BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG CAO VĂN NGUYỆN NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MẬT ĐỘ NUÔI, VÙNG NUÔI LÊN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA HÀU THÁI BÌNH DƯƠNG CRASSOSTREA GIGAS THUNB
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
CAO VĂN NGUYỆN
NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MẬT ĐỘ NUÔI, VÙNG NUÔI LÊN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA HÀU THÁI BÌNH DƯƠNG
(CRASSOSTREA GIGAS THUNBERG, 1793)
Ở ĐẦM NHA PHU, KHÁNH HÒA
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHÁNH HÒA - 2015
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
CAO VĂN NGUYỆN
NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MẬT ĐỘ NUÔI, VÙNG NUÔI LÊN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA HÀU THÁI BÌNH DƯƠNG
(CRASSOSTREA GIGAS THUNBERG, 1793)
Ở ĐẦM NHA PHU, KHÁNH HÒA
Trang 3iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Nghiên cứu xác định mật độ nuôi,
vùng nuôi lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của hàu Thái Bình Dương (Crassostrea
gigas Thunberg, 1793) ở đầm Nha Phu, Khánh Hòa” là công trình nghiên cứu của
cá nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này
Nha Trang, ngày 5 tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn
Cao Văn Nguyện
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Kinh phí và các hỗ trợ cho nghiên cứu này được cung cấp bởi Công ty Hàu Thái Binh Dương Nha Trang và đề tài (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) mã 03.05/15-16
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của Viện Hải dương học, phòng Công nghệ nuôi trồng, phòng Sinh thái biển đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được hoàn thành nhiệm vụ
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Tấn Sỹ đã hướng dẫn tôi trong thời gian thực hiện luận văn
Xin chân thành cảm ơn NCS Hoàng Trung Du đã giúp đỡ thu mẫu chất lượng nước và phân tích kết quả đạt được cho đề tài
Xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Thị Thanh Thủy, TS Huỳnh Minh Sang,
TS Đỗ Hữu Hoàng đã đọc và có những đóng góp quý giá cho luận văn
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nha Trang, ngày 5 tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn
Cao Văn Nguyện
Trang 5v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN iii
LỜI CẢM ƠN iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT viii
DANH MỤC BẢNG ix
DANH MỤC HÌNH x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN xi
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Đặc điểm sinh học, sinh thái của hàu TBD Crassostrea gigas 3
1.1.1 Vị trí phân loại và phân bố 3
1.1.2 Đặc điểm hình thái cấu tạo 4
1.1.3 Đặc điểm sinh sản 4
1.1.4 Đặc điểm sinh trưởng hàu TBD 5
1.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng 6
1.1.6 Đặc điểm sinh thái ảnh hưởng lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của hàu TBD 7
1.1.6.1 Nhiệt độ 7
1.1.6.2 Độ mặn 7
1.1.6.3 Ánh sáng, dòng chảy, vật bám và thủy triều 8
1.1.6.4 Mật độ nuôi và vùng triều 8
1.2 Công nghệ nuôi hàu TBD Crassostrea gigas 9
1.2.1 Thu thập giống tự nhiên 9
1.2.2 Sản xuất giống nhân tạo 10
1.3 Tình hình nuôi hàu TBD trên thế giới và Việt Nam 10
1.3.1 Tình hình nuôi hàu trên thế giới 10
1.3.1.1 Nuôi hàu ở vùng trung triều 10
1.3.1.2 Nuôi ở vùng dưới triều, vùng nước sâu 11
1.3.1.3 Nuôi vỗ béo và tiêu chuẩn lựa chọn vùng nuôi an toàn 11
1.3.2 Tình hình nuôi hàu ở Việt Nam 12
1.3.2.1 Nuôi thương phẩm hàu bản địa 12
Trang 61.3.2.2 Nuôi thương phẩm hàu Thái Bình Dương 13
1.4 Địch hại, bệnh và các biện pháp phòng trị của hàu nuôi 13
1.5 Điều kiện tự nhiên và đặc điểm sinh thái vùng thử nghiệm nuôi hàu TBD ở Nha Phu 15
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 18
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 18
2.1.2 Thời gian nghiên cứu 18
2.1.3 Vị trí nghiên cứu 18
2.2 Sơ đồ khối các nội dung nghiên cứu 20
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng mật độ, vùng triều lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của hàu TBD ở đầm nha Phu 21
2.2.1.1 Thiết kế thí nghiệm ở vùng trung triều 21
2.2.1.2 Thiết kế thí nghiệm ở vùng dưới triều 21
2.2.2 Xác định sinh trưởng và tỷ lệ sống của hàu thí nghiệm 22
2.2.2.1 Sinh trưởng 22
2.2.2.2 Tỷ lệ sống 23
2.2.3 Nuôi hàu thương phẩm 23
2.2.3.1 Nuôi hàu thương phẩm bằng giàn treo ở vùng trung triều và dưới triều23 2.2.3.2 Nuôi hàu thương phẩm bằng bè treo ở vùng dưới triều 24
2.2.4 Theo dõi các yếu tố môi trường tại địa điểm nghiên cứu 25
2.2.5 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 25
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27
3.1 Biến động môi trường ở đầm Nha Phu theo mùa 27
3.2 Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của mật độ nuôi, vùng triều lên sinh trưởng và tỷ lệ sống ở đầm Nha Phu 29
3.2.1 Sinh trưởng của hàu TBD ở ba mật độ tại hai vùng triều 29
3.2.2 Tỷ lệ sống của hàu ở ba mật độ nuôi tại hai vùng triều 32
3.3 Tương quan chiều dài và khối lượng hàu theo thời gian 33
3.4 Nuôi hàu TBD thương phẩm 34
3.4.1 Sản lượng nuôi thí nghiệm hàu TBD 34
Trang 7vii
3.4.2.1 Hình thức nuôi nổi - nuôi hàu trên bè treo, giàn treo vùng trung triều và dưới
triều 35
3.4.2.2 Hình thức nuôi đáy ở vùng trung triều 35
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 37
KẾT LUẬN 37
ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 37
DANH MỤC TÀI LIỆU TRÍCH DẪN 38
Trang 8LSD: Least Significant Difference-sự khác biệt ý nghĩa nhất
L: length- chiều dài
Mean: trung bình
MPN: Most Probable Number- mật độ khuẩn lạc
n: tổng số mẫu
Sig Significant: mức ý nghĩa
SD: Standard Deviation: độ lệch chuẩn
SE: Standard Error- sai số chuẩn
S: survival-tỷ lệ sống
TBD: Thái Bình Dương
TLS: tỷ lệ sống
Tem Temperature- nhiệt độ
TSS: Total suspended Solids- tổng lượng vật chất hữu cơ và vơ cơ lơ lửng W: weight- khối lượng
Trang 9Bảng 3.5 Tỷ lệ sống của hàu Crasssotrea gigas trong 150 ngày tuổi ở hai vùng triều32
Bảng 3.6 Sản lượng hàu thu hoạch 34 Bảng 3.7 Điều kiện tự nhiên của nguồn nước trong vùng nuôi hàu 36
Trang 10DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Hàu TBD Crassostrea gigas Thunberg, 1793 (ảnh: Cao Văn Nguyện) 18
Hình 2.2: Sơ đồ vị trí thu mẫu chất lượng nước 19
Hình 2.3: Sơ đồ khối nghiên cứu tổng thể của luận văn 20
Hình 2.4 Thiết kế vị trí treo lồng ở vùng trung triều và dưới triều 21
Hình 2.5 Dụng cụ đo chiều dài (mm), cân khối lượng (g) 23
Hình 2.6 Mô hình giàn nuôi hàu ở vùng trung triều tại đầm Nha Phu 24
Hình 2.7 Mô hình bè nuôi tại đầm Nha Phu 25
Hình 3.1 Sinh trưởng hàu Crassostrea gigas ở vùng trung triều và dưới triều 29
Hình 3.2 Tỷ lệ sống của Crassostrea gigas ở vùng trung triều và dưới triều 32
Hình 3.3 Tương quan chiều dài và khối lượng hàu TBD trong 150 ngày tuổi 34
Trang 11xi
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Nghiên cứu xác định mật độ nuôi, vùng nuôi lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của
hàu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas Thunberg, 1793) ở đầm Nha Phu, Khánh
Hòa được thực hiện từ tháng 6 năm 2014 đến tháng 6 năm 2015 Thêm vào đó xác định ảnh hưởng của các yếu tố môi trường sinh thái tại vùng nuôi cũng được thực hiện định theo hai mùa Mục tiêu của đề tài: xác định mật độ nuôi và vùng nuôi thích hợp cho sinh trưởng, tỷ lệ sống của hàu TBD ở đầm Nha Phu
