MỤC LỤC Tên chương, mục Trang Mở đầu Đối tượng, vị trí và phương pháp nghiên cứu của môn học phân tích định lượng trong quản trị Bài 2 Chương 2: Ra quyết định trong điều kiện có rủ
Trang 1
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, nhu cầu hiểu biết và sử dụng các phương pháp toán học, các công cụ ngẫu nhiên vào các bài toán kế hoạch hoá, vào việc phân tích và xử lý các thông tin ngày càng có hiệu quả Mục tiêu của các công việc đó là dùng phương pháp toán học để tìm ra một phương
án tốt nhất cho việc tổ chức thực hiện một công việc, đưa ra phương án lựa chọn đối với hoạt động sản xuất và đầu tư của doanh nghiệp nhằm tìm ra phương án chính xác hiệu quả nhất
Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu em thấy môn Phân tích Định lượng trong Quản trị có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc hoạch định kế hoạch sản
xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển của doanh nghiệp
Em xin chọn 6 trong 7 mô hình đã học: Chương 1: Cơ Sở Lý Thuyết Ra Quyết
Định, Chương 2: Ra Quyết Định Trong Điều Kiện Có Rủi Ro Bằng Sơ Đồ Cây,Chương 3: Ra quyết định phụ thuộc nhiều yếu tố, Chương 4: Phương Pháp Phân Tích Markov, Chương 5: Lý Thuyết Trò Chơi và Chương 6: Mô Hình Mô Phỏng để áp dụng vào thực tế đơn vị em đang công tác và một số đơn vị khác mà em
quan tâm
Mặc dù em rất cố gắng để hoàn thành bài tiểu luận được tốt nhất, tuy nhiên do năng lực còn hạn chế, sự hiểu biết còn nông cạn nên bài tiểu luận này chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi thiếu sót, kính mong nhận được sự chỉ dạy của thầy-
NGND.PGS.TS Nhăm Văn Toán và ý kiến đóng góp của Quí đọc giả
Học viên
Chu Văn Sinh
Trang 2
MỤC LỤC
Tên chương, mục Trang
Mở đầu Đối tượng, vị trí và phương pháp nghiên cứu của môn học phân tích
định lượng trong quản trị
Bài 2
Chương 2: Ra quyết định trong điều kiện có rủi ro bằng sơ đồ cây
11
Tài liệu tham khảo 24
Trang 3MỞ ĐẦU
ĐỐI TƯỢNG, VỊ TRÍ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TRONG QUẢN TRỊ
1 Đối tượng, vị trí của môn học Phân tích định lượng trong quản trị Quan
điểm phân tích định lượng trong quản trị:
• Lý thuyết định lượng trong quản trị được xây dựng dựa trên nhận thức cơ bản là:
“Quản trị là quyết định (Management is decision making) và muốn việc quản trị có hiệu quả thì các quyết định phải đúng đắn”
• Ra quyết định là nhiệm vụ quan trọng của nhà quản trị, kinh nghiệm, khả năng xét đoán, óc sáng tạo chưa thể đảm bảo có được những quyết định phù hợp và tối ưu nếu thiếu khả năng định lượng
• Trong khi ra quyết định, nhà quản trị có thể sử dụng nhiều công cụ định lượng khác nhau với sự trợ giúp của máy tính
Có thể mô tả qua sơ đồ sau:
CÁC CÔNG CỤ VÀ LÝ
THUYẾT KINH TẾ
Lý thuyết về cung cầu
Lý thuyết về doanh nghiệp
Lý thuyết sản xuất
Cơ cấu thị trường
Và các lý thuyết trong Kinh tế học
vĩ mô
CÁC CÔNG CỤ VÀ KHOA HỌC RA QUYẾT ĐỊNH Các phương pháp thống kê
Dự báo và ước lượng Tối ưu hóa
Các công cụ ra quyết định khoa học khác
KINH TẾ QUẢN LÝ
Sử dụng các công cụ và lý thuyết kinh tế cùng phương pháp luận khoa học trong việc ra quyết định để giải quyết các vấn
đề kinh doanh và phân bố nguồn lực tối
ưu cho doanh nghiệp
Trang 4Khi giải quyết một vấn đề các nhà quản trị luôn luôn phải xem xét cả các yếu tố thuộc
