Đặc điểm sinh sản cá đục bạc Sillaga sihama (Forsskal, 1775) ở đầm Nha Phu - Khánh Hòa

10 354 0
Đặc điểm sinh sản cá đục bạc Sillaga sihama (Forsskal, 1775) ở đầm Nha Phu - Khánh Hòa

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Journal of Science – 2014, Vol. 4 (3), 47 – 56 An Giang University 47 ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN CÁ ĐỤC BẠC SILLAGO SIHAMA (Forsskal, 1775) Ở ĐẦM NHA PHU - KHÁNH HÒA Hồ Sơn Lâm 1 , Huỳnh Minh Sang 2 1 ThS. Viện Hải Dương học Nha Trang, Khánh Hòa 2 TS. Viện Hải Dương học Nha Trang, Khánh Hòa Thông tin chung: Ngày nhận bài: 11/02/14 Ngày nhận kết quả bình duyệt: 13/05/14 Ngày chấp nhận đăng: 22/10/14 Title: The reproductive characteristics of sand whiting Sillago sihama (Forsskal, 1775) at Nha Phu, Khanh Hoa Từ khóa: Cá đục bạc, đặc điểm sinh sản, sillago sihama Keywords: Reproductive characteristics, sand whiting, silver sillago, Sillago sihama ABSTRACT Reproductive parameters such as size at first maturity, spawning season, ovarian development stage, fecundity, sex ratio, and gonadosomatic index (GSI) are necessary for fishery resource management and artificial breeding. Some reproductive characteristics of sand whiting Sillago sihama (Forsskal, 1775) at Nha Phu lagoon – Khanh Hoa province were investigated from June 2012 to May 2013. The results showed that sex ratio of sand whiting was 1:1,35, average absolute fecundity was 29.065 ± 5.440 eggs/fish (ranged from 4.433 to 120.969 eggs/fish), relative fecundity was 413 ± 28 eggs/ female (ranged from 137 to 889 eggs/ female). Ovaries developed through 6 stages. Sand whiting spawn all year round at Nha Phu lagoon and the spawning peaks from December to April. The highest percentage of mature fish was recorded in January (81%) and lowest in November (33%). The GSI of females reached the highest value in January (5.15 ± 1.437) and the lowest in November (0.85 ± 1.138). The GSI of males reached the highest value in February (1.34 ± 0.742) and the lowest in November (0.56 ± 0.306). Length at first sexual maturity of the sand whiting at Nha Phu lagoon was 145.79 mm. TÓM TẮT Các đặc điểm sinh sản bao gồm mùa vụ sinh sản, giai đoạn phát triển buồng trứng và buồng tinh, tỷ lệ đực cái, kích thước thành thục lần đầu, hệ số thành thục, sức sinh sản rất cần thiết để xây dựng qui trình sinh sản nhân tạo và cơ sở để xây dựng các biện pháp quản lý nguồn lợi của các đối tượng thủy sản. Một số đặc điểm sinh học sinh sản cá đục bạc Sillago sihama (Forsskal, 1775) ở đầm Nha Phu - Khánh Hòa được nghiên cứu trong khoảng thời gian từ tháng 6/2012 đến 5/2013. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ đực cái của cá đục bạc là 1:1,35, sức sinh sản tuyệt đối trung bình là 29.065 ± 5.440 trứng/cá cái (dao động từ 4.433 đến 120.969 trứng/cá cái), sức sinh sản tương đối trung bình là 413 ± 28 trứng/g cá cái (dao động từ 137 đến 889 trứng/g cá cái). Buồng trứng của cá đục bạc phát triển trải qua 6 giai đoạn. Cá đục bạc sinh sản quanh năm, tháng 12 đến tháng 4 năm sau là thời điểm sinh sản tập trung, đỉnh cao là tháng 1. Tỷ lệ thành thục sinh dục theo tháng đạt giá trị cao nhất vào tháng 1 (chiếm 81%) và thấp nhất vào tháng 11 (chiếm 33%). Hệ số thành thục (GSI) của cá đục bạc cái đạt giá trị cao nhất vào tháng 1 (5,15 ± 1,437), thấp nhất vào tháng 11 (0,85 ± 1,138), . Ở cá đục bạc đực giá trị GSI đạt cao nhất vào tháng 2 (1,34 ± 0,742), thấp nhất vào tháng 11 (0,56 ± 0,306). Kích thước thành thục lần đầu của cá đục bạc là 145,79 mm (chiều dài toàn thân). 