1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

dự trữ bắt buộc và điều hành chính sách tiền tệ tại việt nam hiện nay

24 3,9K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 93,95 KB

Nội dung

Ngày nay, khi sử dụng công cụ DTBB mang nghĩa NHTW đang muốn điều chỉnh hệ sốnhân tiền, mặc dù vậy nhưng mục tiêu đảm bảo khả năng thanh khoản cho ngân hàng củaDTBB vẫn không bị mất đi ý

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ- LUẬT _  _

ĐỀ TÀI: DỰ TRỮ BẮT BUỘC VÀ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TẠI

VIỆT NAM HIỆN NAY.

Nhóm SV thực hiện: K12401_nhóm 10

Nguyễn Trọng Hữu K124010043 Lâm Thị Kim Liên K124010047 Trần Thị Hằng Mơ K124010054 Trương Thị Thu Phượng K124010071

TP Hồ Chí Minh, ngày 1 tháng 10 năm 2014

Trang 2

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DTBB : Dự trữ bắt buộc

NHTW: Ngân hàng trung ương

TCTD: Tổ chức tín dụng

WTO: Tổ chức kinh tế thế giới

NHTM: Ngân hàng thương mại

Trang 3

MỤC LỤC.

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Trong nền kinh tế thị trường, tiền trở thành phương tiện đảm bảo cho các hoạt động trongnền kinh tế diễn ra một cách bình thường Hoạt động của tiền trong nền kinh tế luôn gắn liềnvới các hiện tượng kinh tế như lạm phát, thâm hụt ngân sách…Do đó CSTT luôn là mộttrong những chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng trong quá trình điều hành các hoạt độngkinh tế Để các CSTT được thực hiện một các triệt để và hiệu quả, không thể bỏ qua vai tròđặc biệt của NHNN trong chiến lược phát triển kinh tế xã hộị NHNN được xem là quả timcủa nền kinh tế, nếu NHNN thực hiện tốt chức năng điều tiết tiền tệ thì nền kinh tế sẽ pháttriển ổn định, ngược lại nếu NHNN có bất kỳ trục trặc nào cũng sẽ đưa nền kinh tế vào tìnhtrạng khủng hoảng và suy sụp Vậy NHNN cần phải sử dụng công cụ gì thực hiện tốt chứcnăng điều tiết tiền tệ? Trong từng thời kỳ, tùy thuộc vào điều kiện thực tiễn của nền kinh tế

mà NHNN có lựa chọn, kết hợp các công cụ của CSTT cho phù hợp nhằm hướng tới mụctiêu cuối cùng là ổn định giá trị tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô

Ở Việt Nam, trong bối cảnh nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý củanhà nước, để CSTT phát huy hiệu quả và vai trò của nó, NHTW đã kết hợp sử dụng linhhoạt và đồng bộ các công cụ của CSTT như DTBB, lãi suất, tỷ giá Trong bài tiểu luận

“DTBB và điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam hiện nay”, nhóm xin được tập trungvào tìm hiểu về công cụ DTBB và việc sử dụng công cụ DTBB thực hiện CSTT của NHNNViệt Nam Bài viết sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin hữu ích về DTBB, phân tíchcác hoạt động có liên quan đến DTBB của NHNN Việt Nam trong từng giai đoạn, từ đó đưa

ra một số giải pháp và kiến nghị hi vọng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng công cụDTBB

2 Mục đích nghiên cứu:

Để có thể thực hiện mục tiêu ổn định và tăng trưởng thông qua việc cung ứng tiền và điềutiết khối lượng tiền, trong lưu thông Ngân hàng trung ương (NHTW) các nước có thể sửdụng các công cụ khác nhau như: Lãi suất, chính sách triết khấu….Trong đó dự trữ bắt buộc

Trang 5

là công cụ nhận được khá nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu các nhà hoạch địnhchính sách Như một yếu tố tất yếu, dự trữ bắt buộc ra đời Dự trữ bắt buộc là một phần số

dư tiền gửi các loại mà ngân hàng thường mại (NHTM) phải dự trữ dưới dạng tiền mặt hoặctiền gửi tại NHTW Trong hoạt động kinh doanh của mình, các NHTM sử dụng các khoảntiền gửi của khách hàng để cho vay hoặc đầu tư khá linh hoạt Với mục đích là có được cáinhìn tổng quát về công cụ dự trữ bắt buộc không chỉ ở trong nước mà còn ở các quốc giakhác nhau Nhóm sẽ đi sâu phân tích thực trạng về việc quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc quacác thời kỳ cũng như là việc điều hành chính sách tài chính để thấy rõ hơn về cách thức cũngnhư phương pháp mà NHTW áp dụng đối với từng thời kỳ cụ thể

