng rất thích và giành thời gian nhiều cho xem tivi, sử dụng máy tính và đọc truyện:

“mỗi ngày em đều xem tivi, khoảng 6 tiếng, những ngày nghỉ là như thế” (học sinh lớp 3A)

; “em hay chơi máy tính với chị khoảng 1-2h”(học sinh lớp 4B); “hồi hè, em thích đọc truyện tranh buổi sáng vài quyển mới nghỉ”, “nó hay chơi điện tử trên điện thoại, toàn lấy máy của ông hay bà” (PHHS lớp 3).

3.5 Gia đình không quan tâm tới sức khỏe trẻ

Thực tế cho thấy phần lớn các hộ gia đình dành thời gian cho công việc là chính, ít cóthời gian quan tâm chăm sóc con cái Vì vậy sự nắm bắt thông tin tình hình cận thị của con

chưa tốt: “mẹ đi làm bận, bố thì lên trên Hà Nội, nó thì ở nhà xem tivi thả phanh”(PHHS lớp 6A) hay “…ngày trước không kiểm soát được việc xem tivi của nó, bố mẹ bận đi làm

từ sáng đến tối…công việc của bác bận làm nghề gốm, về nhà còn phải làm vườn, cứ chập choạng tối mới về”(PHHS lớp 6B), chỉ khi thấy trẻ có biểu hiện về mắt ,mới để ý đến

“trước đây thì không, từ ngày cháu bị cận mình cũng mới để ý đến”, “nhiều khi mình bận mình cũng không thể sát sao được (PHHS lớp 3).

3.6 Cha mẹ thiếu kiến thức về phòng chống cận thị

7

Trang 12

Lớp 6A-THCS Bát Tràng của sổ

bị chắn bởi tường, nhiều đèn hỏng

Kế hoạch can thiệp vấn đề cận thị tại HS TH Bát Tràng Nhóm sinh viên 15

Qua các cuộc phỏng vấn đối tượng là cha mẹ các em học sinh cho thấy hầu hết các cácphụ huynh không biết các bài tập về chăm sóc, bảo vệ mắt, bên cạch đó qua phỏng vấn các

em học sinh thì biết được PHHS biết trẻ hay xem tivi nhiều nhưng lại không nhắc nhở “ em xem tivi ở nhà, bố mẹ làm gốm ở sân biết nhưng không nhắc nhở gì”, hay không biết cách phòng chống “mình cũng chẳng biết làm thế nào, đi khám thì dùng thuốc thôi” (PHHS lớp

3)

3.7 Gia đình giáo dục con không đúng cách

Vấn đề giáo dục tại gia đình là một trong những yếu tố quan trọng góp phần trong việc

chăm sóc nuổi dạy trẻ, ngoài việc tạo áp lực học tập cho các em “bố mẹ hi vọng thi vào lớp chọn của trường điểm cao” (Học sinh lớp 9) thì nhiều bậc cha mẹ cũng có cách dạy con dẫn tới nhiều nguy cơ gây cận thị: “lúc chưa cận cháu rất hay đọc truyện, nhất là trong những thời gian hè và ngày nghỉ, mà cô cũng muốn cháu như vậy để nó đỡ ra ngoài nắng”.

3.8 Nhà trường, GV chưa quan tâm đúng mức

Phỏng vấn 5 GVCN trường TH cho thấy mực độ quan tâm của các thầy cô giáo chưathực sự tốt, mặc dù có nhiều GV cho rằng việc thay đổi chỗ ngồi học sinh là thường xuyên

nhưng bên cạnh đó một số GV cho rằng “Hết 1 học kì là phải đổi chỗ rồi nhưng nói chung

nó cũng chỉ là hình thức thôi Đây là trường học không phải là y tế nên chả có bài tập gì

về mắt cả”(GVCN 1B), Từ phía nhà trường, mặc dù đã được triển khai chương trình y tế

học đường (YTHĐ) từ năm 2005-2006 nhưng lại chưa có buổi tư vấn nào về cách chăm

sóc cũng như phòng chống vấn đề cận thị cho học sinh “chưa có buổi tư vấn phòng chống cận thị nào cho học sinh từ phía nhà trường”(GVCN 5).

3.9 GV có kiến thức chưa đầy đủ về phòng chống cận thị

Thực tế tại trường TH kiến thức phòng chống cận thị của các thầy cô giáo còn thiếu.Qua phỏng vấn các em học sinh, nhiều em có đề cập tới việc GV hướng dẫn cách phòng

chống và điều trị cận thị: “cô em bảo nhìn lên mặt trời, làm như thế thì tốt cho mắt, đỡ phải đeo kính” Trên thực tế, phương pháp nhìn lên mặt trời để chữa cận thị vẫn đang còn

nhiều tranh cãi, và ngay cả những người ủng hộ phương pháp này cũng cho rằng đây làphương pháp nguy hiểm và phải luyện tập từ từ và có bài bản, nhưng các GV chưa có kiếnthức đầy đủ về vấn đề này, dẫn tới tình trạng các em thực hành sai và gặp nguy hiểm hơn:

“ nhìn lên mặt trời là chảy nước mắt ra nhưng vẫn phải nhìn, nhìn không chớp mắt Thế mắt mới rõ được” (học sinh lớp 3A).

