1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu thẩm định quy trình bào chế và sinh khả dụng nang salbultamon tác dụng kéo dài

121 545 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 2,72 MB

Nội dung

Nghiên cứu thẩm định quy trình bào chế và sinh khả dụng nang salbultamon tác dụng kéo dài Nghiên cứu thẩm định quy trình bào chế và sinh khả dụng nang salbultamon tác dụng kéo dài Nghiên cứu thẩm định quy trình bào chế và sinh khả dụng nang salbultamon tác dụng kéo dài Nghiên cứu thẩm định quy trình bào chế và sinh khả dụng nang salbultamon tác dụng kéo dài Nghiên cứu thẩm định quy trình bào chế và sinh khả dụng nang salbultamon tác dụng kéo dài Nghiên cứu thẩm định quy trình bào chế và sinh khả dụng nang salbultamon tác dụng kéo dài Nghiên cứu thẩm định quy trình bào chế và sinh khả dụng nang salbultamon tác dụng kéo dài Nghiên cứu thẩm định quy trình bào chế và sinh khả dụng nang salbultamon tác dụng kéo dài Nghiên cứu thẩm định quy trình bào chế và sinh khả dụng nang salbultamon tác dụng kéo dài Nghiên cứu thẩm định quy trình bào chế và sinh khả dụng nang salbultamon tác dụng kéo dài Nghiên cứu thẩm định quy trình bào chế và sinh khả dụng nang salbultamon tác dụng kéo dài Nghiên cứu thẩm định quy trình bào chế và sinh khả dụng nang salbultamon tác dụng kéo dài Nghiên cứu thẩm định quy trình bào chế và sinh khả dụng nang salbultamon tác dụng kéo dài Nghiên cứu thẩm định quy trình bào chế và sinh khả dụng nang salbultamon tác dụng kéo dài Nghiên cứu thẩm định quy trình bào chế và sinh khả dụng nang salbultamon tác dụng kéo dài Nghiên cứu thẩm định quy trình bào chế và sinh khả dụng nang salbultamon tác dụng kéo dài Nghiên cứu thẩm định quy trình bào chế và sinh khả dụng nang salbultamon tác dụng kéo dài

Trang 1

Bộ y tế TRƯờng đại học dược hà nội

Trần thị bích ngọc

Nghiên cứu bào chế và sinh khả dụng Nang salbutamol tác dụng kéo dài

(luận văn tốT nghiệp thạc sĩ dược học khoá 2004-2006)

Hà Nội – tháng 02/2007

Trang 2

Bộ Y Tế TRƯờng đại học dược hà nội

Trần thị bích ngọc

Nghiên cứu bào chế và sinh khả dụng Nang salbutamol tác dụng kéo dài

(Luận văn Tốt nghiệp thạc sĩ dược học khoá 2004-2006)

Người hướng dẫn: PGS.TS Võ Xuân Minh

Th.S Phạm Xuân Viết Nơi thực hiện: Bộ môn Bào chế

Thời gian thực hiện: Từ 01/12/2005 đến 05/02/2006

Hà Nội – tháng 02/2007

Trang 3

Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các thầy, cô bộ môn Bào chế trường Đại học Dược Hà nội, sự giúp đỡ của phòng sau đại học, phòng Dược lý Viện kiểm nghiệm trung ương, công ty CP Traphaco và sự động viên của bạn bè đồng nghiệp Đến nay tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới:

- GS TS Võ Xuân Minh – Phó hiệu trưởng, chủ nhiệm bộ môn Bào chế

trường Đại học Dược Hà Nội

- ThS Phạm Xuân Viết – Chuyên viên vụ Khoa học và đào tạo, Bộ y tế

Là những người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu để hoàn thành luận văn này

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới TS Phùng Thị Vinh và các bạn đồng nghiệp đang công tác tại phòng Dược lý, Viện kiểm nghiệm Trung ương, những người đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp tại công ty

CP Traphaco, gia đình và bạn bè tôi, những người đã luôn động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập

Hà nội, ngày 05/02/2007

Trần Thị Bích Ngọc

Trang 4

Trang

Đặt vấn đề 1

Phần 1 - Tổng quan 2

1.1 - Thuốc TDKD 2

1.1.1 - Khái niệm 2

1.1.2 - Ưu, nhược điểm 2

1.1.3 - Các mô hình bào chế thuốc TDKD dùng qua đường uống 2

1.1.4 - ứng dụng công nghệ pellet trong bào chế các dạng thuốc TDKD 4

1.2 - Sinh khả dụng và TĐSH 5

1.2.1 - Khái niệm 5

1.2.2 - Các yếu tố ảnh hưởng đến thiết kế nghiên cứu SKD và TĐSH 6

1.2.3 - Quy định về đánh giá SKD và TĐSH 7

1.3 - Thẩm định QTSX 12

1.3.1 - Giá trị bất thường 13

1.3.2 - Phân phối chuẩn 13

1.3.3 - Biểu đồ Shewhart 13

1.3.4 - Biểu đồ kiểm soát p 15

1.3.5 - Biểu đồ cusum 17

1.3.6 - Chỉ báo hiệu năng 17

1.3.7 - Các loại hình thẩm định 17

1.3.8 - Thông số thẩm định 18

1.3.9 - Phần mềm Phaprosol PV 18

Trang 5

1.4.1 - Công thức, tính chất 19

1.4.2 - Dược động học 19

1.4.3 - Một số nghiên cứu về Salbutamol và dạng bào chế Salbutamol TDKD 20

Phần 2 - Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu 29

2.1 - Nguyên liệu và phương tiện nghiên cứu 29

2.1.1 - Nguyên liệu 29

2.1.2 - Thiết bị 30

2.1.3 - Đối tượng nghiên cứu 30

2.2 - Phương pháp thực nghiệm 31

2.2.1 - Xây dựng quy trình sản xuất 31

2.2.2 - Phương pháp thẩm định quy trình bào chế 31

2.2.3 - Phương pháp nghiên cứu SKD và TĐSH 32

phần 3 - Kết quả nghiên cứu và bàn luận 40

3.1 - Bào chế viên nang Salbutamol TDKD ở quy mô pilot 40

3.1.1 - Bào chế pellet Salbutamol 40

3.1.2 - Thẩm định quy trình 45

3.1.3 - Kết quả thẩm định 48

3.2 - Nghiên cứu SKD nang Salbutamol TSKD và so sánh với SKD của viên Volmax 51

3.2.1 - Xây dựng phương pháp định lượng Salbutamol trong huyết tương 51

3.2.2 - Thẩm định phương pháp định lượng 52

3.2.3 - Kết quả đánh giá SKD viên nang Salbutamol TDKD, so sánh với viên Volmax 64

Trang 6

3.3 - Bàn luận 74

3.3.1 - Về bào chế viên nang Salbutamol TDKD 74

3.3.2 - Về nghiên cứu dược động học nang Salbutamol và so sánh SKD 75

Phần 4 - Kết luận và đề xuất 77

4.1 - Kết luận 77

4.2 - Đề xuất 78

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

Phụ lục 1 - Hồ sơ lô sản xuất

Phụ lục 2 - Phiếu thẩm định độ phân tán hàm lượng

Phụ lục 3 - Phiếu thẩm định độ đồng đều hàm lượng

Phụ lục 4 - Phiếu thẩm định biểu đồ Shewhart X

Phụ lục 5 - Biểu đồ thẩm định

Phụ lục 6 - Phiều thẩm định độ phân tán hàm ẩm

Phụ lục 7 - Phân bố kích thước pellet

Phụ lục 8 - Thẩm định độ hoà tan của nang

Trang 7

AUC : Area under curve -

Diện tích dưới đường cong nồng độ - thời gian AUMC : Area under moment curve -

Diện tích dưới đường cong nồng độ ì thời gian - thời gian

CI : Cofidence interval – Khoảng tin cậy

FDA : Food and Drug Administration -

Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ HPLC : High performance liquid chromatography -

Sắc ký lỏng hiệu năng cao HPMC : Hydroxy propyl methyl cellulose

HQC : Higher quality control − Mẫu kiểm soát CL nồng độ cao LLOQ : Lower limited of quantification − Giới hạn ĐL dưới

LQC : Lower quality control − Mẫu kiểm soát CL nồng độ thấp MQC : Medium quality control - Mẫu kiểm soát CL nồng độ trung MRT : Mean retention time - Thời gian lưu trú trung bình

QC : Quality control − Kiểm soát chất lượng

QTSX : Qui trình sản xuất

RSD : Relative standard deviation - Độ lệch chuẩn tương đối

SD : Standard deviation - Độ lệch chuẩn

SKD : Sinh khả dụng

Trang 8

USP : The United States Pharmacopeia - Dược điển Mỹ ULOQ : Upper limited of quantification − Giới hạn ĐL trên

X : Giá trị trung bình

Trang 9

Trang Bảng 1.1 Các qui tắc biện luận biểu đồ Shewhart X 15

Bảng 3.1 Kết quả kiểm tra sự phù hợp của hệ thống sắc ký 51 Bảng 3.2 Sự phụ thuộc giữa diện tích pic salbutamol chuẩn và nồng độ

