báo cáo luật ngân hàng
LUẬT NGÂN HÀNG GIẢNG VIÊN:THS. VƯƠNG TUYẾT LINH Sau hơn 20 năm thực hiện đổi mới, bên cạnh những cố gắng hoàn thành các chức năng, nhiệm vụ được giao để có đóng góp nhiều nhất cho sự phát triển của nền kinh tế, Các tổ chức tín dụng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong quá trình xây dựng, trưởng thành. Cụ thể: Đóng vai trò quan trong trong việc đẩy lùi và kiềm chế lạm phát, từng bước duy trì sự ổn định giá trị đồng tiền và tỷ giá, góp phần cải thiện kinh tế vĩ mô, môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh, hoạt động xuất nhập khẩu….Để được thành quả đó không thể không kể đến sự đóng góp của “hành lang pháp lý” của luật TCTD. Luật các TCTD 1997 được quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 12/12/1997, có hiệu lực thi hành từ 01/07/1998 và được sửa đổi, bổ sung năm 2004.Có thể nói các quy định của Luật các TCTD 1997 đã có những đóng góp quan trọng trong việc tạo môi trường pháp lý lành mạnh cho tổ chức và hoạt động của hệ thống các Tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luật các TCTD và luật sửa đổi cũng bộc lộ một số hạn chế, bất cập cản trở sự phát triển của hệ thống tổ chức tín dụng cần được sửa đổi. Cụ thể: Theo thời gian cùng với công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế đất nước theo xu hướng “công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước”. Cùng với sự phát triển không ngừng về số lượng: các ngân hàng, dịch vụ ngân hàng, mạng lưới giao dịch, năng lực tài chính, chất lượng sản phẩm không những về số lượng mà cả chất lượng. Những bất cập trong Luật TCTD 1997 làm cản trở sự phát triển và TRÌNH BÀY: NHÓM 4 TRANG 1 LUẬT NGÂN HÀNG GIẢNG VIÊN:THS. VƯƠNG TUYẾT LINH hoạt động kinh doanh của cac TCTD, ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý, thanh tra, giám sát an toàn của NHNN đối với hệ thống TCTD….Hơn cả trong điều kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO)-một môi trường cạnh tranh khốc liệt khi mà “vòng” bảo hộ cho ngân hàng thương mại trong nước không còn. Vì vậy, để các hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài trong giai đoạn hội nhập thì cần phải phát triển dịch vụ cả về số lượng lẫn chất lượng…Và phát triển như thế nào để vừa hiệu quả lại vừa bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân trong nước. Đó là câu hỏi lớn mà nhà nước cùng hệ thống ngân hàng Việt Nam luôn đặt lên hàng đầu. Do đó, cùng với các tồn tại và bất cập kể trên và một số lý do khác. Ngày 16/06/2010 luật TCTD 2010 đã được Quốc Hội thông qua và có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2011. Để tìm hiểu và thấy được một cách cụ thể nhất những sửa đổi của luật TCTD 2010 so với luật TCTD 1997 (có sửa đổi bổ sung vào năm 2004) phù hợp và cải tiến ở những điểm nảo thuận lợi cho hoạt động của hệ thống ngân hàng hiện nay .Chúng ta sẽ cùng nhau giải thích và phân tích, bình luận những điểm sau: 1. Phạm vị điều chỉnh 2. Về nguyên tắc áp dụng Luật 3. Về hình thức tổ chức của TCTD 4. Cấp giấy phép thành lập và hoạt động TCTD 5. Về các thay đổi cần chấp thuận của NHNN 1. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH: TRÌNH BÀY: NHÓM 4 TRANG 2 LUẬT NGÂN HÀNG GIẢNG VIÊN:THS. VƯƠNG TUYẾT LINH Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 1 (được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2004) đã có những đóng góp quan trọng trong việc tạo môi trường pháp lý lành mạnh cho tổ chức và hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD). Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luật các TCTD năm 1997 đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, cản trở sự phát triển của hệ thống các TCTD, cần phải được sửa đổi, hoàn thiện. Do đó, việc ban hành Luật các TCTD mới là rất cần thiết. Luật các TCTD năm 2010 2 đã được Quốc hội thông qua ngày 16/6/2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011. Điều 1 của Luật các TCTD năm 2010 3 xác định rõ phạm vi điều chỉnh bao gồm việc thành lập, tổ chức, hoạt động, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể tổ chức tín dụng (TCTD); thành lập, tổ chức, hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của TCTD nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng. Thay đổi quan trọng của Luật các TCTD năm 2010 là đã xác định lại phạm vi điều chỉnh trên cơ sở thay đổi khái niệm “hoạt động ngân hàng” và sử dụng khái niệm này làm tiêu chí để xác định thế nào là một TCTD. Khác với Luật các TCTD năm 1997 (“hoạt động ngân hàng” được hiểu phải bao gồm cả hoạt động huy động vốn, sử dụng vốn huy động để cấp tín dụng và làm dịch vụ thanh toán), Luật các TCTD năm 2010 quy định “hoạt động ngân hàng” là hoạt động kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ: nhận tiền gửi; cấp 1 http://www.chinhphu.vn/portal/page? _pageid=578,33345598&_dad=portal&_schema=PORTAL&docid=3342 2 http://www.chinhphu.vn/portal/page? _pageid=578,33345598&_dad=portal&_schema=PORTAL&docid=3342 3 http://www.chinhphu.vn/portal/page? _pageid=578,33345598&_dad=portal&_schema=PORTAL&docid=3342 TRÌNH BÀY: NHÓM 4 TRANG 3 LUẬT NGÂN HÀNG GIẢNG VIÊN:THS. VƯƠNG TUYẾT LINH tín dụng; và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản (khoản 12 Điều 4) 4 . Theo đó, tùy theo loại hình hoạt động, TCTD có thể thực hiện một hoặc một số hoặc cả ba hoạt động ngân hàng nêu trên khi được NHNN cấp Giấy phép thành lập và hoat động. Ngoài ra, Luật các TCTD năm 2010 bỏ phần quy định về "các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng". Bởi vì, hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh có điều kiện. Những điều kiện để được hoạt động ngân hàng đều rất chặt chẽ, từ tổ chức bộ máy đến quản lý nội bộ, quản trị rủi ro. Những điều kiện này thông thường các tổ chức khác không phải là TCTD đều không đáp ứng được. Đó là lý do Chính phủ không thể ban hành được các văn bản hướng dẫn Luật các TCTD năm 1997 về hoạt động ngân hàng của tổ chức khác. Điều này có nghĩa là để được cấp phép hoạt động ngân hàng các tổ chức phải được thành lập như là một TCTD. Những tổ chức nào có hoạt động ngân hàng đều phải được tổ chức lại dưới hình thức là một TCTD hoặc phải chấm dứt hoạt động này (trừ việc công ty chứng khoán thực hiện giao dịch ký quỹ, giao dịch mua, bán lại chứng khoán). Mặt khác, phạm vi điều chỉnh của Luật các TCTD năm 2010 đã được quy định cụ thể hơn. Phạm vi điều chỉnh của Luật được mở rộng từ chỗ chỉ điều chỉnh chủ yếu về hoạt động sang điều chỉnh về tổ chức quản lý và hoạt động của TCTD. Ngoài ra, Luật các TCTD năm 2010 đã điều chỉnh việc thành lập, tổ chức, hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của TCTD nước ngoài, tổ chức nước ngoài có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam. 4 http://www.chinhphu.vn/portal/page? _pageid=578,33345598&_dad=portal&_schema=PORTAL&docid=3342 TRÌNH BÀY: NHÓM 4 TRANG 4 LUẬT NGÂN HÀNG GIẢNG VIÊN:THS. VƯƠNG TUYẾT LINH Nhìn chung, về phạm vi điều chỉnh, Luật 2010 đã có những bước đổi mới theo hướng tích cực và phù hợp hơn với thực tế sự phát triển của nền kinh tế và yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. 