về chất và cả các yếu tố thuộc về lượng Các yếu tố thuộc về lượng chính là các thông tin được xử lý chế biến bằng khoa học phân tích định lượng Như vậy, phân tích định lượng là việc nghiên cứu giải quyết khoa học việc ra quyết định về quản trị Nguyên liệu đầu tiên của phân tích định lượng là dữ liệu, số liệu Sau khi được xử lý, chế biến, các dữ liệu số liệu trở thành các thông tin có giá trị đối với người ra quyết định Việc xử lý và chế biến các dữ liệu thô ban đầu để nó trở thành những thông tin có ý nghĩa là trung tâm của phân tích định lượng Việc phát triển mạnh mẽ của tin học và máy tính điện tử đã làm tăng cường vai trò của các phân tích định lượng
Các yếu tố thuộc về chất đóng vai trò quan trọng hàng đầu đối với quá trình ra quyết định, chính vì vậy vai trò của phân tích định lượng thay đổi tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể của yếu tố về chất Khi mà các yếu tố về chất là ổn định và khi các vấn đề, các mô hình và các tài liệu không thay đổi thì các kết quả của phân tích định lượng có thể biến quá trình ra quyết định thành một quá trình được tự động hoá Ví dụ như nhiều công ty sử dụng các mô hình định lượng về kiểm kê nguyên vật liệu tồn kho để tự động hoá việc đặt mua nguyên vật liệu Tuy vậy, trong hầu hết các trường hợp thì các phân tích định lượng là một người trợ giúp cho quá trình ra các quyết định
Sự khác nhau cơ bản giữa nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính:
• Nghiên cứu định tính (NCĐT) là những nghiên cứu thu được các kết quả không
sử dụng những công cụ đo lường, tính toán Nói một cách cụ thể hơn NCĐT là những nghiên cứu tìm biết những đặc điểm, tính chất của đối tượng nghiên cứu cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành vi của đối tượng nghiên cứu trong những hoàn cảnh cụ thể
• Nghiên cứu định lượng (NCĐL) là những nghiên cứu thu được các kết quả bằng việc sử dụng những công cụ đo lường, tính toán với những con số cụ thể
• Trong khi NCĐL đi tìm trả lời cho câu hỏi bao nhiêu, mức nào (how many, how much) thì NCĐT đi tìm trả lời cho câu hỏi cái gì (what), như thế nào (how), tại sao (why) Ở một góc độ nào đó chính mục tiêu nghiên cứu là cơ sở để phân biệt NCĐL và NCĐT Vì thế việc phát triển mục tiêu của một cuộc nghiên cứu là một bước hết sức quan trọng
Dùng để mô tả, khám phá, thăm dò Dùng để khảng định, suy rộng và dự báo Chỉ tiêu, đối tượng nghiên cứu, mức độ
nghiên cứu có thể chưa rõ ràng
Chỉ tiêu, đối tượng nghiên cứu, mức độ nghiên cứu đã rõ ràng
Linh động trong hướng nghiên cứu, khám
phá các hướng nghiên cứu chưa biết
Yêu cầu phải đo lường
Người nghiên cứu là công cụ thu thập
thông tin
Người nghiên cứu sử dụng các công cụ như bản câu hỏi để thu thập thông tin
Trang 5Người nghiên cứu biết sơ bộ những điều mà
họ muốn nghiên cứu
Người nghiên cứu biết rõ ràng những điều
mà họ muốn nghiên cứu Chủ quan: Ý kiến của cá nhân là quan trọng,
ví dụ: quan sát, phỏng vấn
Khách quan: đo lường và phân tích qua điều tra
Quy nạp giả thuyết Kiểm tra giả thuyết
Mục tiêu của nghiên cứu định lượng
• Khảng định, suy rộng và dự báo,
• Để nhận dạng vấn đề,
• Kiểm định một lý thuyết hay một giả thiết,
• Đo lường các con số và phân tích bằng các kỹ thuật thống kê,
• Lập kế hoạch sản xuất
• Để tính toán lựa chọn phương án tối ưu (Quyết định đầu tư, lựa chọn các phương
án quy hoạch…
2 Phương pháp và các bước tiến hành nghiên cứu định lượng trong quản trị Các
phương pháp toán ứng dụng trong phân tích định lượng:
• Phương pháp thống kê
• Dự báo và ước lượng
• Tối ưu hóa
• Các công cụ ra quyết định khác
Trong đó, các phương pháp thống kê, dự báo và ước lượng, tối ưu hóa được trình bày qua các môn học: Thống kê toán, Kinh tế lượng, Mô hình toán kinh tế trong chương trình đại học Nội dung học phần này chỉ trình bày một số công cụ định lượng khác thường được dùng trong thực tế
Quá trình phân tích định lượng trong quản trị bao gồm các bước cơ bản được mô tả ở hình 1.1 dưới đây Trong đó:
Bước 1: Xác định bài toán
Ở bước này bài toán cần được phát biểu rõ ràng, chính xác, dễ hiểu Điều đó sẽ giúp cho các bước sau có phương hướng rõ ràng Trong nhiều trường hợp đây là bước quan trọng nhất và cũng là bước khó khăn nhất Một bài toán được đặt ra thường có liên quan chặt chẽ
Trang 6với các bài toán khác, vấn đề khác của doanh nghiệp, vì vậy cần phải phân tích được là lời giải của của bài toán này sẽ tác động đến những vấn đề khác có liên quan như thế nào Một doanh nghiệp thường có nhiều bài toán phải giải quyết, phân tích định lượng không thể giải quyết cùng một lúc tất cả các bài toán vì thế vấn đề quan trọng là phải chọn lọc bài toán nào mà việc giải quyết nó sẽ đem lại lợi nhuận nhiều nhất cho doanh nghiệp hoặc làm giảm chi phí nhiều nhất
Bước 2: Xây dựng một mô hình
Hiện tượng kinh tế thường phức tạp có nhiều quan hệ đan xen, chồng chéo, nếu chỉ theo dõi, quan sát thì chắc chắn không thể nắm bắt được bản chất của hiện tượng và do đó khó tìm ra được quy luật chi phối các quan hệ Mặt khác, những vấn đề kinh tế xã hội đòi hỏi chi phí cho thực nghiệm rất lớn, mà không phải vấn đề nào cũng có thể tiến hành thực nghiệm bởi vì có những vấn đề không thể tạo ra được môi trường thực nghiệm hoặc những sai sót trong quá trình thực nghiệm có thể gây ra những hậu quả khôn lường Ngay cả những trường hợp có đủ điều kiện tiến hành thực nghiệm nhưng không thể kiểm soát được vì nó gắn liền với hoạt động của con người mà phản ứng của con người đôi khi trái ngược nhau do đó kết quả khác hẳn nhau Chính vì vậy, để nghiên cứu kinh tế-xã hội người ta thường sử dụng phương pháp suy luận lôgic Phương pháp suy luận xuất phát từ những vấn đề đã biết hoặc giả định là đã biết thông qua quá trình suy luận lôgic để rút ra những hệ quả, những kết luận Suy luận lôgic gồm suy luận diễn dịch: từ cái chung, khái quát suy luận đến cái riêng, cụ thể
và suy luận quy nạp: từ những cái riêng, đặc thù suy luận đến cái chung, khái quát Phương pháp suy luận lôgic với công cụ suy luận là mô hình của đối tượng nghiên cứu gọi là phương pháp mô hình
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về vận dụng phương pháp mô hình trong nghiên cứu kinh tế, có quan điểm cho mô hình là diễn tả một cách đơn giản, trực quan quá trình nghiên cứu, có quan điểm cho mô hình là hình thức khái quát có sử dụng công cụ toán học diễn tả quá trình nghiên cứu Tuy nhiên, mô hình phải được hiểu là sự phản ánh hiện thực khách quan của đối tượng, sự hình dung, tưởng tượng đối tượng đó bằng ý nghĩ của người nghiên cứu và việc trình bày, thể hiện, diễn đạt ý nghĩ đó bằng lời văn, chữ viết, sơ đồ, hình vẽ… Nội dung cơ bản của của phương pháp mô hình bao gồm: Xây dựng, xác định mô hình của đối tượng Quá trình này gọi là mô hình hoá đối tượng; Dùng mô hình làm công cụ suy luận phục vụ yêu cầu nghiên cứu được gọi là phân tích mô hình
Khi mô hình hoá đối tượng cần tránh hai khuynh hướng cực đoan:
-“Thấy cây mà không thấy rừng”: mô hình quá chi tiết, vụn vặt, không tập trung vào những yếu tố cốt lõi nhất
- “Theo các đường mòn quá đơn giản”: mô hình quá đơn giản, sơ lược, không phản ánh được thực tế, không chứa đựng thông tin đáng giá