Bảng 3.3 Kết quả xác định giới hạn định lượng dưới (LLOQ) 58 Bảng 3.4 Kết quả khảo sát độ đúng, độ lặp lại trong ngày 59 Bảng 3.5 Kết quả khảo sát độ đúng, độ lặp lại khác ngày 59 Bảng 3.6 Kết quả xác định hiệu suất chiết salbutamol 60 Bảng 3.7 Độ ổn định thời gian ngắn của dung dịch chuẩn gốc 61 Bảng 3.8 Kết quả nghiên cứu độ ổn định của mẫu sau 3 chu kỳ đông–rã

Bảng 3.9 Xác định độ ổn định trong quá trình xử lý mẫu 63 Bảng 3.10 Độ ổn định dài ngày của mẫu huyết tương 63

Bảng 3.12 Nồng độ salbutamol trong huyết tương của từng cá thể sau khi

uống liều đơn thuốc thử (T) nang Salbutamol TDKD 8mg (ng/ml) 67 Bảng 3.13 Nồng độ salbutamol trong huyết tương của từng cá thể sau khi

uống liều đơn thuốc chứng (R) Volmax 8mg (ng/ml) 68 Bảng 3.14 Các thông số dược động học Cmax, AUC, Tmax và MRT của chó sau

khi uống liều đơn 8 mg salbutamol của 2 thuốc thử và thuốc chứng 69 Bảng 3.15 Hằng số tốc độ thải trừ và thời gian bán thải salbutamol trên chó

sau khi uống liều đơn của hai thuốc thử và chứng 69 Bảng 3.16 Phân tích phương sai với biến phụ thuộc là ln[Cmax] 70 Bảng 3.17 Phân tích phương sai với biến phụ thuộc là ln[AUC0-∞] 71 Bảng 3.18 Phân tích phương sai với biến phụ thuộc là ln[ MRT] 72 Bảng 3.19 So sánh giá trị Tmax theo phương pháp thống kê không tham số 73

Trang 10

Trang Hình 1.1 Minh hoạ biểu đồ Shewhart X (n ≥ 2) với các mức giới hạn ước

Hình 3.2 Sắc ký đồ mẫu chuẩn (nồng độ 5ng/mL - Rt ≈ 8,4 phút) 54 Hình 3.3 Sắc ký đồ huyết tương chó trước khi uống thuốc thử (không có pic

Hình 3.6 Đường cong nồng độ thuốc trung bình theo thời gian của 6 chó sau

khi uống liều đơn hai mẫu thuốc thử và chứng 66

Trang 11

Đặt Vấn Đề

Xu hướng phát triển ngành Dược hiện nay không phải chỉ đi theo hướng tìm

ra các hoạt chất mới mà còn chú trọng phát triển các dạng bào chế mới, hiện đại, làm tăng tác dụng điều trị và đem lại sự tiện lợi trong sử dụng cho bệnh nhân

Một trong những dạng bào chế hiện đại đó là thuốc tác dụng kéo dài (TDKD) Dạng thuốc này có nhiều ưu điểm nổi bật so với các dạng thuốc quy ước, như: có khả năng kiểm soát được quá trình giải phóng dược chất, duy trì nồng độ thuốc trong máu trong thời gian dài, do đó giảm được số lần dùng thuốc cho bệnh nhân, giảm tác dụng phụ, nâng cao hiệu quả điều trị

Dạng thuốc tác dụng kéo dài dựa trên pellet có nhiều ưu điểm về hiệu quả

điều trị và kỹ thuật bào chế vì pellet có dạng hình cầu nên thuận lợi cho việc bao màng TDKD, sự phân bố của dược chất trong một diện tích tương đối lớn hạn chế

được kích ứng tại chỗ và giảm sự dao động về tốc độ hấp thu thuốc,…

Salbutamol là thuốc kích thích chọn lọc thụ thể β2-adrenergic, là thuốc được lựa chọn hàng đầu trong nhóm các thuốc điều trị hen tác dụng theo cơ chế làm giãn phế quản Hiện nay đã có rất nhiều công trình trong và ngoài nước nghiên cứu bào chế salbutamol dưới dạng thuốc TDKD giúp điều trị hiệu quả các bệnh mạn tính, và kiểm soát tốt các cơn hen về đêm, tạo thuận lợi cho bệnh nhân Mặc dù trên thế giới

đã có rất nhiều biệt dược nổi tiếng chứa salbutamol dạng TDKD uy tín lâu năm, nhưng ở nước ta thuốc này vẫn chưa được phát triển, do công nghệ sản xuất và kỹ thuật bào chế phức tạp Để góp phần thúc đẩy bào chế chế phẩm salbutamol TDKD, chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu bào chế và sinh khả dụng nang salbutamol tác dụng kéo dài“ với 2 mục tiêu chính sau:

1 Nghiên cứu sản xuất nang salbutamol TDKD ở qui mô pilot

2 Bước đầu nghiên cứu sinh khả dụng nang salbutamol TDKD

Trang 12

Thuốc TDKD ít nhất phải giảm được một nửa số lần dùng thuốc cho người bệnh so với dạng qui ước

1.1.2 Ưu, nhược điểm

1.1.2.1 Ưu điểm:

So với dạng thuốc qui ước, thuốc TDKD có những ưu điểm sau [10]:

− Duy trì nồng độ dược chất trong máu trong vùng điều trị, tránh hiện tượng

đỉnh - đáy, do đó giảm tác dụng không mong muốn của thuốc

− Giảm số lần dùng thuốc cho người bệnh, tránh phiền phức, bỏ thuốc, quên thuốc, bảo đảm sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân

− Nâng cao sinh khả dụng

− Giảm tổng liều thuốc dùng cho cả đợt điều trị

1.1.2.2 Nhược điểm:

− Nếu có hiện tượng ngộ độc, tác dụng phụ hay không chịu thuốc thì không thải trừ được ngay thuốc ra khỏi cơ thể

− Thuốc TDKD là những dạng bào chế đòi hỏi kỹ thuật cao

− Chỉ có một số ít dược chất bào chế được dưới dạng TDKD

1.1.3 Các mô hình bào chế thuốc TDKD dùng qua đường uống

Tuỳ theo cấu tạo và cơ chế giải phóng có thể phân loại như sau:

1.1.3.1 Hệ cốt

+ Cốt thân nước và cốt sơ nước ăn mòn

Trang 13

+ Cốt trơ khuếch tán

+ Cốt trương nở hoà tan

1.1.3.2 Hệ thẩm thấu

1.1.3.3 Hệ màng bao

Bao dược chất bởi màng polyme không tan trong dịch tiêu hoá, đóng vai trò

là hàng rào khuếch tán kiểm soát tốc độ giải phóng dược chất

Quá trình giải phóng dược chất của hệ xảy ra theo 3 giai đoạn:

- Nước từ môi trường bên ngoài thấm vào màng, màng hút nước và trương nở

- Hoà tan dược chất trong hệ

- Khuếch tán dược chất ra môi trường bên ngoài

Tốc độ giải phóng dược chất từ hệ ra môi trường phụ thuộc vào:

- Bản chất của dược chất

- Bản chất của màng bao

- Diện tích bề mặt khuếch tán

- Bề dày màng bao

Hệ màng bao khuếch tán có ưu điểm là dễ đạt được sự giải phóng dược chất hằng định theo động học bậc 0 để duy trì nồng độ trong máu trong vùng điều trị Tốc độ giải phóng dược chất có thể thay đổi tuỳ từng trường hợp bằng cách thay đổi thành phần và độ dày màng bao

Tuy nhiên, đây là những dạng thuốc đòi hỏi kỹ thuật bào chế cao Bất kể sai sót nào dẫn đến khiếm khuyết về màng bao, làm cho màng bị thủng, rách đều dẫn

đến sự giải phóng nhanh dược chất, làm thay đổi thiết kế ban đầu Do đó các dược chất tác dụng mạnh, vùng điều trị hẹp, các dược chất có phân tử lượng lớn, dược chất ít tan, không nên chế dưới dạng màng khuếch tán

Một giải pháp nhằm làm giảm tác động của khiếm khuyết về màng bao là sử dụng pellet làm nhân bao

Thường thì bao màng được tiến hành theo phương pháp truyền thống là sử dụng nồi bao, tuy nhiên hiện nay, bao màng bằng thiết bị tầng sôi được chọn bởi những ưu điểm vượt trội của nó

Trang 14

1.1.4 ứng dụng công nghệ pellet trong bào chế các dạng thuốc tác dụng kéo dài

Với những ưu điểm của pellet như: dễ phân bố đều trong đường tiêu hoá, giúp nâng cao SKD và độ an toàn của thuốc do tránh được sự bùng liều khi cấu trúc kiểm soát giải phóng không toàn vẹn [2], [10] công nghệ pellet được ứng dụng rộng rãi trong các chế phẩm TDKD Các chế phẩm TDKD thường là viên nang cứng bên trong chứa các pellet TDKD Về mặt cấu trúc, các pellet TDKD này có thể chia làm hai loại chính: dạng cốt và dạng màng bao

1.1.4.1 Pellet tác dụng kéo dài dạng cốt

Đây thường là cốt đồng nhất của DC và tá dược tạo cốt Các tá dược này có thể giải phóng DC theo cơ chế khuếch tán (EC, gôm xanthan, Eudragit RL, Eudragit RS ) hay ăn mòn (Eudragit L, Eudragit S, sáp Carnauba ) Bên cạnh đó, có thể có các tá dược tạo kênh khuếch tán (lactose, natri clorid ) hay tạo khung trơ (dicalci phosphat)