3 Đối tượng nghiên cứu:

Thực trạng điều hành CSTT thông qua công cụ DTBB tại Việt Nam trong thời gian qua, giaiđoạn 1990 đầu 2014

4. Phương pháp nghiên cứu:

Phân tích định tính, phương pháp logic, tổng hợp số liệu thứ cấp từ các tài liệu sách báo vàcác trang mạng đáng tin cậy, sau đó phân tích đưa ra kết luận chung cho vấn đề

Trang 6

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỰ TRỮ BẮT BUỘC

1.1 Khái niệm:

Dự trữ bắt buộc, hay tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một quy định của ngân hàng trung ương về tỷ

lệ giữa tiền mặt và tiền gửi mà các ngân hàng thương mại bắt buộc phải tuân thủ để đảmbảo tính thanh khoản

Ngoài ra, theo quyết định số 581/QĐ - NHNN ngày 9/9/2003 của Thống đốc NHNN:

“DTBB là số tiền mà các TCTD hoạt động tại Việt Nam phải duy trì trên tài khoản tiền gửithanh toán tại Ngân hàng Nhà nước”

Trước đây, DTBB nhằm đảm bảo khả năng thanh toán cho TCTD trước nhu cầu rút tiền mặtcủa khách hàng và do đó hạn chế rủi ro thanh khoản cho cả hệ thống Tuy nhiên, theo thờigian ý nghĩa này giảm dần vì cho dù TCTD có duy trì một mức DTBB lớn bao nhiêu thì khirủi ro thanh khoản xảy ra, mức dự trữ này cũng không thể giúp TCTD chống đỡ được nguy

cơ phá sản Mặt khác, TCTD cũng không thể duy trì một mức DTBB quá lớn vì đặc điểmcủa DTBB là không sinh lời, DTBB càng cao thì lợi nhuận của TCTD càng giảm, điều này

đi ngược lại mục tiêu hoạt động vì lợi nhuận của TCTD Bên cạnh đó, sự phát triển của côngnghệ ngân hàng luôn cho phép Các TCTD có thể sử dụng đa dạng các hình thức bảo hiểmrủi ro mà không cần phụ thuộc quá nhiều vào dự trữ tiền mặt Chính vì vậy hiện nay cácnước thường duy trì một tỷ lệ DTBB thấp

Trang 7

Ngày nay, khi sử dụng công cụ DTBB mang nghĩa NHTW đang muốn điều chỉnh hệ sốnhân tiền, mặc dù vậy nhưng mục tiêu đảm bảo khả năng thanh khoản cho ngân hàng củaDTBB vẫn không bị mất đi ý nghĩa của nó, không những thế, nó còn là cơ sở để xác định tỷ

lệ DTBB

Những căn cứ cụ thể sau thường được sử dụng để đưa ra yêu cầu về tỷ lệ DTBB:

- Tính chất kỳ hạn của mỗi loại tiền gửi - tùy vào tính chất kỳ hạn của tiền gửi mà nghĩa vụ DTBB khác nhau; thông thường kỳ hạn càng dài thì mức

độ ổn định càng cao và độ rủi ro thanh khoản càng thấp và vì thế, tỷ lệ DTBB đối với loạitiền gửi này thường thấp hơn so với loại tiền gửi có kỳ hạn ngắn hơn

 Mức độ của các khoản nợ - quy mô của các nguồn tiền gửi Thông thường quy mô của các nguồn tiền gửi càng cao thì khả năng rủi ro càng cao và vì thế, tỷ lệDTBB sẽ tỷ lệ thuận với quy mô nguồn tiền gửi Về điều này, ta có thể tham khảoyêu cầu tỷ lệ DTBB của FED

 Loại tiền gửi khác nhau cũng chứa đựng khả năng an toàn thanh khoản khác nhaunên NHTW có thể quy định tỷ lệ khác nhau cho tiền gửi của các đồng tiền khácnhau

Mức DTBB = tỷ lệ DTBB x số dư bình quân tài khoản thuộc đối tượng DTBB kỳ xác định

Số dư bình quân tài khoản thuộc đối tượng DTBB kỳ xác định

=

Số dự trữ bình quân ngày của kỳ duy trì

=

Trang 8

1.2.2 Phương pháp quản lý dự trữ bắt buộc.

Căn cứ vào mức độ chênh lệch về thời gian giữa kỳ xác định và kỳ duy trì co cac phuongphap sau:

1.2.2.1 Phương pháp nối tiếp:

Là phương pháp mà kỳ xác định và kỳ duy trì nối tiếp nhau

Đặc điểm: Đối tượng phải DTBB chủ động hoàn toàn trong việc sử dụng dự trữ vì vào đầu

kỳ họ đã biết được mức DTBB phải thực hiện trong kỳ, số dư tiền gửi để tính DTBB biếnđộng không ngừng, lãi xuất ngắn hạn có thể biến động lớn, gây bất ổn định cho thị trườngtiền tệ Điều này cho thấy công cụ DTBB không thể kiểm soát được khả năng cho vay củacác đối tượng phải dự trữ

1.2.2.2 Phương pháp trùng một phần:

Là phương pháp mà kỳ xác định và kỳ duy trì trùng nhau một phần Phương pháp nàyphần lớn được các nước sử dụng

Các đặc điểm: Đối tượng phải thực hiện DTBB, luôn phải quan tâm đến DTBB và không

sử dụng quá mức dự trữ có được, số dư tiền gửi để tính DTBB ít biến động, lãi suất thịtrường ít biến động Điều này cho thấy công cụ DTBB phát huy hiệu quả cao hơn so vớiphương pháp nối tiếp trong việc thực thi CSTT

1.2.2.3 Phương pháp trùng hoàn toàn:

Về mặt lý thuyết phương pháp trùng hoàn toàn quy định kỳ duy trì đồng thời cũng là kỳxác định, còn trên thực tế không có sự trùng khớp hoàn toàn mà luôn có một độ trễ nhất định(có thể từ 2 đến 3 ngày).Đối tượng chịu sự quản lý về DTBB phải chủ động duy trì dự trữ ởmức cụ thể mà không thể sử dụng dự trữ vì mục tiêu lợi nhuận một cách tùy ý Điều này chothấy công cụ DTBB phát huy được hiệu quả nhất

1.3 Vai trò và tác động của dự trữ bắt buộc:

1.3.1 DTBB với tiềm năng tín dụng của các ngân hàng:

Khi tỷ lệ DTBB thay đổi, nó trực tiếp tác động đến nguồn vốn khả dụng của mỗi ngân hàng.Với tổng số nguồn tiền gửi huy động được, tỷ lệ DTBB càng thấp thì phần chênh lệch cònlại - vốn khả dụng của bản thân ngân hàng này càng cao, khả năng cho vay ra của ngân hàng

Trang 9

càng lớn và ngược lại Bên cạnh đó, mỗi động tác cấp tín dụng cho một đối tượng nào đóthông qua chuyển khoản của ngân hàng , hoạt động này mở ra một nguồn vốn mới cho mộtngân hàng kế tiếp, sự tiếp tục của quá trình này chính là quá trình tạo tiền của hệ thống ngânhàng làm cho tổng nguồn có thể cho vay của toàn hệ thống được nhân lên nhiều lần so với

số tiền gửi ban đầu, mức độ được nhân lên chính là hệ số nhân tiền Qua đó cho thấy, tỷ lệDTBB có quan hệ chặt chẽ với nguồn vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng Tuy nhiên, vốnkhả dụng chỉ thể hiện được tiềm năng tín dụng, còn thực sự nó có làm cho khối lượng tíndụng tăng lên hay không lại phụ thuộc vào thái độ sẵn sàng cấp tín dụng của các ngân hàng

và nhu cầu tín dụng của nền kinh tế

1.3.2 DTBB và lãi suất:

• Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi nếu:

NHTW tăng tỷ lệ DTBB thì vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng giảm Khả năng chovay đối với nền kinh tế của các tổ chức tín dụng giảm dẫn đến cung vốn giảm Khả năng tạotiền của hệ thống ngân hàng giảm dẫn đến MS giảm

NHTW giảm tỷ lệ DTBB thì vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng tăng làm cho cung vốntăng, MS tăng tác động này làm cho lãi suất thị trường giảm

• Ngoài ra, DTBB có thể tác động đến lãi suất bằng hai cách:

 Thứ nhất, do DTBB có thể thu mở rộng hay thu hẹp tiềm năng tín dụng cho nên lãisuất thị trường cũng vì thế mà có thể giảm xuống hoặc tăng lên

 Thứ hai, hiệu ứng của tác động trên càng tăng lên khi phần DTBB của các ngân hàng

ở NHTW không được tính lãi hoặc mức lãi không đáng kể Khi DTBB tăng lên thì lãithu được từ hoạt động cho vay giảm xuống làm giảm lợi nhuận của các NHTM Điềunày được các ngân hàng khắc phục bằng cách điều chỉnh tăng lãi suất cho vay trên thịtrường tín dụng

1.3.3 DTBB và khối lượng tiền cung ứng

Trong điều kiện các yếu tố không đổi nếu:

NHTW giảm các yêu cầu về DTBB (giảm tỷ lệ DTBB) dẫn đến vốn khả dụng của cácTCTD tăng làm cho hệ số nhân tiền tệ tăng, cơ sở tiền tệ không thay đổi làm cho lượng tiềncung ứng tăng

Trang 10

NHTW tăng yêu cầu về DTBB (tăng tỷ lệ DTBB) dẫn đến vốn khả dụng của các tổ chứctín dụng giảm kéo theo hệ số nhân tiền tệ giảm, cơ số tiền tệ không thay đổi, lượng tiền cungứng m giảm.

Khối lượng tiền cung ứng thay đổi là kết quả tất yếu của việc thay đổi tiềm năng tín dụng,thay đổi lãi suất trên thị trường, nó cũng là mục tiêu cuối cùng mà NHTW muốn đạt đượckhi điều chỉnh DTBB Tỷ lệ DTBB sẽ được nâng lên nếu NHTW thực hiện việc thắt chặttiền tệ, hướng đến mục tiêu kiểm soát lạm phát và ngược lại, để mở rộng tiền tệ nhằmkhuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất, tạo thêm công ăn, việc làm cho người lao động thìNHTW sẽ hạ tỷ lệ DTBB

1.3.4 Tạo thu nhập cho NHTW

Vì tiền gửi DTBB là không được trả lãi hay trả lãi rất thấp cho các ngân hàng nên nó đãtạo ra thu nhập cho NHTW Nguồn thu từ DTBB của NHTW có thể được dùng để bù đắpvào chi phí phát hành tiền hay hoạt động của NHTW Nhìn chung khoản thu từ DTBB khánhỏ , chỉ có những quốc gia có tỷ lệ DTBB cao mới đem lại thu nhập lớn cho NHTW và mới

bù đắp được chi phí của ngân hàng

Có thể nói sự tác động của DTBB đối với khối lượng tiền trong nền kinh tế là khá toàndiện, nó tác động không chỉ đén quy mô, khối lượng tín dụng mà cả đói với lãi suất tín dụng.Mức độ tác dụng không chỉ tăng hay giảm mà là thay đổi theo số lần về tiền trong lưu thôngqua công thức số nhân tiền

1.3.5. Bình ổn lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng.

Để đáp ứng các yêu cầu của công tác quản lý, các ngân hàng sẽ lập một mức dự trữ phù hợpdưới hình thức dự phòng trung bình Mức dự trữ này sẽ được quyết định trên cơ sở mức dựtrữ trung bình hàng ngày của một ngân hàng Mức dự phòng cho phép các ngân hàng có thểđiều hoà được những biến động về vốn khả dụng Sự thiếu cân bằng tức thời về nhu cầu tiềnmặt trong chi trả có thể được bù đắp bằng một phần trong lượng dự phòng ngay trong kỳduy trì, giảm áp lực đối với lãi suất trên thị trường Dự trữ cho thanh toán nhiều khi có thể bị