1. GIỚI THIỆU Ở Việt Nam hiện nay, nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên đã bị khai thác quá mức, đặc biệt là nguồn lợi thủy sản gần bờ (Ronald & cs., 2005). Một trong Journal of Science – 2014, Vol. 4 (3), 47 – 56 An Giang University 48 những đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao mà sản lượng khai thác suy giảm đó là cá đục bạc Sillago sihama. Việc khai thác không có quy hoạch loài cá đục bạc ở Khánh Hòa đã làm cho nguồn lợi loài cá này ngày càng suy giảm. Thực tế cho thấy, cá đục bạc đánh bắt có kích thước tương đối nhỏ và ngày càng khan hiếm tại các chợ cá, bến cá. Vì thế, việc quản lý khai thác nguồn lợi loài cá đục bạc là rất cấp thiết. Bên cạnh đó, nghề nuôi cá biển ở Việt Nam đang gặp phải một số hạn chế nhất định. Đối tượng nuôi chưa phong phú, dịch bệnh thường xảy ra làm ảnh hưởng đến tính bền vững của nghề nuôi cá biển. Việc đa dạng hóa đối tượng nuôi biển là một trong những định hướng cơ bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đến năm 2020. Cá đục bạc là loài có giá trị kinh tế cao và là một trong những đối tượng tiềm năng được phát triển nuôi ở một số nước trên thế giới đặc biệt là Ấn Độ (James, Verghese & Devaraj, 1976; James, Mohanraj, Rengaswamy & Raju, 1984a; James, Rengaswamy, Raju & Mohanraj, 1984b; James, Soundararajan & Rodrigo, 1984c; Shamsan, 2008). Cá đục bạc là loài cá ăn tạp, thức ăn chủ yếu của chúng là các loài giáp xác bao gồm cua, ấu trùng cua, tôm, nhóm chân chèo, trứng, ấu trùng các loại; giun nhiều tơ (Chacko, 1949; Jayasankar, 1991); tảo khuê, tảo lam và trùng hai roi (Taghavi Motlagh, Hakimelahi, Ghodrati Shojaei, Vahabnezhad & Taheri Mirghaed, 2012). Cá đục bạc đã được nuôi trong cả ba hệ thống nước mặn (James & cs., 1976; Dhulkhed & Ramamurthy, 1977; James & cs., 1984a,c; Shamsan, 2008), nước lợ (James & cs., 1976) và nước ngọt (Alagarswami, 1990). Cá đục bạc cũng đã được nuôi ghép với cá măng (Chanos Chanos), cá đối (Mugil macrolepis), và tôm he Ấn Độ (Shamsan, 2008). Kết quả thu được tăng trưởng chiều dài trung bình hàng tháng là 10,6; 57,4; 28,2 (mm) tương ứng được ghi nhận. Cá đục bạc, cá dìa và cá mú cũng được nuôi ghép trong cùng một lồng nuôi (James & cs., 1984b). Kết quả nghiên cứu này cho thấy tăng trưởng chiều dài trung bình hàng tháng của cá đục là 10 (mm). Các thông tin về đặc điểm sinh sản là cơ sở khoa học cho việc xây dựng qui trình sinh sản nhân tạo, dự báo thủy sản và xây dựng các biện pháp quản lý (Bal & Rao, 1984). Tuy nhiên đến nay, ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào để làm cơ sở khoa học cho việc sinh sản nhân tạo, nuôi thương phẩm cũng như quản lý khai thác hợp lý nguồn lợi cá đục bạc. Hơn nữa, các thông tin nghiên cứu về đặc điểm sinh học của cá đục bạc còn rất ít, và chưa có công trình nào ở Việt Nam nói chung và đầm Nha Phu – Khánh Hòa nói riêng được công bố. Vì thế, nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định một số đặc điểm sinh sản của cá đục bạc ở đầm Nha Phu – Khánh Hòa bao gồm: Các giai đoạn phát triển buồng trứng và buồng tinh, mùa vụ sinh sản, tỷ lệ đực cái, kích thước thành thục sinh dục và sức sinh sản. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Thu mẫu và phân tích mẫu Mẫu cá đục bạc được thu trực tiếp từ các ghe đánh bắt trên đầm Nha Phu – Khánh Hòa, trong khoảng thời gian từ tháng 6 năm 2012 đến tháng 5 năm 2013. Vì cá được đánh bắt bằng lưới nên khoảng ¾ số cá bị chết sau quá trình đánh bắt, chúng được ướp lạnh ngay sau khi chết, số cá còn sống được lưu giữ trong xô có sục khí. Mỗi tháng thu ít nhất là 30 mẫu cá với các kích cỡ ngẫu nhiên. Tổng số mẫu cá thu được trong 12 tháng là 400. Cá thu được chuyển ngay về phòng thí nghiệm – Viện Hải dương học để phân tích các đặc điểm sinh sản. Chiều dài toàn thân cá (Lt) được xác định bằng thước mica 50 (cm) Deli - 6250 có độ chính xác đến 1 mm. Khối lượng cá, khối lượng cá đã bỏ nội quan, khối lượng buồng tinh và buồng trứng được xác định bằng cân điện tử TE412 của Canada có độ chính xác đến 0,01 (g). Các giai đoạn phát triển của buồng tinh và buồng trứng cá đục được