2. KHÁI NIỆM CƠ BẢN: Ngày 16/6/2010, Luật các tổ chức tín dụng 2010 được Quốc hội thông qua với 10 chương, 163 điều thay thế Luật các tổ chức tín dụng ban hành năm 1997, sửa đổi bổ sung năm 2004. Luật các TCTD thay đổi tiêu chí xác định một tổ chức là TCTD bằng việc thay đổi nội hàm của khái niệm "hoạt động ngân hàng" 5 : bao gồm một trong ba hoạt động nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán thay cho việc phải đồng thời thực hiện cả ba hoạt động trên. Khái niệm “hoạt động ngân hàng” 6 theo luật TCTD 1997 không đồng bộ với các Luật khác. Thực tế theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế cho rằng, trong quá trình thực hiện Luật Các tổ chức tín dụng (CTCTD) gặp không ít bất cập, nhiều quy định của Luật hiện hành không còn thích hợp đã trở nên gò bó, làm giảm tính tự chủ của tổ chức tín dụng, không đồng bộ với các luật khác mới ban hành (Luật doanh nghiệp, Luật chứng khoán…) và chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Hiện nay, tình hình thế giới và trong nước đã có nhiều thay đổi, Việt Nam đã trở thành thành viên tổ chức thương mại thế giới (WTO) và hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế toàn cầu. Việc hội nhập đặt ra những yêu cầu tất yếu như: đa dạng hóa các hoạt động, dịch vụ ngân hàng; đối xử bình đẳng giữa các loại hình TCTD thuộc các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài; từng bước áp dụng các chuẩn mực quản trị ngân hàng theo thông lệ quốc tế. 5 Khoản 12 điều 4 trong luật TCTD năm 6 Khoản 7 điều 20 trong luật TCTD năm 1997(sữa đổi, bổ sung 2004) TRÌNH BÀY: NHÓM 4 TRANG 5 LUẬT NGÂN HÀNG GIẢNG VIÊN:THS. VƯƠNG TUYẾT LINH Ví dụ: Ngày 21/7/2011 đã đánh một dấu mốc quan trọng khi MB và Deloitte 7 lần đầu tiên ký kết hợp tác mang ý nghĩa chiến lược liên quan đến Quản trị rủi ro hoạt động. MB cũng là một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam thực hiện xây dựng hệ thống Quản trị rủi ro hoạt động một cách bài bản theo tiêu chuẩn quốc tế. 8 Tối ngày 06/01/201, tại Khách sạn Hozison – Hà nội, Sở giao dịch Agribank long trọng tổ chức Hội nghị khách hàng và Lễ đón chứng nhận ISO 9001:2008. 9 Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 giúp Sở giao dịch Agribank đảm bảo mọi hoạt động được định hướng và kiểm soát nhằm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng.Với phương châm hoạt động là: ”Cung cấp sản phẩm dịch vụ có chất lượng, phù hợp với thỏa thuận và tuân thủ quy định của Pháp luật”. Sở giao dịch Agribank không ngừng cải tiến hệ thống quản lý chất lượng, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ cho khách hàng như cam kết. Mặt khác, quá trình cổ phần hóa các Ngân hàng thương mại Nhà nước đã và đang được triển khai, vì vậy, trong thời gian tới sẽ không còn loại hình Ngân hàng thương mại Nhà nước như quy định của Luật hiện hành. Tính đến tháng 2-2007 đã có 34 ngân hàng thương mại hoàn tất việc cổ phần hóa với tổng số vốn điều lệ trên 21.000 tỷ đồng. Đến quý 2/2009 có cả thảy 5 7 http://hanoimoi.com.vn/newsdetail/Kinh-te/517694/mb-va-deloitte-hop-tac- quan-tri-rui-ro-hoat-dong.htm6. 8 http://www.sbv.gov.vn/wps/portal/! ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3hnd0cPE3MfAwN_DxdLA08L L2-fEMMA4zBTc_2CbEdFAD7aYVM!l. 9 http://www.vbard.com/31/820/tin-tuc/hoat-dong-agribank/2011/01/3130/so- giao-dich-agribank-don-chung-nhan-iso-9001 2008.aspx. TRÌNH BÀY: NHÓM 4 TRANG 6 LUẬT NGÂN HÀNG GIẢNG VIÊN:THS. VƯƠNG TUYẾT LINH Ngân hàng thương mại niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB), Ngân hàng Công thương Việt Nam (CTG), Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (STB), Ngân hàng Á Châu (ACB) và Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB), trong đó VCB và CTG là các ngân hàng quốc doanh. Luật các TCTD thay đổi tiêu chí xác định một tổ chức là TCTD bằng việc thay đổi nội hàm của khái niệm "hoạt động ngân hàng" (1) : bao gồm một trong ba hoạt động nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán thay cho việc phải đồng thời thực hiện cả ba hoạt động trên. Khái niệm “hoạt động ngân hàng” theo luật TCTD 1997 không đồng bộ với các Luật khác.: Ở Điều 4 Khoản 13 quy định “Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận”. Đối với tiền gửi không kỳ hạn thì khi gửi tiền khách hàng sẽ nhận lãi suất không kỳ hạn, còn đối với tiền gửi có kỳ hạn thì khách hàng sẽ được hưởng lãi suất cao hơn lãi suất không kỳ hạn và kỳ hạn gửi có thể là 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng,… Nhưng khi rút trước hạn thì khách hàng sẽ chỉ nhận được lãi suất không kỳ hạn, thông thường hình thức gửi tiền này có khách hàng là tổ chức, còn tiền gửi tiết kiệm thường có khách hàng là các cá nhân. Ngoài ra, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu là các công cụ nợ ngắn hạn. Điều 4 Khoản 14 “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo TRÌNH BÀY: NHÓM 4 TRANG 7 LUẬT NGÂN HÀNG GIẢNG VIÊN:THS. VƯƠNG TUYẾT LINH nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh Ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”, khi đã được cấp tín dụng thì bên được cấp tín dụng phải sử dụng các khoản vay đúng mục đích. Đối với Điều 4 Khoản 15 quy định “Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản là việc cung ứng phương tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ Ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng”, nhờ có những dịch vụ thanh toán này mà khách hàng có thể tiết kiệm thời gian, giảm rủi ro khi sử dụng phương thức thanh toán bằng tiền mặt, tiếp cận được với các dịch vụ Ngân hàng, đặc biệt việc cung ứng các dich vụ này sẽ làm cho tiền mặt được hạn chế. Khái niệm mà Luật Các TCTD 1997 chưa đề cập đến đó là khái niệm về Giấp phép. Theo Khoản 11, Điều 4 “Giấy phép bao gồm Giấy phép thành lập và hoạt động của TCTD, Giấy phép thành lập chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của TCTD nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động Ngân hàng do NHNN cấp. Văn bản của NHNN về sửa đổi, bổ sung Giấy phép là một bộ phận không tách rời của Giấy phép”. Trong đó, Giấy phép Thành lập là giấy phép được NHNN cấp nhằm công nhận sự hiện diện của các TCTD và Giấy phép Hoạt động là giấy phép quyết định phạm vi kinh doanh của các TCTD đó. Ngoài ra, mỗi TCTD sẽ được cấp duy nhất một Giấy phép Thành lập và Hoạt động điều này nhằm làm giảm bớt các giấy phép nhỏ khác với các TCTD và tất cả nội dung hoạt động của TCTD sẽ được thể hiện rõ trong Giấy phép. Trong TRÌNH BÀY: NHÓM 4 TRANG 8 LUẬT NGÂN HÀNG GIẢNG VIÊN:THS. VƯƠNG TUYẾT LINH quá trình hoạt động kinh doanh khi các TCTD có nhu cầu rộng hoặc thu hẹp nội dung hoạt động sẽ được NHNN cho phép bằng Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép. Tuy nhiên, cần phân biệt giữa khái niệm “hoạt động ngân hàng” là các hoạt động chỉ có thể được thực hiện bởi các TCTD và khái niệm “các hoạt động kinh doanh khác của các TCTD” là các hoạt động không chỉ TCTD mà các tổ chức khác cũng có thể được thực hiện.Theo cách tiếp cận này, các nghiệp vụ tư vấn tài chính, môi giới tiền tệ, lưu ký chứng khoán, kinh doanh vàng là những nghiệp vụ mà TCTD được phép thực hiện nhưng không phải là “hoạt động ngân hàng”. Ngoài ra TCTD còn được phép trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua công ty con, công ty liên kết) thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng đầu tư. Theo các chuyên gia ngân hàng thì phạm vi của các hoạt động ngân hàng vẫn còn mù mờ, chưa rõ ràng, 10 11 vẫn có thể có các cách hiểu khác nhau về khái niệm nghiệp vụ ngân hàng và TCTD phi ngân hàng, mà các tổ chức có thể lợi dụng nếu pháp luật quy định không chặt chẽ. Trong Luật các TCTD 2010, tiêu