Thiết kế thí nghiệm nuôi hàu Thái Bình Dương ở ba mật độ khác nhau: 10 con/lồng, 15 con/lồng và 20 con/lồng ở vùng trung triều và vùng dưới triều, mỗi mật
độ trên mỗi vùng triều được lặp lại 5 lần
Kết quả nuôi ở ba mật độ nói trên trong hai vùng triều chỉ ra rằng Hàu TBD nuôi ở đầm Nha Phu có tốc độ sinh trưởng nhanh, trong 5 tháng nuôi ở vùng trung
triều hàu Crassostrea gigas đạt chiều dài vỏ 87,1 ± 1,0 mm, khối lượng 67,2 ± 2,5 g; ở
vùng dưới triều chiều dài vỏ là 85,6 ±1,0 mm, khối lượng là 64,9 ±2,6 g Tốc độ sinh trưởng trung bình ở vùng trung triều theo chiều dài vỏ là 17,4 ± 0,2mm/tháng và khối lượng 13,6 ± 0,5) g/tháng; ở vùng dưới triều theo chiều dài vỏ là 17,11 ± 0,19 mm/tháng và khối lượng 13,0 ± 0,5) g/tháng Hàu nuôi ở mật độ 10 con/lồng cho tốc
độ sinh trưởng nhanh hơn 20 con/lồng; ở mật độ 10 con/lồng và 15 con/lồng không có
sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng trong 150 ngày, sản lượng thu hoạch cho năng suất cao nhất ở mật độ 20 con/lồng Tỷ lệ sống của hàu ở vùng trung là 56,9% và vùng dưới triều tỷ lệ sống là 51,4%; không có sự khác biệt về tỷ lệ sống giữa các mật độ nuôi trên cả hai vùng triều, nhưng có sự khác biệt có ý nghĩa về tỷ lệ sống giữa vùng trung triều và vùng dưới triều; cũng không tìm thấy có sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng giữa hai vùng triều, nhưng có sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng giữa các mật
độ nuôi
Nuôi Hàu thương phẩm nên bắt đầu từ tháng 8 hàng năm và sẽ thu hoạch trước tháng 6 sẽ cho năng suất cao, bởi vì các tháng 6 và 7 nhiệt độ tăng cao trên 320C ở tầng mặt khoảng 5-6 ngày trong mỗi tháng, kết hợp mùa gió Tây Nam thịnh hành đã làm xáo trộn nền đáy bùn ở đầm Nha Phu tạo điều kiện cho vật chất lơ lửng tăng cao
quá mức là nguyên nhân làm cho tỷ lệ chết của hàu tăng cao
Từ khóa: Hàu Thái Bình Dương, mật độ nuôi, vùng triều
Trang 12MỞ ĐẦU
Hàu là một trong những loại thực phẩm ngon, cao cấp ở biển, vì hương vị đặc biệt, giá trị dinh dưỡng cao và tính biệt dược của chúng: thịt hàu có 5 axít amin tương đương hoặc cao hơn thịt bào ngư, hàm lượng các hormone testosteron cao gấp 10 lần
so với thịt sò huyết, gấp 17 lần so với thịt gà trống, hàm lượng của một số nguyên tố vi lượng sinh học trong thịt hàu như Fe, Zn, Mn cao hơn thịt bào ngư [6] Ngoài giá trị dinh dưỡng, thịt hàu còn được coi là “thực phẩm - thuốc” cho người thiếu sinh lực.v.v
Hằng năm trên thế giới, sản lượng hàu nuôi đạt khoảng 2 triệu tấn và có chiều hướng tăng mạnh [72] Loài nuôi cho sản lượng lớn nhất là hàu Thái Bình Dương
(TBD) Crassostrea gigas, chúng là loài bản địa của Đông Bắc châu Á như Nhật Bản
[45], [49], [53] nhưng được di chuyển và lan rộng ra nhiều quốc gia khác như Pháp, Trung Quốc, Anh, Bờ Tây nước Mỹ, Canada, Brazil, Hàn Quốc, Úc và New zealand [73] Đây là đối tượng nuôi quan trọng có giá trị kinh tế và xuất khẩu cao [15], 16] Hàu đã được nuôi ở 66 nước trên thế giới [49], [54], chúng có tốc độ sinh trưởng nhanh, có những ưu việt hơn các loài hàu khác như kích thước và khối lượng cơ thể lớn, giá trị xuất khẩu cao, nhu cầu thị trường cao [48]; vì những lý do đó, đầu năm,
2007, hàu TBD đã được nhập vào Việt Nam từ Đài Loan và đã nuôi tại vịnh Bái Tử Long, nuôi từ 8 - 10 tháng hàu đạt chiều dài vỏ từ 65-75mm, khối lượng từ 70-80g/con, tỷ lệ sống đạt từ 54-63% [10], trong khi đó, ở các nước châu Âu phải nuôi từ 12-48 tháng mới đạt kích cỡ thương phẩm [21], [22] Hiện nay, hàu TBD đã nuôi thử nghiệm tại nhiều địa phương trong nước như đầm Nha Phu (Khánh Hòa), đầm Nại (Ninh Thuận), Sông Cầu (Phú Yên), đầm Thị Nại (Bình Định) [4], nhưng chưa có các nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng, tỷ lệ sống, vùng nuôi thích hợp, mật độ nuôi của hàu TBD, cũng như đánh giá khả năng phát triển của chúng trong điều kiện nuôi tại Việt Nam
Chính vì vậy, tôi chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn Cao học là: “ Nghiên cứu
xác định mật độ nuôi, vùng nuôi lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của hàu Thái Bình
Dương (Crassostrea gigas Thunberg, 1793) ở đầm Nha Phu, Khánh Hòa”
Trang 132
Mục tiêu của đề tài: Xác định mật độ nuôi và vùng triều thích hợp nhất cho sinh
trưởng, tỷ lệ sống của hàu TBD ở đầm Nha Phu
Nội dung của đề tài :
1 Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ, vùng triều lên sinh trưởng và tỷ lệ sống hàu TBD ở đầm Nha Phu
2 Nuôi thương phẩm hàu TBD ở đầm Nha Phu
3 Theo dõi các yếu tố môi trường tại địa điểm nghiên cứu
Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
- Làm tăng sản lượng hàu nuôi trên một diện tích nuôi
- Góp phần hoàn thiện quy trình nuôi hàu Thái Bình Dương thương phẩm ở Việt Nam
Trang 14CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Đặc điểm sinh học, sinh thái của hàu TBD Crassostrea gigas
1.1.1 Vị trí phân loại và phân bố
Ngành thân mềm Mollussca
Lớp hai vỏ: Bivalvia
Bộ hàu: Ostreoida
Họ hàu: Ostreidae Rafinesque, 1815
Họ phụ: Crassostreinae Scarlato & Starobogatov, 1979
Giống: Crassostrea Sacco, 1897
Loài hàu TBD: Crassostrea gigas Thunberg, 1793
Tên tiếng Anh: Pacific oyster; giant Pacific oyster; Pacific cupped oyster; Japanese oyster
Tên đồng vật: Crassostrea laperousii Schrenk, 1861; Crassostrea posjetica Raugh,
1934; Crassostrea angulata (Lamarck, 1818); C laperousii (Schrenck, 1862); C
sikamea (Amemiya, 1928); C talienwhenensis Crosse, 1862
Hiện trạng phân loại học: Hàu TBD được chia thành hai dòng khác nhau chủ
yếu theo vùng địa lý phân bố Dòng hàu Nhật Bản Crassostrea gigas được giới thiệu đến Pháp từ thập niên 1970 để phục hồi cho loài hàu Bồ Đào Nha Crassostrea
angulata bị bệnh [36], [45] Trong những năm gần đây, các nhà phân loại học đã sử
dụng kỹ thuật phân loại dựa trên DNA đã minh chứng rằng Crassostrea gigas và
Crassostrea angulata có nguồn gốc di truyền khác nhau, mặc dù chúng có quan hệ khá
gần [17], đặc biệt sự khác biệt khoảng 2,3% dòng COI và đề nghị rằng hai quần thể
Crassostrea gigas và Crasstrea angulata có sự phân nhánh về mặc di truyền cách đây
hàng ngàn năm Từ những nghiên cứu phân loại đã đề cập trên, Boudry P., và cộng sự
(1998) [21], cho rằng hàu châu Âu Crassostrea angulata được giới thiệu từ Đài Loan
trong thế kỷ 16, hoặc 17 và có thể nhận diện về mặt di truyền từ hàu Nhật Bản đã di nhập vào Đài Loan Do đó các tác giả này đề nghị chúng nên xếp thành hai loài riêng mặc dù có những quan hệ khá gần Ở Việt Nam, cho đến nay vẫn còn tranh luận tên loài hàu nhập từ Đài Loan vào Việt Nam đầu năm 2007, nên chúng tôi vẫn dùng tên
hàu TBD Crassostrea gigas cho đối tượng nghiên cứu của mình
Trang 154
Hàu TBD phân bố tự nhiên ở Nhật Bản, Hàn Quốc, vùng biển Maritime - Nga, biển Yellow Sea - Trung Quốc [36] Hiện nay, hàu TBD được di giống và ương nuôi thành công trên 66 vùng lãnh thổ [49], những vùng trước đây không có giống tự nhiên xuất hiện, nay đã có từ British Columbia - Canada đến California, Hawaii - Mỹ, Quảng Đông- Trung Quốc, Tasmania - Úc, New Zealand và Brazil [36]
1.1.2 Đặc điểm hình thái cấu tạo