3.10.Thiếu các chương trình can thiệp hoặc can thiệp không hiệu quả

Qua phỏng vấn CB TYT về các chương trình can thiệp liên quan YTHĐ thì cho biết,TYT có chương trình can thiệp được thực hiện mỗi tháng 1 chuyên đề nhưng chỉ dừng lại ở

công tác truyền thông “Trạm y tế mình, chị X ý, thì chỉ chủ yếu làm công tác truyền thông cho bên trường học thôi, mỗi tháng 1 chuyên đề” (CB TYT) riêng về các chương trình cận thị thì ít “những hoạt động về cận thị trường học thì ít lắm cháu ạ” Kết quả phỏng vấn các

em học sinh cho thấy, hoạt động truyền thông hàng tháng này chưa đạt kết quả mong đợi:

“lúc chào cờ có nói, tuần trước có bác gì nói về ma túy nói cái gì em quên mất rồi” (học

sinh lớp 3)

3.11 Thiêu sân chơi

Thực tế cho thấy xã Bát Tràng rất ít khu vực sân chơi dành cho trẻ do đó phần lớn các

em chỉ thích ở nhà để xem tivi hoặc máy tính, đọc truyện… hơn

là hoạt động thể chất bên ngoài

3.12 Thiết bị hỗ trợ học tập không đủ tiêu chuẩn

Qua các buổi phỏng vấn kết hợp quan sát phòng học tại gia

đình nhóm nhận thấy một số trang thiết bị, chủ yếu là đèn và bàn

học không đạt tiêu chuẩn Cụ thể là nhiều gia đình cho con sử

8

Trang 13

Kế hoạch can thiệp vấn đề cận thị tại HS TH Bát Tràng Nhóm sinh viên 15

dụng đèn học với cường độ ánh sáng quá cao hiệu suất từ 65 -75W mà không có nút điềuchỉnh độ sáng hoặc đèn huỳnh quang mờ, bên cạnh đó nhiều bàn học của học sinh tại nhàcũng không phù hợp, thấp hơn nhiều so với chiều cao của các em

3.13 Thiết kế phòng học không đạt tiêu chuẩn

Tiến hành kiểm tra các trang thiết bị phòng học tại trường TH và THCS bằng bảngkiểm nhận thấy đa phần đều đạt tiêu chuẩn Tuy nhiên còn một số điểm chưa đảm bảo tiêuchuẩn như: cửa sổ (phía không có hành lang) không có phòng học nào quay về hướng nam,bên cạnh đó cửa sổ lại không phải của kính hoặc cửa chớp mà chỉ là cửa gỗ, dẫn tới không

đủ ánh sáng trong phòng học Không những ở trường, tại phòng học của các em học sinh ở

hộ gia đình qua quan sát nhận thấy, phòng có cửa sổ nhưng lại không để bàn học hướng vềphía cửa sổ đó mà hầu hết đều hướng vào tường nhà

Từ những kết quả phân tích ở trên, nhóm SV quyết định tiến hành can thiệp nhằm nângcao kiến thức và thực hành phòng chống cận thị của không chỉ học sinh trường TH vàTHCS Bát Tràng mà còn của GV và PHHS; kết hợp với khuyến nghị về cải thiện môitrường học tập và sinh hoạt cho học sinh ở Bát Tràng với mục đích lâu dài là làm giảmmức độ gia tăng mắc cận thị tại xã

9

Trang 14

Kế hoạch can thiệp vấn đề cận thị tại HS TH Bát Tràng Nhóm sinh viên 15

IV MỤC TIÊU CAN THIỆP

Qua quá trình tìm hiểu, nhóm SV nhận thấy đặc điểm đối tượng và nguyên nhân chủyếu dẫn tới cận thị của các học sinh trường TH và học sinh trường THCS Bát Tràng làkhác nhau Do vậy, để đảm bảo tính hiệu quả của can thiệp, nhóm chia kế hoạch can thiệp

ra làm 2 giai đoạn tương ứng với 2 năm can thiệp Năm đầu tiên can thiệp trên đối tượnghọc sinh TH, năm thứ 2 sẽ được thực hiện trên đối tượng THCS với nhiều kinh nghiệmđược đúc rút từ giai đoạn can thiệp đầu tiên Việc phân chia giai đoạn can thiệp này nhậnđược sự ủng hộ từ các bên liên quan cũng như các PHHS Bản kế hoạch được xây dựngdưới đây dành cho giai đoạn thứ nhất với đối tượng can thiệp là học sinh trường TH BátTràng

Trang 15

Kế hoạch can thiệp vấn đề cận thị tại HS TH Bát Tràng Nhóm sinh viên 15

V XÁC ĐỊNH CÁC GIẢI PHÁP CAN THIỆP

Tiêu chí loại và lựa chọn phương pháp thực hiện:

Phương pháp thực hiện của từng giải pháp được chấm dựa trên 2 tiêu chí là tính hiệu quả và tính khả thi, mỗi tiêu chí được chấm với thang

điểm từ 0 – 5 (từ không có hiệu quả đến hiện quả cao) (Theo Bài giảng Lập kế hoạch y tế 2010), sau đó tính điểm tích số = hiệu quả x khả

thi.Tiếp đó, nhóm sẽ lựa chọn các phương pháp thực hiện có điểm số tối thiểu là 16 (chọn các giải pháp có tích số ≥ 16, bỏ các giải pháp có tích

số <16) Có như vậy thì việc thực hiện phương pháp mới phù hợp với các nguồn lực hiện có, đạt được mục tiêu đề ra và không lãng phí nguồnlực

Với cách lý luận như trên, phương pháp thực hiện đã được nhóm tính điểm như trong bảng sau:

Mục tiêu Nguyên nhân gốc rễ Giải pháp Phương pháp thực hiện

Chấm điểm Hiệu

quả Khả thi Tích số

Lựa chọ n

Nâng caokiến thứccho trẻ

Đưa nội dung giáo dục cận thị lồng ghép vào hoạt động ngoại khóa (buổi nói chuyện sau chào cờ, văn nghệ do từng lớp

Chiếu video cho học sinh vào thứ ba hàng tuần tại thư viện 4 5 20 C

Tổ chức chương trình vẽ tranh cổ động về phòng chống bệnh

Tổ chức tư vấn tại lớp học (CB tư vấn đến các lớp trong thời

Tổ chức diễn kịch hoặc trò chơi trí tuệ tại trường học 4 4 16 C

Xây dựng khẩu hiệu cho từng lớp, sơ đồ hóa các khẩu hiệu ở gốc

Truyền thông qua vở có in thông điệp truyền thông (qua tranh vẽ và truyện tranh ngắn) cho học sinh (vở của trường) 4 4 16 C Sáng tác và sử dụng bài hát về phòng chống cận thị cho học 4 4 16 C

11

Trang 16

Kế hoạch can thiệp vấn đề cận thị tại HS TH Bát Tràng Nhóm sinh viên 15

Thay đổi

tư thế học

và sinh hoạt không hợplý

Tăng cường giám sát, nhắc nhở thay đổi và duy trì từ phía

Sử dụng hộp đựng bông hoa cho học sinh hằng tuần với nội dung chủ đạo của từng tuần, bông hoa có thể trang trí góc