Pellet TDKD dạng cốt thường được bào chế bằng thiết bị đùn - tạo cầu, tầng sôi, phun sấy hoặc phun đông tụ

1.1.4.2 Pellet tác dụng kéo dài dạng màng bao

Nhân bao có thể là những hạt đồng nhất của DC và tá dược hay DC được bao (từ bột khô, dung dịch hay hỗn dịch) lên những hạt pellet trơ (không chứa DC) Thành phần màng bao gồm những nhóm tá dược sau [10]:

- Polyme kiểm soát giải phóng DC: EC, Eudragit RL, Eudragit RS, calci pectinat

- Polyme phối hợp tạo kênh khuếch tán, tăng độ bền của màng bao, hay giảm

sự khuếch tán của DC ra vỏ bao: HPMC, Eudragit L, Eudragit S, Eudragit RS, LS

- Chất làm dẻo: có thể là loại thân nước như PEG, polyalcol hay sơ nước như diethyl phtalat, dibuthyl phtalat, triacetin

Trang 15

- Chất diện hoạt làm tăng khả năng thấm nước của màng bao hay ổn định hỗn dịch bao: polysorbat, natri lauryl sulfat

- Chất chống dính: talc, magnesi stearat Các chất này có vai trò rất quan trọng vì pellet có kích thước nhỏ nên khi bao pellet dễ bị dính vào nhau hay vào thiết

bị bao

- Chất màu: titan dioxyd, xanh patent

- Dung môi: có thể là dung môi hữu cơ như ethanol, diclomethan, aceton, isopropanol hay nước Hiện nay, các polyme phân tán trong nước dưới dạng hỗn dịch được sử dụng rộng rãi do có nhiều ưu điểm hơn dung môi hữu cơ

Việc bao pellet có thể được thực hiện nhờ nồi bao thông thường hay cải tiến, thiết bị tầng sôi

Trước khi bao TDKD, pellet có thể được bao lót bằng một lớp mỏng polyme như HPMC, Eudragit E Sau khi bao xong, pellet có thể được ủ ở nhiệt độ và thời gian thích hợp để ổn định màng bao

Sự giải phóng DC từ pellet bao TDKD dễ tuân theo động học bậc 0 (là dạng giải phóng lý tưởng)

Đối với pellet dạng cốt hay dạng màng bao, khi đóng nang, người ta có thể

đóng nhiều loại pellet với tốc độ giải phóng DC khác nhau, có loại giải phóng nhanh

để tạo liều ban đầu, có loại giải phóng từ từ để tạo liều duy trì Đôi khi các pellet này cũng được dập thành viên nén [2], [6], [10]

1.2 Sinh khả dụng và tương đương sinh học

1.2.1 Khái niệm

SKD là đại lượng đặc trưng cho quá trình sinh dược học của dạng thuốc, phản

ánh tốc độ và mức độ hấp thu DC còn nguyên hoạt tính từ dạng bào chế vào hệ tuần hoàn và đưa đến nơi tác dụng

Mức độ hấp thu được biểu thị bằng diện tích dưới đường cong nồng độ - thời gian (AUC), thời gian lưu trú trung bình của phân tử thuốc và Cmax; tốc độ hấp thu xác định bằng các đại lượng Cmax và Tmax [21, 22, 23, 46]

Trang 16

SKD in vivo thường được biểu thị dưới 2 dạng là SKD tuyệt đối và SKD tương đối Các nước có nền công nghiệp dược phát triển thường qui định khi xin phép lưu hành một thuốc mới (dược chất mới, dạng thuốc mới, đường dùng mới) hoặc khi thay đổi công thức, kỹ thuật bào chế, nguồn nguyên liệu phải có báo cáo kết quả đánh giá SKD của chế phẩm [21]

Tương đương sinh học [21, 46] là khái niệm chỉ hai chế phẩm thuốc có SKD khác nhau không đáng kể khi dùng cùng một mức liều trong cùng điều kiện thử nghiệm

Tuy là hai khái niệm khác nhau, song trên thực tế quá trình đánh giá SKD và TĐSH in vivo tương tự như nhau Đánh giá SKD là để đánh giá mức độ chất lượng

và khả năng phát huy tác dụng của sản phẩm; đánh giá TĐSH là để đánh giá chất lượng của thuốc nghiên cứu nhằm tìm bằng chứng tương đương giữa các thuốc phục

vụ cho xét cấp phép lưu hành và khả năng thay thế thuốc [21]

1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến thiết kế nghiên cứu sinh khả dụng và tương

đương sinh học

Có nhiều yếu tố cần phải xem xét khi thiết kế nghiên cứu sinh khả dụng và tương đương sinh học [21, 23]

1.2.2.1 Dao động các thông số DĐH trong từng cá thể và giữa các cá thể

Không có hai cá thể nào hoàn toàn giống nhau về đáp ứng thuốc Trong cùng một cá thể thì các thông số dược động học cũng khác nhau ở từng thời điểm do chịu

ảnh hưởng của nhiều yếu tố: thức ăn, enzym Điều này ảnh hưởng đến thiết kế nghiên cứu sinh khả dụng; đặc biệt đối với thuốc chuyển hoá nhiều qua gan

1.2.2.2 Động học Michaelis - Menten

Đối với thuốc tuân theo động học thải trừ không tuyến tính thì sử dụng động học Michaelis - Menten để xác định sinh khả dụng của thuốc

1.2.2.3 Sinh khả dụng của chất chuyển hoá

Khi chất chuyển hoá là chất có hoạt tính thì phải đánh giá sinh khả dụng thông qua nghiên cứu sinh khả dụng của chất chuyển hoá

1.2.2.4 Các dạng thuốc qui ước và dạng giải phóng có kiểm soát

Mỗi dạng thuốc khác nhau đòi hỏi một phương pháp thiết kế nghiên cứu SKD phù hợp

1.2.2.5 Mối quan hệ nồng độ thuốc trong máu và đáp ứng lâm sàng

Trang 17

Nếu 2 chế phẩm có tốc độ và mức độ hấp thu vào vòng tuần hoàn như nhau thì chúng có khả năng cao sẽ tương đương về hiệu quả điều trị Nhưng nếu 2 chế phẩm có sinh khả dụng khác nhau thì độ an toàn và hiệu quả điều trị có thể khác nhau ít hoặc rất nhiều Điều này phụ thuộc vào mối quan hệ tự nhiên giữa nồng độ thuốc và đáp ứng của cơ thể

1.2.3 Quy định về đánh giá sinh khả dụng và tương đương sinh học

Hiện nay trên thế giới đã có nhiều tài liệu, hướng dẫn, qui định về đánh giá SKD và TĐSH [21, 22, 23,46] Các nội dung chính của các qui định này như sau:

1.2.3.1 Thuốc đối chứng và thuốc nghiên cứu:

Thuốc nghiên cứu (thuốc thử): Thuốc nghiên cứu phải được sản xuất từ lô có

cỡ lô bằng khoảng 10% cỡ lô sản xuất

Thuốc đối chứng: Nên chọn chế phẩm đối chiếu là thuốc gốc Tuỳ điều kiện

có thể chọn chế phẩm đối chứng là chế phẩm đã được công nhận về an toàn và hiệu quả điều trị, có uy tín từ lâu trên thị trường và đã có đầy đủ thông tin lâm sàng Thuốc đối chứng và thuốc thử không nên quá khác nhau về cơ chế giải phóng dược chất Hàm lượng của thuốc đối chứng phải xấp xỉ với hàm lượng ghi trên nhãn Hàm lượng của thuốc đối chứng và hàm lượng thuốc thử không nên khác nhau quá 5%

Đối với thuốc TDKD, lượng dược chất giải phóng tại các thời điểm tương ứng với 30%, 50%, 80% cỡ liều của thuốc thử không được lệch quá 5% so với thuốc đối chứng[21,22,23,51]

1.2.3.2 Đối tượng thử:

Tốt nhất là thực hiện nghiên cứu SKD và TĐSH trên người tình nguyện Với các thuốc có độc tính cao, thuốc có nồng độ trong máu thấp hay thăm dò trong quá trình phát triển sản phẩm, có thể thực hiện việc đánh giá SKD và TĐSH trên động vật thí nghiệm Đối với các thuốc TDKD, sử dụng động vật thí nghiệm còn để thăm

dò mức độ giải phóng dược chất, đề phòng giải phóng dược chất ồ ạt gây nguy cơ ngộ độc Chó được xem là loài động vật phù hợp hơn cả để đánh giá SKD và TĐSH các dạng thuốc uống vì đường tiêu hóa của chó tương đối giống của người, nhất là dạ dày [21,23,24]

1.2.3.3 Thiết kế nghiên cứu:

Thiết kế nghiên cứu chéo thường được áp dụng trong đánh giá SKD và TĐSH nhằm hạn chế ảnh hưởng của yếu tố cá thể Thiết kế chéo 2 thuốc, 2 giai đoạn (ô vuông la tinh 2 x 2) được dùng khi cần so sánh 1 thuốc thử với 1 thuốc chứng; thiết

kế chéo 3 thuốc, 3 giai đoạn (3 x 3) được dùng khi cần so sánh 2 thuốc thử với 1

Trang 18

thuốc đối chứng Tuy nhiên, trong nghiên cứu thăm dò, có thể đánh giá trên một vài cá thể riêng biệt [21]