Hình dạng bên ngoài: cơ thể hàu được bao bọc bởi hai vỏ cứng chắc và không đồng đều về hình dạng và kích thước, vỏ trái lớn hơn, sâu và thường bám vào nền đá hay bất cứ vật cứng nào, vỏ phải nhỏ và phẳng Màu vỏ ngoài thay đổi tùy theo môi trường sống nhưng thường có màu xám xanh, hoặc nâu, mép vỏ thường có khía cạnh nhô cao, phía trong vỏ đa số có màu trắng sữa, vết cơ khép vỏ dài, lớn và thường có màu hồng Cấu tạo vỏ hàu có 3 lớp: lớp sừng ngoài mỏng, dễ bóc và cấu trúc hoàn toàn bằng protein Lớp giữa dày nhất là tần đá vôi với cấu trúc gồm carbonate calcium kết tinh gắn chắc trên thể protein Lớp trong cùng mỏng, bóng, sáng và rất cứng là tầng xà cừ [36]
1.1.3 Đặc điểm sinh sản
Các loại hàu đều có hiện tượng thay đổi giới tính trong vòng đời Các yếu tố môi
trường đặc biệt là thức ăn có thể ảnh hưởng tới giới tính của hàu Trong điều kiện dồi dào thức ăn, hàu đực có xu hướng chuyển giới tính thành con cái và ngược lại trong điều kiện thức ăn hạn chế hoặc với mật độ quá lớn thì toàn bộ là hàu đực [28] Mặc dù
là loài thay đổi giới tính, nhưng hầu hết mỗi cá thể chỉ có thể hoặc đực hoặc cái ở một thời điểm nào đó mà thôi, hàu sinh sản bằng cách phóng tinh và trứng, trứng và tinh trùng trôi dạt trong nước và gặp nhau ở đó để thụ tinh [21], [28] Một cá thể hàu trong
giống Crassostrea đẻ khoảng 10 - 100 triệu trứng trong một lần đẻ Hàu trưởng thành
tham gia sinh sản khi có trọng lượng khoảng 30g, chiều dài vỏ 65 - 70 mm [53] Với
kích thước này hàu Crassostrea gigas đẻ khoảng 50 - 60 triệu trứng cho mỗi lần đẻ
[62], kích thước 100 mm hàu TBD có thể đẻ khoảng 100 triệu trứng [28] Hàu TBD có thể đẻ vài lần trong mùa vụ sinh sản, trứng nở thành ấu trùng và tự kiếm thức ăn trong nước Hình dạng bên ngoài của hàu rất khó phân biệt đực cái, chỉ phân biệt được đực cái khi tách vỏ ra và quan sát tuyến sinh dục vào mùa vụ sinh sản Đối với con đực tuyến sinh dục màu trắng đục, bóp nhẹ tinh dịch chảy ra dính thành cục Con cái tuyến
Trang 16sinh dục có màu trắng xanh, bóp nhẹ trứng chảy ra rời rạc Nếu quan sát dưới kính hiển vi thì thấy con cái trứng có dạng hình tròn, hình oval nếu ở giai đoạn III thì trứng rời nhau Con đực có kích thước tinh trùng rất nhỏ, đầu tròn, đuôi kéo dài rất khó quan sát Tỷ lệ đực cái thay đổi theo thời gian [28], [53]
Mùa vụ sinh sản hàu Crassostrea gigas ở Galicia – Tây Ban từ tháng 6 đến tháng
7 và tháng 10 hàng năm; ở vịnh Mexico có mùa vụ sinh sản thường tập trung vào các tháng nhiệt độ cao từ tháng 3 đến tháng 6 và từ tháng 8 đến tháng 11 hằng năm [28]; ở
Hồng Kông hàu Crassostrea gigas đẻ rộ vào tháng 4 - 5 [13]
Việc đẻ trứng phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường và thường diễn ra vào những tháng mùa hè Nhiệt độ đẻ trứng của hàu TBD ở vùng Châu Âu dao động trong khoảng 20 – 22°C, một số vùng ở Anh Quốc như Ireland, nơi mà nhiệt độ hiếm khi đạt 20 – 22°C ở trong mùa hè vì vậy không có giống xuất hiện trong tự nhiên [28]
Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục hàu bao gồm 5 giai đoạn [28], [53]: Giai đoạn 0: Tuyến sinh dục chưa rõ ràng, không phân biệt đực cái
Giai đoạn 1: Bắt đầu của quá trình sinh giao tử với sự xuất hiện của nang follicule Tế bào sinh dục đầu tiên phát triển của vách nang
Giai đoạn 2: Nang follicule phồng to chiếm gần hết khối nội tạng, tế bào sinh dục gần đạt giai đoạn chín
Giai đoạn 3: Tế bào sinh dục chín, trứng có hình dạng trái xoan, tinh trùng gồm những túi nang nhỏ dài xoắn chằn chịt
Giai đoạn 4: Hàu vừa sinh sản xong, có nhiều nang follicule rách nát và rỗng đôi khi còn sót lại một vài trứng và tinh dịch
1.1.4 Đặc điểm sinh trưởng hàu TBD
Sinh trưởng của hai mảnh vỏ nói chung và hàu nói riêng được đặc trưng bởi sự gia tăng khối lượng của cơ thể bao gồm phần vỏ và phần thịt Giữa chiều dài vỏ và trọng lượng có quan hệ mật thiết Để xác định tốc độ sinh trưởng của hàu, các tác giả
đã đưa ra nhiều phương pháp khác nhau, nhưng theo công trình [28], [53], có thể xác định bằng các cách: đo từng cá thể từ mẫu ngẫu nhiên của quần thể; đo những cá thể
Trang 176
những các thể đã đánh dấu; trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng nghiên cứu sinh trưởng bằng cách đo toàn bộ những cá thể theo các mật độ nuôi khác nhau để so sánh
sự khác biệt của chúng trong các mật độ nuôi trên hai vùng triều
Nghiên cứu sinh trưởng thông thường dựa vào kích thước theo tuổi, bởi vậy để đánh giá một quần thể nào đó đầu tiên phải dựa vào việc xác định tuổi Khoảng 20 năm trở lại đây một số nhà nghiên cứu từ châu Âu, châu Mỹ đến vùng Đông Nam Á để nghiên cứu nguồn lợi sinh vật, cho rằng sinh vật nhiệt đới sinh trưởng không có mùa đông lạnh, nên việc xác định tuổi dựa vào các phần cứng là rất khó khăn, họ đã đưa ra một số phương pháp dựa vào tần số chiều dài, về cơ bản các phương pháp này đều dựa vào phương pháp cổ điển, chỉ dùng thủ thuật toán để biến đổi vì giữa tuổi và chiều dài
có sự quan hệ mật thiết; trong nghiên cứu này chúng tôi xây dựng phương trình quan
hệ giữa chiều và trọng lượng hàu TBD theo phương trình W =aLb [28], trong đó a là hằng số, b là hệ số tăng trưởng đại diện cho mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng, W, L lần lược là khối lượng và chiều dài Kết quả tính toán giữa chiều dài vỏ và trọng lượng cá thể sẽ giúp hiểu được đặc điểm sinh trưởng theo giai đoạn phát triển của quần thể dựa vào hệ số b để dự đoán và là yếu tố không thể thiếu được để đánh giá trữ lượng hàu, cũng như đánh giá sức sản xuất của vùng nước
Loài hàu TBD đưa vào nuôi ở vùng biển nhiệt đới cho thấy có sự dao động lớn
về tốc độ tăng trưởng, nuôi ở Mauritius, trong một năm đạt khoảng 6cm, nuôi ở Fiji, đạt 8,5cm [28], [43]; ở các nước châu Âu trong một năm đạt từ 40 - 50g, và ở Israel nuôi trong các ao khu vực cận nhiệt đới, từ giống có kích thước ban đầu 4 g nuôi trong một năm đạt 80 - 90 g [31], [37], ở Anh và xứ Wales sau 4 năm nuôi chỉ đạt 75g [62],
ở IseFjord- Đan Mạch sau một năm nuôi đạt 6,53cm [72]
So sánh tốc độ tăng trưởng của hàu nuôi ở vùng nhiệt và ôn đới thì thấy tốc độ tăng trưởng của hàu nhiệt đới có tốc độ nhanh hơn, đa phần nuôi trong vòng 7 - 8 tháng, đạt chiều dài vỏ từ 7 - 8cm, có thể thu hoạch được, nếu chậm thì sau một năm thu hoạch Thông thường từ 1- 3 năm tuổi, hàu sinh trưởng nhanh, bốn tuổi trở đi, sinh trưởng giảm dần
1.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng
Trứng sau khi thụ tinh, phân cắt và nở thành ấu trùng đĩa bơi, ấu trùng có thể bơi được nhờ hoạt động của các lông nhỏ gọi là tiêm mao Giai đoạn này ấu trùng sống
Trang 18trôi nổi trong nước và thức ăn là thực vật phù du Ấu trùng nhỏ, nên chỉ lọc được những loài thức ăn nhỏ, kích thước từ 2- 20µm [28], [52], [53] Hàu trưởng thành sống
cố định trên vật bám và ăn những thức ăn lớn hơn, không phải bất cứ loại thực vật phù
du nào cũng là loại thức ăn ưa thích đối với động vật ăn lọc, nhất là hàu
Trong sản xuất giống nhân tạo thường sử dụng các vi tảo có kích nhỏ như
Nanochloropsis oculata, Isochrysis galbana, Pavlova lutheri, Chaetoceros calcitrans, Skeletonema costatum, Thalassiosira pseudonana, Th mala, Isochrysis sp và Tetraselmis suecica [43] Càng lớn phổ thức ăn càng phức tạp, hàu ăn cả những vật
chất hữu cơ lơ lửng và lọc khoảng 10 - 30% chất hữu cơ [35]
Hiệu suất đồng hóa thức ăn không chỉ phụ thuộc vào kích cỡ cá thể mà còn phụ