xác định dựa vào hình thái bên ngoài, theo thang 6 bậc bằng phương pháp của Nikolsky (1963). Tổ chức học của buồng tinh và buồng trứng được mô tả theo phương pháp của Xakun và Buskaia (1968). Buồng trứng và buồng tinh được làm tiêu bản mô học theo phương pháp của Patki, Bhalchandra & Jeevaji (1989) gồm các bước chính sau: - Cố định mẫu buồng tinh và buồng trứng - Chuẩn bị mẫu - Đúc paraffin - Cắt lát mẫu - Nhuộm Hematoxylin và Eosin - Làm trong mẫu. Các tiêu bản được quan sát dưới kính hiển vi Olympus CX 31 và được chụp bằng máy ảnh Journal of Science – 2014, Vol. 4 (3), 47 – 56 An Giang University 49 Canon Powershot A2200 để mô tả các giai đoạn phát triển của trứng và sào. Kích thước trứng qua các giai đoạn được đo bằng kính hiển vi Olympus BX41. Mỗi giai đoạn đo 30 trứng. Giai đoạn I, II được quan sát dưới vật kính x10 và thị kính x10. Giai đoạn III, IV và V được đo quan sát dưới vật kính x4 và thị kính x10. Số lượng trứng ở giai đoạn IV và V của 30 buồng trứng được xác định bằng cách đếm dưới kính hiển vi Olympus CX31, ở độ phóng đại 40 lần. Tách 1 phần khối lượng buồng trứng (< 0.4 g) ở 3 vị trí khác nhau trong buồng trứng (đầu, giữa, cuối). Trứng ở 3 vị trí được tách rời (trứng tách rời hoàn toàn và trứng không dính vào mô liên kết) sau đó hòa chung vào 10ml nước, khuấy đều mẫu, khi trứng đang đảo đều thì dùng ống hút, hút lấy 1ml bỏ vào buồng đếm. Đếm 3 lần mỗi mẫu rồi ta lấy giá trị trung bình (n). 2.2 Thu thập số liệu Tỷ lệ đực : cái: Thống kê số lượng cá thể đực và cá thể cái thu thập được trong mỗi tháng. Không phân biệt được giới tính của cá đục bạc khi dựa vào hình thái bên ngoài vì vậy tất cả các mẫu đều giải phẫu để thu buồng tinh và buồng trứng nhằm xác định giới tính. Tỷ lệ đực cái được xác đinh theo công thức: Tỷ lệ đực cái = 1:(b/a), trong đó: a: Số cá thể đực thu được. b: Số cá thể cái thu được. Kiểm định tính độc lập của sự phân phối giới tính giữa kết quả nghiên cứu với phân phối lý thuyết (1:1) bằng phương pháp Chi-square (Jim, Lou & Phil, 1998). Mùa sinh sản: được xác định theo phương pháp của King (2001), là thời điểm mà đa số cá thể có buồng tinh và buồng trứng ở giai đoạn thành thục. Tỷ lệ thành thục theo tháng: là tỷ lệ phần trăm giữa các cá thể thành thục trong tháng với tổng số mẫu thu được trong tháng. Hệ số thành thục (Gonado Somatic Index): là tỷ lệ phần trăm của khối lượng buồng tinh hoặc buồng trứng trên khối lượng thân cá bỏ nội quan, xác định dựa theo phương pháp của Qasim (1973). Hệ số thành thục được tính theo công thức: Trong đó: GSI: Hệ số thành thục; GW: Khối lượng buồng tinh hoặc buồng trứng (g); BW: Khối lượng thân cá bỏ nội quan (g). Kích thước thành thục lần đầu: được xác định theo phương pháp của King (2001), là kích thước tại đó, có ít nhất 50% cá thể thành thục sinh dục trong mùa sinh sản. Sức sinh sản tuyệt đối (Absolute fecundity): là tổng số trứng ở giai đoạn thành thục trong buồng trứng, xác định theo phương pháp Laurence và Briand (1990), được tính theo công thức: Trong đó: F: Sức sinh sản tuyệt đối; G: Khối lượng buồng trứng; g: Phần khối lượng của mẫu buồng trứng được lấy ra để đếm; n: Số trứng đếm được từ phần khối lượng mẫu lấy từ buồng trứng để đếm. Sức sinh sản tương đối: là số lượng trứng trên một đơn vị khối lượng cá cái (Pravdin, 1963), được tính theo công thức: S=F/W Trong đó: S: Sức sinh sản tương đối (số lượng trứng /g khối lượng thân cá); F: Sức sinh sản tuyệt đối; W: Khối lượng thân cá không nội quan (g). Hình 1: Cân cá và buồng trứng cá (A: cân cá; B: cân buồng trứng cá) A B Journal of Science – 2014, Vol. 4 (3), 47 – 56 An Giang University 50 Hình 2: Một số hình ảnh phân tích sức sinh sản của cá đục (A, B - Mẫu Ngâm formol; C - Cân mẫu ngâm; D - Cắt mẫu ngâm; E - Cân mẫu ngâm sau khi cắt 1 phần để đếm trứng; F,G - Tách trứng và H – Trứng trong buồng đếm.) 