chí phân biệt giữa ngân hàng và các TCTD phi ngân hàng đã được quy định rõ hơn trên cơ sở phạm vi hoạt động của hai loại hình này. Theo đó, các TCTD phi ngân hàng không được phép nhận tiền gửi của cá nhân, không được cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. Quy định này phù hợp hơn với thông lệ áp dụng tại hầu hết các nước và tạo điều kiện để một mặt giảm bớt rủi ro cho hệ thống TCTD, mặt khác cho phép các TCTD phi ngân hàng được 10 http://vietstock.vn/ChannelID/757/Tin-tuc/181899-luat-cac-to-chuc-tin-dung- moi-va-cu.aspx. 11 http://www.vcci.com.vn/nghien-cuu/20110215084842107/nhan-dinh-cua-cac- chuyen-gia-khi-ty-gia-20693-dongusd.htm. TRÌNH BÀY: NHÓM 4 TRANG 9 LUẬT NGÂN HÀNG GIẢNG VIÊN:THS. VƯƠNG TUYẾT LINH mở rộng phạm vi cung ứng các dịch vụ ngân hàng khác của mình do các quy định về an toàn sẽ được áp dụng ở mức độ thấp hơn so với các ngân hàng thương mại là những tổ chức nhận tiền gửi của dân cư và tham gia vào hệ thống thanh toán. Luật 2010 quy định rõ mỗi TCTD sẽ được cấp duy nhất một Giấy phép thành lập và hoạt động, trong đó xác định rõ phạm vi hoạt động của từng TCTD trên cơ sở nhu cầu và khả năng đáp ứng các điều kiện của từng TCTD mà trong luật TCTD 1997 không quy định rõ vấn đề này tại điều 20 . Trong quá trình hoạt động, TCTD có thể mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi hoạt động và sẽ được NHNN chấp thuận bằng Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép; Quyết định này sẽ là một bộ phận không tách rời của Giấy phép thành lập và hoạt động. Về mức giới hạn sở hữu cổ phần tại phần khái niệm của điều 6 quy định sửa đổi của năm 1997 so với luật TCTD năm 2010 đối với cổ đông là cá nhân từ 10% xuống 5%; cổ đông là pháp nhân từ 20% xuống 15% (trừ trường hợp sở hữu cổ phần theo quyết định của NHNN để xử lý tổ chức tín dụng gặp khó khăn, bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng; sở hữu cổ phần nhà nước tại các tổ chức tín dụng cổ phần hóa; sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài). . Khái niệm ở năm 2010 làm rõ hơn về cổ đông lớn của tổ chức tín dụng và mức sở hữu về % vốn cổ phần cũng thấp hơn sở dĩ có sự thấp hơn này là do có qui định tăng vốn điều lệ ở năm 2010 của các tổ chức tín dụng nên sự thay đổi này cũng khá hợp lý. Cổ đông và những người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng. Các tỷ lệ sở hữu nêu trên bao gồm cả phần vốn ủy thác cho các tổ chức, cá nhân khác mua cổ phần. TRÌNH BÀY: NHÓM 4 TRANG 10 [...]... Agribank, VDB (Ngân hàng Phát triển VN), Techcombank, MaritimeBank (Ngân hàng Hàng hải), VIB (Ngân hàng Quốc tế), VPBank (Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng), PGBank (Ngân hàng Xăng dầu), ngân hàng Bảo Việt, GPBank (Ngân hàng Dầu khí toàn cầu), Ngân hàng Quân đội, OceanBank (Ngân hàng Đại Dương), SHB (Ngân hàng Sài Gòn- Hà Nội), Ngân hàng Bắc Á, Ngân hàng Tiên Phong Thông tư 30/2011/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà... động ngân hàng là hoạt động kinh doanh chủ yếu, thường xuyên và mang tính nghề nghiệp TCTD chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) 5.1 Cấp giấy phép thành lập và hoạt động đối với TCTD là Ngân Hàng và Phi Ngân Hàng : 5.1.1 Hoạt động TCTD Ngân Hàng: Ngân hàng là loại hình TCTD có thể thực hiện được tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này Ngân hàng gồm có: Ngân hàng thương... của Ngân hàng Nhà nước http://www.kinhdoanh.edu.vn/tin-tuc/mot-so-khai-niem-ve-ngan-hang-thuongmai.html 30 Theo Luật Ngân Hàng 1997 31 Theo Luật Ngân Hàng 2010 29 TRÌNH BÀY: NHÓM 4 TRANG 30 LUẬT NGÂN HÀNG GIẢNG VIÊN:THS VƯƠNG TUYẾT LINH Nghiệp vụ có là việc Ngân Hàng sử dụng nguồn vốn của mình để kinh doanh