Thực hành chăm sóc mắt không tốt

Tăng cường các bài tập chăm sóc mắt

Lồng ghép các bài thực hành chăm sóc mắt vào giờ thể dục

Tăng cường sự quan tâm

và giáo dục của gia đình đối với trẻ

Truyền thông cho phụ huynh trong 15 phút đầu giờ của họp

Phát tài liệu cho phụ huynh trong buổi họp phụ huynh 4 4 16 C

Sử dụng sổ theo dõi, ghi thông tin về cận thị vào đó (bìa ngoài và

Truyền thông thông qua tổng đài quản lí học sinh để cung

Tăng cường sự quan tâm của nhà trường và

Huy động sự tham gia tử phía trường học trong hoạt động

12

Trang 17

Kế hoạch can thiệp vấn đề cận thị tại HS TH Bát Tràng Nhóm sinh viên 15

đủ về phòng chống cận thị

Cung cấp

bổ sung kiến thức cho giáo viên

Tập huấn kiến thức cho GV lồng ghép với hoạt động giao

Làm móc chìa khóa in các thông điệp truyền thông về phòng

Huy động

sự tham gia của TYT vào chương trình

Huy động sự tham gia của TYT trong lập kế hoạch, hoạt

Tổ chức hoạt động tư vấn về cận thị tại TYT

Thiếu sân chơi

Tạo sân chơi cho trẻ

Khuyến nghị chính sách cho UBND tạo khuôn viên xanh kết

Lồng ghép với hoạt động nâng cao kiến thức khuyến khích gia

- Thiết bị hỗ trợ học tập không đủ tiêu chuẩn

- Thiết kế nơi học không đạt tiêu chuẩn

Tạo khônggian học tập hợp lí, đạt tiêu chuẩn cho trẻ

Khuyến nghị nhà trường thường xuyên kiểm tra và thay mới

Lồng ghép với hoạt động nâng cao kiến thức khuyến khích gia đình học sinh sử dụng các thiết bị học tập hợp lý (đèn dây tóc,

Khuyến nghị nhà trường lắp thêm cửa kính hoặc cửa chớp

Truyền thông cho phụ huynh cải tạo không gian học tập cho con

Xem chi tiết Phụ lục 10: Bảng lý giải phương pháp chấm điểm chọn giải pháp can thiệp

Xem chi tiết Phụ lục 11: Bảng phân tích thuận lợi khó khăn của các giải pháp được thực hiện

13

Trang 18

Kế hoạch can thiệp vấn đề cận thị tại HS TH Bát Tràng Nhóm sinh viên 15

VI KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

Tóm tắt kế hoạch hành động:

Kế hoạch hành động theo thời gian :

ST

i ch ú

1 Chuẩn bị: Liên hệ với các bên liên quan và đánh giá ban đầu về kiến thức, thực

hàng tuần tại thư viện trường

14

Trang 19

Kế hoạch can thiệp vấn đề cận thị tại HS TH Bát Tràng Nhóm sinh viên 15

5 Tổ chức chương trình vẽ tranh cổ động về phòng chống bệnh cận thị

6 Tổ chức diễn kịch hoặc trò chơi trí tuệ tạitrường học

7 Truyền thông thông qua vở có in thông điệp truyền thông (qua tranh vẽ và truyện

tranh ngắn) cho học sinh (vở của trường)

8 Sáng tác và sử dụng bài hát về phòng chống cận thị cho học sinh

Tăng cường giám sát, nhắc nhở thay đổi

và duy trì từ phía nhà đình và nhà trường 10

Sử dụng hộp đựng bông hoa cho học sinh hằng tuần với nội dung chủ đạo của từng tuần, bông hoa có thể trang trí góc

11 Tăng cườngcác bài tập

chăm sóc mắt

Lồng ghép các bài thực hành chăm sóc mắt vào giờ thể dục giữa giờ

12

Truyền thông cho phụ huynh trong 15

Huy động sự tham gia từ phía trường học

15

Trang 20

Kế hoạch can thiệp vấn đề cận thị tại HS TH Bát Tràng Nhóm sinh viên 15

Huy động sự

tham gia của

TYT vào

chương trình

Huy động sự tham gia của TYT trong lập

kế hoạch, hoạt động và giám sát chương trình

20 Tạo sân chơicho trẻ Khuyến nghị chính sách cho UBND tạo khuôn viên xanh kết hợp sân chơi cho

Xem chi tiết phụ lục 12: Phân tích các bên liên quan

Xem chi tiết phụ lục 13: Kế hoạch hành động chi tiết

Xem chi tiết phụ lục 14: Dự trù kinh phí cho kế hoạch can thiệp

16

Trang 21

Kế hoạch can thiệp vấn đề cận thị tại HS TH Bát Tràng Nhóm sinh viên 15

VII KẾ HOẠCH GIÁM SÁT

1 Mục tiêu giám sát

1.1 Đảm bảo các hoạt động trong kế hoạch được thực hiện đúng tiến độ

1.2 Đảm bảo hỗ trợ về mặt tổ chức và triển khai cho hoạt động truyền thông

1.3 Đảm bảo các bên liên quan thực hiện đầy đủ vai trò trách nhiệm trong kế hoạch hoạt động

2 Sơ đồ tổ chức giám sát và phối hợp cho chương trình can thiệp

Ghi chú :

Giám sát trực tiếpGiám sát gián tiếp

17

Phòng GD huyện

UBND huyện Gia Lâm

TTYT huyện Gia Lâm

Nhóm SV

BGH trường tiểu học Bát Tràng

Tổng phụ trách

Trạm y tế

CB phòng y tế trườngUBND xã Bát

Tràng

GV nhà trường

Trang 22

Kế hoạch can thiệp vấn đề cận thị tại HS TH Bát Tràng Nhóm sinh viên 15

3 Chức năng, nhiệm vụ chính của các cơ quan/thành viên trong quá trình giám sát ST

T

Cơ quan/thành

1 UBND huyệnGia Lâm

- Điều phối CB, các bên liên quan để thực hiện can thiệp

- Hỗ trợ nhóm SV trong quá trình liên lạc với phòng GD, TTYThuyện Gia Lâm, và UBND xã Bát Tràng

huyện Gia Lâm

- Hỗ trợ nhóm SV trong quá trình liên lạc và kêu gọi sự tham giacủa trường TH Bát Tràng