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Tỷ lệ đực cái Cá đục bạc đực trong nghiên cứu có kích thước và khối lượng trung bình (± độ lệch chuẩn) lần lượt là 161 (± 28) (mm) và 32 (± 16) (g), còn cá đục bạc cái có kích thước và khối lượng trung bình lần lượt là 165 (± 36) (mm) và 38 (± 31) (g). Tỷ lệ đực cái trong tự nhiên của cá đục bạc ở đầm Nha Phu - Khánh Hòa là 1:1,35. Về mặt lý thuyết thì tỷ lệ đực cái trong tự nhiên là 1:1. Kết quả kiểm định tính độc lập tỷ lệ đực cái giữa thực tế A B C D E F G H A Journal of Science – 2014, Vol. 4 (3), 47 – 56 An Giang University 51 so với lý thuyết thu được chỉ số χ2 = 7,91 > 6,63 (df = 1, P < 0,01), vậy có sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa thực tế so với lý thuyết. Kết quả nghiên cứu này có sự khác biệt so với một số nghiên cứu trước đây về đặc điểm sinh học của cá đục bạc. Tỷ lệ đực cái của cá đục bạc ở vịnh Palk Bay và vịnh Mannar (Ấn Độ) là 1:1,1 (Jayasankar, 1991). Còn tỷ lệ đực cái vùng cửa sông Zuari (Ấn Độ) là 1:1,17 (Shamsan, 2008). Việc thu mẫu trong nghiên cứu này là ngẫu nhiên và số mẫu đủ lớn, do đó, sự khác biệt về tỷ lệ đực: cái của cá đục bạc ở đầm Nha Phu so với các vùng khác trên thế giới có thể do sự khác nhau về sự phân bố theo các vùng địa lý, cũng có thể là do phương thức khai thác và tập tính của cá đực, cá cái khác nhau nên khả năng dính lưới khác nhau. 3.2 Các giai đoạn phát triển buồng trứng, buồng tinh và hình thái noãn bào Giai đoạn I: (Giai đoạn chưa phát triển) Buồng tinh và buồng trứng giai đoạn này là hai sợi mảnh, trong suốt và không phân biệt được buồng tinh hay buồng trứng bằng mắt thường. Giai đoạn này chỉ xuất hiện đối với những con cá đục bạc chưa tham gia sinh sản lần đầu. Giai đoạn II: (Giai đoạn phát triển) Buồng tinh và buồng trứng bắt đầu phát triển, giai đoạn này kích thước buồng trứng tăng lên và có thể phân biệt buồng tinh và buồng trứng bằng mắt thường. Buồng trứng có màu trắng hơi đục, có lớp màng mỏng, rất khó để nhìn thấy hạt trứng bằng mắt thường. Trong buồng trứng chứa các noãn bào hình đa giác kích thước nhỏ. Giai đoạn này có nhân lớn, nhân thường có hình tròn và chiếm phần lớn thể tích tế bào (Hình 1A). Buồng tinh giai đoạn này có kích thước tăng lên so với giai đoạn I. Lúc này buồng tinh là hai dải dẹt mỏng, màu trắng. Giai đoạn này có sự xuất hiện của tinh bào. Buồng sinh tinh chưa hình thành (Hình 2A). Hình 3: Các giai đoạn của buồng trứng Ghi chú: A, B, C, D & E lần lượt là buồng trứng các giai đoạn II, III, IV, V & VI; mũi tên → lần lượt chỉ trứng ứng với các giai đoạn từ II – V & nang trứng rỗng. Các giai đoạn buồng trứng được quan sát dưới độ phóng đại 100 lần. A B C D E Journal of Science – 2014, Vol. 4 (3), 47 – 56 An Giang University 52 Giai đoạn III: (Giai đoạn thành thục) Kích thước buồng trứng tăng lên rõ và chiếm thể tích đáng kể trong xoang bụng, buồng trứng có màu vàng nhạt. Có thể thấy rõ các hạt trứng qua lớp màng trong suốt bằng mắt thường, chúng rất nhỏ, khó tách rời khỏi mô liên kết. Các mạch máu to và phân bố thành nhiều nhánh. Lúc này trong trứng xuất hiện các không bào. Noãn bào giai đoạn này có nhân lớn, chiếm gần ½ thể tích. Buồng tinh có kích thước lớn hơn giai đoạn II, buồng tinh có màu trắng đục. Phần trước của buồng tinh có kích thước lớn hơn phần sau. Trên tiêu bản tổ chức học, vẫn chưa xuất hiện buồng sinh tinh rõ ràng, chủ yếu là tinh bào thứ cấp đang trong thời kỳ phân chia thành các tinh tử (Hình 2B). Giai đoạn IV: (Giai đoạn chín muồi) Buồng trứng có kích thước lớn, chiếm diện tích lớn trong xoang bụng, có màu vàng tươi, đậm hơn so với giai đoạn III. Lúc này noãn bào có kích thước lớn, tương đối đồng đều và có thể tách rời. Màng buồng trứng mỏng. Ở giai đoạn này noãn bào có kích thước nhân nhỏ dần, màng nhân tiêu biến (Hình 1C). Thời kỳ này buồng tinh có kích thước lớn hơn hẳn A B C D E Hình 4. Các giai đoạn của tinh sào Ghi chú: A, B, C, D & E lần lượt là tinh sào các giai đoạn II, III, IV, V & VI; Các mũi tên  lần lượt chỉ túi sinh tinh từ chưa hình thành đến hình thành rõ và cuối cùng rỗng ở giai đoạn VI. Các giai đoạn tinh sào được quan sát dưới độ phóng đại 400 lần. Journal of Science – 2014, Vol. 4 (3), 47 – 56 An Giang University 53 so với giai đoạn III. Buồng tinh có màu trắng sữa, các mạch máu phát triển. Quan sát trên tiêu bản tổ chức học cho thấy xuất hiện nhiều buồng sinh tinh rõ ràng, chứa các tinh trùng dày đặc (Hình 2C). Giai đoạn V: (Giai đoạn đẻ trứng) Buồng trứng có màu đậm hơn giai đoạn IV. Lúc này noãn hoàng tích lũy đầy trong tế bào chất, số tiểu hạch trong nhân giảm và tan biến vào dịch nhân (Hình 1D). Buồng tinh có màu trắng sữa, mềm và các thùy căng mộng. Quan sát trên tiêu bản tổ chức học cho thấy buồng tinh chứa nhiều tinh trùng (Hình 2D). Giai đoạn VI: (Giai đoạn sau khi đẻ) Đây được gọi là giai đoạn thoái hóa buồng trứng. Sau khi đẻ, buồng trứng rỗng, nhăn nheo, mềm nhão và bên trong có dịch bầm đỏ. Trong buồng trứng một số tế bào trứng không được đẻ ra, một số trứng ở giai đoạn II, III, IV, V bám chặt vào các mô liên kết, số buồng trứng được thoái hóa và tái hấp thu. Bên cạnh đó vẫn còn có các tế bào dự trữ, một số tế bào chuyển về giai đoạn II, III (Hình 1E). Cá đã tham gia sinh sản, kích thước buồng tinh teo lại, buồng tinh có màu trắng đục hơi vàng, mềm nhão, lúc này có nhiều buồng sinh tinh rỗng và một số tinh bào còn sót lại (Hình 2E). Bảng 1. Kích thước trứng cá đục qua các giai đoạn phát triển (n = 30) Giai đoạn Đường kính (mm) Nhỏ nhất Lớn nhất M ± SD I 0,039 0,069 0,048 ± 0,0096 II 0,078 0,147 0,108 ± 0,0209 III 0,169 0,361 0,257 ± 0,0472 IV 0,385 0,578 0,483 ± 0,0605 V 0,602 0,771 0,771 ± 0,0581 Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở Bảng 3.1 cho thấy trứng cá đục có kích thước dao động từ 0,039 đến 0,771 (mm). Điều này tương đồng với nghiên cứu trước đó của Shamsan (2008) thực hiện tại vùng Zuari Estuary, Ấn Độ. Kết quả nghiên cứu của Shamsan cho thấy trứng cá đục bé nhất có đường kính là 0,05 (mm) còn trứng trưởng thành hoàn toàn có đường kính đạt kích thước tối đa là 0,64 (mm). 3.3 Mùa sinh sản Tỷ lệ thành thục đạt giá trị cao nhất ở tháng 1 chiếm đến 81 (%), thấp nhất ở tháng 11 chỉ chiếm 33 (%). Tỷ lệ thành thục đạt giá trị cao từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau (Hình 3). Tuy nhiên, các tháng còn lại vẫn có các cá thể đang ở thời kỳ thành thục, buồng trứng xuất hiện giai đoạn III, IV, V. Sự hiện diện của các giai đoạn khác nhau (trứng trưởng thành bên cạnh các trứng chưa trưởng thành) trong buồng trứng cho thấy cá đục bạc ở đầm Nha Phu - Khánh Hòa là loài đẻ quanh năm. Kết quả này phù hợp những nghiên cứu về sinh sản của cá đục bạc trước đó được thực hiện ở vùng phía Nam khu vực Kanara, Ấn Độ (James & cs., 1976), vùng vịnh Palk và vịnh Mannar, Ấn Độ (Jayasankar & Alagarswami, 1993). Và nghiên cứu mới đây của Shamsan (2008) tại vùng cửa sông Zuari, Ấn Độ cũng cho kết quả tương tự. Hình 5. Tỷ lệ các giai đoạn của cá đục bạc qua các tháng nghiên cứu. Chỉ số GSI của cá đục bạc cái đạt giá trị cao nhất vào tháng 1 (5,15 ± 1,437), thấp nhất vào tháng 11 (1,00 ± 0,928) và trung bình là 2,68 ± 2,190. Còn cá đục bạc đực thì chỉ số GSI đạt giá trị cao nhất ở tháng 2 (1,34 ± 0,742), thấp nhất vào tháng 11 (0,56 ± 0.306) và trung bình đạt 0,95 ± 0,554. Qua sự biến động của chỉ số GSI được biểu diễn ở Hình 4 cho thấy chỉ số này cao kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Từ sự thay đổi của chỉ số GSI cùng với tỷ lệ thành thục thay đổi theo tháng cho thấy cá đục bạc là loài đẻ trứng quanh năm. Trong đó tháng 12 đến tháng 4 năm sau là thời kỳ sinh sản tập trung, với