Đánh giá SKD và TĐSH có thể thực hiện theo mô hình đơn liều hoặc đa liều[23]

1.2.3.4 Thời điểm lấy mẫu:

Để thu được đường cong SKD đáp ứng yêu cầu, thời điểm lấy mẫu có ý nghĩa quan trọng Đường cong SKD phải thể hiện rõ pha hấp thu và pha thải trừ Nên có ít nhất 3 điểm lấy mẫu trước khi đạt Cmax (pha hấp thu), 3 điểm xung quanh đỉnh, trên

6 điểm sau khi đạt đỉnh (pha thải trừ) Tổng số điểm lấy mẫu nên nhiều hơn 11 Thời gian lấy mẫu phải kéo dài tới 3 - 5 lần thời gian bán thải của thuốc hoặc khi nồng độ trong máu thấp hơn 1/10 - 1/20 giá trị Cmax [22]

1.2.3.5 Thẩm định phương pháp phân tích hàm lượng dược chất trong dịch sinh học

Các qui trình phân tích bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố Các mẫu sinh học thường chứa nhiều tạp chất, lượng mẫu ít và nồng độ chất phân tích rất thấp Vì vậy, cần phải thẩm định phương pháp phân tích dịch sinh học trước khi áp dụng vào phân tích mẫu Việc này đóng vai trò rất quan trọng có tính quyết định độ chính xác của kết quả phân tích hàm lượng dược chất trong dịch sinh học [17]

Do đó, nội dung và các phương pháp thẩm định được hướng dẫn trong nhiều tài liệu về phân tích và được qui định trong các dược điển [20, 22, 49, 50, 51] Có 3 loại và mức độ thẩm định phương pháp phân tích mẫu sinh học: thẩm định đầy đủ, thẩm định từng phần, thẩm định chéo [22] Quá trình thẩm định gồm các bước sau [22]:

- Chuẩn bị mẫu chuẩn

Trang 19

• Thẩm định phương pháp định lượng dược chất trong dịch sinh học

Quá trình xây dựng và thiết lập phương pháp phân tích sinh học [20, 22, 51] bao gồm việc xác định tính chọn lọc, độ chính xác, độ đúng, độ tái hiện, xây dựng

đường chuẩn, giới hạn định lượng và độ ổn định của chất phân tích trong mẫu

± 15% so với giá trị thực, ngoại trừ tại giới hạn định lượng thấp nhất cho phép dao

động không quá 20% Sự sai khác giữa giá trị trung bình thu được và giá trị thực

được xem như độ đúng

* Độ chính xác

Độ chính xác của một phương pháp phân tích là mức độ thống nhất giữa các phép đo riêng biệt khi lặp lại qui trình nhiều lần trên mẫu có cùng một thể tích đồng dịch sinh học

Để xác định độ chính xác, cần thực hiện phép đo đối với các mẫu có nồng độ chất phân tích ở ít nhất 3 nồng độ khác nhau nằm trong khoảng khảo sát, và tại mỗi nồng độ phải thực hiện ít nhất 5 mẫu, hệ số biến thiên (CV) của kết quả thu được tại mỗi nồng độ không được vượt quá 15%, ngoại trừ tại giới hạn định lượng thấp nhất cho phép không quá 20%

Độ chính xác có thể chia thành độ lặp lại và độ tái hiện

Trang 20

Độ lặp lại là sự sai khác nồng độ đo được khi thực hiện phép định lượng lại nhiều mẫu pha ở cùng nồng độ tại một thời điểm

Độ tái hiện là sự sai khác nồng độ đo được khi thực hiện phép định lượng lại nhiều mẫu pha ở cùng nồng độ tại các thời điểm khác nhau

* Độ tìm lại

Độ tìm lại một chất trong một phép định lượng là đáp ứng thu được từ một lượng chất phân tích được thêm vào và chiết ra từ dịch sinh học so với đáp ứng thu

được từ nồng độ thực của chất chuẩn tinh khiết

Độ tìm lại gắn liền với hiệu quả chiết xuất của một phương pháp phân tích khi giới hạn các điều kiện biến đổi khác Độ tìm lại của một chất không được vượt quá 100%, tuy nhiên phạm vi (giới hạn) của độ tìm lại của một chất nên nhất quán, chính xác và lặp lại Việc xác định độ tìm lại nên được thực hiện bằng cách so sánh kết quả phân tích từ các mẫu chiết ở ít nhất 3 nồng độ (thấp, trung bình và cao) với các mẫu chuẩn không chiết coi như có độ tìm lại 100%

độ chất phân tích và bản chất mối quan hệ giữa chất phân tích và đáp ứng của thiết

bị Để xây dựng đường chuẩn, nên dùng một mẫu trắng (mẫu dịch sinh học không

có chất phân tích) và 6 - 8 mẫu có hàm lượng chất phân tích nằm trong giới hạn muốn đo, kể cả giới hạn định lượng thấp nhất (LLOQ)

Giới hạn định lượng thấp nhất (LLOQ): Mẫu có hàm lượng chất phân tích thấp nhất trên đường chuẩn độ được coi là giới hạn định lượng thấp nhất (LLOQ) khi thỏa mãn:

+ Đáp ứng đối với chất phân tích tại giới hạn định lượng thấp nhất phải lớn hơn đáp ứng tương ứng tại mẫu trắng ít nhất 5 lần

+ Đáp ứng (pic) của chất phân tích phải xác định, phân biệt, tái hiện với độ chính xác 20% và độ đúng 80 - 120%

Nên chọn đường cong đơn giản nhất trong số các đường mô tả đầy đủ mối quan hệ giữa đáp ứng - hàm lượng Đường chuẩn được chấp nhận khi ít nhất 2/3 kết

Trang 21

quả của các mẫu (không kể mẫu "không"), trong đó có LLOQ và mẫu có hàm lượng cao nhất thoả mãn:

+ Tại giới hạn định lượng thấp nhất, độ lệch không quá 20%

+ Tại các nồng độ khác giới hạn định lượng thấp nhất, độ lệch không quá15%

Một số tài liệu [22] qui định, với các đường chuẩn tuyến tính thì với giá trị R phải không nhỏ hơn 0,998

Nghiên cứu độ ổn định bằng cách so sánh nồng độ của mẫu trước và sau quá trình bảo quản

1.2.3.5 Tiêu chuẩn đánh giá SKD

* Xác định các thông số DĐH cơ bản [10],[21],[22],[23]

– Cmax v… Tmax: Số liệu thu được trực tiếp từ kết quả thí nghiệm

– AUC0 - tn (diện tích dưới đường cong nồng độ thời gian từ thời điểm 0 đến thời

điểm tn) được tính theo phương pháp hình thang, với tn là thời điểm lấy mẫu cuối cùng có thể định lượng được

– AUC0 ∞ (diện tích dưới đường cong nồng độ - thời gian từ thời điểm 0 đến vô cùng) được tính toán theo công thức:

AUC0-∞ = AUC0-tn + Ctn/λz

Trong đó:

+ Ctn : Nồng độ của thuốc tại thời điểm lấy mẫu cuối cùng

+ λz : Hằng số tốc độ thải trừ (hệ số góc đường hồi qui giữa lg[nồng độ] và thời gian)

– T1/2: thời gian bán thải

z 2 / 1

2lnT

λ

=

Trang 22

– AUMC: diện tích dưới đường cong nồng độ ì thời gian - thời gian

z

n z

n n i

1 i 1

n 0 i

1 i 1 i i i 0

CtC2

ttCtCtAUMC

λ

⋅+

⋅+

AUMCMRT

MRT là một thông số DĐH tổng hợp bao gồm cả quá trình hoà tan, hấp thu, phân bố

và thải trừ

* Tiêu chuẩn đáng giá SKD với nghiên cứu chéo, đơn liều, hai thuốc, hai giai đoạn,

hai trình tự thử thuốc:

– Với Cmax v… AUC (số liệu có thể chuyển logarit):

+ Phân tích phương sai đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố như trình tự, giai đoạn,

thuốc, cá thể tới kết quả thí nghiệm

+ Tính khoảng tin cậy CI 90% của sự chênh lệch giữa giá trị trung bình của thuốc

thử và thuốc chứng Nếu giới hạn khoảng tin cậy nằm trong khoảng 80 – 125 % thì

hai chế phẩm được coi là tương đương về SKD

– Với Tmax: Đánh giá theo phương pháp thống kê không tham số [11],[23],[46]

; yêu cầu giá trị Tmax của thuốc thử và thuốc chứng sai khác nhau không có ý nghĩa

thống kê

1.3 Thẩm định qui trình

Thẩm định qui trình sản xuất có thể hiểu theo nghĩa hẹp hoặc nghĩa rộng tuỳ

trường hợp áp dụng [5],[13]:

- Theo nghĩa hẹp: Là thẩm định trên một qui trình xác định, có sẵn Đây là

kiểu thẩm định truyền thống, và thường được áp dụng để thẩm định QTSX vào giai

đoạn triển khai sản xuất

- Theo nghĩa rộng: Là một bộ phận đan xen trong tất cả các giai đoạn của

chương trình nghiên cứu và triển khai một thuốc mới, vì vậy còn được gọi là “thẩm