Mô hình hoá là lược bớt chi tiết, nhưng chỉ lược bớt những gì không quan trọng đối với vấn đề nghiên cứu Mô hình hoá bao giờ cũng có tính chất lý tưởng hoá, nhưng lý tưởng hoá không nhất thiết phải là thoát ly thực tế
Trang 7Cũng không nên tránh đơn giản hoá, lý tưởng hoá mà vấn đề là đơn giản hoá, lý tưởng hoá có cơ sở thực tế đến mức nào, và có thể giúp ta hiểu thêm thực tế đến mức nào
Có người cho rằng nếu đối tượng càng lớn, càng phức tạp thì để phản ánh thực tế mô hình càng phải phức tạp Thực ra không hẳn là như vậy, mô hình phức tạp hay không tuỳ thuộc vào yêu cầu nghiên cứu và vấn đề cần giải quyết Mô hình quá phức tạp nhiều khi không thể
sử dụng hoặc sử dụng sai
Phương pháp diễn đạt, thể hiện của mô hình rất phong phú Việc sử dụng phương pháp nào phụ thuộc vào mục tiêu và trình độ của người nghiên cứu Tuy nhiên, dù sử dụng phương pháp nào, các mô hình cũng phải đóng vai trò là phương tiện cho người nghiên cứu
Bước 3: Thu thập các dữ liệu đầu vào
Khi đã có mô hình cần phải có đầy đủ các dữ liệu cần thiết cho mô hình này Các dữ liệu, số liệu chính xác là vô cùng quan trọng vì ngay cả khi mô hình của bài toán là hoàn hảo, nếu các dữ liệu, số liệu không chính xác thì sẽ đưa đến những kết quả không thể áp dụng được trong thực tế
Bước 4: Tìm lời giải cho bài toán
Bước 5: Thử lại lời giải của bài toán
Trước khi lời giải của bài toán được đem ra áp dụng nó cần phải được thử nghiệm lại một cách đầy đủ bởi vì kết quả ở lời giải phụ thuộc vào các dữ liệu đầu vào mô hình và chúng lại có thể thiếu chính xác hoặc không phù hợp với thực tiễn
Bước 6: Phân tích các kết quả
Tức là xác định những gì sẽ đi theo sau các kết quả của lời giải của bài toán Những hiệu quả, những cái sẽ đi theo sau lời giải của bài toán cần được phân tích rõ ràng trước khi các kết quả được đem áp dụng vào thực tế
Bởi vì mô hình của bài toán chỉ là sự mô tả xấp xỉ của thực tiễn nên tính nhạy cảm của lời giải tức là khả năng tự thay đổi nhanh nhạy của nó tuỳ theo mô hình và các dữ liệu đầu vào là rất quan trọng, đó là một bộ phận của việc phân tích các kết quả và được gọi là sự phân tích tính nhạy cảm
Bước 7: Thực thi các kết quả
Bước cuối cùng thường là khó khăn hơn là chúng ta tưởng tượng Bởi vì ngay cả khi lời giải của bài toán là tối ưu và sẽ đem lại lợi nhuận lớn hơn nhiều cho doanh nghiệp, nếu như các nhà quản trị từ chối việc áp dụng giải pháp mới thì tất cả cũng sẽ trở nên vô ích
Trang 8Sau khi lời giải được thực thi trong thực tế nó vẫn cần phải được giám sát chặt chẽ và
có thể có những thay đổi lớn đòi hỏi phải sửa đổi
Trang 9Thực thi áp dụng các kết quả
Không phù hợp
với thực tiễn
Trang 10Công ty Xi măng Vicem Hoàng Thạch định xây dựng thêm 1 dây chuyền sản xuất nữa nhằm mở rộng các loại sản phẩm xi măng của mình (như PCB30, PCB40 và MC25…)
để tăng lợi nhuận cho Công ty Công ty đưa ra 4 phương án xây dựng cụ thể như sau: Phương án 1: Xây dựng dây chuyền có quy mô nhỏ
Phương án 2: Xây dựng dây chuyền có quy mô trung bình
Phương án 3: Xây dựng dây chuyền có quy mô lớn
Phương án 4: Không xây dựng gì cả
Phòng Kinh Doanh của Công ty tiến hành đánh giá lợi nhuận ứng với mỗi phương án lựa chọn và mỗi trạng thái thị trường như sau:
Trạng thái Các phương án
Thị trường tốt
Thị trường trung bình
Thị trường xấu
Dây chuyền quy mô nhỏ (PA1)
b/ Công ty tư vấn CCID đề nghị cung cấp cho Công ty Xi măng Vicem Hoàng Thạch thông tin về thị trường tốt hay thị trường trung bình hay thị trường xấu với giá x (USD) Vấn
đề đặt ra: Công ty có nên nhận lời đề nghị đó không? Giá mua thông tin này đắt hay rẻ? Bao nhiêu là hợp lý?