thuộc vào nhiệt độ và lượng thức ăn trong môi trường [54], [70] Đối với Crassostrea
gigas, hiệu suất đồng hóa thức ăn dao động trong khoảng 0,4 – 0,7 [38]
1.1.6 Đặc điểm sinh thái ảnh hưởng lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của hàu TBD 1.1.6.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của hàu: hô hấp, bắt mồi, sinh sản v.v mỗi loài có ngưỡng nhiệt độ khác nhau [19], [20], [28], [54] Trong khoảng dao động nhiệt thích ứng giúp hàu tăng nhanh quá trình sinh trưởng, nếu nhiệt độ vượt ngoài ngưỡng này (quá cao hoặc quá thấp) sẽ làm cho hàu chết nhanh, hàu TBD có thể sống trong khoảng nhiệt độ từ 1 đến 340C [26]; nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng hàu TBD ở Úc từ 8 đến 300C [15], nhiệt độ cao trên 320C có liên quan với
tỷ lệ chết cao [58], [60], trong khoảng nhiệt độ 8-220C hàu phát triển nhanh nhất [59],
ở Hồng Kông nhiệt độ thích hợp cho hàu TBD sinh trưởng và phát triển là 11- 310C, Israel là từ 12-340C, Fiji từ 24-310C, Hawai từ 24-280C [13]
Trang 198
1.1.6.3 Ánh sáng, dòng chảy, vật bám và thủy triều
Đây là các yếu tố vật lý ảnh hưởng lớn đến quá trình bám của ấu trùng hàu và quá trình sinh trưởng của hàu trưởng thành, sau thời gian sống trôi nổi, ấu trùng hàu chuyển sang giai đoạn sống bám Nếu không gặp được vật bám thì ấu trùng hàu phải kéo dài thời gian sống trôi nổi và tự do tiết keo dính, nên sau này có gặp vật bám thì không còn khả năng cố định trên vật bám nữa, nếu gặp được vật bám (vỏ hàu, hạt sỏi, cát, rễ cây v v.) thì chúng sẽ cắm tơ chân và tiết keo dính để cố định vỏ trái trên vật bám và bám suốt đời Vật bám ảnh hưởng lớn đến quá trình bám của hàu giống, hàu thích bám mặt dưới nhiều hơn mặt trên của vật bám, vì ấu trùng hàu có xu hướng bơi lên phía trên nhiều hơn, mặt trên hàu thường bị bùn lấp hoặc dơ bẩn, làm cho ấu trùng hàu khó bám được [52], [53] Độ nhám của vật bám cũng làm tăng khả năng bám của
ấu trùng hàu, khoảng thời gian từ sống trôi nổi đến sống bám khác nhau tùy thuộc vào điều kiện môi trường nhiệt độ, độ mặn, vật bám, lưu tốc dòng chảy [28], [53], [74] Vùng có ánh sáng tốt sẽ tạo điều kiện cho thực vật phù du phát triển, đó là nguồn thức ăn chính của hàu, nếu thức ăn phong phú làm rút ngắn thời sống phù du trong nước và tăng trưởng nhanh Lưu tốc dòng chảy và thủy triều sẽ làm tăng khả năng phát tán thực vật phù du và mở rộng vùng phân bố ấu trùng hàu, cũng như tốc độ lọc của
hàu [28], [53]
1.1.6.4 Mật độ nuôi và vùng triều
Tốc độ tăng trưởng của hàu phụ thuộc vào chất lượng của thức ăn có trong vực nước, tốc độ dòng chảy, nhiệt độ nước [19], [20], [28], [29], [30], [31] Hàu tăng trưởng thích hợp nhất khi hàm lượng thức ăn trong nước cao hơn 0,25 mgC/l [65]
Sinh trưởng và phát triển của hàu nuôi chịu ảnh hưởng của mật độ nuôi và chất lượng quần đàn [27], [30], [41], [42] Mật độ nuôi là yếu tố ảnh hưởng mạnh đến sự sinh trưởng trong giai đoạn đầu của hàu nuôi Sự gia tăng mật độ nuôi ảnh hưởng không lớn đối với sự phát triển về chiều cao của vỏ nhưng lại làm giảm đáng kể trọng lượng trung bình của quần đàn [66], [67] Sinh trưởng của hàu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố môi trường khác như cường độ bức xạ mặt trời, muối dinh dưỡng, các nguyên tố vi lượng và những quần thể sinh vật khác trong hệ sinh thái [24] Hàu sống
ở vùng trung triều, triều thấp có tốc độ tăng trưởng nhanh, còn sống trên vùng triều cao hàu tăng trưởng chậm [28], [43], [53]
Trang 20Quá trình lọc vật chất lơ lửng của động vật hai mảnh vỏ biến động rất lớn, phụ thuộc vào điều kiện môi trường cũng như chất lượng thức ăn trong thủy vực nhằm đạt được tốc độ phát triển tốt nhất [18] Hành vi và tốc độ lọc phụ thuộc rất nhiều vào kích thước của hàu, vào tốc độ dòng chảy, nhiệt độ nước và độ mặn, vào chất lượng và khối lượng thức ăn, tốc độ làm sạch, sản phẩm thải, quá trình lựa chọn dạng thức ăn, khả
năng tiêu hóa và khả năng hấp thụ thức ăn [18] Tốc độ lọc của hàu Crassostrea
[54] Tốc độ lọc của hàu Crassostrea gigas tăng đến 50% khi tốc độ dòng tăng từ 50
đến 100 ml/phút [71]
1.2 Công nghệ nuôi hàu TBD Crassostrea gigas
Có nhiều phương pháp và công nghệ nuôi hàu khác nhau được sử dụng trên thế giới, từ phương pháp nuôi cổ điển truyền thống là dùng đá cuội, vỏ hàu làm vật bám
để lấy giống tự nhiên, đến phương pháp hiện đại sản xuất giống hàu đơn phục vụ cho nuôi lồng bè, nhưng nhìn chung đến nay, phương pháp nuôi truyền thống và hiện đại cũng đang được thịnh hành tùy mỗi vùng, lãnh thổ
Trong nuôi hàu hiện nay, giống được cung cấp từ 2 nguồn tùy theo điều kiện
từng vùng
1.2.1 Thu thập giống tự nhiên
Thông thường các loài hàu sinh sản vào mùa hè, khi mà nhiệt độ nước cao kích thích hàu phóng tinh và đẻ trứng, do vậy thời gian lấy giống tự nhiên phải căn cứ vào mùa vụ sinh sản hàng năm của từng loài hàu để đặt vật bám thu giống và phát triển nuôi Vật bám rất đa dạng, tùy thuộc các hình thức nuôi lớn sau này mà có thể chọn các vật bám cho phù hợp [53] Vật bám lấy giống có thể bằng tấm nhựa, lốp xe cũ, vật liệu bằng đá, vỏ hàu, vỏ trai, vỏ điệp xâu thành chuỗi, tre, cành cây rừng ngập mặn và ngói [43] Những vật bám có màu trắng sáng thì hàu bám nhiều hơn Thời gian đặt vật
bám lấy giống đối với hàu Crassostrea lugubris ở đầm Nha Phu là khoảng từ cuối
tháng ba đến cuối tháng sáu và từ đầu tháng chín đến cuối tháng 10 hàng năm [25], đối với hàu TBD ở Việt Nam chưa có các nghiên cứu về dự báo lấy giống ngoài tự nhiên, nguồn giống sử dụng nuôi thương phẩm hiện nay chủ yếu là từ nguồn sản xuất giống nhân tạo
Trang 2110
1.2.2 Sản xuất giống nhân tạo
Các giai đoạn sản xuất giống nhân tạo bao gồm: nuôi dưỡng hàu bố mẹ, chủ động kích thích phóng tinh và đẻ trứng, gây nuôi tảo đơn bào bằng hỗn hợp hóa chất
và một số vi lượng là thức ăn thích hợp cho ấu trùng hàu, tạo vật bám nhân tạo, nuôi dưỡng giai đoạn hàu bám đơn và dưỡng con giống trong ao ương Các giai đoạn này đòi hỏi phải có kỹ thuật công nghệ cao nhất là kỹ thuật nuôi vi tảo [43], [53]
1.3 Tình hình nuôi hàu TBD trên thế giới và Việt Nam
1.3.1 Tình hình nuôi hàu trên thế giới
Nhìn chung, hiện nay trên thế giới có hai hình thức nuôi hàu thương phẩm: Nuôi ở vùng trung triều và dưới triều [31], [47], [50], [52], [53], [70], [71], [73]
1.3.1.1 Nuôi hàu ở vùng trung triều
- Nuôi đáy: chỉ áp dụng ở những địa điểm mà tốc độ lắng đọng bùn thấp và nền đáy cứng Hàu giống thu được trong sản xuất nhân tạo hoặc lấy giống ngoài tự nhiên đưa vào các lồng lưới đặt trên nền đáy ở vùng trung triều, hoặc dưới triều, mật độ nuôi tùy theo các giai đoạn phát triển, trung bình 1 tấn hàu giống/ha (1kg giống/m2) Sản lượng thu hoạch cho hình thức này 20 tấn/ha, hàu đạt kích thước thương phẩm ( >70 g con), trong thời gian nuôi khoảng 2 năm [28] Phương pháp này hiện nay rất ít được các nước áp dụng, vì tốc độ sinh trưởng chậm và tỷ lệ tử vong cao, thao tác thu hoạch khó Ở những nơi có đáy mềm cũng có thể nuôi được bằng cách tạo ra các nền đáy ổn định như sử dụng các tấm phên tre đan đặt dưới nền đáy, sau đó đưa hàu giống vào các lồng lưới và đặt trên tấm phên để nuôi cho đến khi thu hoạch
- Nuôi cách đáy ở vùng trung triều: Bao gồm nuôi trên giàn đỡ, nuôi cọc, nuôi
dây, các mô hình này hiện nay có nhiều nước trên thế giới đang nuôi đem lại hiệu quả