3 TTYT huyệnGia Lâm - Điều phối CB để phối hợp thực hiên can thiệp (ở TYT)

4 UBND xã BátTràng

- Hỗ trợ về kinh phí cho chương trình can thiệp

- Giám sát các hoạt động trong chương trình can thiệp của nhóm

SV tại địa phương qua báo cáo của trường TH và trạm y tế xã BátTràng

- Giám sát các hoạt động chung của trường

- Giám sát trực tiếp các CB trong trường : GV trường và tổng phụtrách trường

7 CB phòng y tếcủa trường - Tham gia chuẩn bị nội dung cho một số hoạt động can thiệp- Trực tiếp thực hiện can thiệp

- Thực hiện các chỉ đạo của TYT khi cần8

Tổng phụ tráchtrường TH BátTràng

- Tham gia vào các hoạt động can thiệp

- Giám sát trực tiếp các GV và học sinh trong các hoạt động củachương trình

Bát Tràng

- Thực hiện 1 số hoạt động trong chương trình can thiệp

- Quản lý và giám sát trực tiếp học sinh

10 Nhóm SV - Lập kế hoạch can thiệp- Theo dõi, giám sát, và hiệu chỉnh các các hoạt động của can thiệp

theo thời gian

VIII KẾ HOẠCH THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ

- Theo dõi đánh giá tỉ lệ cận thị ở học sinh trường TH Bát Tràng trước và sau can thiệp

- Theo dõi đánh giá độ bao phủ và hiệu quả của các phương pháp can thiệp

- Đưa ra điều chỉnh hoạt động phù hợp và kịp thời

Xem chi tiết các chỉ số theo dõi và đánh giá ở phụ lục 15

18

Trang 23

2 Các chỉ số theo dõi và đánh giá

Chỉ số đầu vào

1. Số lượng phụ huynh có trong danh sách quản lí Số lượng phụ huynh trong danh sách quản lí hành chính và quản lí qua điện thoại

của trường TH năm học 2012-2013

5 Tỷ lệ học sinh trường TH BT có kiến thức đúng về

9 Số lượng đơn vị doanh nghiệp có thể hỗ trợ cho

10 Số buổi chào cờ được tổ chức trong năm học

11 Tần suất các buổi chào cờ thực hiện nội dung giảng

14 Số lượng sân chơi dự kiến xây dựng trong năm 2013

Trang 24

20

Số lượng nhân lực có thể huy động tham gia Tổng số người của các bên liên quan có thể huy động được để tham gia các hoạt động của can thiệp

Chỉ số quá trình Giải pháp 1: Nâng cao kiên thức cho trẻ

Phương pháp 1 : Đưa nội dung giáo dục cận thị lồng ghép vào hoạt động ngoại khóa (buổi nói chuyện sau chào cờ, văn nghệ do từng lớp biểu diễn trên toàn trường)

23 Số lớp đăng ký tiết mục văn nghệ về phòng chống cận

thị

Tổng số lớp đăng ký tiết mục văn nghệ biểu diễn toàn trường về phòng chống cận thị

24 Số buổi hoạt động ngoại khóa được lông ghép nội

dung cận thị Tổng số hoạt động truyền thông và biểu diễn văn nghệ về phòng chống cận thị được thực hiện trong các buổi hoạt động ngoại khóa

25 Tỷ lệ học sinh hài lòng với nội dung của các buổi

truyền thông lồng ghép với hoạt động ngoại khóa

Tổng số học sinh trả lời hài lòng với nội dung buổi truyền thông trên tổng số học sinh tham gia trả lời phát vấn

26 Tỷ lệ học sinh nắm được nội dung của các buổi truyền

thông lồng ghép với hoạt động ngoại khóa Số học sinh trả lời đúng nội dung của các buổi truyền thông trên tổng số học sinh trả lời phát vấn

Phương pháp 2: Truyền thông qua poster

27 Số bản thiết kế poster cho 2 giai đoạn can thiệp Tổng số bản thiết kế poster cho cả 2 giai đoạn

28 Số loại poster cho cả 2 giai đoạn truyền thông qua

Trang 25

30 Số lượng poster được dán ở các địa điểm công cộng Tổng số poster được gián ở địa điểm công cộng

31 Số đoàn viên tham gia vào hoạt động dán poster Tổng số đoàn viên tham gia dán poster truyền thông

Phương pháp 3: Chiếu video cho học sinh tại thư viện trường

32

33 Tỷ lệ học sinh xem video về phòng chống cận thị ở

video về phòng chống cận thị trả lời phát vấn

Phương pháp 4: Tổ chức chương trình vẽ tranh cổ động về phòng chống cận thị

35

36 Tỷ lệ học sinh tham gia vẽ tranh cổ động về phòng

Phương pháp 5: Tổ chức diễn kịch tại trường học kết hợp với trò chơi trí tuệ tại trường học

tổng số học sinh của trường TH

38 Tỷ lệ học sinh hứng thú với kịch hoặc các trò chơi liênquan tới phòng chống cận thị được diễn vào buổi chào

cờ

Số học sinh hứng thú với kịch hoặc các trò chơi phòng chống cận thị được diễn vào buổi chào cờ trên số học sinh được phát vấn

39 Số lớp tham gia xây dựng kịch hoặc điều hành trò chơi liên quan tới phòng chống cận thị được biểu diễn

vào buổi chào cờ

Tổng số lớp đăng ký diễn kịch hoặc điều hành trò chơi liên quan tới phòng chống cận thị được biểu diễn vào buổi chào cờ

Phương pháp 6: Truyền thông thông qua vở có in thông điệp truyền thông cho học sinh

40 Số lượng vở có in thông điệp truyền thông được in Tổng số vở được có thông điệp truyền thông được in vào 2 đầu kì học năm học