đỉnh cao là tháng 1. Chỉ số GSI của cá đục bạc ở đầm Nha Phu cao trong thời gian sinh sản tập trung tương tự với cá đục bạc vùng cửa sông Zuari, Ấn Độ (Shamsan, 2008). Cá ven biển, cửa sông ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới chủ yếu là các loài cá đẻ trứng quanh năm và có một mùa sinh sản kéo dài (Longhurst & Pauly, 1987; Houde, 1989). Theo kết quả nghiên cứu thực hiện tại vùng cửa sông Zuari, Ấn Độ cá đục bạc sinh sản gần như quanh năm với mùa sinh sản chủ yếu kéo dài từ tháng 6 đến Journal of Science – 2014, Vol. 4 (3), 47 – 56 An Giang University 54 tháng12 (Shamsan, 2008). Mùa sinh sản của cá đục bạc ở đầm Nha Phu - Khánh Hòa khác với cá đục bạc ở vùng biển Zuari Estuary (Shamsan, 2008). Điều này có thể là do sự khác biệt về điều kiện tự nhiên của 2 vùng phân bố như nhiệt độ, ánh sáng và nguồn thức ăn (Bagenal, 1978; Shamsan, 2008). Những yếu tố môi trường này có ảnh hưởng lớn nhất đối với quá trình phát triển của buồng tinh, buồng trứng và khả năng sinh sản của các loài (Shamsan, 2008). Hình 6. Hệ số thành thục và tỷ lệ thành thục qua các tháng nghiên cứu (Các điểm là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn.) 3.4 Kích thước thành thục lần đầu Kích thước thành thục lần đầu của cá đục bạc ở đầm Nha Phu - Khánh Hòa là 145,7 mm. Hình 7: Đồ thị tương quan giữa nhóm kích thước và Ln((1-P)/P); P là tỷ lệ thành thục. Kích thước thành thục lần đầu của cá đục bạc ở đầm Nha Phu – Khánh Hòa tương tự như với cá đục bạc vùng Pulicat Lake, Ấn Độ (140 – 145 (mm)) (Krishnamurthy & Kaliyamurthy, 1978). Tuy nhiên, kích thước thành thục lần đầu của cá đục bạc ở đầm Nha Phu lớn so với cá đục bạc ở Mandapam, Ấn Độ (130 mm) (Radhakrishnan, 1957). Kích thước thành thục lần đầu của cá đục bạc ở đầm Nha Phu thấp hơn so với vùng Kanara (151 - 191 (mm)) (James & cs., 1976); vịnh Sillaginid Palk, và vịnh Mannar (170 - 175 (mm)) (Jayasankar, 1991) và vùng Zuari Estuary, Ấn Độ (155 - 164 (mm)) (Shamsan, 2008). Sự sai khác này có thể do có sự sai khác giữa các điều kiện tự nhiên ở mỗi khu vực nghiên cứu (nhiệt độ, nguồn thức ăn, ánh sáng, … ) đã ảnh hưởng đến khả năng thành thục của cá đục bạc. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng không nên khai thác những cá thể có kích thước dưới 145,79 mm, vì lúc này cá đục bạc chưa tham gia sinh sản lần đầu. 3.5 Sức sinh sản Cá đực bạc dùng để phân tích khả năng sinh sản có kích thước dao động từ 152 đến 322(mm) tương ứng với khối lượng cá dao động từ 26,62 đến 229,48 (g). Sức sinh sản tuyệt đối trung bình của cá đục bạc là 29.065 ± 5.440 (trứng/cá cái), dao động trong khoảng 4.433 - 120.969 (trứng/cá cái). Sức sinh sản cá đục bạc đầm Nha Phu - Khánh Hòa tương đương với cá ở vùng Karwar (Palekar & Bal, 1961); Kanara (James & cs., 1976; Reddy & Neelakantan, 1993); và Goa (Shamsan, 2008) (Bảng 2). Bảng 2. Sức sinh sản tuyệt đối của cá đục bạc tại một số vùng biến Ấn Độ Sức sinh sản tuyệt đối (trứng/cá cái) Vùng nghiên cứu Tham khảo 16.682 - 166.130 Karwar Palekar và Bal (1961) 11.304 - 100.593 Kanara James & cs. (1976) 20.184 - 120.450 Kanara Reddy và Neelakantan (1993) 11.376 - 103.695 Goa Shamsan (2008) 4.433 - 120.969 Nha Phu, Khánh Hòa Nghiên cứu này Mối tương quan giữa sức sinh sản tuyệt đối và kích thước có dạng Y = 633,5 X – 97.090. Vậy sức sinh sản tuyệt đối và kích thước cá có mối tương quan thuận với hệ số tương quan R = 0,9644 tương đối cao. Điều này cho thấy kích thước càng lớn thì sức sinh sản tuyệt đối càng lớn. Kết quả nghiên cứu này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Kumai và Nakamura (1978). Theo đó, tổng số lượng trứng trong thời kỳ sinh sản phụ thuộc chủ yếu vào kích thước của cá cái. (%) Journal of Science – 2014, Vol. 4 (3), 47 – 56 An Giang University 55 Hình 8. Mối tương quan giữa sức sinh sản tuyệt đối và kích thước cá đục bạc. Sức sinh sản tương đối trung bình của cá đục bạc ở đầm Nha Phu – Khánh Hòa là 413 ± 152 (trứng/g cá cái), dao động từ 137 - 889 trứng/g cá cái. Sức sinh sản tương đối của cá đục bạc đầm Nha Phu tương đương với, vùng Mangalore (430 – 867 trứng/g cá cái) khi xét cùng nhóm kích thước mẫu (180 – 215 mm) (Vinod & Basavaraja, 2010). 