Nuôi cọc: trụ xi măng, ống nhựa, tre, gỗ có gắn thêm vật bám vào Đến mùa lấy
giống nuôi người ta cắm cọc ở vùng có hàu giống xuất hiện hàng năm, chiều dài của cọc phụ thuộc vào mực nước thủy triều cao nhất khu vực nuôi, sản lượng thu hoạch phương pháp này khoảng 2-3 kg/cọc trong thời gian 15-18 tháng, hàu có kích thước 70-80 mm, trọng lượng tương ứng 40-50 g/con [13]
Nuôi trên giàn đỡ: Cọc tre hoặc gỗ được sử dụng để làm khung giàn đặt cách
đáy khoảng 0,5 m, các khung giàn được sắp xếp song song với nhau trong vùng trung
Trang 22triều Hàu giống thu được trong sản xuất giống, hoặc giống tự nhiên cho vào các túi lưới (0,5 x 1 m) và buộc vào khung giàn để nuôi, tùy thuộc vào kích thước hàu giống, nuôi trong thời gian từ 1-3 năm, tùy thuộc vào điều kiện sinh trưởng Hình thức nuôi này cho tốc độ sinh trưởng khá nhanh và tỷ lệ chết thấp, cũng như khả năng thu hoạch
dễ, nhưng hạn chế là có nhiều sinh vật bám, làm bẩn khung giàn nuôi, khó xử lý, cũng như hạn chế về số lượng khung giàn trong vùng triều [28]
1.3.1.2 Nuôi ở vùng dưới triều, vùng nước sâu
Nuôi hàu ở vùng dưới triều, vùng nước sâu là hình thức nuôi hàu bằng lồng treo,
dây treo lên bè Nuôi lồng treo có nhiều lợi thế hơn nuôi hàu ở vùng trung triều vì ít địch
hại, dễ kiểm tra con giống và quản lý mật độ nuôi và thu hoạch dễ dàng, tốc độ sinh trưởng của hàu TBD trong một năm hàu đạt chiều dài vỏ từ 8-10 cm ở trung Quốc [28], nhanh hơn các hình thức nuôi khác Tuy nhiên, chi phí đầu tư cao hơn nuôi hàu ở vùng trung triều Trong phương pháp này giống được cung cấp bởi các nguồn: giống tự nhiên (thu giống bằng đặt giá thể bám), giống sản xuất nhân tạo Nuôi hàu ở vùng dưới triều được áp dụng cho những vùng nước sâu, làm tăng thêm diện tích nuôi truyền thống ở vùng trung triều Sản lượng thu hoạch từ hình thức này là 5-7 tấn cho một bè nuôi có diện tích 50 m2, thời gian nuôi từ 12- 18 tháng kg [28]; hiện nay, hình thức nuôi hàu ở vùng dưới triều đang phát triển ở một nước như New Zealand, Úc, Mỹ [73]
1.3.1.3 Nuôi vỗ béo và tiêu chuẩn lựa chọn vùng nuôi an toàn
Nuôi vỗ béo là công đoạn cuối cùng của quy trình nuôi trước khi đưa sản phẩm đến người tiêu dùng, việc nuôi này thường thực hiện trong đìa giàu thức ăn hay ngoài cửa sông với mật độ thưa, thời gian nuôi vỗ béo thường kéo dài khoảng 15-20 ngày [28] Vùng nuôi an toàn cho người sử dụng với các thông số chất lượng nước bảng 1.1
Trang 2312
Bảng 1.1: Tiêu chuẩn lựa chọn vùng nuôi an toàn cho người tiêu dùng
1 Vi sinh vật tiêu chảy:
Faecal thermotolerant, Coliforms
Ghi chú: MPN/100ml (Most Probable Number): Mật độ khuẩn lạc trong 100ml, tương đương với tổng
số vi khuẩn/100ml nước hoặc là tổng số khuẩn lạc trên 1 màng lọc trong 100ml
1.3.2 Tình hình nuôi hàu ở Việt Nam
1.3.2.1 Nuôi thương phẩm hàu bản địa
Ở Việt nam có khoảng 21 loài, trong đó có 3 loài nuôi chính:
- Loài hàu cửa sông Crassostrea ariakensis (revularis), đã được các chuyên gia
Trung Quốc nuôi thử nghiệm đầu tiên vào năm 1967 ở Quảng Ninh từ nguồn giống tự nhiên Hiện nay loài này đã có giống nhân tạo và đang được nuôi bằng bè nổi ở Quảng Ninh, Hải Phòng [9]
- Loài hàu Crassostrea bilineata (lugubris) phân bố các đầm phá miền Trung,
như Đầm Lăng Cô-Thừa Thiên Huế), đầm Thị Nại- Bình Định, Vũng Rô- Phú Yên, đầm Nha Phu- Khánh Hòa, đầm Nại- Ninh Thuận Mô hình nuôi phổ biến hiện nay cho loài này là hình thức nuôi cọc dựa vào giống tự nhiên Vào cuối tháng 4 và tháng
10 hàng năm người dân vùng biển Lăng Cô, đầm Thị Nại, đầm Thủy Triều, đầm Nha Phu, đầm Nại cắm cọc để nuôi, sản lượng thu hoạch từ 2- 4 kg hàu cho một cọc nuôi Cọc bằng cây gỗ, hoặc tre và vật bám sử dụng cho nuôi cọc là lốp xe cũ, tấm Fib rô xi măng Nuôi trong thời gian từ 8-12 tháng hàu đạt kích thước 7-8 cm
- Loài hàu Crassostrea belcheri phân bố ở miền Đông Nam bộ như Long Sơn –
Bà Rịa- Vũng Tàu [11], Cần Giờ (TP Hồ Chí Minh), ở rừng dừa nước ven biển Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng và Kiên Giang Hàng năm vào cuối tháng 3 và đầu tháng tư,
Trang 24giữa tháng 9 đến tháng 10, các cư dân vùng Long Sơn- Vũng Tàu, Cần Giờ, Bến Tre
sử dụng các tấm Fib rô xi măng, lốp xe cũ để lấy giống và phát triển nuôi theo hình thức nuôi giàn, bè
1.3.2.2 Nuôi thương phẩm hàu Thái Bình Dương
Năm 2007, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I phối hợp với Công ty Đầu tư
và phát triển sản xuất Hạ Long-Quảng Ninh đã nhập giống hàu TBD từ Đài Loan về nuôi tại vịnh Bái Tử Long, kết quả sau 8 -10 tháng nuôi, hàu đạt chiều dài trung bình
từ 65-75 mm/con, khối lượng từ 70-80 g/con, tỷ lệ sống từ 54-63% [10] Trong khi đó,
ở các nước khác phải nuôi từ 18-30 tháng mới đạt kích cỡ thương phẩm 70-75 mm [22] Tiếp đến năm 2008- 2010, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I đã thực hiện đề tài: Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm hàu Thái Bình Dương
(Crassostrea gigas Thunberg, 1793) phục vụ xuất khẩu, bước đầu đã thành công về
công nghệ sản xuất và nuôi thương phẩm hàu bám trên giá thể và đã chuyển giao kỹ thuật cho nhiều cơ sở sản xuất trong nước, đến nay ở Khánh Hòa có khoảng 5 - 8 trại sản xuất hàu giống TBD do tư nhân quản lý phục vụ cho nuôi thương phẩm ở khu vực miền Trung Cũng trong thời gian này, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III đã sản xuất hàu bám đơn và nuôi thử nghiệm tại nhiều địa phương như đầm Nha Phu (Khánh Hòa), đầm Nại (Ninh Thuận), Sông Cầu (Phú Yên), đầm Thị Nại (Bình Định) v.v Kết quả ban đầu cho thấy hàu sinh trưởng và phát triển tốt ở các địa phương này, tuy nhiên chưa có báo cáo nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng, tỷ lệ sống, mật độ nuôi phục vụ cho việc phát triển bền vững nghề nuôi hàu TBD ở Việt Nam
1.4 Địch hại, bệnh và các biện pháp phòng trị của hàu nuôi
Ở giai đoạn còn nhỏ, hàu có nhiều loại địch hại khác nhau: ốc lông, cua và ghẹ, một số loại cá [52], [53], [58], lý do trong khoảng thời gian này vỏ hàu mềm nên dễ bị các loại địch hại tấn công ăn thịt Nền công nghiệp nuôi hàu tại Mỹ xác định địch hại lớn nhất là các loại động vật thân mềm một mảnh vỏ: ốc lông và ốc xoắn Những bọn địch hại này thường dùng răng hàm khoan lỗ hay bào mòn vỏ hàu rồi đưa vòi hút thức
ăn vào đó để giết chết hàu nuôi Ngoài ra, ở giai đoạn con giống, các loại cua cũng là những địch hại gây tỷ lệ chết rất lớn, tại vùng biển bờ Đông của nước Mỹ, địch hại chính của nghề ương hàu là các loại cua bùn, cua đá, cua xanh [44], [52], [53], [58]
Trang 2514
Điểm đặc biệt ở đây là những bọn địch hại này cũng là bọn thích nghi rộng với những biến đổi môi trường nên chúng có thể xuất hiện quanh năm Tuy nhiên địch hại lớn
nhất ảnh hưởng đến công nghiệp nuôi hàu Crassostrea angulata tại Đài Loan là bọn
giun dẹp ký sinh (flatworms), các loại rong, sun, hàu, hà, bọt nước v.v cũng là nguyên nhân gây chết đối với hàu nuôi [52]
Ngoài địch hại là các sinh vật thì các yếu tố vô sinh như: nhiệt độ, độ mặn, độ trong, độ sâu, chất đáy, dòng chảy cũng là địch hại nguy hiểm cho hàu nuôi [58], [60] Bên cạnh đó, động vật nguyên sinh cũng gây các hội chứng chết hàng loạt các loài hàu
