Ảnh hưởng của chất đáy và mật độ nuôi lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm rằn ( penaeus semisulcatus, de haan 1850 nuôi ) thương phẩm ở thừa thiên huế
Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 45 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
45
Dung lượng
9,09 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA NÔNG LÂM NGƯ -------- -------- ẢNHHƯỞNGCỦACHẤTĐÁYVÀMẬTĐỘNUÔILÊNTĂNGTRƯỞNGVÀTỶLỆSỐNGCỦATÔMRẰN (Penaeus semisulcatus,deHaan 1850) NUÔITHƯƠNGPHẨMỞTHỪATHIÊNHUẾ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NGÀNH NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN Người thực hiện : Nguyễn Cảnh Danh Lớp : 45 K 1 Kỹ sư NTTS Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Kim Đường Th.s Tôn Th tấ Ch tấ 1 VINH - 2009 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA NÔNG LÂM NGƯ -------- -------- TÓM T T KHOÁ LU N T T NGHI PẮ Ậ Ố Ệ Chuyên ngành: Kỹ sư nuôi trồng thuỷ sản ẢNHHƯỞNGCỦACHẤTĐÁYVÀMẬTĐỘNUÔILÊNTĂNGTRƯỞNGVÀTỶLỆSỐNGCỦATÔMRẰN (Penaeus semisulcatus,deHaan 1850) NUÔITHƯƠNGPHẨMỞTHỪATHIÊNHUẾ Người thực hiện : Nguyễn Cảnh Danh Lớp : 45 K 1 Kỹ sư NTTS Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Kim Đường Th.s Tôn Th t Ch tấ ấ 2 VINH - 12.2008 MỞ ĐẦU Với 3260 km bờ biển và trên 4000 hòn đảo lớn nhỏ, Việt Nam với điều kiện tự nhiên vô cùng thuận lợi. Vùng ven bờ trải dài từ Quảng Ninh tới Kiên Giang cùng 10 đầm phá, 10 vịnh nhỏ, khoảng 24 hecta rừng ngập mặn, 29 vạn ha bãi triều. Là tiềm năng to lớn cho ngành nuôi trồng thuỷ sản nước mặn và nuớc lợ. Những năm gần đây, ngành nuôi trồng thuỷ sản đã phát triển mạnh. Đã trở thành một nghề sản xuất chính, góp phần nâng cao mức sống, cung cấp nguồn thực phẩm quý giá, thoả mãn nhu cầu dinh duỡng của con nguời. Nước ta, hoạt động nuôitôm đã có từ lâu và tập trung vào một số đối tuợng nuôi chủ yếu như: tôm sú, tôm he chân trắng, tôm hùm, tôm rảo, . . Với những ưu đãi về điều kiện tự nhiên. Trong những năm gần đây, phong trào nuôitôm đang phát triển mạnh mẽ. Từ nuôi quảng canh năng suất thấp chuyển dần sang nuôi quảng canh cải tiến, bán thâm canh, thâm canh và siêu thâm canh. Tuy nhiên, nghề nuôitôm cũng đang đứng trước những thách thức to lớn về rủi ro về dịch bệnh, thiên tai, thời tiết đã làm cho nhiều hộ nuôi gặp khó khăn. Đa dạng hoá đối tưọng nuôi trồng nói chung và nghề nuôitôm nói riêng là đi đúng huớng nhằm làm tăng sự bền vững của hệ thống canh tác. Việt Nam ngoài tôm sú, tôm he chân trắng, tôm hùm, tôm rảo, . . . còn có nhiều loài tôm có giá trị kinh tế cao cần được xác định rõ và tìm kiếm các giải pháp công nghệ nhằm phát triển nuôiở nhiều vừng sinh thái khác nhau. TômRằn (Penaeus semisulcatus,deHaan 1850) là một trong những loài có giá trị kinh tế cao, có kích thuớc lớn, chịu được sự biến động của môi trưòng 3 và là loài sống tự nhiên ởThừaThiên Huế. TômRằn là loài rất thích hợp nuôi trong môi truờng đầm phá. ThừaThiênHuế có diều kiện tự nhiên thuận lợi. Có vùng đầm