Trang 26

được vở trả lời phát vấn

tổng số học sinh nhân được vở trả lời phát vấn

Phương pháp 7: Sáng tác và sử dụng bài hát về phòng chống cận thị cho học sinh

44

45 Tỷ lệ học sinh hứng thú với bài hát về phòng chống

Giải pháp 2: Thay đổi tư thế học và sinh hoạt không hợp lý

Phương pháp 8 : Tăng cường giám sát, nhắc nhở thay đổi và duy trì từ phía gia đình và nhà trường

46 Tỷ lệ GV nắm rõ nội dung giám sát tư thế học sinh Số GV trả lời đúng trên 50% về nội dung giám sát tư thế học sinh trên tổng số GV

tham gia buổi tập huấn kết hợp giao ban toàn trường

47 Tỷ lệ phụ huynh được GV nhắc nhở về việc giám sát

con em ở nhà (về tư thế, cách sinh hoạt ) hợp lý Số phụ huynh được nghe GV nhắc nhở về giám sát con em mình ở nhà trên tổng số phụ huynh (bố hoặc mẹ)

48 Tỷ lệ phụ huynh có thái độ ủng hộ về việc nhắc nhở

con em mình về tư thế, các sinh hoạt để phòng

chống cận thị

Số phụ huynh có thái độ ủng hộ về việc nhắc nhở con em mình về tư thế, để phòng chống cận thị trên tổng số phụ huynh trả lời phát vấn

50 Tỷ lệ lớp không có học sinh ngồi sai tư thế Số lớp không có học sinh ngồi sai tư thế trên tổng sô lớp tại trường TH

51

Số lớp được khen thưởng Tổng số lớp được khen thưởng cho việc tích cực tham gia các hoạt động phòng chống cận thị tại trường

chống cận thị tại trường

Phương pháp 9 : Sử dụng hộp đựng bông hoa cho học sinh hằng tuần với nội dung chủ đạo của từng tuần, bông hoa có thể trang trí góc học tập (sử dụng các hình khác nhau)

53 Số loại thông điệp truyền thông được chuẩn bị cho cả

54 Tỷ lệ học sinh hoàn thành bài tập về nhà là thiết kế mẫu hình truyền thông theo chủ đề từng tháng (cắt

dán, vẽ, lên khuôn hình cho sẵn)

Số học sinh nộp bài chấm điểm trên tổng số học sinh

55 Tỷ lệ sản phẩm truyền thông được hoàn thiện Số sản phẩm truyền thông được hoàn thiện trên tổng số học sinh các lớp

Trang 27

56 Tỷ lệ lớp có hộp đựng sản phẩm truyền thông Tổng số hộp đựng sản phẩm truyền thông trên tổng số lớp.

57 Tỷ lệ học sinh dán sản phẩm truyền thông ở góc học

tập

Số học sinh dán sản phẩm truyền thông ở góc học tập trên tổng số học sinh nhận được sản phẩm truyền thông

Giải pháp 3: Tăng cường các bài tập chăm sóc mắt

Phương pháp 10: Lồng ghép các bài thực hành chăm sóc mắt vào giờ thể dục giữa giờ

59 Tỷ lệ GVCN tham gia tập huấn về các bài tập mắt Số GVCN tham gia tập huấn về cách thực hành bài tập mắt đơn giản trên tổng số

GVCN tới buổi họp giao ban

60 Tỷ lệ GVCN hướng dẫn đúng các em học sinh cách

thực hiện các bài tập mắt đơn giản

Số GVCN hướng dẫn đúng các em học sinh cách thực hiện các bài tập mắt đơn giản trong giờ thể dục giữa giờ trên tổng số GV chủ nhiêm

61 Số buổi thực hành tập mắt lồng ghép với hoạt động

62 Tỷ lệ học sinh thực hành đúng các bài tập mắt Số học sinh có thực hành tập các bài tập mắt đúng trên tổng số học sinh được phát vấn

Giải pháp 4: Tăng cường sự quan tâm và giáo dục của gia đình đối với trẻ

Phương pháp 11: Truyền thông cho phụ huynh trong 15 phút đầu giờ của họp phụ huynh

phụ huynh

Phương pháp 13: Sử dụng móc chìa khóa in các thông điệp truyền thông về phòng chống cận thị cho GV và PHHS

Trang 28

Phương pháp 14: Truyền thông thông qua tổng đài quản lí học sinh để cung cấp thông tin qua tin nhắn cho phụ huynh

70 Tỷ lệ phụ huynh nhận được thông điệp qua tin nhắn Số lượng phụ huynh nhận được tin nhắn của tổng đài trên tổng số phụ huynh

71 Tỷ lệ phụ huynh hài lòng với nội dung thông điệp

Giải pháp 5: Tăng cường sự quan tâm của nhà trường và giáo viên

Phương pháp 15: Huy động sự tham gia từ phía trường học trong mọi hoạt động can thiệp tại trường

73 Số lượng chương trình có sự tham gia của nhà trường Số lượng chương trình có thể thực hiện lồng ghép tại nhà trường

74 Tổng số kinh phí nhà trường cấp cho can thiệp Tổng số kinh phí trường TH cung cấp cho các hoạt động can thiệp tại nhà trường

Phương pháp 16: Xây dựng kế hoạch thi đua đối với các lớp

75

Tỷ lệ các lớp thực hiện tốt phong trào thi đua Số lớp thực hiện tốt phong trào thi đua trên tổng số lớp tham gia

76 Số lượng lớp được khen thưởng trong phong trào thi

Giải pháp 6: Cung cấp bổ sung kiến thức cho giáo viên

Phương pháp 17: Tập huấn kiến thức cho GV lồng ghép với hoạt động giao ban toàn trường

Giải pháp 7: Huy động sự tham gia của TYT vào chương trình

Phương pháp 18: Huy động sự tham gia của TYT trong lập kế hoạch, hoạt động và giám sát chương trình

79 Số hoạt động can thiệp có sự tham gia của CB TYT Tổng số hoạt động can thiệp có sự tham gia của CB TYT

Trang 29

Giải pháp 8: Tạo sân chơi cho trẻ

Phương pháp 19: Khuyến nghị chính sách cho UBND tạo khuôn viên xanh kết hợp sân chơi cho thiếu nhi