định sản phẩm”

Thẩm định qui trình nhằm cung cấp các dữ liệu một cách khoa học về:

- Biến số phụ thuộc: tính chất sản phẩm nào là quan trọng và liên quan như

thế nào đến tính an toàn và hiệu nghiệm của thuốc

Trang 23

- Biến số phụ thuộc có thể được dự đoán và kiểm soát như thế nào

- Có cần thiết phải đo lường tất cả các biến số phụ thuộc này

- Có phải tất cả biến số độc lập (công thức, thông số qui trình) đều quan trọng

Thẩm định trên số liệu của ít nhất 03 lô ổn định, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và các đặc tính chất lượng đã được xác định trước Đối với một thông số kiểm soát QTSX, sau khi lấy mẫu, các nội dung cần khảo sát là [5]:

- Loại giá trị bất thường

- Tính phân phối chuẩn

- Vẽ biểu đồ Shewhart và biện luận

- Vẽ biểu đồ cusum và biện luận

- Vẽ biểu đồ kiểm soát p (cho các sản phẩm hư hỏng) và biện luận

- Tính các chỉ báo hiệu năng và biện luận

1.3.1.Giá trị bất thường:

Là giá trị mắc sai số thô, nếu không bị loại nó có thể làm sai lệch các kết quả phân tích thống kê GTBT có thể được loại bằng trắc nghiệm Dixon Cơ sở toán thống kê:

- Đặt giả thiết: H0: X1 không bất thường

H1: X1 bất thường

- Phân tích thống kê: Các giá trị thống kê có thể được sắp xếp thành một chuỗi dữ liệu từ nhỏ đến lớn hay từ lớn đến nhỏ: X1, X2, X3, … Xn-1, Xn

Giá trị thống kê Q được tính tuỳ theo cỡ mẫu n:

Q = (X2 - X1)/ (Xn - X1) n = 3 - 7

= (X2 - X1)/ (Xn-1 - X1) n = 8 - 12

= (X2 - X1)/ (Xn-2 - X1) n = 13 – 40 Biện luận kết quả: Nếu Q> Qα (tra bảng) => bác bỏ H0 => X1 là giá trị bất thường, loại bỏ

1.3.2 Phân phối chuẩn

Một quần thể được gọi là có tính phân phối chuẩn khi sự phân phối các giá trị của chúng tuân theo đường cong của qui luật chuẩn

1.3.3 Biểu đồ Shewhart

Trang 24

Biểu đồ Shewhart dựa trên sự trình bày đồ thị để so sánh giá trị trung bình với một giá trị lý thuyết trong trường hợp sự phân phối các giá trị theo qui luật chuẩn, từ

đó theo dõi sự biến thiên giá trị trung bình của các mẫu và phát hiện sự dịch chuyển giá trị trung bình của qui trình

Đối với một thông số được kiểm soát bằng cách lấy mẫu liên tục, biểu đồ Shewhart được thiết lập gồm:

- Đường trung tâm thể hiện giá trị trung bình của thông số đó cho cả qui trình

- Đường giới hạn kiểm soát trên và dưới: là đường biên xác định các giá trị chấp nhận của thông số đó ở đầu ra của sản phẩm khi kiểm soát qui trình Phần lớn người

ta thường chọn đường giới hạn ở vị trí 3 lần độ lệch chuẩn cách đường trung tâm, gọi là giới hạn kiểm soát 3σ

Nếu một hay nhiều giá trị rơi ra ngoài giới hạn kiểm soát, thì hiện tượng này hoặc là do có một biến cố xảy ra hoặc do QTSX không còn được kiểm soát vì có một nguyên nhân đặc biệt đang tác động vào

Thường hai loại biểu đồ được sử dụng đồng thời: biểu đồ Shewhart X (kiểm soát giá trị trung bình) và biểu đồ Shewhart R (kiểm soát phạm vi quan sát)

a QTSX đã biết giá trị trung bình à và độ lệch chuẩn σ:

Nếu QTSX trong tình trạng được kiểm soát thì giá trị trung bình X của mẫu

sẽ thuộc phân phối chuẩn với giá trị trung bình à của quy trình; độ lệch chuẩn của dân số mẫu sẽ là

nX

b QTSX chưa biết giá trị trung bình à và độ lệch chuẩn σ:

Vì giá trị trung bình à cũng như độ lệch chuẩn σ của quy trình thường chưa biết, người ta phải dùng các giá trị ước lượng của chúng là X và σˆ=R/d2 (n), với

n là cỡ mẫu; d2 là hằng số (tra bảng)

Trừ trường hợp đặc biệt (biểu đồ Shewhart XmR với n = 1), biểu đồ Shewhart

đòi hỏi phải có cỡ mẫu n ≥ 2 và số lượng mẫu k ≥ 20 Nếu n ≥ 30 thì phân phối dữ liệu có thể được xem thuộc về phân phối chuẩn

Trang 25

Đối với mỗi mẫu dữ liệu có các giá trị thống kê sau:

- Giá trị trung bình:

n

X

XX

=

- Phạm vi quan sát: R = Xmax - Xmin

X + A2R+A

3

2

XX

=-A

3

1

-C

X − A2RHình 1.1 Minh hoạ biểu đồ Shewhart X (n ≥ 2) với các mức giới hạn ước tính

1.3.4 Biểu đồ kiểm soát p

Trong thực tế sản xuất, một số tính chất của sản phẩm biểu thị bằng tiêu chuẩn định tính: đạt/ không đạt khi đó việc thu thập số liệu tương đối đơn giản, ít tốn kém Tương tự như biểu đồ Shewhart X /R, người ta có thể áp dụng biểu đồ _Shewhart p để theo dõi hiệu năng của QTSX bằng cách xem xét tỷ lệ sản phẩm không đạt trong mẫu

Biểu đồ Shewhart p cần cỡ mẫu n ≥ 50 và lượng mẫu k ≥ 20 Gọi:

- m là số sản phẩm bị khuyết tật

- Tỷ lệ sản phẩm không đạt: p1 = m1/n1 p2 = m2/n2 pk = mk/nk

Trang 26

- Cỡ mẫu trung bình:

k

n

nn

n 1 + 2 + + k

=(các cỡ mẫu không được khác quá 25% cỡ mẫu trung bình)

- Độ lệch chuẩn ước lượng là:

n

)p -(1p

Biện luận: Biểu đồ Shewhart R được xem xét trước, nếu đạt mới tiếp tục xem xét biểu đồ ShewhartX_ , do các mức giới hạn của biểu đồ ShewhartX là một hàm số của _

R, nghĩa là các mức giới hạn thay đổi theo sự biến thiên của qui trình Đối với biểu

đồ ShewhartX (trong biểu đồ _ X /R hay XmR) việc biện luận dựa trên các quy tắc _nêu trong bảng1.1

Bảng 1.1 Các qui tắc biện luận biểu đồ Shewhart X _

1 Điểm ngoài giới a Giới hạn +3σ 1 điểm ngoài giới hạn +3σ

hạn kiểm soát b Giới hạn - 3σ 1 điểm ngoài giới hạn - 3σ

2 Sự dịch chuyển a vùng giá trị cao

liên tiếp ≥ 6 điểm nằm trên X _vùng giá trị b vùng giá trị thấp

liên tiếp ≥ 6 điểm nằm dưới X _

3 Khuynh hướng a Đi lên Liên tiếp ≥ 6 điểm đi lên

đi lên hay xuống b Đi xuống Liên tiếp ≥ 6 điểm đi xuống

Trang 27

Đối với biểu đồ Shewhart R (trong biểu đồ X /R hay XmR) và biểu đồ p, việc _biện luận cũng dựa trên các quy tắc trên, nhưng chỉ chú ý các điểm nằm ngoài hay

áp sát giới hạn trên, sự dịch chuyển về vùng giá trị cao hay sự đi lên

1.3.5 Biểu đồ cusum

Biểu đồ cusum (cumulative sum chart) nhạy với những biến thiên chậm và thường xuyên có biên độ nhỏ từ 0,5 - 2 σ, điều này thích hợp cho việc theo dõi sản xuất trong thời gian dài và cho phép đưa ra những can thiệp có tính chất phòng ngừa Trong khuôn khổ luận văn, không nghiên cứu về biểu đồ này

1.3.6 Chỉ báo hiệu năng

Một qui trình sản xuất tốt phải cho ra sản phẩm có tính lặp lại và không lệch tâm (giá trị trung bình của X gần bằng giá trị mong muốn X_ 0) Biểu đồ Shewhart chỉ cho biết QTSX có được kiểm soát hay chưa chứ không xác định rõ mức độ của tính lặp lại hay sự lệch tâm Có nhiều loại chỉ báo hiệu năng: chỉ báo hiệu năng tổng quát (Cp); chỉ báo hiệu năng tới hạn (Cpk); chỉ báo hiệu năng của thiết bị nhưng để thực hiện nghiên cứu về các chỉ báo này, đòi hỏi phải sản xuất trên những dây truyền thiết bị ổn định Vì vậy sẽ có ý nghĩa hơn khi được nghiên cứu khi triển khai sản xuất ở qui mô công nghiệp