nuôi, ví dụ nguyên sinh động vật Marteilia sydneyi gây hội chứng chết hàng loạt vào mùa hè của hàu đá Sydney Saccostrea glomerata ở Úc [59], [60] Nguyên sinh động vật Marteilia refringens cũng gây chết trên hàu Ostrea edulis ở Pháp và Tây Ban Nha [31] Trong khi đó Mikrocytos roughleyi lại gây chết hàng loạt ở hàu đá Sydney vào mùa đông (khi mà nồng độ muối tương đối cao 30- 35 ‰), Mikrocytos mackini lại gây
chết vào mùa đông trên hàu Thái Bình Dương ở Bắc Mỹ
Ngoài ra, virus và vi khuẩn cũng là những tác nhân gây bệnh nghiêm trọng trên một
số loài hàu nuôi, virus đã được thông báo giảm tỉ lệ sống của ấu trùng hàu Thái Bình Dương nuôi ở New Zealand, Mỹ, và Pháp [46] Dịch bệnh bùng phát khi trong bể có hiện tượng
nhiệt độ tăng cao và mật độ ấu trùng lớn Vi khuẩn ở các giống Vibrio, Pseudomonas,
Alteromonas đã gây chết ở hàu hết các trại giống hàu ở Tasmania (Úc) [32]
Biện pháp phòng trị hiệu quả đối với địch hại của hàu nuôi là dùng cỡ lưới thích hợp để giữ hàu và ngăn chặn địch hại từ bên ngoài lồng; ngoài ra nhiều tác giả còn đưa
ra cách phòng trị là dùng nước ngọt ngâm hàu hay để hàu ra ngoài ánh sáng một thời gian thích hợp sẽ tiêu diệt được bọn giun dẹp Đối với các yếu tố vô sinh thì biện pháp hữu hiệu là chọn địa điểm hay mùa vụ nuôi, dựa vào đặc điểm sinh học của từng loài hàu nhằm tạo điều kiện tốt nhất có thể cho hàu sinh trưởng và pháp triển [53]
Việc xuất hiện một số bệnh hay triệu chứng chết hàng loạt ở hàu nuôi thường đi kèm với sự biến đổi bất thường của một số yếu môi trường như nhiệt độ, nồng độ muối, thức ăn v.v ví dụ triệu chứng chết hàng loạt về mùa hè thường đi kèm với nồng
độ muối cao, nhiệt độ cao, trong khi đó triệu chứng chết về mùa đông đi cùng với nồng độ muối giảm, virus gây bệnh cho ấu trùng hàu khi nhiệt độ quá cao, thức ăn thiếu, mật độ ấu trùng cao Do đó trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm hàu, việc
Trang 26đảm bảo các yếu tố môi trường tối ưu cho mỗi loài là vô cùng quan trọng, làm cho hàu nuôi khỏe mạnh, sức kháng bệnh tốt, tỉ lệ sống cao, ngoài ra chọn địa điểm và mùa vụ thả hàu là nhân tố quyết định sự thành công trong nuôi hàu
1.5 Điều kiện tự nhiên và đặc điểm sinh thái vùng thử nghiệm nuôi hàu TBD ở Nha Phu
Đầm Nha Phu là vịnh biển nửa kín ven bờ, nằm cách thành phố Nha Trang 20
km về phía Bắc, có vị trí địa lý từ 109o09’ -109o17’ kinh độ Đông và 12o18’-12o27’ vĩ
độ Bắc Đầm Nha Phu được phân cách một cách tương đối bởi mặt cắt đi ngang phần ngoài đảo hòn Thị, vịnh Bình Cang nằm ở Đông Nam của vùng nước, là vùng nước tương đối sâu (trung bình 10 m)
Đầm Nha Phu nằm ở phía Đông Nam, thuộc huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa,
có dạng hình chữ nhật chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, diện tích đầm lúc triều cao nhất khoảng 5 000 ha, lúc triều thấp nhất khoảng 3.000 ha, bãi triều rộng 1.500 ha [23], đầm ăn sâu vào đất liền được tạo thành bởi bán đảo Hòn Hèo ở phía Đông – Đông Bắc, hòn Hoải, hòn Vang ở phía Tây Bắc, phía Đông Nam là hòn Thị và hòn Sầm, cửa đầm rộng 3 km thông với vịnh Bình Cang Đầm Nha Phu tương đối nông (độ sâu trung bình 1 - 2 m), hai bên thủy vực là các dãy núi cao (núi Hòn Hèo và Rọ Tượng) tạo cho đầm có độ kín và vì thế bị chi phối bởi gió địa phương rõ rệt Xung quanh đầm được bao bọc bởi 4 xã: Ninh Phú, Ninh Hà, Ninh Lộc và Ninh Ích
Đầm Nha Phu nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt trong năm với lượng mưa trung bình là 40,7 mm/tháng (mùa khô) và lượng mưa trung bình 167,3 mm/tháng (mùa mưa), gấp 4 lần so với mùa khô Lượng mưa trung bình năm dao động
từ 1200 – 1275 mm Khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng của 2 loại gió mùa chính: gió mùa Tây – Nam thịnh hành trong mùa khô, gió mùa Đông – Bắc thịnh hành trong mùa mưa Thủy triều vùng nghiên cứu thuộc chế độ triều hỗn hợp thiên về nhật triều Một tháng có khoảng 15 – 20 ngày nhật triều, biên độ triều cao nhất 1,25 – 1,40 m, triều thấp nhất 0,40 – 0,60 m [5], [23] Dòng triều trong khu vực nghiên cứu có hướng Tây Bắc – Đông Nam và nhờ đó mà đã xáo trộn được toàn bộ khối nước trong đầm Nha Phu [23]
Trang 2716
vọng để phát triển nuôi trồng hải sản, đặc biệt là nuôi tôm và các loài hai mảnh vỏ Nhìn chung, yếu tố môi trường đầm Nha Phu biến động mạnh theo không gian và thời gian Trong đó, độ mặn chịu sự chi phối của thời tiết và mùa Vào các tháng mùa mưa
độ mặn tầng mặn có thể xuống dưới 10‰, và chiếm khoảng ½ diện tích của đầm (dao động từ 3,2 – 34,7 ‰), Nhiệt độ dao động từ 28,0 – 33,9oC [8] Các yếu tố khác như oxy hòa tan, pH trong đầm dao động không khác biệt lớn giữa các vùng trong đầm:
DO dao động từ 5,67 – 7,22, pH dao động từ 8,04-8,23 Hàm lượng chlorophyll-a dao động khá mạnh theo không gian và thời gian, thường tập trung cao ở đỉnh đầm và giữa đầm từ tháng 9 - tháng 11 hàng năm Theo số liệu nghiên cứu trước đây cho thấy, giá trị trung bình chlorophyll-a trong khu vực giữa đầm dao động từ 4,66 – 5,39mg/m3 vào mùa mưa và từ 2,99 – 3,99mg/m3 vào mùa khô Ở vùng cửa đầm giá trị chlorophyll-a thường thấp hơn từ 2-3 lần so với vùng trong đầm Sinh khối sinh vật ở đầm Nha Phu cũng khá lớn, trung bình 2,12 g/m3 có năng suất khoảng 1,48g/m3/ngày bằng 1/3 sức sản xuất sơ cấp thực vật đơn bào [1] Sức sản xuất sơ cấp trung bình khoảng dưới 60-
170 mgC/m3, ngày [1] Năng suất sinh học trong đầm Nha Phu ở mức trung bình trong tỉnh Khánh Hòa: ví dụ so với đầm Thuỷ Triều (Khánh Hoà), sức sản xuất sơ cấp trung bình đặt 250-400 mgC/m3,ngày; giá trị cao nhất có thể đặt 500 -600 mgC/m3, ngày; thấp nhất cũng không nhỏ hơn 50 - 100 mgC/m3, ngày Sức sản xuất sơ cấp trong đầm Nha Phu thường tập trung cao ở khu vực Hòn Thị, và biến thiên mạnh theo thời gian,
có 3 đỉnh đạt trong năm là vào tháng 4, tháng 8 và tháng 10, trong đó đỉnh cao nhất đạt vào tháng 10 [8] Việc xuất hiện đỉnh của sức sản suất sơ cấp có liên quan tới nguồn cung cấp dinh dưỡng bổ sung vào đầm trong năm, đặc biệt là vào thời kỳ mùa mưa (tháng 10-11) có nguồn dinh dưỡng cung cấp từ dòng chảy của sông đổ vào đầm là rất lớn Điều này rất thuận lời cho tảo phát triển phục vụ cho nuôi các loài ăn lọc như hàu
Những năm gần đây, các kết quả điều tra cũng cho thấy đầm Nha Phu là một vực nước giàu dinh dưỡng, khối lượng và số lượng của sinh vật ở đây đều cao hơn các vực nước kế cận và một số vực nước khác [12]
Mặc dù có nhiều dấu vết đặc trưng mang tính địa phương như sinh vật nổi thường phát triển mạnh vào mùa thu (từ tháng 9 đến tháng 12), nhưng chủ yếu hệ sinh thái Nha Phu thể hiện rõ nét những đặc trưng của một vực nước ven bờ nhiệt đới Số lượng và khối lượng thay đổi không đáng kể trong chu kỳ năm, các giống ưu thế luôn
Trang 28luân phiên nhau phát triển làm cho đường cong số lượng có nhiều đỉnh trong các năm Nhóm tảo Silic đóng vai trò quyết định trong tổng mật độ tế bào cũng như sinh khối
carbon của TVPD, điển hình vào mùa mưa tháng 11/2010 các loài tảo Chaetoceros
spp hiện diện với mật độ cao tại các điểm giữa đầm và cửa đầm [12]
Trên cơ sở tổng quan tài liệu về sinh thái của hàu TBD và phân tích tổng quan điều kiện môi trương đầm Nha Phu như đề cập trên, chúng tôi nhận thấy đầm Nha Phu phù hợp sinh thái cho phát triển nuôi thương phẩm hàu TBD có hiệu quả và an toàn thực phẩm
Trang 2918
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Hàu Thái Bình Dương (TBD): Crassostrea gigas Thunberg, 1793 (hình 2.1.)