phá rộng hơn 22000 ha rất thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Việc sản xuất đuợc giống tômRằn đã tạo điều kiện phát triển nuôithương phẩn tômRằn với quy mô lớn. Vì TômRằn (Penaeus semisulcatus,deHaan 1850) là một đối tuợng nuôi mới nên cần có nhiều nghiên cứu để hoàn thiện quy trình nuôi. TômRằn cũng như các loài tôm khác, việc nghiên cứu các nhân tố gây tác động tới quá trình nuôi trong các ao nuôithươngphẩm như: nhiệt độ, chất đáy, độ mặn, mậtđộ nuôi, thức ăn, . . . nhằm tìm ra các yếu tố thích hợp trông ao nuôi. Chính vì những lý do trên mà tôi chọn đề tài: ẢnhhưởngcủachấtđáyvàmậtđộnuôilêntăngtrưởngvàtỷlệsốngcủatômRằn (Penaeus semisulcatus,deHaan 1850) nuôithươngphẩmởThừaThiên Huế. Mục tiêu củađề tài là tìm ra được chấtđáyvàmậtđộnuôi phù hợp nhất đối với tômRằnvà giúp phần hoàn thiện quy trình nuôiởThừaThiênHuế nói riêng và các tỉnh miền Trung nói chung. 4 Chương 1. TỔNG QUAN 1.1. Điều kiện tự nhiên của đầm phá vùng ven biển ThừaThiênHuế Hệ đầm phá tỉnh ThừaThiênHuế có chiều dài kéo dài từ cửasôngÔ Lâu đến chân núi Vĩnh Phong, với tổng diện tích là 22.000 ha dọc theo các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Phú Lộc. Nơi này có một khu hệ thủy sinh vật phong phú và đa dạng. 1.1.1. Đặc điểm khí hậu Vùng đầm phá ven biển ThừaThiênHuế chịu ảnhhưởng đặc thù của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết trong năm chia thành 2 mùa rõ rệt. Mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8; mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau. *Nhiệt độ Vùng này có nền nhiệt độ cao, có chế độánh sáng, mưa ẩm phong phú. Nhiệt độ không khí cao hơn hẳn các vùng duyên hải phía Bắc. Nhiệt độ trung bình cả năm đạt khoảng 24-25 0 C, mùa hè khoảng 29 0 C, mùa đông khoảng 18-21 0 C đã làm cho lượng mưa bốc hơi hàng năm đạt trên 1000mm. Sự phân bố nhiệt độ theo không gian và thời gian ởđây có ảnhhưởng rất lớn tới nguồn lợi Hải sản. *Mưa Vùng đầm phá nằm trong vùng trọng tâm mưa lớn của miền khí hậu Bắc Việt Nam, đạt trung bình trên 3200 mm/năm. Lượng mưa trên lưu vực các sôngđổ về hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai rất lớn nhưng phân bố không đều theo mùa, khoảng 78% tổng lượng mưa cả năm. *Bão lụt Bão lụt thường xảy ra vào tháng 9-10. Hàng năm xuất hiện lụt tiểu mãn vào tháng 5-6 có thể gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp và thủy sản. 5 Trong 2 năm gần đây, tình hình bão lụt xảy ra thường xuyên với cường độ mạnh đã gây nhiều khó khăn cho quá trình sản xuất của người dân vùng đầm phá. 1.1.2. Chế độ thủy văn *Nhiệt độ nước Nhiệt độ nước có tác động mạnh mẽ lên sự sinh trưởngcủa thủy sinh vật nói chung vàcủatôm nói riêng. Nhiệt độ nước ởđây tương đối ổn định do vùng nước có độ sâu không lớn. Vùng gần cửa Tư Hiền vàcửa Thuận An có nhiệt độ nước cao hơn 26 0 C so với các vùng khác gần cửasông khoảng 23 0 C. Tháng 9 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ nước khoảng 20-23 0 C; từ tháng 4 đến