Trang 28

Thẩm định trước: Là thẩm định một QTSX mới ở giai đoạn triển khai nhằm chứng

minh qui trình cho phép thu được các sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng Nội dung bao gồm: xác định các giai đoạn trọng yếu trong QTSX, phân tích các yếu tố ảnh hưởng và tiến hành thực nghiệm Nếu kết quả đạt yêu cầu thì cho phép triển khai qui trình, nếu chưa đạt thì sửa đổi hoặc bổ sung qui trình và thẩm định lại Thẩm định trước được thực hiện bằng phương pháp thực nghiệm

1.3.8 Thông số thẩm định [4], [5], [13]

− Đánh giá nguy cơ: Đây là nội dung quan trọng nhất trong công tác thẩm

định, trong từng công đoạn sản xuất quan trọng, phải nhận dạng cho được tất cả các nguy cơ có thể xảy ra, tần suất xảy ra, mức độ ảnh hưởng, khả năng phát hiện nguy cơ và dự kiến biện pháp xử lý

− Các thông số trọng yếu: Từ đánh giá nguy cơ, xác định danh mục các thông

số trọng yếu nào sẽ được thẩm định cùng với các yêu cầu (tiêu chuẩn), phương pháp thẩm định tương ứng

− Các thông số kiểm soát: trong số các thông số trọng yếu, chọn ra các thông

số nào dùng để kiểm soát quá trình

1.3.9 Phần mềm Phaprosol PV

Các công cụ phân tích thống kê của phần mềm Phaprosol PV thuộc hai nhóm:

a Công cụ phân tích thống kê phục vụ cho mục đích thẩm định QTSX

− Loại giá trị khác thường

− Khảo sát phân phối chuẩn

− Khảo sát biểu đồ Shewhart: X và R (n ≥ 2 và n = 1) và p −

− Khảo sát biểu đồ cusum

− Khảo sát chỉ báo hiệu năng

b Công cụ phân tích thống kê phục vụ cho mục đích kiểm soát trong quá trình:

− Định dạng các biểu đồ Shewhart đạt yêu cầu thẩm định để in ra giấy và phục vụ cho việc kiểm soát trong quá trình khi nào QTSX được phép triển khai

− Hiệu chỉnh các mức kiểm soát theo yêu cầu chất lượng của nhà sản xuất

Trang 29

(RS)-1-(4-hydroxy-3-hydroxy-methylphenyl)-2-1.4.1.2 Tính chất

Lý tính

- Salbutamol base có dạng bột tinh thể màu trắng hay gần trắng, nóng chảy ở

155oC kèm phân huỷ, ít tan trong nước, tan được trong cồn Dạng muối sulfat đễ tan trong nước

Dược động học của thuốc phụ thuộc vào cách dùng Nếu dùng đường uống:

- Hấp thu: thuốc hấp thu tốt qua đường tiêu hoá, nồng độ trong huyết tương

đạt mức tối đa sau khi uống 2-3 giờ

- Phân bố: chỉ có 5% thuốc liên kết với protein huyết tương còn hầu hết ở dạng tự do

Trang 30

- Chuyển hoá: 50% thuốc chuyển hoá qua gan rồi vào máu tạo ra các dạng sulfo liên hợp không còn hoạt tính Sinh khả dụng tuyệt đối của salbutamol chỉ đạt khoảng 40% T1/2 = 5-6 giờ

- Thải trừ: thuốc được thải trừ chủ yếu qua nước tiểu (75-80%) dưới dạng còn hoạt tính và các dạng không còn hoạt tính

1.4.3 Một số nghiên cứu về salbutamol v“ dạng bào chế salbutamol TDKD

1.4.3.1 Một số chế phẩm salbutamol TDKD

Bảng 2: Dạng viên salbutamol TDKD

Tên biệt dược Dạng bào chế Hàm lượng Hãng sản xuất

Volmax Viên bao thẩm thấu TDKD 4mg 8mg Kline (Anh) GlaxoSmith Ventolin CR Viên nang 4mg 8mg GlaxoAllenburg (Đức) Durasal Viên nang 8mg Raptokos - Brett (ấn độ) ProventinR

Repeatabs Viên nén bao phim TDKD 4mg 8mg Schering (Đức) Asthalin Viên nén không bao TDKD 4mg 8mg (ấn độ) Cipla

1.4.3.2 Một số nghiên cứu về dạng bào chế salbutamol TDKD

Salbutamol là một trong những thuốc được lựa chọn hàng đầu để điều trị hen phế quản, do có thời gian bán thải thấp (t1/2=5–6 h), nên nếu dùng ở dạng quy ước người bệnh phải dùng thuốc nhiều lần trong ngày Do vậy, chế phẩm salbutamol TDKD rất có ý nghĩa trong điều trị Trên thế giới cũng như trong nước đã có nhiều công trình nghiên cứu bào chế salbutamol dưới dạng thuốc uống TDKD, sử dụng nhiều loại tá dược với những cơ chế giải phóng dược chất khác nhau

Trang 31

và đồng nhất, dẫn đến tốc độ giải phóng dược chất giảm Khi nồng độ Eudragit RS30D tăng, độ dày màng bao tăng làm giảm tốc độ giải phóng dược chất

- Dựa trên dạng bào chế này năm 1997, tác giả đã nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện sấy và điều kiện bảo quản lên sự giải phóng dược chất, và tính chất của màng bao Kết quả nghiên cứu cho thấy pellet đã bao, được sấy ngay ở nhiệt độ

380C trong 24h là cần thiết để tạo màng đồng nhất và tăng độ ổn định của sự giải phóng dược chất Tốc độ giải phóng dược chất thay đổi không đáng kể khi bảo quản ở nhiệt độ phòng (20 … 20C) hay nhiệt độ 370C, độ ẩm tương đối 80% trong 8 tuần Tuy nhiên, pellet bảo quản ở 400C làm chậm tốc độ giải phóng dược chất in vitro

- Trong một đề tài khác công bố cùng năm, vẫn dựa trên dạng bào chế cũ tác giả

đã nghiên cứu ảnh hưởng của các phương pháp và môi trường thử độ hoà tan

đến tốc độ giải phóng dược chất Độ hoà tan của dược chất được thử 1 giờ trong môi trường đệm pH 1,5, 6 giờ tiếp theo trong đệm pH 6,8, kết quả so sánh với môi trường nước cất Sau mỗi khoảng thời gian rút mẫu, định luợng bằng phương pháp đo quang ở λ = 274 nm Kết quả cho thấy tốc độ giải phóng dược chất không bị ảnh hưởng bởi các phương pháp thử hoà tan bằng rỏ quay hay cánh khuấy Tốc độ giải phóng dược chất từ pellet tăng khi pH của môi trường hoà tan giảm Điều này là do Eudragit RS30D có tính chất thấm nước phụ thuộc vào pH

- Đàm Hương Huyền [7] đã bào chế pellet salbutamol từ hỗn hợp bột kép salbutamol, Avicel, lactose với tá dược dính là PVP/cồn, bằng phương pháp nồi bao truyền thống Sau đó pellet được bao màng kiểm soát giải phóng với polymer tạo màng là EC, chất hoá dẻo là DBP Tác giả sử dụng phương pháp thiết kế hợp tử tại tâm để khảo sát sơ bộ ảnh hưởng của EC, DBP tới sự giải phóng dược chất từ viên nang, và sử dụng phần mềm ANNA để chọn CT tối ưu

có đồ thị giải phóng DC gần giống viên Volmax, đồng thời đề xuất một số chỉ tiêu chất lượng cho nang salbutamol TDKD

- Đinh Ngọc Sinh [12] đã bào chế pellet salbutamol từ hỗn hợp bột kép salbutamol, Avicel PH101, lactose với tá dược dính là HPMC/nước bằng phương pháp đùn - tạo cầu Sau đó pellet được bao màng kiểm soát giải phóng dược chất bằng phương pháp bao tầng sôi, với polyme tạo màng là EC Tác giả

đã sơ bộ nghiên cứu ảnh hưởng của các tá dược EC, DBP, HPMC tới khả năng giải phóng dược chất từ pellet Khi tỉ lệ EC tăng làm chậm tốc độ giải phóng dược chất Tăng tỷ lệ DBP và giảm tỷ lệ HPMC tốc độ giải phóng dược chất

Trang 32

chậm hơn Dựa trên phần mềm mạng thần kinh nhân tạo, tác giả đã chọn được công thức màng bao tối ưu có đồ thị giải phóng gần giống viên Volmax

- Trần Thị Thanh Tú [15] đã hoàn thiện tiếp công thức bào chế pellet salbutamol bằng phương pháp đùn - tạo cầu Đã lựa chọn được công thức màng bao tối ưu

để bào chế pellet salbutamol TDKD từ pellet salbutamol Đã bào chế được nang salbutamol TDKD từ pellet salbutamol TDKD so sánh tốc độ giải phóng

in vitro DC từ viên nang bào chế được và viên Volmax, bước đầu cho thấy tốc

độ giải phóng in vitro là tương đương Đã đề xuất tiêu chuẩn chất lượng cho pellet và nang

b Hệ cốt sơ nước ăn mòn

Tá dược tạo cốt thường là sáp, chất béo, các polymer ăn mòn theo pH

- A San Vicente và CS [42] đã nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian bảo quản và các loại tá dược lên sự giải phóng salbutamol từ nang salbutamol TDKD dạng cốt ăn mòn, với tá dược béo Gelucire Salbutamol được phối hợp với các loại Gelucire có hằng số HLB khác nhau, rồi đem đóng vào các cỡ nang khác nhau,

