2 Về nghiên cứu dược động học nang Salbutamol và

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thẩm định quy trình bào chế và sinh khả dụng nang salbultamon tác dụng kéo dài (Trang 85)

3. 2 Nghiên cứu SKD nang Salbutamol TSKD và so sánh vớ

3.3.2 Về nghiên cứu dược động học nang Salbutamol và

3.3.2.1. Phương pháp xử lý mẫu

Để phân tích được salbutamol có nồng độ rất thấp trong mẫu huyết tương có thành phần rất phức tạp, tỷ lệ tạp chất lớn bằng phương pháp HPLC thì mẫu huyết tương phải được xử lý bằng các kỹ thuật thích hợp. Xử lý mẫu giúp loại bỏ một hoặc nhiều thành phần tạp chất có trong mẫu, tạo thuận lợi cho quá trình phân tách, định lượng salbutamol bằng phương pháp HPLC. Kỹ thuật chiết SPE là một kỹ thuật hiện đại, đã được nhiều tác giả sử dụng trong chiết xuất salbutamol, nó cho phép tách được lượng hoạt chất rất nhỏ ra khỏi huyết tương.

3.3.2.2. Phương pháp phân tích định lượng SALBUTAMOL trong huyết tương

Phương pháp định lượng salbutamol trong dịch sinh học bằng HPLC đã được công bố trong nhiều tài liệu [30], [31], [32].

Tuy nhiên, các tài liệu trên ít đề cập đến vấn đề thẩm định phương pháp phân tích hoặc chỉ mới thẩm định một vài chỉ tiêu. Phương pháp HPLC định lượng salbutamol trong huyết tương, sử dụng trong nghiên cứu đã được thẩm định đầy đủ (full validation) theo các chỉ tiêu của FDA bao gồm: tính chọn lọc – đặc hiệu, đường chuẩn – khoảng tuyến tính, độ chính xác, độ đúng, giới hạn định lượng, hiệu suất chiết và độ ổn định của mẫu [22], [49], [50], [51].

Với một điều kiện sắc ký không quá phức tạp, dễ dàng triển khai tại các phòng thí nghiệm của Việt Nam, hoạt chất salbutamol đã phân tách hoàn toàn khỏi các thành phần tạp có trong mẫu huyết tương với thời gian triển khai sắc ký dưới 9 phút. Thời gian sắc ký không dài cho phép định lượng toàn bộ số lượng mẫu của mỗi cá thể trong một ngày.

James R. Loss II [30], giá trị LLOQ của phương pháp nhỏ hơn 6 lần (0,83 ng/mL) vì vậy nếu có điều kiện có thể nghiên cứu để tìm phương pháp phân tích tối ưu hơn. Mặt khác, kết quả định lượng mẫu huyết tương của 06 chó trong đánh giá TĐSH cho thấy giá trị LLOQ của phương pháp ≈ 1/14 nồng độ Cmax, cho phép xác định nồng độ SALBUTAMOL trong huyết tương ngay cả tại các thời điểm sau 24h (1/11,8 Cmax), thời gian lưu của salbutamol < 9 phút cũng là một điều kiện thuận lợi cho việc phân tích hết số mẫu của 1 cá thể trong ngày. Do vậy, phương pháp đã có giới hạn định lượng đạt yêu cầu, kết quả phân tích đáng tin cậy. Với điều kiện hiện có tại Việt Nam có thể chấp nhận sử dụng phương pháp này để xác định TĐSH của salbutamol TDKD.

3.3.2.3. Về đánh giá SKD viên nang Salbutamol TDKD

– Thiết kế nghiên cứu:

Một trong những yếu tố có ảnh hưởng tới sự chính xác, phù hợp của kết quả thử TĐSH là phải có một thiết kế nghiên cứu phù hợp. Kết quả thực nghiệm cho thấy giá trị Cmax của tất cả chó đều nằm trong khoảng tuyến tính đã khảo sát (bảng 3.3 và 3.14) và Cmax > 15 lần giá trị LLOQ (5 ng/mL) - bảng 3.4 và 3.16; đường cong nồng độ thuốc trong huyết tương theo thời gian đã phản ánh được các thông số DĐH của thuốc (hình 3.6), vì vậy, thiết kế nghiên cứu của đề tài là chính xác và phù hợp.

– Về định lượng nồng độ salbutamol trong máu và xác định các thông số DĐH:

Từ kết quả định lượng nồng độ thuốc trong huyết tương của 06 chó sử dụng 8 mg salbutamol thuốc đối chứng (bảng 3.11), xác định được một số thông số DĐH của viên nang salbutamol TDKD trên chó là: Cmax = 69,1 ng/mL, AUC0-∞= 687,5g.mL/h, MRT = 10,8 giờ và giá trị Tmax = 8,8 giờ (bảng 3.14).

P

PhhnnIIVV

K

KTT LLUUNN -- ĐĐ XXUUTT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thẩm định quy trình bào chế và sinh khả dụng nang salbultamon tác dụng kéo dài (Trang 85)