1. Số lượng sân chơi được xây dựng có góc dành cho

Giải pháp 9: Tạo không gian học tập hợp lí, đạt tiêu chuẩn cho trẻ

Phương pháp 20: Khuyễn nghị nhà trường thường xuyên kiểm tra và thay mới bóng đèn tại trường học

Phương pháp 21: Khuyến nghị nhà trường lắp thêm cửa kính hoặc cửa chớp còn thiếu

2

Chỉ số kết quả

3. Tỷ lệ PHHS trường TH BT có kiến thức đúng về cận

4 Tỷ lệ học sinh trường TH BT có kiến thức đúng về

5 Tỷ lệ học sinh trường TH BT có thực hành đúng về

6 Tỷ lệ GV trường TH BT có kiến thức đúng về cận thị Số GV có thực hành đúng về cận thị trên tổng số học sinh đang tham giảng dạy

trường TH BT

Chỉ số tác động

Ghi chú:

Kiến thức đúng: đạt trên 50% số điểm của bộ câu hỏi đánh giá kiến thức.

Thực hành đúng: đạt trên 50% số điểm của bộ câu hỏi đánh giá thực hành

Trang 30

IX KẾT LUẬN

1 Kết quả thu được về đợt thực địa

Kết thúc chương trình thực tập cộng đồng năm thứ 2, nhóm SV đã xác định được vấn đề cần

ưu tiên can thiệp tại Bát Tràng là vấn đề cận thị ở học sinh TH và THCS Bát Tràng Qua nhiều lầntham vấn ý kiến của các CB TYT, các bên liên qua và đặc biệt là phỏng vấn người dân, nhóm đãđưa ra được những giải pháp can thiệp cho giai đoạn can thiệp đầu tiên là trên đối tượng học sinh

TH từ 08/2012 tới 09/2013 phù hợp với điều kiện địa phương và huy động được sự tham gia củacộng đồng

Qua đợt thực địa này, nhóm đã áp dụng được nhiều bài học lý thuyết trên lớp cũng như các kỹnăng làm việc như kỹ năng xây dựng bộ công cụ, kỹ năng lập kế hoạch can thiệp có sự tham giacủa cộng đồng và đặc biệt là kỹ năng phỏng vấn, thâm nhập cộng đồng

Bên cạnh đó, nhóm cũng được trực tiếp tham gia các hoạt động y tế cơ sở được tổ chức tại TYTnhư hoạt động khám mắt cho người cao tuổi, hoạt động khám định kỳ cho bệnh nhân tâm thầnđược quản lý tại cộng đồng, buổi tô mầu bát bột Qua đây nhóm hiểu rõ hơn về hoạt động chămsóc sức khỏe ban đầu tại xã

2 Bài học kinh nghiệm

Trong đợt thực địa này nhóm SV đã thu được không ít các bài học kinh nghiệm thực tế nhưsau:

1 Cần nắm rõ phương pháp, quy trình tiến hành nghiên cứu hay lập kế hoạch trước khi thực hiện

2 Cần chuẩn bị kỹ càng về mặt tài liệu, công cụ trước khi tham vấn các bên liên quan và đặcbiệt là phỏng vấn cộng đồng

3 Không cần bó hẹp bản thân trong lý thuyết hay bộ công cụ đã xây dựng sẵn

4 Cần tận dụng tối đa sự giúp đỡ từ phía thầy hướng dẫn và từ phía các bên liên quan

Bên cạnh đó là những kinh nghiệm quý báu thu được qua quá trình làm việc nhóm và phỏng vấnsâu cộng đồng

3 Khuyến nghị của nhóm

Nhìn chung, công tác tổ chức chương trình thực địa của nhà trường và địa phương là tương đốitốt Nhưng để cho đợt thực địa trở nên hoàn thiện hơn, đáp ứng được nhu cầu học hỏi của SVnhiều hơn, nhóm xin có một vài góp ý nhỏ như sau:

1 Tăng thời gian thực tập dưới cộng đồng

2 Hỗ trợ phương tiện hoặc kinh phí đi lại cho SV tới cơ sở thực địa

Trang 31

X TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bài giảng Kế hoạch Y tế (Tài liệu giảng dạy Cử nhân Y tế Công cộng) – 2010

2 Tài liệu hướng dẫn Chương trình thực tập Cộng đồng 2

3 Báo cáo Kết quả hoạt động công tác y tế năm 2011 và phương hướng hoạt động năm 2012

4 Báo cáo Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, ANQP năm 2011, phươnghướng nhiệm vụ năm 2012

5 Báo cáo kết quả thực hiện công tác dân số kế hoạch hóa gia đình xã Bát Tràng năm 2011,phương hướng nhiệm vụ năm 2012

6 Báo cáo Hoạt động chương trình ATVSTP xã Bát Tràng năm 2010

7 Báo cáo Thống kê y tế xã, phường 12 tháng năm 2011- TYT Bát Tràng

8 Báo cáo Thống kê y tế xã phường 3 tháng năm 2012 - TYT Bát Tràng

Trang 32

Công việc được giao

1 Nguyễn ThịThuấn YSĐKTrưởn

g trạm

Xóm

1A+1BGiang Cao

 Phụ trách chung

 Phụ trách chương trình Lao, HIV/AIDS, dịch

tễ, tiêu chảy, TT-GDSK, hành nghề y dược

tư nhân, hen phế quản

 Tham gia trực 24/24

Xóm 2+3 Giang Cao

 Phụ trách sản: đỡ đẻ thường, căm sóc BMTE

 Phụ trách công tác hành chính

 Phụ trách chương trình TCMR, tâm thần, tai nạn thương tích, SXH, sốt rét

 Thực hiện công tác điều dưỡng

 Phụ trách công tác dược, vật tư trang thiết bị

 Phụ trách vườn thuốc nam

Xóm 4+5 Bát Tràng

 Phụ trách vườn thuốc nam

 Phụ trách chương trình: người cao tuổi, chế

độ chính sách, PHCN

 Tham gia trực 24/24

Trang 33

PHỤ LỤC 2: Phỏng vấn các bên liên quan tìm vấn đề sức khỏe ưu tiên tại xã

2.1: Phỏng vấn CB phụ trách mảng YTHĐ ở TYT: chị Thành

1 Theo chị thì vấn đề sức khỏe nào hay gặp ở các trường học trong xã mình?

Mầm non thì bị sâu răng nhiều còn TH và trung học bị cận thị rất nặng Tỷ lệ cao nhất toàn huyện Gia Lâm.