Trang 11

thiếu hụt và lượng dự phòng trung bình sẽ bù đắp cho những thiếu hụt này Đó chính là cơchế bình ổn lãi suất qua đêm trên thị trường tiền tệ

1.3.6. Kiểm soát tăng tưởng tiền tệ.

Trong điều kiện các công cụ gián tiếp và trực tiếp khác không phát huy được hiểu quả thìchức năng này phát huy được tác dụng của nó Nó cho phép NHTW có thể kiểm soát đượckhối lượng tiền gửi có thể phát hành séc mà các ngân hàng có thể tạo ra theo mong muốn

1.4 Ưu và nhược điểm của công cụ DTBB:

• Ngoài ra DTBB còn được sử dụng để thiết lập mối quan hệ giữa việc tạo tiền của hệthống ngân hàng với nhu cầu tái cấp vốn tại NHTW vì bằng việc tăng tỷ lệ DTBBlên cao buộc các ngân hàng phải tìm nguồn vốn từ NHTW

1.4.2 Nhược điểm:

• Do DTBB là công cụ có quyền lực mạnh nên nó thiếu tính linh hoạt Chỉ cần một sựthay đổi dù lớn hay nhỏ về tỷ lệ DTBB cũng đều gây ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thốngngân hàng

• Có thể khiến cho một số ngân hàng có mức dự trữ quá thấp rơi vào tình trạng mất “khả năng thanh toán ngay” Đồng thời việc thay đổi thường xuyên tỷ lệ DTBB khiếncho các ngân hàng rơi vào tình trạng bất ổn trong việc quản lí thanh khoản và làmphát sinh tăng chi phí

• NHTW sẽ khó thực hiện những thay đổi nhỏ trong việc cung ứng tiền tệ vì như đã nóitrên DTBB có tác động nhanh và mạnh đến khói lượng cung tiền

Trang 12

• Đối với NHTM tỷ lệ dự trữ là một khoản không đem lại lợi nhuận cho họ vì phải mấtmột khoản tiền không được sử dụng để kiếm lời trong khi vẫn phải trả một lãi suấthuy động vốn

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ THÔNG QUA CÔNG CỤ DTBB CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA.

2.1 Giai đoạn từ khi có pháp lệnh ngân hàng đến trước khi luật ngân hàng có hiệu lực tháng 5/1990 đến 10/1998.

• Ở nước ta, công cuộc đổi mới hệ thống ngân hàng bắt đầu từ những năm 1990đến1998 Trong điều kiện thị trường tiền tệ nói riêng và thị trường tài chính nóichung chưa phát triển, ngân hàng chưa thể sử dụng các công cụ của CSTT theođúng bài bản như ở các nước đã có thị trường phát triển Xuất phát từ tình hình cụthể của nền kinh tế và hoạt động ngân hàng, NHNN đã sử dụng một cách có hiệuquả các công cụ điều tiết sẵn có như lãi suất, tỷ giá Đồng thời thiết lập và bước đầu

sử dụng các công cụ điều tiết gián tiếp theo quy định của pháp lệnh ngân hàng nhưDTBB, tái cấp vốn

• Ngay từ thời kỳ thực hiện nghị định 53/HĐBT ngày 26/3/1998 của hội đồng Bộtrưởng (nay là Chính phủ) về tổ chức bộ máy của NHNN, đánh dấu sự khởi đầu sựchuyển đổi của hệ thống ngân hàng từ mô hình một cấp sang hai cấp, công cụDTBB đã được hình thành

• Tại quyết định số 16/NH-QĐ ngày 26/4/1998 của Tổng giám đốc NHNN Việt Nam(nay là thống đốc NHNN Việt Nam) quy định về trình tự lập và giao kế hoạch tíndụng trong hệ thống NHNN Việt Nam khi quy định rằng: “Nhằm đảm bảo khả năngchi trả cho khách hàng, các ngân hàng chuyên danh (NHCD) ký gửi một phầnnguồn vốn huy động vào NHNN Mức ký gửi vốn tối đa là 20% tổng số nguồn vốnhuy động thực tế cuối quý trước”

Sau khi có hai pháp lệnh về ngân hàng:

Pháp lệnh ngân hàng đã chính thức quy định về việc NHNN áp dụng DTBB đối với các tổchức tín dụng (TCTD):

Ngày đăng: 16/08/2015, 03:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w