Trang 11Thị trường xấu
Kỳ vọng (TB theo xác suất)
Dây chuyền quy mô nhỏ
(PA3)
295.000 25.000 -200.000 7.000
Kỳ vọng lớn nhất là giá trị lớn nhất vậy Công ty nên chọn phương án 2: Xây dựng dây chuyền
có quy mô trung bình
b/ Công ty xem xét có nên mua thông tin từ Công ty tư vấn CCID hay không?
Giá trị kỳ vọng với thông tin hoàn hảo: 0,35*295.000 + 0,15*35.000 + 0,5*0 = 108.500
Thu nhập trung bình cao nhất khi không có thông tin hoàn hảo: 108.500 - 37.750 = 70.750 Nếu x =< 70.750 thì Công ty Xi măng Vicem Hoàng Thạch nên mua thông tin hoàn hảo
Trang 12Tổng công ty Cổ phần Tài chính Dầu khí – Chi nhánh khu vực miền Trung cho các
doanh nghiệp vay tiền, một khoản cho vay là 80.000 triệu đồng thời hạn 1 năm, lãi
xuất 12%/năm Nếu chi nhánh từ chối không cho vay thì số tiền này được dùng để gửi
ngân hàng với lãi xuất 5%/năm Nếu không có điều tra gì về các doanh nghiệp vay
tiền thì qua kinh nghiệm biết xác suất để một doanh nghiệp trả được nợ là 0,95 (trả cả
gốc và lãi đúng hạn) Trong trường hợp ngược lại xác xuất là 0,05 doanh nghiệp bị
phá sản và chi nhánh xem như bị mất số tiền đã cho vay
Chi nhánh miền Trung của Tổng công ty Cổ phần Tài chính Dầu khí có điều tra các
doanh nghiệp trước khi quyết định cho vay hay từ chối thì kết quả điều tra là một trong
hai câu trả lời: T1 : nên cho vay;
T2 : không nên cho vay,
Chi phí cho mua thông tin khi muốn cho vay là 40 triệu đồng Qua 200 thương vụ đã
cho kết quả như sau:
Biến cố Kết quả điều tra
E1 Trả được
E2 Phá sản
Tổng cộng
Ta dùng sơ đồ cây, kỳ vọng và xác suất có điều kiện để ra quyết định tối ưu cho chi
nhánh (nên điều tra hay không, nên cho vay hay từ chối)
Gọi S1 là chiến lược có điều tra trước khi quyết định cho vay, S2 là chiến lược không
điều tra S3 là chiến lược quyết định cho vay, S4 là chiến lược từ chối không cho vay
Các biến cố là T1,T2 và E1 và E2
Ta có: - Lợi nhuận từ việc cho vay: 80.000× 12% = 9.600 (triệu đồng)
- Lợi nhuận khi mua công trái: 80.000× 5% = 4.000 (triệu đồng)
Trang 13Ta có: P(E1/T1) = ;
Khi đó P(E2/T1) =
Vậy E(S3) = 9.600 x + (-80.000) x = 8.338 (triệu đồng) Ở
nhánh thứ 2: P(E1/T2) = ; P(E2/T2) =
Vậy E(S3) = 9.600 x + (-80.000) x = -5.848(triệu đồng)
Ở nhánh cuối cùng P(E1) = 0,95; P(E2) = 0,05
Vậy E(S3) = 9.600 × 0,95 + (-80.000) × 0,05 = 5.120 (triệu đồng)
Vì P(T1) = và P(T2) =
Nên E(S1) = 8338 x + 4.000 x = 7.080 (triệu đồng)
Nếu trừ đi 400 chi phí cho mỗi lần điều tra thì ta có:
E(S1) = 7.080 - 400 = 6.680 (triệu đồng)> 5.120 (triệu đồng)
Vậy chiến lược của chi nhánh là tiến hành điều tra trước khi quyết định cho vay a) Nếu kết quả điều tra là T1 thì quyết định cho vay
b) Nếu kết quả điều tra là T2 thì từ chối không cho vay và số tiền 80.000 (triệu đồng) dùng để gửi ngân hàng
Khi đó lợi nhuận trung bình của mỗi khoản tiền 80.000 (triệu đồng) mà chi nhánh đạt được một năm là 6.680 (triệu đồng)
Trang 149600
E1
8.338 P(E2/T2) E2
S3 -80.000
8.338 S4 4.000 T1 4.000 E1 P(E1/T2)
7.080 -5.848 P(T2) P(E2/T2) T2 4.000 E2 S1 -80.000 4.000