tháng 7 nhiệt độ nước tănglên đạt khoảng 24-30 0 C. *Nồng độ muối Nước ở hệ đầm phá có nồng độ muối dao động lớn từ 2‰ đến 28‰, nồng độ muối thay đổi theo mùa, tháng và theo từng vùng nước trong đầm phá. Vào mùa khô, nước biển thường tràn vào đầm phá theo thủy triều nên có nồng độ muối cao hơn và khá ổn định. Vào mùa mưa, nước thường bị ngọt hóa. Quá trình trao đổi nước giữa biển và đầm phá thực hiện thông qua cửa biển Thuận An và Tư Hiền. *Lượng Oxy hòa tan Nồng độ oxy hòa tan chịu ảnhhưởngcủa nhiều yếu tố như dòng chảy, thủy triều, mặt thoáng và hệ thuỷ sinh vật. Doảnhhưởngcủa chế độ gió và dòng chảy nên toàn bộ vùng đầm phá có lượng oxy hòa tan tương đối đồng đều. Nồng độ oxy hòa tan thấp nhất ở Cầu Hai khoảng 6.47 mgO 2 /l, cao nhất ở Phá Tam Giang khoảng 7.09 mgO 2 /l. 6 *Độ pH Độ pH trên toàn đầm phá tương đối ổn định và biến động trong khoảng 6.6 đến 8.4. Do vùng nước mặn và lợ có hệ đệm bicacbonat hoạt động liên tục nên pH có xu hướng dao động theo tầng nước và mùa. Độ pH vào mùa khô khoảng 8.0 – 8.2; mùa mưa khoảng 7.0 – 7.5. *Độ trong Khu hệ đầm phá là thủy vực có độ trong tương đối lớn, khoảng 1–1.5m. Tài liệu tham khảo: Đỗ Nam và cộng sự (2004) 1.2. Một số đặc điểm sinh học củatômRằn (Penaeus semisulcatus,deHaan 1850) 1.2.1. Hệ thống phân loại tômRằn Ngành: Arthropoda – Chân khớp Lớp: Crustace – Giáp xác Bộ: Decapoda – Mười chân Bộ phụ: Natantia – Chân bơi Phân bộ: Penaeidae – Tôm he Tổng bộ: Penaeidae – Tôm he Họ: Penaeidae – Tôm he Giống: Penaeus – Tôm he Loài:Penaeus semisulcatus Tên địa phương: Tôm he Rằn, tôm he vằn, tôm cỏ, tôm Rằn. Tên tiếng Anh: Green tiger prawn 7 Hình 1.1. Hình dạng bên ngoài củatômRằn (Penaeus semisulcatus) 1.2.2. Đặc điểm phân bố củatômRằn Đa số các loài tôm biển có ý nghĩa kinh tế đều thuộc họ Penaeidae, chúng phân bố rộng rãi ở các thủy vực vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, phân bố tập trung nhất ở vùng Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương. Các loài thuộc giống Penaeus (giống tôm he) phân bố trong các thủy vực từ 40 độ vĩ Bắc đến 40 độ vĩ Nam. TômRằn phân bố khá rộng: TômRằn con thườngsốngở vùng cửa sông, tôm lớn di cư ra vùng biển sâu. Mùa vụ sinh sản củatôm kéo dài, nhưng tập trung vào tháng 4 và tháng 5. Ấu trùng vàtôm con của các giống loài này thường phân bố tập trung ở vùng cửasông ven bờ do tác động cơ học của thủy triều. Tômtrưởng thành phân bố ngoài khơi và có tập tính di cư sinh sản theo đàn. Bãi đẻ là nơi thủy vực có độ sâu và nền đáy phù hợp với đặc tính sinh sản của từng loài riêng biệt. Ví dụ: Bãi đẻcủatôm thẻ là các thủy vực có độ sâu từ 10-20m. Bãi đẻcủatôm sú là thủy vực có độ sâu biến động từ 20-40 mét. - Ở vùng Tây Thái Bình Dương: TômRằn phân bố từ biển Đỏ, Đông Nam Châu Phi đến Nhật Bản,Triều Tiên, Trung Quốc, từ Đông Nam Á đến Bắc Australia. - Ở Đông Đại Tây Dương, loài này có thể phân bố tới Đông Địa Trung Hải, qua kênh đào Suez đến Ai Cập, Israel, Syrria và Bắc Thổ Nhĩ Kỳ. Độ sâu phân bố từ 1 đến 130 m, chấtđáy bùn cát. 8 - TômRằn con thườngsốngở vùng cửa sông, tôm lớn di cư ra vùng biển sâu. Mùa vụ sinh sản củatôm kéo dài, nhưng tập trung vào tháng 4 và tháng 5. Ở Việt Nam: TômRằnsốngở những nơi có đáy cát bùn, có độ mặn, độ trong cao và ổn định. Chúng phân bố khắp vùng biển Việt Nam, nhưng khá tập trung ở vùng biển Bái Tử Long, ven biển miền Trung, quần đảo An Thời (Kiên Giang). TômRằnsống xa vùng cửasông nhưng vào thời kỳ tôm con sốngở vùng bãi triều ven biển, giáp cửa sông. 1.2.3. Tập tính sốngvà đặc điểm sinh sản * Tập tính sốngvà vòng đời Trong thiên nhiên, tôm sinh trưởng trên biển, tới mùa sinh sản chúng tiến vào gần bờ đẻ trứng.Trứng nở ra ấu trùng trải qua 3 thời kỳ (Nauplius, Protozoea, Mysis), ấu trùng theo làn sóng biển dạt vào các cửasông nơi có nước sôngvà nước biển, thích hợp cho sự tăngtrưởngcủa ấu trùng. Tại đó, ấu trùng (Larvae) tiến sang thời kỳ hậu ấu trùng (Postlarvae), sau đó Postlarvae chuyển sang thời kỳ tiền trưởng thành (Juvenile) đồng thời bơi ra biển tiếp tục tăng trưởng, sinh sản và tiếp diễn chu trình sống. Vòng đời củatômRằn được mô tả ở sơ đồ dưới: Hình 1.2. Vòng đời củatômRằn (Penaeus semisulcatus) 1. Trứng; 2. Naupilus; 3. Protozoea; 4. Mysis; 5. Postlarvae; 6. Adult 9 Trứng sau khi được thụ tinh sẽ phát triển và nở ra ấu trùng nauplius. Sau đó ấu trùng nauplius tiếp tục biến thái qua các giai đoạn: Nauplius Protozoea Mysis Postlarvae Juvenile (tiền trưởng thành) Adult (trưởng thành). Tômtrưởng thành lại tham gia giao vĩ, đẻ trứng khép kín vòng đời tự nhiên. *Đặc điểm sinh sản - TômRằn bắt đầu thành thục về tính và tham gia sinh sản khi lớp vỏ đầu ngực đạt kích thước từ 36 - 40 mm, theo khuyến cáo của các nhà nghiên cứu, tôm phải đạt kích thước lớp vỏ đầu ngực khoảng 41- 45 mm thì 50% số cá thể mới tham gia sinh sản được. - Các cá thể có buồng trứng vào giai đoạn III, IV xuất hiện hầu hết vào các tháng trong năm và có xu thế từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau (Tôn Thất Chất, 2004). - Mùa vụ sinh sản: TômRằn có mùa đẻ kéo dài gần như quanh năm (Tôn Thất Chất, 2004). Mùa vụ sinh sản từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, từ tháng 5 đến tháng 7 và rộ nhất là vào tháng 11 đến tháng 1 năm sau. - TômRằnđẻ trứng ở khu vực có độ sâu từ 15 – 30 m, phổ biến trong khoảng 20 – 25 m. 1.2.4. Một số đặc điểm hình thái củatômRằntrưởng thành. TômRằn là một loài có kích thước lớn và hình dạng rất giống với tôm Sú. Theo Trần Độvà cộng sự (1964); Nguyễn Văn Chung (1971, 1978, 1991, 2000) vàPhạm Ngọc Đẳng (1994, 1999), đặc điểm hình thái củatômRằn gồm: - Chủy: phẩn giữa hơi gồ lên, phần cuối hơi cong, dài đến cuối đốt II hoặc cuốn râu I, mép trên 10 – 12 răng, khoảng cách giữa các răng bằng nhau, mép dưới 2 – 4 răng. - Vỏ đầu ngực: Gờ sau chủy kéo dài gần đến mép sau vỏ đầu ngực, gờ trên chủy cao và sắc, kéo dài đến phía sau gai trên vị. Rãnh trên chủy tương đối sâu, kéo dài đến phía sau gai trên vị. 10