để một năm ở nhiệt độ phòng Kết quả cho thấy sự giải phóng dược chất với Gelucire giải phóng nhanh (đặc trưng bởi chỉ số HLB cao và nhiệt độ nóng chảy thấp), và nang cỡ lớn bị ảnh hưởng nhiều bởi thời gian bảo quản so với Gelucire giải phóng chậm (đặc trưng bởi chỉ số HLB thấp và nhiệt độ nóng chảy cao) và nang cỡ nhỏ

- M Sanghavi và CS [43] đã nghiên cứu bào chế viên nén salbutamol TDKD dạng cốt trơ, với tá dược tạo cốt Eudragit RS-100, Methocel K-100M, và các tá dược vô cơ không tan trong nước: cellulose vi tinh thể, calci sulfat dihydrat, dicalciphosphat, magnesi oxyd, calci hydroxyd Viên nén được đem thử hoà tan in vitro trong hai loại môi trường: nước cất và đệm (pH =1,2 trong 2 giờ

đầu và pH = 7,2 trong 6 giờ tiếp) Kết quả cho thấy nói chung magnesi oxyd làm giảm tốc độ giải phóng dược chất trong môi trường đệm so với trong nước cất Ngược lại calci hydroxyd làm tăng tốc độ giải phóng dược chất trong môi trường đệm so với trong nước cất Sự giải phóng dược chất từ cốt tuân theo định luật Fick (n ≤ 0,5) và động học bậc 0

- Murthy R S R [35] đã nghiên cứu bào chế viên nén salbutamol TDKD 24 giờ dạng cốt trơ, với tá dược tạo cốt là các loại sáp (sáp ong, sáp carnauba) Viên nén được đem thử hoà tan in vitro 1 giờ trong môi trường dạ dày, và 24 giờ tiếp theo trong môi trường dịch ruột Tác giả đã chọn được viên chứa các hạt giải phóng nhanh và các hạt giải phóng chậm, có đồ thị giải phóng gần giống với

Trang 33

viên có trên thị trường Sáp carnauba và alcol stearyl có tác dụng kéo dài giải phóng dược chất hơn so với sáp ong và acid stearic

- Trịnh Đặng Thuận Thảo [14] đã nghiên cứu bào chế viên nang salbutamol TDKD 8 giờ dùng cốt sơ nước với tá dược tạo cốt là sáp ong, sáp Carnauba Tá dược béo tạo cốt được đun cánh thủy cho chảy lỏng, cho salbutamol sulphat dạng bột mịn vào và phân tán đều, thêm tá dược độn và nhào trộn để được khối nhão đồng nhất, đem xát hạt qua rây 1mm Đóng nang hạt thu được ở trên với hạt trơ theo tỷ lệ thích hợp để thu được nang chứa khoảng 9,6mg salbutamol sulphat (tương đương khoảng 8,0g salbutamol) Kết quả khảo sát cho thấy tốc

độ giải phóng salbutamol từ nang thu được gần giống viên Volmax 8mg đối chiếu

- M.A Solinís và CS đã nghiên cứu sự giải phóng chọn lọc của hai dạng đồng phân quang học (±) salbutamol từ cốt HPMC Tác giả đã khảo sát khả năng giải phóng dược chất in vitro của 9 công thức (nguyên liệu tạo cốt là HPMC và (2,6-di-O-methyl)-β-cyclodextrin) Đồng thời nghiên cứu ảnh hưởng của mức

độ ion hoá với 6 công thức bào chế với môi trường đệm có pH khác nhau Các

đồng phân quang học của salbutamol được định lượng bằng phương pháp điện

di mao quản ba chiều Kết quả cho thấy trong điều kiện thí nghiệm quá trình giải phóng salbutamol sulfat từ các công thức bào chế không mang tính chọn lọc theo đồng phân quang học kể cả khi thêm dung dịch đệm

- Trần Thị Thanh Huyền [8] đã nghiên cứu bào chế thành công viên nén salbutamol TDKD dạng cốt, với tá dược kéo dài là gôm Xanthan bằng phương pháp dập thẳng Kết quả thử hoà tan in vitro của 17 công thức thí nghiệm được phân tích và so sánh dựa trên hàm mục tiêu bậc hai và mạng thần kinh nhân tạo Kết quả cho thấy công thức tối ưu tìm được từ luyện mạng thần kinh nhân

Trang 34

tạo là phù hợp hơn Tác giả cũng đã khảo sát sơ bộ độ ổn định của viên nén bào chế được ở điều kiện thường và điều kiện lão hoá cấp tốc.

d Hệ thẩm thấu

Hệ này được bào chế bằng công nghệ cao và có nhiều ưu điểm nổi trội Dược chất được dập thành viên sau đó bao một màng bán thấm có “miệng” giải phóng dược chất Nước từ dịch tiêu hoá qua màng bán thấm vào viên tạo một áp suất thẩm thấu đẩy thuốc qua “miệng” có khả năng điều khiển tốc độ giải phóng dược chất

- D Prabakaran và CS [39] đã nghiên cứu bào chế viên nén kéo dài theo cơ chế thẩm thấu kéo đẩy, nhằm giải phóng đồng thời salbutamol và theophyllin Bơm thẩm thấu kéo đẩy 2 lớp gồm bơm thẩm thấu xốp (CPOP), bơm thẩm thấu cơ bản (EOP), và bơm thẩm thấu kéo đẩy (PPOP) Màng thẩm thấu là màng bao chứa cellulose acetate (CA), tá dược thẩm thấu là sorbitol Tác giả đã tối ưu hoá lần lượt tốc độ giải phóng theophylline bằng cách sử dụng hai dạng theophylline có độ tan khác nhau, và các biến CA, lượng polyethylen oxyd Sau

đó tác giả tiếp tục tối ưu hoá tốc độ giải phóng salbutamol bằng cách giữ dược chất ở lớp trên hoặc lớp dưới hay cả hai lớp Tác giả đã tìm được công thức tối

ưu giải phóng được đồng thời 2 dược chất, tương ứng với đồ thị giải phóng dược chất của viên giải phóng có kéo dài trên thị trường

- Nuttanan S và CS [36] đã nghiên cứu bào chế viên nén salbutamol TDKD theo cơ chế màng bao thẩm thấu Viên nén gồm salbutamol, natri clorid (tá dược thẩm thấu - osmogent), talc, SiO2 được dập viên, sau đó được bao màng cellulose acetat trong acetone Viên nén được khoan lỗ giúp giải phóng dược chất Tác giả đã nghiên cứu ảnh hưởng của độ dày màng bao, lượng tá dược thẩm thấu và lực nén đến sự giải phóng dược chất Khi độ dày màng bao tăng (lượng cellulose acetate tăng), dòng nước vào viên giảm, do đó tốc độ giải phóng dược chất giảm Tốc độ giải phóng dược chất không bị ảnh hưởng của lực nén Với natri clorid, tốc độ giải phóng dược chất tăng khi tăng lượng natri clorid, đến một mức nào đó khi tiếp tục tăng tốc độ giải phóng dược chất lại giảm

1.4.3.3 Một số nghiên cứu sinh khả dụng và tương đương sinh học của salbutamol

a Chiết salbutamol từ dịch sinh học:

Để định lượng được salbutamol trong dịch sinh học, trước hết cần phải chiết xuất hoạt chất này Salbutamol thường được chiết xuất từ dịch sinh học bằng phương pháp chiết lỏng - lỏng [32], cặp ion [33], chiết pha rắn [26]

Trang 35

b Định lượng salbutamol trong dịch sinh học

∗) Định lượng salbutamol trong dịch sinh học bằng HPLC

- James R Loss II, Raymond F Orzechowski và Rick S Hock [30] đã định lượng salbutamol trong dịch sinh học bằng HPLC với detector huỳnh quang Hoạt chất được chiết bằng phương pháp chiết cặp ion Dịch chiết mẫu trong pha acid

được sử dụng để tiêm vào hệ thống HPLC Sử dụng cột Zorbax SB C18, 250 x 4,6 mm Pha động: 7% acetonitrile va 0,15% acid phosphoric trong nước tinh khiết, pH 2,5 Detector huỳnh quang hoạt động với bước sóng kích thích 230nm, bước sóng phát xạ 306 nm Kết quả thực nghiệm cho thấy có sự liên quan tuyến tính giữa nồng độ và độ cao pic của salbutamol trong khoảng nồng

độ 0,83 – 41,50 ng/ml với hệ số tương quan lớn hơn 0,999 Độ chính xác: tỷ

lệ biến thiên nhỏ nhất ở nồng độ 41,50 ng/ml (2,6%); lớn nhất ở nồng độ 0,83 ng/ml (19,6%) độ đúng của phương pháp cũng được khảo sát và nằm trong khoảng … 4,5% Hiệu suất chiết trung bình của salbutamol là 91… 19% (SD) trong khoảng nồng độ khảo sát (0,83 – 41,50 ng/ml)