Hình 2.1 Hàu TBD Crassostrea gigas Thunberg, 1793 (ảnh: Cao Văn Nguyện)
Mô tả loài: mẫu xác định phù hợp với sự mô tả loài của Thunberg, 1793: vỏ dài
có màu xám xanh, mép vỏ có các cạnh (khía) cao Vỏ trái thì lõm sâu, vỏ phải dẹp và hơi cong Bên trong vỏ màu trắng, vết cơ khép vỏ lớn và kéo dài, thường có màu hồng, đây là đặc điểm nhận dạng loài
2.1.2 Thời gian nghiên cứu
Từ 1/6/2014 đến15/12/2014
2.1.3 Vị trí nghiên cứu
Vị trí thực nghiệm nuôi hàu ở đầm Nha Phu- Khánh Hòa (hình 2.2.) Phân tích
mẫu được thực hiện tại hiện trường và tại phòng Công nghệ nuôi trồng, phòng Sinh
thái biển - Viện Hải dương học
Trang 30Hình 2.2: Sơ đồ vị trí thu mẫu chất lượng nước
và vị trí thử nghiệm hàu nuôi TBD, ở đầm Nha Phu
Trang 3120
2.2 Sơ đồ khối các nội dung nghiên cứu
Hình 2.3: Sơ đồ khối nghiên cứu tổng thể của luận văn
Mật độ 10
con/lồng:
5 lồng
Mật độ 20 con/lồng:
5 lồng
Mật độ 15 con/lồng:
5 lồng
Xác định tốc độ sinh trưởng
và tỷ lệ sống
Phân tích thống kế và diễn dịch kết quả các thí nghiệm
thức
Mật độ 15 con/lồng:
5 lồng
Mật độ 10 con/lồng:
5 lồng
Mật độ 20 con/lồng:
tỷ lệ sống của hàu TBD ở đầm Nha
“Nghiên cứu xác định mật độ nuôi, vùng triều lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của
hàu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas Thunberg, 1793) ở đầm Nha Phu”
Trang 322.2.1 Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng mật độ, vùng triều lên sinh trưởng và
tỷ lệ sống của hàu TBD ở đầm nha Phu
2.2.1.1 Thiết kế thí nghiệm ở vùng trung triều
So sánh ảnh hưởng của 3 mật độ nuôi khác nhau lên sinh trưởng của hàu TBD ở vùng trung triều: hàu giống TBD đạt 1 tháng tuổi kích thước 26,65 ±0,1 mm (trung bình ± sai số chuẩn) chiều dài vỏ và khối lượng 2,33±0,04 g (trung bình ± sai số chuẩn) Giống hàu được cung cấp bởi công ty Hàu Thái Binh Dương Nha Trang, tổng
số 225 con hàu giống được nuôi ở ba mật độ (ba nghiệm thức), mỗi nghiệm thức lặp lại 5 lần Hàu giống được phân bố ngẫu nhiên vào 15 lồng của 3 nghiệm thức, mật độ D1: 10 con/lồng, tương ứng 50 cá thể, mật độ D2: 15 con/lồng, tương ứng 75 con và mật độ D3: 20 con/lồng, tương ứng 100con,
Lồng có kích thước 20cm x 20cm x20cm, kích thước mắt lưới của lồng (1 cm2);
Vị trí đặt các lồng ở vùng trung triều là nơi khi triều thấp nhất chúng bị phơi bày ra (hình 2.4.); Khoảng cách giữa hai lồng cách nhau theo chiều ngang 10cm
Thời gian nuôi thí nghiệm từ 1 tháng 7 – đến 15/12/2014
2.2.1.2 Thiết kế thí nghiệm ở vùng dưới triều
So sánh ảnh hưởng của 3 mật độ nuôi khác nhau lên sinh trưởng của hàu TBD ở vùng dưới triều: ở vùng dưới triều thiết kế thí nghiệm cũng tương tự như vùng trung triều, gồm 3 nghiệm thức mật độ D1: 10 con/lồng; mật độ D2: 15 con/lồng, và mật độ D3: 20 con/lồng, mỗi nghiệm thức lặp lại 5 lần; vị trí đặt các lồng dưới triều thì luôn bị ngập nước khi triều thấp, lồng ở vùng trung triều và dưới triều cùng treo trên một sợi dây như (hình 2.4), hàu và lồng được làm sạch 1 tháng 1 lần
Trang 33Chiều dài: khoảng cách từ mép vỏ trước đến mép vỏ sau
Dụng cụ đo chiều dài là thước đo kỹ thuật, với độ chính xác 0,1 mm (hình 2.5.)
Khối lượng của hàu được cân bằng cân điện tử SHIMADZU AW 220 (Lab Commerce Inc, USA) với độ chính xác 0,00g (hình 2.5.)
Xác định mối quan hệ giữa chiều dài và khối lượng theo phương trình:W= aLb
* Công thức tính tốc độ tăng trưởng:
Tốc độ tăng trưởng về chiều dài và khối lượng cả vỏ được tính theo công thức:
Ln = (L1- L0) / (T1- T0) (mm/tháng)
Trong đó:
Ln : Tốc độ tăng trưởng về chiều dài vỏ (mm/tháng)
L1 : Chiều dài vỏ tại thời điểm sau (mm)
L0 : Chiều dài vỏ tại thời điểm trước (mm)
T1- T0 : Khoảng thời gian giữa 2 lần đo (tháng)
Tốc độ tăng trưởng về khối lượng cơ thể được tính theo công thức:
W n = (W t - W 0 ) / (T t - T 0 ) (g/tháng)
Trong đó :
Wn : Tốc độ tăng trưởng về khối lượng cơ thể (g/ tháng)
Wt : khối lượng cơ thể tại thời điểm sau (g)
W0 : khối lượng cơ thể tại thời điểm trước (g)
Tt - T0 : Khoảng thời gian giữa 2 lần cân (tháng)
Trang 34
Hình 2.5 Dụng cụ đo chiều dài (mm), cân khối lượng (g)
và máy đo đa yếu môi trường 2.2.2.2 Tỷ lệ sống
Tỷ lệ sống được tính toán theo công thức sau:
S% =100 x nt/n0, trong đó:
- S: tỷ lệ sống;
- n0: số lượng hàu ở thời điểm bắt đầu tiến hành thí nghiệm;
- nt số lượng hàu sau thời gian thí nghiệm;
Số lượng hàu trong mỗi lồng được kiểm tra hàng tháng bằng cách loại bỏ những cá thể
hàu chết; số lượng sinh vật gây hại có trong mỗi lồng cũng được ghi nhận
2.2.3 Nuôi hàu thương phẩm
2.2.3.1 Nuôi hàu thương phẩm bằng giàn treo ở vùng trung triều và dưới triều
* Chọn vị trí nuôi: vị trí nuôi hàu bằng giàn đảm bảo các yếu tố môi trường sau:
- Vùng biển kín gió để giàn và lồng nuôi, khay nuôi không bị hư hỏng do sóng gió
- Có dòng chảy lưu thông và giàu sinh vật phù du
- Không có chất thải công nghiệp đổ vào, không cản trở giao thông
- Độ mặn: 20 - 35‰
- Chất đáy: bùn, bùn cát, cát bùn
Trang 3524
* Phương pháp làm giàn nuôi ở vùng trung triều qua mô hình sau (hình 2.6.) [7]
Hình 2.6 Mô hình giàn nuôi hàu ở vùng trung triều tại đầm Nha Phu 2.2.3.2 Nuôi hàu thương phẩm bằng bè treo ở vùng dưới triều
* Chọn vị trí nuôi: Vị trí nuôi hàu bằng giàn, bè đảm bảo các yếu tố môi trường sau:
- Vùng biển kín gió để giàn và lồng nuôi, khay nuôi không bị hư hỏng do sóng gió
- Có dòng chảy phải lưu thông và giàu sinh vật phù du
- Không có chất thải công nghiệp đổ vào, không cản trở giao thông
Trang 36Hình 2.7 Mô hình bè nuôi tại đầm Nha Phu 2.2.4 Theo dõi các yếu tố môi trường tại địa điểm nghiên cứu
Nhiệt độ nước, pH, độ mặn và oxy hòa tan được đo bằng máy đo thực địa đa yếu tố hiệu TOA(WQC-22A) theo hai tầng nước (hình 2.5.), mùa khô từ tháng 6 đến tháng 8 gồm 25 mẫu; mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 11 gồm 25 mẫu Sơ đồ vị trí thu
mẫu (hình 2.2)
Mẫu phân tích chlorophyll được lọc và chiết xuất tại hiện trường, sau đó phân tích theo phương pháp quang phổ (so màu) [14]; mẫu được thu vào tháng 8 (mùa khô)
và mùa mưa (tháng 10) mỗi mùa gồm 15 mẫu ở tầng mặt và 15 mẫu ở tầng đáy
Mẫu phân tích vật lơ lửng dùng phương pháp trọng lượng [14] (dùng màng lọc 0,45 micromet); mẫu được thu vào tháng 8 (mùa khô) và mùa mưa (tháng 10) mỗi mùa gồm 15 mẫu ở tầng mặt và 15 mẫu ở tầng đáy
2.2.5 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Phân tích tương quan giữa các yếu tố môi trường giữa hai mùa với tỷ lệ chết, tốc độ sinh trưởng của hàu, sử dụng hệ số tương quan Pearson với α < 0,05, để đánh
Trang 3726
lý số liệu Các kết quả trình bày dưới dạng trung bình ± sai số chuẩn (mean ± SE); kiểm tra tính đồng nhất của dữ liệu trước khi phân tích bằng Levene test [69]; phân tích (ANOVA) để xem xét có sự khác biệt của 3 mật độ nuôi đến tăng trưởng, tỷ lệ sống của hàu trong vùng trung triều và dưới triều Nếu có khác biệt thì phân tích sâu ANOVA (Post Hoc Test) để xem xét tiếp sự khác biệt giữa các mật độ bằng (LSD: Least Significant Difference) với độ tin cậy 95%
Sử dụng t- test (independent samples t-test) để kiểm tra sự khác biệt về giá trị trung bình của hai vùng triều với mức ý nghĩa p = 0,05; tất các dữ liệu % tỷ lệ sống trước khi phân tích chuyển thành arsine để kiểm tra sự đồng nhất về dữ liệu
Trang 38CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Biến động môi trường ở đầm Nha Phu theo mùa
Kết quả đo đạt tại hiện trường và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm trong thời gian nghiên cứu về chất lượng nước ở đầm Nha Phu, kết quả trình bày ở bảng 3.1
và bảng 3.2
Bảng 3.1 Các thông số chất lượng nước ở đầm Nha Phu trong mùa khô và mùa
mưa (Mean ±SD, trung bình ± độ lệch chuẩn), n=25
Mùa khô:(tháng: 6- 8)/2014, n=25 Mùa mưa:(tháng 9-11)/2014,
n=25 Thông số
Kết quả Tầng mặt Tầng đáy Tầng mặt Tầng đáy Mean±SD 29,8±1,1 29,6±1,0 29±0,8 29,2±0,8 Max 31,4 31,0 29,8 29,9
t (0C)
Min 28,8 28,6 28,0 28,1 Mean±SD 34,3±0,1 34,4±0,1 27,9±1,9 28,1±2,1 Max 34,4 34,5 32 32,7
S (‰)
Min 34,1 34,2 26,4 26,5 Mean±SD 5,2±0,6 5±0,8 6,1±0,3 5,6±0,2
Trang 3928
Bảng 3.2 Nồng độ Chlorophyll-a, vật chất lơ lửng (TSS) ở đầm Nha Phu trong
tháng 8 và tháng 10/2014
Tháng 8, n=15 Tháng 10, n=15 Thông số
Kết quả Tầng mặt Tầng đáy Tầng mặt Tầng đáy Mean±SD 3,2±0,5 2,9±0,5 5,1±0,7 4,8±0,7
Min 39,5 44,6 15,1 20,9 Hàu TBD có thể sống trong khoảng nhiệt độ từ 1 đến 340C [26], trong thời gian nghiên cứu của chúng tôi nhiệt độ biến động giữa 28,80C – 31,40C (bảng 3.1.), nhiệt
độ thích hợp cho sinh trưởng hàu TBD biến động trong khoảng 8 đến 300C [15], [73], nhiệt độ cao trên 320C có liên quan với tỷ lệ chết cao [58], [60] Nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy tỷ lệ chết cao nhất cũng trùng với tháng có nhiệt độ cao 31,4°C trong mùa khô vào tháng 7, nhiệt độ và tỷ lệ sống có tương quan với nhau (r = -0,768, p=0,026, bảng phụ lục 12) Độ mặn trong các tháng mùa khô khá ổn định dao động từ 34,1‰ - 34,4‰, trong lúc đó vào mùa mưa khá biến động từ 26,4‰ – 32,7‰ (bảng 3 1.), nhưng vẫn nằm trong giới hạn thích nhất cho hàu phát triển nhanh [13] Sự suy giảm độ mặn trong mùa mưa là kết quả của sự pha loãng lượng mưa từ nội địa đổ ra đầm Nồng độ Oxy hòa tan trong thời gian nghiên cứu dao động từ 4,27 – 6,57 mg/l Giá trị pH từ 7,75 – 8,12 trong mùa khô và trong mùa mưa từ 7,99 – 8,27 Giá trị pH cao trong mùa mưa được ghi nhận trùng với thời điểm nồng độ chlorophyll-a cao; giá trị pH cho hàu phát triển bình thường nằm trong khoảng 6,75 - 8,75 [15], [67], [73] Tổng số vật chất lơ lửng (TSS) trong mùa khô biến động từ 39,50 – 56,70 mg/l, và mùa mưa 15 – 27,80 mg/l Lượng TSS có xu hướng tăng từ tầng đáy lên tầng mặt theo cột nước TSS cao chủ yếu là do các vật chất lơ lửng tái tạo từ tầng đáy đặc biệt trong các tháng mùa hè khi có mùa gió tây Nam thịnh hành đã làm xáo trộn nền đáy bùn và kết quả là lượng TTS trong mùa khô thường cao hơn mùa mưa Tuy nhiên lượng TSS
Trang 40này cũng nằm trong giới hạn dao động cho phép của vùng nuôi [15], [73] Tốc độ sinh trưởng của hàu thường phụ thuộc nhiều vào nồng độ chlorophyll-a có trong thủy vực [18], kết quả phân tích nồng độ chlorophyll-a tại địa điểm nuôi hàu TBD trong tháng 8
và tháng 10 dao động từ 2,14 – 5,88 mg m-3, tháng 10 (mùa mưa)cho thấy hàm lượng chlorophyll-a cao hơn tháng 8, kết quả phân tích này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây của [1], [2], hàm lượng chlorophyll-a cao cũng tương quan thuận với tốc độ sinh trưởng nhanh của hàu theo mùa mưa (r = 0,999, p = 0,01, bảng 13 phụ lục phân tích tương quan)
3.2 Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của mật độ nuôi, vùng triều lên sinh trưởng
và tỷ lệ sống ở đầm Nha Phu
3.2.1 Sinh trưởng của hàu TBD ở ba mật độ tại hai vùng triều
Kết quả nghiên cứu thí nghiệm trình bày ở hình 3.1, bảng phụ lục 10 và 11:
Các ký tự khác nhau chỉ sự khác nhau có ý nghĩa (P < 0,05) Vùng trung triều: D1: 10 con/lồng; D2: 15 con/lồng; D3: độ 20 con/lồng; Vùng dưới triều: D1s: 10 con/lồng; D2s: 15 con/lồng; D3s: độ 20 con/lồng
Hình 3.1 Sinh trưởng hàu Crassostrea gigas ở vùng trung triều và dưới triều