2 Ai bảo tỷ lệ cận thị của xã mình là cao nhất huyện hả chị?

Những người ở trên TTYT họ về họ khám, khám mỗi năm 1 lần đấy Họ bảo khám ở Bát Tràng là lâu nhất vì nhiều nhất.

3 Tại sao bọn học sinh lại bị nhiều thế chị nhỉ?

Ánh sáng bọn cấp 1 thì đủ nhưng bọn cấp 2 thì đèn tối TTYT về đo mà Nhưng mà bọn này nó có cái đặc thù là không thích đeo kính đâu Khám rồi báo về cho phụ huynh thì mới biết, có đứa mắt kém lắm, chả nhin thấy gì

2.2: Phỏng vấn các GV và ban giám hiệu nhà trường về vấn đề sức khỏe thường gặp tại trường

1 Theo cô thì vấn đề sức khỏe nào thường gặp ở các em học sinh trong trường nhất ạ?

Cận thị, sâu răng nhưng mà cận thị thì nhiều

2 Cô thử ước lượng xem tỷ lệ bị cận thị ở trường mình là khoảng bảo nhiêu vậy cô?

Chắc là khoảng đến 30% đấy

3 Thế còn xu hướng của bệnh này thì sao hả cô?

Thì tăng, xu hướng tăng, năm ngoái thì lớp cô cũng chỉ có một ít nhưng năm nay thì nhiều hơn hẳn

4 Theo cô thì những nguyên nhân nào có thể dẫn tới tỷ lệ cao và xu hướng tăng của bệnh nàyvậy cô?

Thì xem vô tuyến, hoạt động ngoài trời ít rồi tư thế không đúng nhưng mà cũng chả biết được nhà cô có 2 đứa thì cả 2 đứa đều bị, cô rèn cho bọn nó suốt nhưng mà vẫn cứ thế đấy thì chứ biết làm sao nên chả biết được.

5 Cô ơi, các em nhà cô làm thế nào mà cô biết được các em bị cận thị vậy ạ

Khám mới biết, khám ở trường mỗi năm 1 lần đấy, hầu hết là do nhà trường phát hiện ra trước chứ gia đình cũng chả biết Người ta khám rồi GV báo về nhà rồi phụ huynh tự đưa con đi khám viện mắt hay chữa trị.

6 Cô ơi, nếu bây giờ mà có một chương trình y tế nhằm cải thiện cái tật cận thị này thì cômong muốn cái chương trình ấy phải giải quyết được những cái gì nhất?

Cô thì cái gì cũng muốn xử lý (cười), thực ra cái này cô cũng chả có chuyên môn nên cô cũng không biết

2.3: Phỏng vấn CB phòng y tế trường TH Bát Tràng (chị Hoa, làm được khoảng 4 năm ở phòng y tế trường TH BT)

1 Chị ơi, theo chị thì ở trường mình thì những vấn đề sức khỏe nào là phổ biến và nghiêmtrọng nhất ạ?

Bệnh dịch thì dễ mắc Tại vì các em nó vẫn còn yếu, sức đề kháng chưa đủ mạnh nhất là lớp 1 hay cúm, ốm vặt thôi nhất là lúc giao mùa hay mùa đông đấy Ngày xưa thì dùng than đốt nên viêm hô hấp nhiều, bây giờ dùng ga nhưng mà không khí nó vẫn bẩn lắm (lắc đầu), môi trường không tốt nên vẫn có bệnh truyền nhiễm Ở đây thì có quai bị, năm ngoài có đến khoảng 100 đứa mắc rồi sốt vi rút Cũng có tai nạn thương tích nhưng mà nó không đáng kể Mấy năm trước tiêu chảy nhiều nhưng mà 2 năm gần đây thì cơ sở hạ tầng sạch sẽ, tiêu chảy nó giảm, không có ca bị tiêu chảy hay sốt xuất huyết nào.

2 Thế còn tay chân miệng thì sao hả chị, em nghe nói năm ngoái cũng có em mắc?

Có mầm non bị 3 ca nhưng TH thì không có

Trang 34

3 (Sau khi xem số liệu về bệnh học đường xong) Chị ơi những cái số liệu này thì làm sao màmình có vậy chị?

Mỗi năm khám sức khỏe 1 lần thì có sổ sách lưu lại

4 Những ai tham gia vào cái chương trình này hả chị?

TTYT họ về họ khám rồi TYT kết hợp với y tế trường

5 Cái này là do trường mình mời TTYT rồi TYT sang khám hả chị?

Không cái này là bên trên họ mời hàng năm chứ Phòng giáo dục mời rồi trả tiền chứ không phải cứ mời mà được 13000đ/em khám đấy.

6 Chị ơi, trường mình đã có những cái hoạt động gì để nâng cao sức khỏe cho bọn trẻ hả chị?

Thì hội khỏe phù đổng vào tháng 11, thể dục giữa giờ, giờ ngoại khóa rồi tuyên truyền những cái bệnh dịch cho học sinh.

7 Những cái mà mình dùng tuyên truyền thì mình phải tự soạt hả chị?

Không, có cái quyển YTHĐ, thì mình đọc rồi mình phải rút ngắn lại chứ không thì học sinh

nó hiểu làm sao được với cả 1-2 tháng mới có có 1 lần trong chào cờ với cả còn nhiều cái khác nó xen vào nên làm gì có thời gian mà nói nhiều Nên phải soạn lại

8 Chị ơi, cái quyển này là nhà trường mình mua ở đâu đấy chị?

Cái này là Phòng Giáo dục phát xuống

9 (Đang xem sổ sách) Chị ơi, trường mình có 585 học sinh mà số liệu khám lại ít hơn ạ?