- Một số tác giả khác cũng đã nghiên cứu dùng HPLC với detector huỳnh quang

để định lượng salbutamol trong huyết tương, giới hạn xác định là 1àg/L khi chỉ

có các đồng phân của salbutamol [19] hay cả khi có mặt của terbutalin [34], thậm chí có thể đến giới hạn 250ng/L [30] và 125 ng/ml Một số tác giả dùng detector điện hóa, giới hạn phát hiện là 500ng/L [41], khi có mặt của terbutalin giới hạn phát hiện là 1àg/L [32]; cũng có tác giả đã dùng detector đo điện, giới hạn phát hiện là 0,5àg/L

- Một số điều kiện phân tích salbutamol trong huyết tương bằng HPLC

có thêm 0,15%

(tt/tt) H3PO4

Huỳnh quang

1nm/ml (với tỷ lệ tín hiệu/

điều chỉnh pH=2.5 bằng H3PO4

Huỳnh quang

1nm/ml 219

Trang 36

Nucleosil C18

(kích thước hạt 5

àm) 150 x 4,6mm

Nước - Aceto nitrile 92:8 được

điều chỉnh pH=2.5 bằng H3PO4

Huỳnh quang

1nm/ml 221

Zorbax SB C18,

250 x 4,6 mm

7% acetonitrile và 0,15% acid phosphoric trong nước tinh khiết,

pH 2,5

Huỳnh quang

0,83 ng/ml

) Định lượng salbutamol trong dịch sinh học bằng HPLC - MS

Dùng HPLC - MS để định lượng salbutamol trong huyết tương có thể định lượng đến giới hạn 0,2àg/L [44], giới hạn phát hiện có thể tới 100ng/L [19]

) Định lượng salbutamol trong dịch sinh học bằng sắc ký khí - khối phổ (HPGC – MS)

Dùng sắc ký khí - khối phổ có thể định lượng salbutamol trong huyết tương

đến giới hạn 50ng/L [29]

c Nghiên cứu sinh khả dụng và tương đương sinh học của salbutamol

- Powell ML và cộng sự [38]đã nghiên cứu trên 12 người tình nguyện nam khoẻ mạnh so sánh viên salbutamol TDKD 4mg, uống cách nhau 12 giờ và viên salbutamol 2mg qui ước, uống cách nhau 6 giờ, hai phác đồ cách nhau 5 ngày Kết quả không thấy sự khác nhau có ý nghĩa nào giữa các giá trị AUC và Cmax Cụ thể: Giá trị AUC sau 48 giờ là 240,7 và 231,3 lần lượt cho viên qui

ước và viên TDKD, Cmax lần lượt là 5,3 – 6,8 ng ml-1 và 5,4 – 6,5 ng ml-1

Điều đó chứng tỏ hai phác đồ điều trị là tương đương sinh học, khi sử dụng viên TDKD bệnh nhân sẽ thấy tiện lợi hơn

- Sykes RS, Reese ME, Meyer Mc [47] đã thực hiện nghiên cứu chéo đôi về tương

đương sinh học được thực hiện với 15 người tình nguyện khoẻ mạnh, để so sánh giữa 1 công thức viên albuterol TDKD 8 mg bào chế dựa trên nguyên tắc thẩm thấu (CR) và viên qui ước (IR) Mỗi cá thể được cho uống lần lượt viên TDKD cách nhau 12h trong 8 ngày liên tiếp và viên qui ước 4 mg cách nhau 6 giờ cũng trong 8 ngày liên tiếp, hai đợt uống cách nhau 7 ngày Trong suốt 8 ngày điều trị, lấy mẫu máu cách nhau 1 giờ (từ 0 – 12h) kể từ khi uống liều buổi sáng và lấy thêm 3 mẫu vào các thời điểm 16, 20 và 24h Thuốc trong

Trang 37

huyết tương được định lượng bằng GPMS Không nhận thấy sự khác biệt có ý nghĩa nào giữa các giá trị trung bình của AUC, Cmin và Cmax (0 – 12h) và sự giao động bất thường của pic Giá trị Tmax trung bình lần lượt là 2,6 và 6,0h

đối với viên IR và CR Vì vậy có thể kết luận uống 2 viên CR/ ngày và 4 viên IR/ ngày cho tác dụng sinh học tương đương

- Hussey EK, Donn KH, Powell JR [28]đã nghiên cứu so sánh về các chỉ tiêu dược

động học giữa viên Volmax, một dạng TDKD của salbutamol dựa trên hệ bơm thẩm thấu và viên Proventil repetabs, là viên giải phóng nhắc lại Thí nghiệm

được thiết kế chéo đôi, trên 23 người nam tình nguyện khoẻ mạnh Mỗi người

được uống volmax 8 mg cách nhau 12h, liên tục trong 3 ngày, tương tự đối với viên Proventil repetabs Kết quả cho thấy trong suốt ngày điều trị, sự giao động nồng độ thuốc trong máu của viên volmax thấp hơn có ý nghĩa khi so sánh với viên Proventil repetabs

- Hernandez RM, Gascon AR, Calvo MB [32]đã thực hiện thí nghiệm trên chó lai

để xác định các thông số dược động học của 5 dạng bào chế của salbutamol Một là dạng tiêm tĩnh mạch (Ventolin i v.) và 4 dạng còn lại là dạng viên uống: dạng qui ước (Ventolin và SG7 – viên nghiên cứu); dạng TDKD ( Volmax, dạng bơm thẩm thấu và SG14 – dạng cốt sơ nước) Sử dụng phương pháp giải tích chập (deconvolution) tính được sinh khả dụng của dạng uống là 80% Quan sát thấy salbutamol giải phóng từ viên Ventolin và SG7 theo động học bậc 1; từ viên Volmax và SG14 theo động học bậc 0 T1/2 của salbutamol khi dùng đường tiêm là 1,2h; khi dùng viên qui ước là 3,0h và khi dùng dạng thuốc TDKD nằm trong khoảng 5,4 – 7,2h

- Rajiv Dhand và cộng sự [40] đã nghiên cứu sự lưu lại trong phổi của (S) – salbutamol sau khi được hít dạng salbutamol racemic bằng ống hít phân liều trên 10 người tình nguyện khoẻ mạnh Phương pháp phân tích:

- Lấy mẫu máu của NTN tại các thời điểm thích hợp và lấy mẫu nước tiểu vào các thời điểm 0,5; 4; 8 và 24 h sau khi dùng thuốc Máu được ly tâm 3000 vòng/phút trong 30 phút, huyết tương thu được và mẫu nước tiểu được bảo quản ở -700C cho đến khi phân tích Các mẫu dịch sinh học được đưa thêm vào một lượng chính xác chất chuẩn nội bamethan Chiết salbutamol và bamethan trong mẫu bằng phương pháp chiết pha rắn (SPE), cô bằng khí nitơ, hoà tan cắn bằng 40 àl pha động Phân tích bằng HPLC sử dụng cột cellobiohydrolase (A

150 x 4,6mm chiral - CBH), với pha tĩnh là các hạt silica có chứa enzym đã

Trang 38

được bất động Sử dụng detector điện hoá, với điện cực oxy hoá đặt ở mức 0,92V và độ nhạy của detector là 20 nA

- Kết quả: AUC của đồng phân S trong huyết tương thấp hơn của R; tỷ lệ R/S trong nước tiểu tại thời điểm 0,5h sau khi dùng thuốc > 1 Điều đó chứng tỏ

đồng phân S lưu lại ở phổi lâu hơn đồng phân R

Trang 39

Tªn nguyªn liÖu N¬i s¶n xuÊt tiªu chuÈn

Nguyªn liÖu s¶n xuÊt chñ yÕu

Salbutamol sulfat Trung Quèc USP 24

Ethyl cellulose (EC) N10 NhËt B¶n USP 24

Dibutylphtalat (DBP) Trung Quèc USP 24

Nguyªn liÖu sö dông cho nghiªn cøu

Amoni dihydrophosphat Ph¸p Lo¹i dïng cho HPLC Natri octan sulfonic acid Ph¸p Lo¹i dïng cho HPLC

Trang 40

2.1.2 Thiết bị

Tên thiết bị sản xuất Mã số Nguồn cung cấp

Các thiết bị sử dụng chủ yếu trong sản xuất

Máy đùn Shang Yuh SY - BG 120 Đài Loan

Máy tạo cầu Ghang Yuh SY - SM - 230 Đài Loan

Máy đóng nang tự động ACF 50 Đài Loan

Các thiết bị kiểm nghiệm chính

2.1.3 Đối tượng nghiên cứu:

– Thuốc đối chứng: Viên Volmax 8 mg do hãng do Glaxo Smith Kline (Anh) sản

xuất được chọn làm viên đối chiếu, có số lô: 5F001, hạn dùng: 06-2008, sử dụng để nghiên cứu từ tháng 12/2005 đến tháng 12/2006

– Thuốc thử: Viên nang cứng salbutamol 8 mg TDKD sản xuất được, lô SA01 – Động vật thí nghiệm: Chó ta, khoẻ mạnh, giống đực, cân nặng từ 10 - 12 kg,

được nuôi dưỡng, ăn uống đầy đủ và được kiểm soát 1 tuần trước và trong thời gian thí nghiệm Chó được để nhịn đói ít nhất 10 giờ trước khi tiến hành thí nghiệm

Ngày đăng: 13/08/2015, 19:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w