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 4.1 Kết luận Tỷ lệ đực cái trong quần đàn đánh bắt tự nhiên của cá đục bạc ở đầm Nha Phu – Khánh Hòa là 1:1,35. Tỷ lệ thành thục đạt giá trị cao nhất ở tháng 1 chiếm đến 81 (%), thấp nhất ở tháng 11 chỉ chiếm 33 (%). Chỉ số GSI của cá đục bạc cái đạt giá trị cao nhất vào tháng 1 (5,15 ± 1,437), thấp nhất vào tháng 11 (1,00 ± 0,928) và trung bình là 2,68 ± 2,190. Còn cá đục bạc đực thì chỉ số GSI đạt giá trị cao nhất ở tháng 2 (1,34 ± 0,742), thấp nhất vào tháng 11 (0,56 ± 0.306) và trung bình đạt 0,95 ± 0,554. Cá đục bạc sinh sản quanh năm, với mùa sinh sản chính kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau với đỉnh cao là tháng 1. Cá đục bạc thành thục lần đầu khi đạt chiều dài 145,79 mm. Sức sinh sản tuyệt đối trung bình của cá đục bạc là 29.065 ± 5.440 (trứng/cá cái), dao động trong khoảng 4.433 - 120.969 (trứng/cá cái). Sức sinh sản tương đối trung bình của cá đục bạc là 413 ± 152 (trứng/g cá cái), chỉ số này dao động từ 137 - 889 (trứng/g cá cái). 4.2 Khuyến nghị Không nên khai thác các cá thể cá đục bạc có kích thước < 145,79 mm. Đồng thời, không nên khai thác loài cá này trong khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Cần tiến hành nghiên cứu xây dựng quy trình sinh sản nhân tạo cá đục bạc. Lời cảm ơn Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Hải dương học, Phòng Công nghệ Nuôi trồng, Trạm Thực nghiệm và Phòng Nguồn lợi Thủy sinh đã tạo điều kiện thuận lợi nhất về thời gian, cơ sở vật chất và trang thiết bị thí nghiệm để tôi hoàn thành nghiên cứu này TÀI LIỆU THAM KHẢO Alagarswami, K. (1990). Status of Coastal Aquaculture in India, In: Aquaculture in Asia, (Ed.): Joseph, M. M., Asia Fisheries Society, Indian branch: 163-190 pp. Bagenal, T. B. (1978), “Aspects of fish fecundity”, In: Ecology of freshwater fish production (ed. S. D. Gerking), Wiley, New York, pp. 75-101. Bal, D. V. & Rao, K. V. (1984). Marine fisheries, Tata McGraw-Hill Publishing Company Limited: 457 pp. Chacko, P.I. (1949). Food and feeding habits of the fishes of the Gulf of Manaar, Proc. Indian Acad. Sci., 29(B):83-97 Dhulkhed, M. H. & Ramamurthy, S. (1977). A Note on a Preliminary Experiment on the Culture of Silago sihama (Forskal) at Mangalore, Indian J. Fish, 24: 229-231 pp. Houde, E. D. (1989) Comparative Growth and Energetics of Marine Fish Larvae, [In: Third ICES Symposium on the Early Life History of Fish, 3-5 Oct 1988; (Eds.), Blaxter, J. H. S.; Gamble, J. C. and Von Westernhagen, H.], Bergen, Norway: 479 pp. James, P. S. B. R., Mohanraj, G., Rengaswamy, V. S. & Raju, A. (1984a). Preliminary Experiments on the Culture of Grey Mullets at Mandapam, Proc. Symp. Coastal Aquaculture, 3: 791-796 pp. James, P. S. B. R., Rengaswamy, V. S., Raju, A. & Mohanraj, G. (1984b). Studies on Diurnal Variations in the Occurrence of Grey Mullet Seed at Mandapam, Proc. Symp, Coastal Aquaculture, 3: 765-775 pp. James, P. S. B. R., Soundararajan , R. & Rodrigo, J. X. (1984c). “A Study of the Seed Resource of the Indian Sandwhiting Silago sihama (Forskal) in the Palk Bay” Indian J. Fish, 31(3): 313-324 pp. James, P. S. B. R., Verghese, T. J., & Devaraj, K. V. (1976). Some Observations on the Possibilities of Journal of Science – 2014, Vol. 4 (3), 47 – 56 An Giang University 56 Culture of the Indian Sandwhiting Silago sihama (Forsskal) in Brackish Waters, J. Inland Fish. Soc. India; 8: 212-220 pp. Jayasankar, P. (1991). Length-Weight