thu lợi Nghiệp vụ trung gian thanh toán 5.1.1.2 Ngân hàng chính sách (NHCS): NHCS là Ngân hàng. .. mại (NHTM), Ngân hàng chính sách (NHCS), Ngân hàng hợp tác xã (NHHTX) 5.1.1.1 Ngân hàng thương mại (NHTM): NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng nhằm mục tiêu lợi nhuận thông qua nguồn vốn ngắn hạn là chủ yếu 28 Theo Điều 4 Luật TCTD 2010 TRÌNH BÀY: NHÓM 4 TRANG 29 LUẬT NGÂN HÀNG GIẢNG VIÊN:THS... của ngân hàng mâu thuẫn, trái hoặc không phù hợp với quy định tương ứng của ngành Ngân hàng hoặc pháp luật về chứng khoán, thị trường chứng khoán Pháp luật về ngành Ngân hàng chỉ chấp nhận cho ưu tiên áp dụng các quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán trong trường hợp chuyển nhượng cổ phần của ngân hàng niêm yết Vì vậy, các ngân hàng không dễ dàng giải trình, thuyết phục Ngân. .. Những điểm mới của luật TCTD quy định luật DN, luật HTX: Trong luật các TCTD 2010, tiêu chí phân biệt giữa ngân hàng và các TCTD phi ngân hàng đã được quy định rõ hơn trên cơ sở phạm vi hoạt động của hai loại hình này Các TCTD phi ngân hàng không được phép nhận tiền gửi cá nhân, không được cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng Luật TCTD 2010 quy định mô hình ngân hàng thương mại ở... của 25 nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hiệu quả của Uỷ ban Basel, Luật ngân hàng Singapore, Luật ngân hàng Canada…) 25 Những nội dung có thể áp dụng được Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã không được quy định lại trong Luật các TCTD năm 2010 để tránh trùng lắp và bảo đảm để những quy định chung vẫn có thể được áp dụng khi có thay đổi trong Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã Tổ chức, quản trị,... BÀY: NHÓM 4 TRANG 19 LUẬT NGÂN HÀNG GIẢNG VIÊN:THS VƯƠNG TUYẾT LINH hội nhập và xây dựng hệ thống các TCTD hiện đại, phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo sự đồng bộ giữa các quy định của Luật các TCTD và các luật khác như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Chứng khoán, Luật Cạnh tranh, Luật Hợp tác xã, Luật Phá sản…” 21 Theo ý kiến riêng của cá nhân, Luật các TCTD năm 2010 so với Luật các TCTD năm... phổ biến Luật Ngân hàng nhà Nước và Luật các Tổ chức Tín dụng , Đ/c Dương Quốc Anh – Chánh Thanh tra, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trình bày Luật TCTD năm 2010 cũng đáp ứng được yêu cầu của quá trình hội nhập và xây dựng hệ thống các TCTD hiện đại, phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo sự đồng bộ giữa các quy định của Luật các TCTD và các luật khác như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Chứng... theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã Luật các TCTD quy định TCTD được tổ chức theo các hình thức pháp lý của Luật doanh nghiệp (hoặc Luật Hợp tác xã) nhằm mục tiêu " phát triển hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đa dạng về sở hữu và loại hình tổ chức, áp dụng đầy đủ các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về quản trị ngân hàng Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá các ngân hàng thương mại nhà . NHÓM 4 TRANG 6 LUẬT NGÂN HÀNG GIẢNG VIÊN:THS. VƯƠNG TUYẾT LINH Ngân hàng thương mại niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB), Ngân hàng Công thương. thương Việt Nam (CTG), Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (STB), Ngân hàng Á Châu (ACB) và Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB), trong đó VCB và CTG là các ngân hàng quốc doanh. Luật các TCTD thay đổi. điều lệ của ngân hàng mâu thuẫn, trái hoặc không phù hợp với quy định tương ứng của ngành Ngân hàng hoặc pháp luật về chứng khoán, thị trường chứng khoán. Pháp luật về ngành Ngân hàng chỉ chấp