À, cái này là bọn nó nghỉ, nghỉ ốm hay gì đấy, ngày nào mà chả có học sinh nghỉ

10 Thế làm thế nào mà mình quản lý là bọn nó nghỉ hay bọn nó trốn không khám hay là vào

sổ sót ạ?

Không học sinh ốm mà nghỉ học là phụ huynh gọi điện cho GV, rồi GV viết sĩ số lên bảng mình so số là khớp mà khám theo lớp, không sót đâu với cả em cũng thấy cái số nghỉ nó cũng không nhiều nên cũng không có ảnh hưởng gì.

2.4: Phỏng vấn CB Dân số- KHHGĐ (Chị Nguyễn Thu Hương)

Em chào chị Em là SV năm thứ 3 hiện đang học tập tại Đại học Y tế công cộng Em được nhàtrường cử tới xã mình thực tập và được sự giới thiệu của đồng chí phó Chủ tịch được đi phỏngvấn các phòng ban trong xã Bọn em đang tìm hiểu các vấn đề sức khỏe đang tồn tại tại xã, emrất mong được sự giúp đỡ của chị ạ Vậy em xin phỏng vấn chị 1 vài câu hỏi được không ạ?

2 Vậy, theo chị những vấn đề sức khỏe nào đang tồn tại tại Bát Tràng

Theo chị thì ở Bát Tràng nổi bật nhất vẫn là nhiễm khuẩn hô hấp của bọn trẻ con dưới 5 tuổi, viêm nhiễm phụ khoa ở phụ nữ có chồng, khoảng 70% phụ nữ là bị nhiễm, cái này ảnh hưởng tới sức khỏe của người phụ nữ, cuộc sống của vợ chồng, làm kế hoạch đặt vòng không đạt chỉ tiêu Ở người già thì bị các bệnh về mắt, phổi; thanh thiếu niên thì là cận thị Đặc biệt là năm nay tỉ lệ sinh con thứ 3 của xã năm nay tăng đột biến(em biết tại sao rồi ý gì) mà xã thì luôn muốn giảm Đấy, theo chị là như thế.

3 Theo chị những nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng bệnh tật trên ở xã?

Môi trường làng nghề vẫn là chủ yếu em ạ Đa số các nhà vẫn dùng lò than, làm khói bụi trong không khí, ô nhiễm nguồn nước

4 Ngoài ra có còn nguyên nhân nào không ạ?

Không em ạ

5 Vâng, vậy theo chị chúng ta có những hướng giải quyết nào để có thể cải thiện tình hìnhhiện nay của địa phương?

Trang 35

Theo chị , chúng ta cần cải thiện môi trường, chuyển từ lò than sang lò gas, nhưng mà cái này thì khó khăn về kinh phí, nhiều nhà trước dùng lò gas nhưng vì chi phí cao quá nên lại chuyển sang dùng lò than.

6 Ngoài ra còn những cách giải quyết nào không ạ?

Không em ạ.

Trang 36

PHỤ LỤC 3: Kết quả của phương pháp Ranking:

Có 12/29 người được phỏng vấn chọn cận thị là sức khỏe cần ưu tiên can thiệp tại xã Bát Tràng

HH: Nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi

HA: Tăng huyết áp ở người trên 45 tuổi

SD: Nhiễm khuẩn đường sinh dục ở phụ nữ từ 15-49 tuổi

CT: Cận thị học đường ở học sinh TH và THCS Bát Tràng

STT Thứ tự

CT

SD

tư thế ngồi học - Bố mẹ rèn cho trẻ từ cuối tuổi thứ 5 tư thế ngồi học chuẩn

- Môi trường sống, học tập có ánh sáng đầy đủ

4 VĐSK đều rơi vào phạm vi xã Nhiều cháu nhỏ bị cận thị

Bệnh tiểu đường, máu nhiễm mỡ nhiều

trường, kính cận, dinh dưỡng

Xuất hiện nhiều ở trẻ

can thiệp

Trang 37

CT Đọc truyện, vi tính 7/10 đứa đeo kính

không đầy đủ

Mật độ kinh doanh internet cao, 4 nhà xung quanh khu vực ngã ba đường

SD

ít mắc

hưởng đến nguồn nước

Trang 38

thời gian xem TV, chơi điện tử Ưu tiên cho trẻ em “trong một mâm cỗ có 6 đứa choai

choai thì cả 6 đứa đều đeo kính”,

Trang 39

bệnh này phổ biến

- Gần khu vực chị sống có nhiểu người mắc

ưu đãi của nhà nước Chỉ thấy vấn đề trong khu vực là nổihơn so với các vấn đề khác

CT

hướng dẫn các bà mẹ chăm sóc con

HA

SD

- Nhiều người bị chóng mặt, nhức đầu Hướng dẫn cho người dân sử dụng thuốc đúng cách, uống thuốc gì, mua

ở đâu, uống như thế nào

1 phần, chủ yếu do vi tính, TV, chơiđiện thoại của bố mẹ ở nhà nhiều,

Trang 40

bố mẹ chều con, không quản lí được.

bệnh dân gian(ngậm gừng)

cũng bị vài lầnSD

không quản lý thời gian chơi (5 quán điện

tử gần đấy)

Nhận định 1-2 đứa/10 đứa học cấp 2

bị “Số quán điện tử thì nhiều lắm”

- Mùa đông thì không có nắng nên thiếu vitamin D nên dễ bị

hết gia đình có điều kiện đều mua máy tính cho con học nhưng ko quản lý thời gian chơi điện tử

- Không phải do học hoặc đọc nhiều mà chủ yếu do chơi dt Bố mẹ biết tác hại nhưng chiều con, cho chơi điện tử, xem tivi nhiều

sinh đeo cũng nhiều tỉ lệ nam nữ bị như nhau

HA

SD

và huyết áp thấp hiện nay cao hơn ngày trước có thể là do thức ăn và môi trường ô nhiễm

Môi trường không trong sạch, lò bễ than nên không khí ô nhiễm, bây giờ

đỡ rồi

Ngày đăng: 18/08/2015, 00:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w