Relationship and Relative Condition Factor in Silago sihama (Forsskal) from Mandapam Region, Indian J. Mar. Sci., 38: 183-186 pp. Jayasankar, P., & Alagarswami, K. (1993). Studies on the Reproduction of Indian Sandwhiting Silago sihama (Forsskal) (Sillaginidae, Percoidei), CMFRI Spl. Publ., 56: 77-82 pp. Jim, F., Lou, C. & Phil, J. (1998). Practical Statistics for Field Biology, Second Edition, Wiley, USA: 227 pp. King, M. (2001). Fisheries biology asenssment and mamagement, Osney, Oxford, England: 341pp. Krishnamurthy, K. N., & Kaliyamurthy, M. (1978). Studies on the Age and Growth of Indian Sandwhiting Silago sihama (Forskal) from Pulicat Lake with Observations on its Biology and Fishery, Indian J. Fish., 25(1&2): 84-97 pp. Kumai, H. & Nakamura, M. (1978). Spawning of the Silver Whiting Silago sihama (Forsskal) Cultivated in the Laboratory, Bull. Jap. Soc. Scient. Fish.; 44(9): 10-55 pp. Laurence, W. C., & Briand, G. (1990). Reproduction Method for Fish Biology. American Fisheries Society, Bethesda, Mryland, USA. Longhurst, A. R. & Pauly, D. (1987). Ecology of Tropical Oceans, Academic press, San Diego, 407 pp. Nikolsky, G. V. (1963). The ecology of fishes. Academic press, London, 352 pp. Palekar, V. C., & Bal, D. V. (1961). Studies on the Maturation and Spawning of the Indian Whiting Silago sihama (Forskal) from Karwar Waters. Pro. Indian Acad. Sci., 54(2): 76-93 pp. Patki, L. R., Bhalchandra, B. L., & Jeevaji, I. H. (1989). An introduction to microtechnique. S. Chand & Company, Ltd. Ram Nagar, New Delhi- 110055. 28-78 pp. Pravdin, I.F. (1963). Hướng dẫn nghiên cứu cá. (Phạm Thị Minh Giang, Biên dịch), NXB Khoa học Kỹ thuật. 278 tr. Qasim, S. Z. (1973). Some Implications of the Problem of Age and Growth in Marine Fishes from the Indian Waters, Indian J. Fish., 20: 351-370 pp. Radhakrishnan, N. (1957). Contribution to the Biology of Indian Sandwhiting Silago sihama (Forskal), Indian J. Fish., 4(2): 254-283 pp. Reddy, C. R. & Neelakantan, B. (1993). “Fecundity Studies on Sandwhiting Silago sihama (Forsskal) from Karwar waters”. Fish., Tech., 30(1): 159-160 pp. Ronald, D.Zweig, Hà Xuân Thông, Lê Thanh Lựu, Jonathan, R. Cook, & Michael Phillips (2005). Việt Nam: Nghiên cứu Ngành Thủy sản: 135 tr. Shamsan, E. F. (2008). Ecobiology and Fisheries of an Economically Important Estuarine Fish, Silago sihama (Forsskal), Thesis submitted for the degree of doctor of philosophy In Marine Science, Goa University. 271 pp. Taghavi Motlagh, Hakimelahi, Ghodrati Shojaei, Vahabnezhad & Taheri Mirghaed (2012), “Feeding habits and stomach contents of Silver Sillago, Silago sihama, in the northern Persian Gulf”, Iranian Journal of Fisheries Sciences, 11(4) 892- 901 Vinod, H. B., & Basavaraja, N. (2010). Reproductive biology of the Indian sandwhiting, Silago sihama (Forsskal) - maturity stages, fecundity, spermatozoa and histology of gonads Indian Journal of Fisheries, 57 (4) : 21-29 pp. XaKun, O., & Buskaia, A. (1968). Xác định các giai đoạn phát dục và nghiên cứu chu kỳ sinh dục của cá. (Lê Thanh Lựu, Biên dịch). Hà Nội: Nhà xuất bản Nông nghiệp . đối trung bình của cá đục bạc ở đầm Nha Phu – Khánh Hòa là 413 ± 152 (trứng/g cá cái), dao động từ 137 - 889 trứng/g cá cái. Sức sinh sản tương đối của cá đục bạc đầm Nha Phu tương đương với,. 47 ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN CÁ ĐỤC BẠC SILLAGO SIHAMA (Forsskal, 1775) Ở ĐẦM NHA PHU - KHÁNH HÒA Hồ Sơn Lâm 1 , Huỳnh Minh Sang 2 1 ThS. Viện Hải Dương học Nha Trang, Khánh Hòa 2 TS thục lần đầu của cá đục bạc ở đầm Nha Phu lớn so với cá đục bạc ở Mandapam, Ấn Độ (130 mm) (Radhakrishnan, 1957). Kích thước thành thục lần đầu của cá đục bạc ở đầm Nha Phu thấp hơn so với

Ngày đăng: 14/08/2015, 23:41

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan